Viêm Phế Quản Có Triệu Chứng Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Viêm Phế Quản Dạng Hen Là Gì, Có Nguy Hiểm Không, Triệu Chứng

Viêm phế quản và viêm phế quản ở dạng hen là 2 căn bệnh bị rất nhiều người nhầm lẫn hiện nay do triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên bệnh viêm phế quản dạng hen có gì khác với viêm phế quản và phương pháp điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

1. Viêm phế quản dạng hen là gì?

Bệnh viêm phế quản ở dạng hen còn có một tên gọi khác là bệnh viêm phế quản co thắt, đây là một trong những dạng bệnh của viêm phế quản. Bệnh này hay xuất hiện ở đối tượng là trẻ em, khi đường đường dẫn khí từ khoang miệng mũi đi vào phổi bị thu hẹp dần bởi tình trạng viêm nhiễm thông thường gây ra.

Căn bệnh viêm phế quản dạng hen này xuất hiện trong cả trường hợp bạn không có bất cứ dấu hiệu nào của hen suyễn. Tuy nhiên những người bị hen suyễn lại có nguy cơ gia tăng mắc căn bệnh này hơn

Cả 2 căn bệnh này đều có một đặc điểm chung là các đường ống phế quản bị viêm nhiễm, dẫn tới việc các đường ống dẫn khí này bị co lại, gây nên tình trạng tức ngực, khó thở, ho liên miên và có khi có tiếng thở khò khè.

Với bệnh nhân viêm phế quản ở dạng hen nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì có nguy cơ không được điều trị một cách dứt điểm và sẽ luôn có một cuộc sống không được chất lượng như những người thông thường khác. Còn bệnh viêm phế quản thì dễ dàng điều trị mãn tính và chữa trị dứt điểm bệnh hơn.

3. Triệu chứng của hen phế quản điển hình thường gặp

Căn bệnh này thường có những triệu chứng giống như bệnh hen suyễn, vì vậy để phát hiện được bệnh một cách chính xác thì bệnh nhân cần phải đến thăm khám chuyên khoa có bác sĩ giỏi, sử dụng trang thiết bị y tế tiên tiến để thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng nhất định. Những triệu chứng thường gặp nhất của căn bệnh này là:

Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này chính là tình trạng ngực bị co thắt do quá trình lấy khí và đẩy khi ra ngoài bị tắt nghẽn do đường ống thở bị co thắt. Triệu chứng này sẽ làm cho bệnh nhân cực kỳ khó chịu và cảm thấy khó thở.

Một triệu chứng khác của những bệnh nhân mắc căn bệnh này là tình trạng thở khò khè và phát ra âm thanh khó chịu như bị tắc bên trong.

Chính vì những tác động trên nên một số bệnh nhân sẽ bị tình trạng khó thở hay thở nhanh tùy thuộc vào thể trạng và diễn biến của bệnh.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng sẽ có một số dấu hiệu cảm trong những giai đoạn đầu của bệnh như là ho, sổ mũi hay sốt nhẹ.

Trong diễn biến của bệnh thì người bệnh cũng bị tình trạng đờm nhiều trong cổ, gây khó chịu cho việc thở hằng ngày.

Một triệu chứng khác của căn bệnh viêm phế quản ở dạng hen này nữa là có biểu hiện buồn nôn sau những bữa ăn. Tuy nhiên triệu chứng này chỉ gặp ở một số người chứ không quá phổ biến.

4.1. Chủ yếu do virus gây nên

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do các loại virus đường hô hấp gây ra. Một trong những virus này đó chính là hợp bào đường hô hấp hay có tên gọi viết tắt là RVS. Bên cạnh đó bệnh cũng do một số chuẩn vi khuẩn gây ra như H.influenzae, vi khuẩn phế cầu, liên cầu hay tụ cầu.

Các chủng virus thường lây lan qua đường hô hấp, còn các loại vi khuẩn này thường sống ký sinh trùng bên trong vùng mũi họng của con người. Nếu sức đề kháng của con người yếu đi thì chúng sẽ phát triển, hoạt động mạnh lên và tăng khả năng gây bệnh cho con người.

