Viêm Phế Quản Và Triệu Chứng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm niêm mạc phế quản cấp tính khi tiếp xúc tác nhân gây hại từ môi trường. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm phế quản cấp ?

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi.

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn biến nhanh chóng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại nồng độ cao ví dụ không khí ô nhiễm, tiếp xúc khói amoniac, khói acid .v.v. ;

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp cũng có thể diễn tiến âm thầm nhẹ nhàng hơn trong trường hợp sau tiếp xúc siêu vi.

Bệnh cảnh lâm sàng viêm phế quản cấp thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi. Viêm phế quản cấp thường diễn ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh : sau khi tiếp xúc với các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi hô hấp, người bệnh sẽ có thời gian từ 1 – 3 ngày ủ bệnh, trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn viêm long hô hấp trên : bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng ; triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Trong giai đoạn này người bệnh thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể lây cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

+ Giai đoạn viêm phế quản cấp : bệnh nhân có các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

+ Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân giảm dần và hồi phục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trong đa số các trường hợp.

Trong một số ít các trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn và xuất hiện viêm phế quản cấp do vi khuẩn, thậm chí là viêm phổi do vi khuẩn.

Một số ít trường hợp diễn tiến của viêm phế quản cấp có thể không thuận lợi và trong các trường hợp đó bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để được khám bệnh và kê toa :

+ Viêm phế quản cấp sau khi tiếp xúc chất kích ứng mạnh từ môi trường ví dụ : hơi amoniac, hơi acid, khói bụi ô nhiễm nồng độ cao. Bệnh nhân cần phải đến ngay bác sỹ vì trong một số trường hợp tác nhân kích ứng có thể gây nên bỏng đường thở nặng nề, nếu không được can thiệp từ sớm có thể có những di chứng nặng nề về sau.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng quá nặng nề :

o Viêm phế quản cấp, thông thường chỉ sốt khoảng 380C – 3805C ; Nhưng lần này sốt cao tên 3805C.

o Ho thông thường là ho khan hay khạc đàm trắng hơi đục lượng ít ; Nhưng lần này ho khạc đàm vàng, xanh có vướng máu lượng nhiều.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng kéo dài quá lâu, tái phát nhiều lần :

o Viêm phế quản cấp thông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày ; Nhưng lần này triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày mà chưa có dấu hiệu suy giảm.

o Viêm phế quản cấp có thể kéo dài chỉ 5 – 7 ngày nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần.

+ Viêm phế quản cấp xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân có bệnh mạn tính từ trước ví dụ suy tim, suy thận, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân cần phải đi cần phải đi khám bác sỹ sớm trong các trường hợp kể trên vì nếu không đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ sau :

+ Tác nhân gây bệnh trong các trường hợp trên thường có độc lực quá cao sẽ gây tổn thương nặng nề phế quản, cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

+ Cơ địa bệnh có sẵn sẽ diễn tiến nặng hơn khi bị mắc kèm viêm phế quản cấp.

Theo Kienthucsuckhoe

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Phế Quản Phổi Hiệu Quản Nhất

Những triệu chứng viêm phế quản phổi điển hình nhất

Các triệu chứng của viêm phế quản phổi thường được chia theo giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ có những cách nhận biết và phân biệt khác nhau:

Giai đoạn 1 – Khởi phát: bệnh nhân khởi phát bệnh viêm phế quản phổi thường thuộc 3 trường hợp sau:

Khởi phát từ từ: khi viêm phế quản phổi khởi phát từ từ, các triệu chứng của nó rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về hô hấp khác. Thông thường ở giai đoạn này, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan, nghẹt mũi và quấy khóc. Những triệu chứng này thường nhẹ nên bệnh nhân thường khá chủ quan không theo dõi cẩn thận làm bệnh nhanh chóng diễn biến thành giai đoạn toàn phát trước khi được điều trị.

Khởi phát đột ngột: khác với khởi phát từ từ, trong các trường hợp khởi phát đột ngột, bệnh nhân thường được phát hiện ngay vì triệu chứng xảy ra rõ ràng: sốt cao, da dẻ tím tái, khó thở kèm theo một số rối loạn về tiêu hóa như nôn mửa, trẻ bỏ bú, người lớn thì chán ăn, đầy bụng và tiêu chảy…

Giai đoạn 2 – Toàn phát: chủ yếu bệnh nhân khi đi khám và phát hiện bệnh viêm phế quản phổi thì đã tiến triển đến giai đoạn toàn phát. Ở giai đoạn này, họ có dấu hiệu sốt cao, có người sốt lên tới 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt lúc này thường không có tác dụng nữa, hôn mê li bì, co giật nếu không có các biện pháp hạ sốt kịp thời.

Triệu chứng viêm phế quản phổi khá nghiêm trọng khác đó là ho, bệnh nhân thường ho rất dữ dội và kéo dài liên tục, khi ho có dấu hiệu co thắt lồng ngực như hen, đờm tiết nhiều, chảy nước mũi đặc, có màu vàng.

Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản phổi nhất là trẻ sinh non và trẻ bị suy dinh dưỡng, bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn hiếm gặp hơn. Bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân như:

Virut: virut hợp bào cúm, virut Adeno, virut sởi…

Vi khuẩn: khuẩn phế cầu, khuẩn liên cầu, khuẩn Haemophilus influenzae, khuẩn E.coli…

Nấm: Aspergillus và Candida albicans là hai loại nấm điển hình nhất ngoài ra còn một số loại nấm khác nhưng hiếm gặp hơn.

Ký sinh trùng

Cách điều trị viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phổi thường diễn biến rất nhanh vì hệ miễn dịch của bệnh nhân lúc này tương đối yếu, cơ thể chưa sản xuất đủ các kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở trẻ em, bệnh thường diễn biến nhanh hơn và dễ trở nặng hơn so với người lớn.

Những trường hợp bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn nhẹ, chưa có biến chứng, cũng không xuất hiện các yếu tố nguy cơ thì bệnh nhân không cần phải nhập viện điều trị mà có thể chăm sóc tại nhà. Người nhà cần chú ý:

Cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý: uống nước ép trái cây, ăn thức ăn dễ tiêu hóa như sữa, cháo…

Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên để giảm triệu chứng khò khè, ho và khó thở.

Có thể không cần điều trị bằng thuốc, nhưng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tránh xa các tác nhân có hại như khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, hóa chất từ các loại nước tẩy rửa…

Cặp nhiệt độ vào cả sáng và chiều để phát hiện sốt.

Theo dõi nhịp thở và trạng thái tinh thần bệnh nhân.

Đi tái khám định kỳ để được hỗ trợ y tế sớm nhất khi bệnh diễn biến xấu.

Thuốc điều trị viêm phế quản phổi phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Những triệu chứng viêm phế quản phổi cảnh báo bệnh nhân phải nhập viện ngay lập tức bao gồm: khó thở, da tím tái, có dấu hiệu viêm phổi, suy hô hấp, xẹp phổi…

Điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn cũng không được lơ là và coi thường, tuy sức đề kháng tốt hơn trẻ em, hệ hô hấp cũng đã phát triển toàn điện nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc hợp lý, bệnh cũng sẽ nhanh chóng biến chứng xấu gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Chăm sóc, dự phòng bệnh viêm phế quản phổi

Việc dự phòng bệnh nên được bắt đầu từ ngay giai đoạn điều để tránh bệnh diễn biến đến giai đoạn toàn phát sẽ khó điều trị hơn. Những trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân cần chăm sóc kỹ lưỡng vì trẻ rất dễ những bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản phổi.

Để phòng tránh viêm phế quản phổi tái phát, cần thực hiện những điều sau:

Giữ ấm cơ thể tốt, hạn chế ra ngoài vào sáng sớm, tắm khuya, mặc đủ ấm trong những ngày trời trở lạnh.

Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh xa khói thuốc lá.

Rửa mũi bằng dung dịch muối sinh lý hàng ngày để tránh sự xâm nhập của virut, vi khuẩn.

Điều trị dứt điểm các bệnh về hô hấp hoặc nhiễm khuẩn thông thường như: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm…

Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Bệnh viêm phế quản phổi đã được xem là một biến chứng của viêm phế quản, nếu không được chữa trị sớm sẽ gây suy hô hấp và tử vong. Đối với bệnh nhân là trẻ em, nguy cơ mắc bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh còn cao hơn nữa.

* “Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn*

Các Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính

Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Bên cạnh các triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính còn có thể để đến như khó thở (thở gấp), thở khò khè.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính, tuy nhiên nguyên nhân chính là do hút, hít khói thuốc lá, thuốc lào. Những nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã chỉ ra rằng 49% người hút thuốc mắc viêm phế quản mãn tính và 24% mắc khí phế thũng hoặc COPD.