Một số yếu tố về môi trường như là phấn hoa, bụi bẩn trong không khí, nấm mốc, hay các loại thức ăn thực phẩm … cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản dạng hen này.

Bên cạnh đó việc sống trong một môi trường ô nhiễm, cùng với việc tiếp xúc với quá nhiều khói thuốc lá hay sự thay đổi của thời tiết cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là con người mắc bệnh này.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì bệnh nhân cũng có thể sử dụng các thiết bị máy xông mũi họng chất lượng tốt. Thiết bị này sẽ giúp cho người bệnh có kiểm soát được các triệu chứng của căn bệnh này. Sản phẩm sẽ giúp chuyển đổi thuốc điều trị từ dạng lỏng sang dạng hơi nước, điều này sẽ giúp cho thuốc có thể dễ dàng đi vào bên trong đường hô hấp hơn.

4.5. Đối tượng có nguy cơ cao

Hiện nay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất đó chính là trẻ em và những người sống trong vùng không khí ô nhiễm và có sức đề kháng yếu. Chính vì vậy trẻ em cần phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin về bệnh đường hô hấp và được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

5.1. Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phế quản dạng hen

Bệnh này sẽ bị nặng hơn sau từ 2 đến 3 ngày có những triệu chứng ở trên xuất hiện. Nếu bạn không đi khám chữa bệnh kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như là nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa, có thể bị viêm phổi, bị xẹp phổi, suy hô hấp và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác về đường hô hấp.

5.2. Viêm phế quản dạng hen có thể chữa được không

Thường thì căn bệnh viêm phế quản ở dạng hen này có thể được điều trị một cách dứt điểm. Tuy nhiên điều này cũng phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như sử dụng một phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

6. Điều trị viêm phế quản dạng hen

6.1. Chẩn đoán xác định hen phế quản

Để chẩn đoán được bệnh này thì bạn cần phải tiến hành một số xét nghiệm sau:

Đầu tiên bạn phải thực hiện việc đo dung tích của phổi. Việc kiểm tra này bác sĩ sẽ chẩn đoán được dung tích cũng như chức năng của phổi khi bạn hít thở hằng ngày.

Tiếp đó bác sĩ sẽ tiến hành đo lưu lượng của lượng khí khi bạn tiến hành thở ra. Thông qua bước kiểm tra này để có thể biết được sức ép mà luồng khí bạn tạo ra khi thở.

Sau đó bác sĩ sẽ chụp X quang khu vực phổi và lồng ngực của bạn. Điều này sẽ giúp chẩn đoán được những nguyên nhân cũng như các vấn đề của đường hô hấp của bạn thông qua những hình ảnh của lồng ngực.

6.3. Phác đồ điều trị hen phế quản

Thông thường phác đồ để điều trị được căn bệnh viêm phế quản ở dạng phổi này từ việc kiểm tra và xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cho đơn thuốc, cùng với việc uống thuốc thì bệnh nhân cần phải thay đổi một số điểm bên trong môi trường sống cũng như chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Phải đảm bảo mọi thứ trong lành, sạch sẽ cũng như bổ sung đủ lượng chất cho cơ thể tăng thêm sức đề kháng chống chọi các bệnh thông thường.

6.4. Thay đổi môi trường sống

Điều quan trọng nữa trong quá trình điều trị bệnh là bệnh nhân cần phải thay đổi một môi trường sống trong lành và sạch sẽ. Phải thường xuyên giặt giũ chăn màn, chiếu gối sử dụng hằng ngày bằng nước nóng, thường xuyên vệ sinh, hút bụi bẩn trong phòng và nhà, không nuôi thú cưng trong nhà, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn hay virus gây bệnh.

Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng các thiết bị lọc không khí bên trong căn nhà mình để đảm bảo môi trường và không khí hít thở hằng ngày sạch bụi bẩn, phấn hoa và các loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Bạn cũng nên có một chế độ ăn thật khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng, lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, kiểm duyệt độ an toàn khắt khe, đặc biệt bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng của mình hơn.