Những nhân tố kích thích khác được hít vào đường thở (như khói bụi, ô nhiễm công nghiệp, …) cũng có thể dẫn tới viêm phế quản mãn tính.

Những triệu chứng của viêm phế quản mãn tính

– Ho và khạc đờm: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Tình trạng này thường kéo dài liên tục hoặc theo từng đợt với tổng số ngày ho, khạc đờm trên 90 ngày/năm. Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Đờm nhầy có thể trong, vàng, xanh hoặc thi thoảng kèm với máu. Ho và khạc đờm thường có xu hướng nặng lên theo thời gian và đờm xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm.

– Khó thở (thở gấp): tăng dần cùng với mức độ nặng của bệnh. Thông thường, những người có bệnh viêm phế quản mãn tính có khó thở khi vận động và bắt đầu ho, khó thở khi nghỉ ngơi là dấu hiệu báo rằng bệnh đã chuyển sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD hoặc phát triển thành khí phế thũng.

– Thở khò khè: tiếng huýt sáo thô được tạo nên khi đường thở bị cản trở một phần) thường xảy ra.

Bên cạnh các triệu chứng mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ, nghẹt mũi, đau đầu có thể xuất hiện cùng những triệu chứng chính. Họ dữ dội có thể gây ra đau ngực, da xanh tím (da xanh, tím tái) có thể gặp ở những người trong giai đoạn tiền COPD. Sốt có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm khuẩn phổi do virus hoặc vi khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ, thì cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức đề kháng như: Immune Alpha, Sữa non, FOS để trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện, không bị ốm vặt, phòng ngừa tốt các bệnh về đường hô hấp.

Viêm Phế Quản Cấp, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh

Thời điểm giao mùa được coi là “ác mộng” của những người mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản cấp tính thường gặp vào mùa đông xuân. Viêm phế quản khi còn ở dạng cấp tính, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn, còn khi để bệnh kéo dài thành mãn tính thì rất khó chữa trị. Bởi thế, việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm phế quản cấp tính là rất quan trọng, trong việc phòng tránh những biến chứng không mong muốn từ căn bệnh này.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Phế quản có cấu tạo là những ống nhỏ dẫn khí vào trong buồng phổi. Niêm mạc phế quản bao gồm các tế bào tiết nhầy, các tế bào có lông chuyển động với nhiệm vụ cản trở các hạt bụi, chất độc hại và đưa chúng ra khỏi cơ thể.

Bệnh viêm phế quản cấp được đánh giá là bệnh không khó chữa, với điều kiện chữa trị kịp thời, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt bệnh phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn sẽ có cách chữa khác trẻ nhỏ. Tuy bệnh phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết chữa trị đúng cách.

Với mỗi tình trạng bệnh và căn cứ vào thời gian phát bệnh, mà người ta phân chia viêm phế quản ra thành 2 loại chính đó là: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Trong đó, viêm phế quản cấp tính thường chỉ diễn ra và kéo dài trong một thời gian ngắn. Còn viêm phế quản mãn tính thì kéo dài và hay tái phát. Ngoài ra, theo phân loại quốc tế và các loại bệnh thuộc về viêm phế quản gần đây hay nhắc đến viêm phế quản cấp J20, đây là tên gọi tổng hợp của nhiều triệu chứng và nguyên nhân gộp lại như: dị ứng NOS, tắc nghẽn, viêm túi khí quản….chủ yếu do Mycoplasma pneumoniae gây ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp tính

– Thời tiết chuyển lạnh, người bệnh dễ mắc bệnh viêm phế quản.

– Sống và lao động, học tập thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, ẩm ướt, hóa chất…

– Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mãn tính phát triển. Theo thống kê có khoảng 50 – 90% bệnh nhân bị viêm phế quản cấp là do virus gây nên. Những virus cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng herpes virus gây ra.

– Do cơ địa dễ dị ứng, nếu cơ thể và hệ thống hô hấp của bạn nhạy cảm, dễ dị ứng với những tác nhân xung quanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp tính

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường có các triệu chứng sau:

Có thể là ho có đờm, ho khan, ho kéo dài không dứt, thường xuất hiện mỗi khi trời lạnh, thời tiết thay đổi, có thể là những cơn ho đột ngột và ho kéo dài. Cổ họng khò khè, có đờm, đờm có thể có màu trong hoặc màu trắng nhưng đôi khi cũng có thể là màu xám vàng hay màu xanh lục.