Điều này cũng sẽ giúp ngăn chặn được các loại vi khuẩn gây bệnh đang ký sinh trong cơ thể mình có cơ hội được sinh sôi và phát triển. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe của mình luôn ở trạng thái tốt nhất.

6.6. Tránh xa các tác nhân gây hen phế quản

Điều quan trọng hơn hết là bệnh nhân viêm phế quản cũng cần phải tránh xa những tác nhân gây ra căn bệnh của mình như là bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc … hay các loại thức ăn gây dị ứng cho đường hô hấp của bệnh nhân. Ngoài ra với những bệnh nhân đang bị bệnh này cũng nên tránh việc nuôi thú cưng trong nhà vì thường lông động vật sẽ gây nguy hiểm cho đường hô hấp của người bệnh.

Viêm Tiểu Phế Quản Là Gì?

Viêm tiểu phế quản là gì? viêm tiểu phế quản là tình trạng gây viêm các tiểu phế quản nhỏ, ảnh hưởng đến ống thở của hệ hô hấp. Đây là một trong những bệnh lý gây nhiễm trùng phổi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tiểu phế quản là do virus gây nên. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi như thời tiết lạnh, ẩm ướt khiến virus dễ dàng tấn công người bệnh.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Người bệnh viêm tiểu phế quản thường xuất hiện những triệu chứng sau:

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh viêm tiểu phế quản thường có những biểu hiện giống với cơn cảm lạnh thông thường. Ngoài triệu chứng ho khan, người bệnh viêm tiểu phế quản còn có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, đau đầu.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát thường có những biểu hiện như là : ho gà, xuất hiện ho có đờm và khó thở, thở khò khè. Một số trường hợp có thể sốt cao.

Ở trẻ nhỏ khi bị viêm tiểu phế quản thường có biểu hiện sốt, sau đó trẻ sẽ bỏ ăn, hoặc ăn sẽ nôn trớ.

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp nguy hiển nhưng có thể chữa trị được nếu người bệnh có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời ngay từ khi có dấu hiệu chớm bệnh.

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản có thể điều trị tại nhà bằng cách :

Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Có chế độ sinh hoạt khoa học.

Uống nhiều nước có tác dụng long đờm hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể.

Hạn chế tiếp xúc với những người bị ốm.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

Nếu bệnh do nguyên nhân vi khuẩn hay do thời tiết gây nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất phát do virus gây nên thì thuốc kháng sinh thường không mang lại hiệu quả.

Các loại thuốc kháng sinh thường phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng mà người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua.

Viêm Phế Quản Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Bệnh

Viêm phế quản kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc nắm bắt chính xác các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là bước chủ chốt giúp bệnh nhân tìm ra cách chữa phù hợp và hiệu quả.

Bệnh viêm phế quản là sự phát triển đột ngột của hiện tượng viêm và sưng trong đường hô hấp chính vào phổi – tức ống phế quản. Viêm nhiễm phế quản thường được gọi với cái tên nhiễm trùng đường hô hấp tạm thời hoặc cảm lạnh ngực.

Trên thực tế, đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, bệnh thường được cải thiện sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên nếu không chữa trị từ sớm và đúng cách, viêm phế quản có thể tiến triển sang dạng mãn tính, viêm phổi hay suy hô hấp cấp tính.

Nguyên nhân viêm phế quản

Thủ phạm chính gây bệnh thường được cho là do vi khuẩn và virus. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác cũng là tác nhân khiến bệnh khởi phát nhanh hơn:

Nhiễm virus: Các nhà khoa học cho biết có đến 85-90% bệnh nhân mắc viêm phế quản là do virus. Virus thường xâm nhập và gây viêm sưng ở phế quản sau mỗi đợt cảm lạnh.

Nhiễm vi khuẩn: Một số vi khuẩn như Bordetella ho gà, Chlamydia, Mycoplasma pneumoniae… được xác định là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, mặc dù tỷ lệ thấp hơn so với virus.

Sức đề kháng thấp: Là nguyên nhân khiến virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đó cũng là lý do giải thích tại sao trẻ em hay bị viêm phế quản, những người thể trạng yếu và người già lại dễ mắc bệnh đến vậy.

Chất gây kích ứng: Một số dị nguyên hoặc chất kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, độc tố, khói thuốc lá… cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, do có thể xâm nhập từ môi trường sống bên ngoài và gây ra hiện tượng viêm trong ống phế quản, khí quản.

Bệnh lý khác: Một số người bị viêm phế quản do tiền sử bị hen suyễn, bệnh phổi, trào ngược dạ dày… đôi khi cũng có thể mắc bệnh do sự kích thích tại cổ họng hoặc phế phổi.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản

Như đã nói ở trên, viêm phế quản thường gặp nhất là do virus, vi khuẩn. Trong trường hợp này, các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện ồ ạt mà diễn tiến âm thành theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Xảy ra sau khi tiếp xúc với virus, vi khuẩn tại các nguồn bệnh hoặc hít phải các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi. Lúc này, bệnh nhân viêm phế quản không có triệu chứng gì, giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 1-3 ngày.

Giai đoạn viêm long hô hấp trên: Đau họng, sổ mũi, hắt hơi liên tục… là những triệu chứng điển hình của viêm phế quản. Ngoài ra thì bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau cơ khớp, người mệt mỏi, sốt nhẹ.

Giai đoạn viêm phế quản: Các triệu chứng tiếp theo là ho có đờm xanh vàng, đôi khi ho ra đờm có dây máu, sốt từ 37-38 độ C, thở khò khè, đau rát sau xương ức.

Giai đoạn phục hồi: Triệu chứng giảm dần, tình trạng sưng viêm tại ống phế quản biến mất.

Trong trường hợp bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây hại nồng độ cao như khói acid, khói amoniac, ô nhiễm không khí… thì những triệu chứng viêm phế quản sẽ diễn tiến nhanh chóng và nặng nề, tuy nhiên lại dễ dàng kiểm soát hơn.

Cách chữa trị viêm phế quản

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản rất tốt và hiệu quả. Danh y Tuệ Tĩnh cho biết: Nam dược trị nam nhân, có nghĩa là thuốc nam trị bệnh của người Nam là tốt nhất. Đó cũng là nguyên tắc mà Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược áp dụng trong việc nghiên cứu và bào chế sản phẩm Cao Bổ Phế – đặc trị viêm phế quản hiệu quả.

Đặc biệt, Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường của nhà thuốc được bào chế dưới dạng THANG THUỐC ĐÔNG Y truyền thống nhằm đảm bảo tối đa dược tính của các vị thuốc theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không có điều kiện tự sắc thuốc và có mong muốn nhờ nhà thuốc sắc hộ, đóng gói thành phẩm để thuận tiện sử dụng thì nhà thuốc cũng sẽ hỗ trợ HOÀN TOÀN MIẾN PHÍ theo yêu cầu của bệnh nhân.

Theo đó, toàn bộ 8 loại thảo dược bào chế Cao Bổ Phế đều là cây thuốc Nam lành tính. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi lẽ so với thuốc Bắc thì thuốc Nam giá thành rẻ, hiệu quả điều trị sâu, không chứa chất bảo quản và phù hợp với cơ địa người Việt. Điều đặc biệt là đối với viêm phế quản, đây đều là những thảo dược có dược tính cao, giống như kháng sinh tự nhiên, khi kết hợp sẽ tạo tổng hòa sức mạnh nhằm dứt điểm tận gốc rễ bệnh:

Giảm ho, tiêu đờm để phế quản không bị bít tắc, từ đó bệnh nhân không khạc ra đờm xanh vàng.

Tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm sưng viêm, phù nề ở phế quản, triệu chứng bệnh viêm phế quản từ đó cũng lui hẳn.

Cung cấp sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân bên ngoài, dự phòng tái phát.

Bài thuốc đạt 100% chất lượng tiêu chuẩn, cao có mùi thơm dịu, sánh đặc, không tạp chất. Nhờ vậy, Cao Bổ Phế trong quá trình điều trị viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp thu được những giá trị vô cùng lớn:

Cao nấu ở 100 độ C nên không thể chứa Corticoid, không bã nên an toàn cho dạ dày.

Dược tính cao 10kg thảo dược mới thu được 0,7 lạng cao nên giá trị của cao vô cùng lớn. Việc nấu cao suốt 48 tiếng giúp chiết xuất tối đa dược tính của cây thuốc.

Hiệu quả nhanh: Nhiệt độ và thời gian nấu cao đảm bảo bẻ gãy liên kết khó hấp thụ. Thuốc ngấm trực tiếp vào dạ dày và đi nuôi dưỡng tỳ, phế phổi nên cho hiệu quả rất nhanh.

Chỉ cần pha 1 thìa cà phê cao với 1 cốc nước ấm là có thể sử dụng ngay, cao tan nhanh trong nước, không đóng cặn, mùi thơm, vị đắng ngọt dễ uống.

Người bệnh khi sử dụng Cao Bổ Phế có thể dứt điểm tình trạng viêm phế quản chỉ sau 2 liệu trình điều trị. Kết quả nhận được không chỉ là dập tắt triệu chứng, điều quan trọng nhất là vi khuẩn, virus đã bị tiêu diệt tận gốc, tăng cường chức năng phế quản và cải thiện hệ miễn dịch.

Với những ưu điểm trên, Cao Bổ Phế đã trở thành sự lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân viêm phế quản nói riêng và những người mắc các vấn đề về hô hấp nói chung.

Bệnh Viêm Phế Quản Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Chứng viêm phế quản tiếng Anh gọi là Bronchitis. Bệnh là trạng thái viêm nhiễm ở phần niêm mạc bao xung quanh phế quản. Đường thở nối khí quản và phổi cùng ống phế quản bị tổn thương. Tình trạng tổn thương viêm nhiễm này làm phế quản khó lưu thông luồng không khí và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

Vì trẻ sơ sinh đang ở thời điểm hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Việc điều trị cho trẻ đang ở độ tuổi này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ có nguy cơ nhiễm viêm phế quản cao khi bị cảm sốt, cảm lạnh hay sốt virus hoặc các bé tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh về phế quản.

Khi bị tổn thương phế quản, trẻ thường sốt nhẹ và ho có đờm trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Bệnh có khả năng diễn biến xấu và gây ra nhiều nguy hiểm. Phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng của bé và đưa bé đến các bệnh viện để điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viêm phế quản cũng xảy ra khá nhiều ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi. Các biểu hiện bệnh lúc này cũng rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn do các bé đã có thể phản ứng lại các triệu chứng khó chịu. Tuy vậy, ở đối tượng này, bệnh viêm phế quản phát triển nhanh chóng và có thể dẫn tới các biến chứng như hen suyễn hoặc biến chứng tại phổi.

Ở nhóm độ tuổi trưởng thành, những người cao tuổi, người đang mang thai, người sau ốm dậy hoặc người có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh hơn. Hệ miễn dịch và đề kháng của chúng ta càng kém, càng làm tăng nguy cơ làm tổn thương phế quản. Ngoài ra những người chịu nhiều yếu tố tác động từ môi trường xung quanh cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người còn lại.

Phân loại bệnh viêm phế quản

Bệnh được phân loại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, y học chủ yếu xếp các nhóm bệnh theo mức độ và theo dạng bệnh lý cụ thể.

Phân loại theo mức độ bệnh

Phân loại theo thể bệnh

Thể bệnh dị ứng: Đây là trạng thái người bệnh gặp phải các dị nguyên gây ra hiện tượng dị ứng, từ đó xuất hiện viêm phế quản.

Thể co thắt: Cơ hoành trong thành phế quản của bệnh nhân gặp các cơn co thắt bất ngờ, người bệnh bị khó thở ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Niêm mạc trong phế quản người bệnh sưng lớn và phần dịch cũng tiết nhiều thêm.

Thể phế quản hen: Cụ thể người bệnh vừa bị viêm nhiễm tại vùng phế quản vừa xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn. Bệnh nhân có nhiều biểu hiện phức tạp và cảm thấy rất khó thở. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.

Thể bội nhiễm: Là tình trạng bệnh nhân bị các virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Diễn biến của bệnh cũng khá phức tạp và người bệnh cần thận trọng trong việc chữa trị.

Thể viêm tiểu phế quản: Tiểu phế quản của bạn bị virus xâm nhập gây viêm nhiễm, xuất hiện tình trạng sưng viêm và dịch nhầy cũng tích tụ nhiều hơn. Người bệnh do đó bị khó thở và thường hay bị khò khè.

Thể viêm phế quản phổi: Từ phế quản nối đến phổi bằng các ống dẫn khí. Khi các ống này bị viêm mủ, vi khuẩn sẽ theo đó tràn vào phổi để phát triển và gây bệnh. Người bệnh có thể bị sốt cao, ho có đờm và thường xuyên có cảm giác buồn nôn,…

Bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Có lây không?

Trước hết, với thắc mắc bệnh có khả năng lây nhiễm không, các y bác sĩ cho biết, bệnh hoàn toàn “có thể lây truyền từ người này qua người khác”. Vì viêm phế quản là chứng bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn virus tấn công. Những người có sức đề kháng yếu càng có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Bệnh nhân có thể lây nhiễm chứng viêm phế quản sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp như cùng ăn uống, nói chuyện. Hoặc bệnh truyền sang người khác qua việc tiếp xúc sử dụng chung một số vật dụng cá nhân.

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh tiến triển nặng và khó kiểm soát hơn. Các triệu chứng ngày càng phức tạp, bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng rất nguy hiểm như sau:

Hen suyễn: Khi viêm phế quản không được chữa trị tận gốc, người bệnh rất dễ dàng mắc thêm chứng hen suyễn. Khi chứng viêm phế quản đi kèm hen, việc điều trị khỏi hoàn toàn gần như là không thể.

Người bệnh sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào thuốc điều trị và phải luôn ở những nơi thoáng đãng. Vì chứng hen suyễn có khả năng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân và cho đến nay chưa có thuốc để điều trị bệnh tận gốc.

Biến chứng viêm phổi: Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất do viêm phế quản gây ra. Các triệu chứng viêm phế quản sẽ dễ dàng lây lan đến phổi và gây ra các tổn thương nặng nề.

Người bệnh có thể bị suy hô hấp hoặc áp xe phổi. Các triệu chứng này đều có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bệnh nhân. Quá trình điều trị bệnh cũng từ đó gặp thêm rất nhiều khó khăn.

Biến chứng tràn dịch màng phổi: Tràn dịch phổi là tình trạng khó tránh khỏi khi bệnh nhân ngày càng bị viêm phế quản nặng. Tần suất phát tác bệnh dày đặc có thể gây ra tràn dịch màng phổi. Vi khuẩn virus gây bệnh theo đó trực tiếp vào phổi làm cản trở các ống khí. Người bệnh có thể bị tử vong nếu không kịp thời cấp cứu chữa trị.

Nguyên nhân viêm phế quản

Để có thể phòng ngừa cũng như điều trị bệnh đạt kết quả tốt, người bệnh cần biết rõ bản thân đang gặp phải những nguyên nhân gây viêm phế quản nào. Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, chứng viêm phế quản có đến khoảng 80% do các loại virus vi khuẩn tấn công.

Hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm là nguyên do cho các virus đi vào cơ thể và phát tán bệnh. Trong đó, virus phổ biến nhất là virus RSV, virus cúm, virus sởi, Rhinovirus và Adenovirus,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc bệnh do các yếu tố khách quan tác động từ môi trường sống xung quanh cũng như sự chủ quan trong lối sống của chính bản thân. Những yếu tố đó gồm:

Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh là những đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các virus và vi khuẩn nhưng không có khả năng chống đỡ. Vì vậy, phế quản và nhiều cơ quan hô hấp khác cũng dễ gặp phải các tổn thương.

Hút thuốc lá: Phế quản và phổi của người thường hay hút thuốc lá rất dễ bị tổn thương do các chất độc hại có trong khói thuốc. Đặc biệt là Nicotin – Một chất có khả năng là viêm nhiễm niêm mạc của đường hô hấp và gây ra chứng bệnh ung thư phổi.

Bệnh lý về dạ dày: Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua hay ợ hơi không chỉ làm bạn tăng nguy cơ mắc viêm họng. Chứng viêm phế quản cũng có khả năng khởi phát do các bệnh lý này bởi vùng niêm mạc người bệnh bị kích thích thường xuyên dẫn tới các tổn thương.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Một số biểu hiện dễ nhận biết ở người bệnh gồm:

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi các triệu chứng viêm phế quản của bạn kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Chẩn đoán là cách giúp chúng ta có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Các phương pháp chẩn đoán viêm phế quản như sau:

Các bác sĩ sử dụng ống nghe để kiểm tra âm thanh từ hơi thở của các bệnh nhân. Từ đó xác định thêm các âm thanh bất thường của phổi để chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.

Chụp X-quang: Đây là cách thức để xác định tình trạng viêm của bạn có lây lan tới phổi hay không. Đồng thời các bác sĩ cũng có thể phát hiện những biến chứng khác mà bệnh nhân có thể mắc phải.

Đo phế dung: Phương pháp này sẽ kiểm tra tốc độ phổi đẩy không khí ra bên ngoài và lượng không khí còn lại bên trong. Người bệnh qua đó cũng có thể biết được bản thân có mắc chứng hen suyễn hay không.

Xét nghiệm đờm: Bác sĩ lấy dịch đờm của bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm kiểm tra các vi khuẩn, virus. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh thật chính xác.

Hướng điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Sau khi được chẩn đoán bệnh, chúng ta cần sớm lựa chọn cách chữa trị viêm phế quản phù hợp để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể tìm đến các bài thuốc chữa trị phế quản từ Đông y, dân gian hoặc các loại thuốc tân dược.

Chữa chứng viêm phế quản bằng thuốc Đông y

Cách điều trị của Đông y được đánh giá đảm bảo an toàn, lành tính và mang đến hiệu quả điều trị khá tốt. Các bài thuốc Đông y vừa điều trị bệnh, vừa tăng cường bồi bổ khí huyết, cải thiện chức năng các tạng phủ và tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc 1

Vị thuốc gồm có: Tiền hồ, chỉ xác, sinh khương, cam thảo, hạnh nhân, cát cánh, tô diệp, trần bì.

Cách sử dụng:

Bạn mang các nguyên liệu này sắc với 1000ml nước. Phần thuốc thu về bằng ⅓ lượng nước sắc ban đầu.

Người bệnh chia thuốc làm 3 bữa nhỏ và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

Vị thuốc gồm có: Bán hạ, ngũ vị tử, quế chi, can thượng, tế tân, cam thảo và ma hoàng.

Cách sử dụng:

Bài thuốc 3

Vị thuốc gồm có: Tang diệp, bạc hà, cúc hoa, ngưu bàng tử, cam thảo, hạnh nhân, lộ căn.

Cách sử dụng:

Người bệnh sắc thuốc với 1,2 lít nước cho đến khi thuộc cạn còn khoảng 300ml.

Phần thuốc người bệnh uống đều mỗi ngày, chia thành các bữa nhỏ để sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm khá nhiều.

Phương pháp điều trị bằng Tây y

Tây y là hướng điều trị được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi thuốc Tây mang đến hiệu quả điều trị khá nhanh. Nhưng bệnh nhân cũng cần biết rằng, thuốc Tây y có thể mang đến các tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài.

Có khá nhiều nhóm thuốc Tây được sử dụng trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân. Nhóm thuốc đó gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh: Cefaclor, Erythromycin, Penicillin, Clarithromycin, Ciprofloxacin,…Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Nhóm thuốc giảm ho: Rhumenol, Atussin, Codepect, Neo Codion, Codein,… Phù hợp với các bệnh nhân có triệu chứng ho thắt, ho khó thở.

Nhóm thuốc long đờm: Natri benzoat, Acetylcystein, Terpin hydrat,… Giúp bệnh nhân giảm khó thở và tức ngực do đờm tắc nghẽn ở họng.

Thuốc chống viêm: Ngoài ra, bệnh nhân khi gặp các triệu chứng bệnh kéo dài thuốc thể sử dụng thuốc chống viêm và Steroid Glucocorticoid giúp ngăn ngừa viêm mãn tính.

Những loại thuốc trên đều cần có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ trước khi người bệnh sử dụng. Bệnh nhân tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hoặc thêm các loại thuốc khác có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Dân gian chữa bệnh viêm phế quản

Nếu bệnh nhân mới mắc chứng viêm phế quản, các triệu chứng bệnh ở mức nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa từ dân gian để chữa trị ngay tại nhà. Các mẹo chữa này cũng khá lành tính với các nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên.

Bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo chữa như sau:

Lá diếp cá: Lá trầu không: Gừng tươi:

Người có biểu hiện viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần quan tâm thêm đến chế độ dinh dưỡng bạn sử dụng hàng ngày.

Thực phẩm có lợi cho người viêm phế quản:

Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin rất có lợi cho người bị viêm phế quản. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm rau: Bông cải xanh, bí, rau diếp, bắp cải, măng tây, đậu xanh,…

Thực phẩm dồi dào protein: Protein có khả năng cải thiện sức khỏe cho người bệnh và tăng cường ngăn chặn các tác nhân có khả năng gây bệnh. Bệnh nhân bị viêm phế quản nên sử dụng các thực phẩm sau để cơ thể nhanh phục hồi: Thịt bò, thịt gà, trứng, hạnh nhân, sữa chua,…

Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, sử dụng các loại ngũ cốc và nhiều loại hạt có lượng chất chống oxy hóa cao. Đây đều là các thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân nhanh có chuyển biến tích cực.

Thực phẩm có hại cho bệnh nhân:

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Đồ ăn sử dụng mỡ động vật đặc biệt làm dạ dày bệnh nhân tăng tiết dịch, các chất dinh dưỡng khác khó chuyển hóa. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm phế quản nên hạn chế tối đa sử dụng các món ăn này.

Đồ ăn cay nóng, nhiều muối: Một số món ăn cay hay các món ngâm muối là đồ ăn khoái khẩu của không ít người. Nhưng những thực phẩm này làm tăng kích ứng học và các cơn ho. Bệnh nhân sử dụng thường xuyên sẽ làm bệnh phế quản ngày một nặng thêm.

Thuốc lá và chất kích thích: Người bệnh cũng cần chú ý không hút thuốc hay sử dụng các chất có cồn như bia, rượu. Các chất này làm gián đoạn quá trình làm sạch đường thở, người bệnh có nguy cơ bị viêm loét phế quản và rối loạn nhịp thở.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Chúng ta có thể cải thiện sức khỏe bằng các bài tập thể dục, thể thao hàng ngày.

Mọi người không sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đặc biệt với người đang mắc bệnh về hô hấp. Tai mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày bằng sản phẩm vệ sinh phù hợp.

Bạn hãy hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại để phế quản không bị tổn thương.

Khi thời tiết chuyển mùa, chúng ta cần chú ý giữ ấm cho cơ thể. Việc sinh hoạt ngủ nghỉ cũng cần được sắp xếp hợp lý, khoa học.

Bệnh viêm phế quản khi không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng khác thường, bạn hãy sớm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.