Dù nhiều khi không làm gì nhưng người bệnh cũng thấy mệt mỏi khi mắc bệnh viêm phế quản. Lúc nào cũng muốn được nghỉ ngơi và không muốn vận động.

Nhiều trường hợp người bệnh sẽ lên cơn sốt và có cảm giác ớn lạnh. Đây cũng chính là đặc điểm phân biệt với bệnh hen suyễn.

Những triệu chứng viêm phế quản cấp sẽ khỏi trong thời gian ngắn

Hầu hết trong mọi trường hợp, sau khoảng thời gian từ 7 đến 15 ngày mắc bệnh viêm phế quản cấp, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Đây chính là cách phân biệt với bệnh viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản cấp tính ở người lớn thường ít bị hơn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đại đa số, người bệnh sẽ khỏi bệnh mà không để lại biến chứng nào.

Bệnh viêm phế quản cấp cũng có thể theo dõi triệu chứng qua 3 giai đoạn của bệnh để người đọc dễ phân biệt:

Giai đoạn khởi phát: Người bệnh sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, có thể dẫn bị ngạt mũi.

Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, có hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng, kèm theo những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn nguy hiểm: Người bệnh thấy mệt lả, sốt cao, tay chân mềm yếu, run, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, khó thở, ho theo cơn kéo dài, có thể có đờm. Thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh.

Trên thực tế cho thấy, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tính có biểu hiện nhẹ nhưng để lâu lại là nguồn gốc dẫn đến bệnh hen phế quản.

Bị viêm phế quản cấp tính có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người về căn bệnh này. Hiện nay, bệnh viêm phế quản cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khả năng khỏi dứt điểm hay không còn phụ thuộc vào ý thức chữa trị và sự kiên trì của từng người.

– Nếu phát hiện viêm phế quản cấp tính, ngay từ ban đầu hãy chủ động tìm cách chữa trị, có lối sống tích cực thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao.

Cách chữa bệnh viêm phế quản cấp tính

Dùng thuốc kháng sinh: Chỉ định ở những bệnh nhân suy hô hấp mãn tính, những bệnh nhân bệnh tim, hoặc trong trường hợp viêm phế quản nặng, có sốt và khạc nhiều đờm nhiều.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt có chứa những thành phần paracetamol như efferalgan, panadol,… Nên bổ sung thêm oresol hoặc các loại nước ép hoa quả để bù lại lượng nước đã mất trong thời gian sốt.

Tuy nhiên, cách chữa bệnh viêm phế quản cấp tính bằng Đông y có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.

Theo Đông y, viêm phế quản là do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y chữa bệnh sẽ giúp diệt bệnh từ căn nguyên bên trong đến những triệu chứng bên ngoài.

Cách chữa viêm phế quản cấp tính bằng thuốc dân gian

– Bài 1: Cho 100g rễ cây chè và 1 củ gừng tươi cắt nhỏ vào nồi, sau đó đổ thêm 2 bát nước, đun sôi trong 10 phút rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã, để nguội rồi uống.

– Bài 2: Vẫn cách làm như trên nhưng pha thêm 2 thìa mật ong vào cốc nước thuốc thu được, khuấy đều, chia làm 2 lần uống/ngày. Người bệnh viêm phế quản cấp áp dụng sẽ thấy hiệu quả.

– Bài 4: Chữa viêm phế quản bằng tỏi, bạn lấy khoảng 250g tỏi bóc vỏ, giã nát, sau đó cho vào bình ngâm với ít dấm ăn, đường đỏ và mật ong. Bạn ngâm như vậy trong khoảng 2 -3 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 cốc nhỏ, ngày dùng 3 lần.

Tham khảo những món ăn hỗ trợ chữa trị viêm phế quản

Trong các thực phẩm chế biến món ăn hằng ngày, có rất nhiều loại vừa ngon vừa bồi bổ sức khỏe, đồng thời còn giúp chữa bệnh viêm phế quản cấp như:

Bài 1: Cho 50g tía tô, 200g cải xoong và 2 – 3 lát gừng nấu cùng 3 chén nước, cô đặc còn 1 chén chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng và uống khi thuốc còn ấm.

Bài 2: Cho 20g đu đủ đực khô hấp cùng 50gr đường phèn và ăn khi còn ấm.

Bài 3: Tôm sú 150g, lá hẹ 100gr. Bạn xào tôm chín với rau hẹ và ăn trong cùng bữa ăn. Bạn có thể xào rau hẹ hoặc bông hẹ với thịt bò hoặc là thịt nạc đều được.

* “Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn*