Viêm Màng Não Có Triệu Chứng Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Viêm Màng Não: Bệnh Có Tỉ Lệ Di Chứng Cao

Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết.

Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu… gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh… Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm.

Viêm màng não do HIB: Do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng tuổi). Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 – 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động… hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ ó một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB, nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.

Điều trị cho trẻ viêm màng não do HIB tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: T.Chương

Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccin HIB cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh (vaccin tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-HIB): bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Viêm màng não do mô cầu: Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc cao hơn trong thời tiết xuân hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước…Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong.

Viêm màng não do mô cầu là bệnh do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể phòng được bằng vaccin phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch…). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị…

Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae. Ảnh: TL

Viêm màng não do phế cầu:

Do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não… Bệnh có triệu chứng: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. Có các dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có “tư thế cò súng”, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh viêm màng não.

Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra các biến chứng: tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII…; Áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…; Gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng não nước, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận. Di chứng sau khi viêm màng não mủ do phế cầu, nhất là trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến: lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu điều trị muộn.

Việc điều trị viêm màng não do phế cầu phải theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng bệnh không nên uống rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…

BS. Nguyễn Hạnh Theo Sức khỏe & đời sống

Hội Chứng Màng Não, Triệu Chứng Và Nguyên Nhân

Hội chứng màng não (meningismus) xuất hiện khi màng não bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng của hội chứng màng não khá đa dạng và có thể nhầm lẫn. Các triệu chứng của hội chứng màng não gộp thành ba nhóm. Đó là hội chứng kích thích màng não, hội chứng về dịch não tủy và những dấu chứng tổn thương não.

Yếu tố quyết định chẩn đoán hội chứng màng não là sự thay đổi về dịch não tủy. Còn nếu có hội chứng kích thích màng não nhưng dịch não tủy bình thường thì đó là phản ứng màng não, không phải là hội chứng màng não. Cần chú ý phân biệt với triệu chứng của đau cột sống cổ ở người già, trẻ em và bệnh nhân hôn mê.

1.TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG MÀNG NÃO

a) Triệu chứng não toàn bộ ở hội chứng màng não

Là do phản ứng thần kinh đi kèm theo viêm màng não. Gây phù nề, căng kéo, co phồng, đè ép màng não.

– Các triệu chứng chức năng: Tam chứng màng não : nhức đầu, nôn, táo bón.

+ Nhức đầu : Triệu chứng hay thấy nhất, đôi khi kèm theo đau dọc cột sống. Cường độ đau thường rất mạnh, lan toả, liên tục, thỉnh thoảng có từng cơn kịch liệt hơn, có trường hợp sọ như muốn giãn bung, nhức nhối. Nhức đầu tăng khi có tiếng động, có ánh sáng chói mắt, hay khi cử động thay đổi tư thế, vì vậy làm người bệnh phải nằm yên và quay mặt vào bỗng nhiên kêu thét (tiếng thét màng não).

+ Táo bón : Táo bón nhưng không kèm theo chướng bụng, thường gặp trong hội chứng màng não bán cấp.+ Mạch : Mạch tương đối chậm so với nhiệt độ. Ví dụ : trẻ em sốt tới 40 độ C mà mạch chỉ 90 lần trong 1 phút.

– Các dấu hiệu thực thể của hội chứng màng não : triệu chứng kích thích chung như cứng cơ,

+ Cứng cơ: Khi màng não bị kích thích gây tăng trương lực cơ, cứng cơ. Nhất là các cơ ở phía sau cơ thể, đặc biệt cứng cơ nhưng không đau. Triệu chứng rõ ràng và ít khi thiếu. Trường hợp co cứng cơ, người bệnh nằm ngửa đầu ra phía sau, chân co, bụng lõm (tư thế cò súng). Cứng cơ biểu hiện bằng các dấu hiệu sau :

*Dấu hiệu cứng gáy.

Cách khám : Để người bệnh nằm ngửa, đầu không gối. Thầy thuốc một tay đỡ nhẹ phía trước ngực, một tay đặt vào vùng chẩm sau gáy của người bệnh nâng nhẹ đầu lên.

Ta thấy gáy duỗi cứng, cằm không gập vào ngực được. Vì các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ bị hạn chế và gây đau. Ở trẻ nhỏ, bình thường trương lực cơ tăng nên khám cứng gáy. Dấu hiệu Kernig có giá trị. Mà người ta nhấc bổng đứa trẻ lên : bình thường nó co 2 chân và đạp chân tay nhưng trẻ mắc hội chứng màng não thì cứ co chân mãi.

*Dấu hiệu Kernig trong hội chứng màng não.

Cách khám : Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với chân. Thầy thuốc nâng từ từ cẳng chân lên thẳng với đùi. Trường hợp tổn thương màng não, các cơ phía sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên rất ít. Đó là dấu hiệu Kernig (+).

*Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm.

Cách khám : Tay trái người khám đè vào ngực người bệnh, tay phải nâng đầu người bệnh, sao cho than người bệnh thẳng góc với giường. Nếu có hiện tượng co cứng, ta thấy cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm cho khi ta nâng người bênh, chân phải co lại.

Dấu hiệu Brudzinski đối bên. Biểu hiện bằng phản xạ gấp chân bên đối diện khi chân bên này đang ở tư thế gấp gối và ép chặt đùi vào bụng.

Dấu hiệu Brudzinski mu. Biểu hiện bằng khép và gấp chi dưới vào bụng khi ấn mạnh lên xương mu.

+ Tăng cảm giác đau : gãi vào da, bóp nhẹ cơ, hoặc châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh.+ Sợ ánh sáng. Ánh sáng làm chói mắt, người bệnh thích quay vào phía tối.+ Tăng phản xạ gân xương. Do kích thích bó tháp.

+ Rối loạn thần kinh giao cảm : Mặt khi đỏ khi tái. Dấu hiệu vạch màng não (của Trousseau) biểu hiện rối loạn vận mạch không đặc trưng (trong hội chứng màng não vạch đỏ thẫm hơn, tồn tại lâu mới mất).+ Rối loạn tâm thần. Choạng vạng ý thức, trầm cảm, mê sảng hoặc kích động.

b)Triệu chứng não cục bộ ở bệnh nhân mắc hội chứng màng não.

Còn gọi là triệu chứng kích thích não và tổn thương não. Màng não nằm sát ngay đại não. Mỗi khi màng não bị tổn thương đều có thể ảnh hưởng đến đại não, gây những kích thích hoặc tổn thương thực sự như rối loạn tinh thần hoặc tổn thương các dây thần kinh sọ não. Triệu chứng não cục bộ là những triệu chứng thần kinh mượn, do tổ chức thần kinh nằm dưới màng não.

-Đôi khi có cơn động kinh toàn thể hoặc cơn động kinh cục bộ kiểu Bravais-Jackson. -Bại hoặc liệt chi. -Tổn thương dây thần kinh sọ não. Nền não rất gần các dây thần kinh sọ não, khi tổn thương nền não sẽ tổn thương các dây thần kinh sọ não.

+Đặc biệt nhất là rối loạn thị giác, rối loạn vận động nhãn cầu, tổn thương dây thần kinh vận nhãn chung : sụp mi, dãn đồng tử, nhìn đôi, lác. +Tổn thương liệt dây VII.

c)Thay đổi dịch não tuỷ ở bệnh nhân mắc hội chứng màng não:

Bình thường, nước não tuỷ trong suốt, áp lực khi nằm là 12cm nước, khi ngồi là 20cm mước.

Xét nghiệm thấy : Tế bào 0-3 / mm3 Anbumin 0,14-0,45g%o NaCl 7-8,8g%o Glucoza 0,5-0,75g%o. Vi khuẩn không có. Trong hội chứng màng não có thể gặp 3 loại nước não tuỷ sau :

-Nước não tuỷ có máu. Do chảy máu màng não, nếu mới bị, sẽ thấy nước đỏ hồng. Nếu bị lâu, có thể nước màu vàng, cũng có khi phải soi kính hiển vi mới thấy hồng cầu. Cần phân biệt với trường hợp nước não tuỷ lấy khi kim chọc vào mạch máu. Trường hợp này, nếu quan sát sẽ thấy những giọt nước não tuỷ càng về sau càng nhạt màu hơn; để lâu máu sẽ đông lại. Xét nghiệm : albumin hơi tăng do albumin hồng cầu. Sinh hoá bình thường. Vi khuẩn không có.

-Nước não tuỷ đục hoặc có mủ rõ rệt : Do viêm màng não mủ gây ra bởi tạp khuẩn. Nước não tuỷ có mủ hoặc hơi vẩn đục, nhiều khi phải lắc ống nghiệm mới thấy rõ. Xét nghiệm : Tế bào : nhiều bạch cầu, đa số là bạch cầu đa nhân thoái hoá; sinh hoá : albumin tăng, glucoza, NaCl hạ; vi khuẩn : soi tươi có thể thấy vi khuẩn gây bệnh, có khi phải nuôi cấy để xác định vi khuẩn.

-Nước não tuỷ trong : Có thể do lao, virus, phải xét nghiệm để xác định từng loại.

2. CHẨN ĐOÁN NGƯỜI CÓ TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG MÀNG NÃO

Hội chứng màng não phối hợp với các triệu chứng thần kinh khu trú cần phải tìm các nguyên nhân thực thể ở não phối hợp bằng chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não và xét nghiệm dịch não tủy (nếu không có chống chỉ định).Thông thường là tìm ra các bệnh ở màng não.

a) Nước màng tuỷ có máu.

Có thể do : -Chấn thương sọ não. Do ngã, do tai nạn. -Chảy máu màng não.+Do tăng huyết áp : Bệnh cảnh xảy ra đột ngột ở một người đã có tiền sử tăng huyết áp từ lâu. Đo huyết áp thấy khá cao. Thường có phối hợp chảy máu não. Có thể thấy tổn thương thần kinh khu trú.

+Do vỡ mạch máu trong phình động mạch bẩm sinh. Thường gặp ở người trẻ. Bệnh ít gặp.+Do bệnh máu. Có thể do bệnh bạch cầu cấp và mạn tính, bệnh sính chảy máu (hémogénie). Người bệnh chẳng những chảy máu màng não mà còn bị chảy máu ngoài da và các phủ tạng khác. Đồng thời có các biểu hiện của bệnh chính.

b) Nước màng tuỷ có mủ.

Viêm màng não mủ thường do các tạp khuẩn. Các vi khuẩn thông thường nhất là :

-Não mô cầu. Loại này thường nhẹ, nhưng dễ gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá. Người bệnh bị sốt cao 39-40độ C; có những cơn rét run, có khi kèm theo tử ban ngoài da. Hội chứng màng não rõ rệt. Chẩn đoán dựa vào chọc dò tuỷ sống, sẽ thấy : Vi khuẩn khi soi trực tiếp thấy cầu khuẩn gram dương, hình hạt cà phê; Sinh hoá : albumin tăng, Glucoza, NaCl hạ; Tế bào rất nhiều bạch cầu, đa số là đa nhân trung tính.

-Phế cầu : Thường gặp ở trẻ con hơn người lớn, thường là biến chứng sau viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, …. Hội chứng màng não đôi khi bị che lấp bởi bệnh tiên phát. Chọc tuỷ sống sẽ thấy : Vi khuẩn, soi trực tiếp hoặc nuôi cấy thấy rõ hơn loại song cầu khuẩn; Sinh hoá và tế bào giống loại não mô cầu.

-Tụ cầu và liên cầu : Ít gặp hơn. Thường rất nặng. Chẩn đoán dựa vào chọc tuỷ sống. Soi trực tiếp hoặc soi sau nuôi cấy khuẩn sẽ thấy rõ loại vi khuẩn gây bệnh.

c) Nước não tuỷ trong.

Có thể gặp trong các bệnh : lao, bệnh do virus.-Lao : Thường lao màng não thứ phát của một tổn thương lao khác như : lao kê, lao phổi, lao sơ nhiễm . Cần phải phải phát hiện các lao tiên phát và tiến hành làm các xét nghiệm để phát hiện lao chung như X quang phổi, BCG test, BK trong đờm. Xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy : Về sinh hoá, albumin tăng; glucoza, NaCl hạ. Về tế bào, nhiều bạch cầu, đa số là tân cầu. Về vi khuẩn, tìm thấy BK bằng soi trực tiếp, nuôi cấy trong môi trường Loweinstein hoặc tiêm chủng chuột bạch, là xét nghiệm cơ bản để xác định bệnh.

Bao giờ cũng có : +Áp lực dịch não tuỷ tăng trên 200mm cột nước trong tư thế nằm. +Albumin tăng trên 40mg%, có thể lên tới 100mg%. +Tế bào tăng; từ 1-3 tế bào tăng lên hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn. Trong viêm màng não mủ có tế bào đa nhân thoái hoá.

Nguồn: GS.TS.Lê Nam Trà

Lao Màng Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị, Phòng Bệnh

Bệnh lao (Tuberculosis) là một bệnh lây truyền qua đường không khí, thường ảnh hưởng đến phổi. Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị nhanh chóng, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu để lây nhiễm sang các cơ quan và mô khác.

Đôi khi, vi khuẩn sẽ di chuyển đến màng não, là màng bao quanh não và tủy sống. Màng não bị nhiễm trùng có thể dẫn đến một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là lao màng não. Bệnh lý này còn được gọi là viêm màng não do lao.

Bệnh lao là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm màng não ở các nước đang phát triển với tỉ lệ bệnh lao phổi cao. Tuy nhiên, bệnh lao ảnh hưởng đến dân số ở mọi quốc gia. Đồng thời, tất cả các bác sĩ thần kinh cần phải cảnh giác với những trường hợp có thể bị viêm màng não do lao đến cơ sở y tế của họ.

Xét nghiệm lao tố trên da chỉ dương tính ở khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não do lao. Ở những khu vực lưu hành bệnh lao thấp, viêm màng não do vi khuẩn lao thường được thấy nhất với bệnh lao tái hoạt động.

2. Tình hình dịch tễ của bệnh viêm màng não do lao

Có khoảng 150 – 200 trường hợp được báo cáo mỗi năm ở Anh. Viêm màng não do lao thường phát triển chậm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao và tương tự như viêm màng não do lao. Tuy nhiên, nó có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người sống trong điều kiện tồi tệ. Chẳng hạn như người vô gia cư và những người mắc các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm HIV.

Nhiễm trùng lao thường bắt đầu ở phổi và trong khoảng 1 – 2% trường hợp nhiễm trùng có thể tiến triển thành viêm màng não do lao. Ít nhất 20% sẽ phải chịu hậu quả lâu dài. Chúng thường nghiêm trọng và có thể bao gồm tổn thương não nghiêm trọng, động kinh, tê liệt và mất thính giác. Đáng tiếc, từ 15% đến 30% bệnh nhân sẽ tử vong, mặc dù được điều trị và chăm sóc.

3. Đặc điểm và diễn tiến của bệnh

Viêm màng não do lao có thể xảy ra như một biểu hiện duy nhất của bệnh lao hoặc đồng thời với các vị trí nhiễm trùng ngoài phổi. Lao màng não có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt ở những bệnh nhân đồng nhiễm với HIV.

Sự chậm nhận được những chăm sóc y tế, chẩn đoán và bắt đầu điều trị là những yếu tố góp phần gây ra tỉ lệ tử vong cao của bệnh. Đặc biệt là ở các vùng hạn chế về nguồn lực. Khi được chẩn đoán kịp thời, viêm mãng não do lao có thể được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và điều trị hỗ trợ.

4. Viêm màng não do lao xảy ra như thế nào?

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng việc một người hít phải giọt nhỏ. Tức là hít thở vi khuẩn từ sự ho hoặc hắt hơi của người bị bệnh. Vi khuẩn sinh sôi trong phổi, đi vào máu và có thể di chuyển đến các vị trí khác của cơ thể. Nếu vi khuẩn di chuyển đến màng não (các lớp bảo vệ não) và mô não, những áp xe nhỏ (các nốt lao vi mô) sẽ được hình thành.

Các ổ áp xe này có thể vỡ ra và gây viêm màng não do lao. Điều này có thể xảy ra ngay lập tức, vài tháng hoặc vài năm sau lần nhiễm trùng đầu tiên. Quá trình lây nhiễm gây ra sự gia tăng áp lực trong hộp sọ, dẫn đến tổn thương mô thần kinh và não, thường nghiêm trọng.

5. Những khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh cao

Một số khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh viêm màng não do lao hay bệnh lao nói chung khá cao bao gồm:

Những người làm việc hoặc đi du lịch trong những khu vực này nên tìm lời khuyên về việc tiêm chủng BCG. Ở các khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh lao cao, bệnh viêm màng não do lao phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nơi có tỉ lệ mắc lao thấp, hầu hết các trường hợp viêm màng não do lao xảy ra ở người lớn.

6. Triệu chứng của bệnh

Lúc đầu, các triệu chứng của bệnh viêm màng não do lao thường xuất hiện từ từ. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng thời gian vài tuần. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, các triệu chứng có thể bao gồm:

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng. Các triệu chứng cổ điển của viêm màng não không phải lúc nào cũng có trong bệnh viêm màng não do lao. Chẳng hạn như cứng cổ, nhức đầu và nhạy cảm với ánh sáng. Thay vào đó, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

Bệnh tiến triển chậm nên khó chẩn đoán và thường tiến triển nặng trước khi bắt đầu điều trị.

7. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu họ cho rằng bạn có những triệu chứng của bệnh viêm màng não do lao. Một số xét nghiệm điển hình bao gồm:

Chọc dò dịch não tủy (tiêu chuẩn vàng).

Sinh thiết màng não.

Xét nghiệm máu.

Chụp X Quang ngực thẳng.

Chụp CT Scan sọ não.

Xét nghiệm da cho bệnh lao (xét nghiệm da PPD).

7.1. Xét nghiệm dịch não tủy trong chẩn đoán viêm màng não do lao

Nếu biểu hiện lâm sàng gợi ý đến lao màng não, dịch não tủy nên được gửi để phân tích thường quy. Bao gồm: Số lượng tế bào và sự khác biệt, mức protein, mức glucose. Kết hợp với các xét nghiệm vi sinh để tìm vi khuẩn, nấm.

Tăng bạch cầu với ưu thế tế bào lympho. Cũng như nồng độ protein cao và nồng độ glucose thấp. Đó chính là những phát hiện đặc trưng trong dịch não tủy của bệnh nhân viêm màng não do lao.

Các phát hiện dịch não tủy được lưu ý ở trên không đặc hiệu cho viêm màng não do lao. Nó có thể thấy trong các bệnh lý khác bao gồm:

Viêm màng não do vi khuẩn không phải vi khuẩn lao. Chẳng hạn như: Não mô cầu, phế cầu, Haemophilus Influenzae.

Viêm màng não do nấm.

Carcinom màng não.

Xuất huyết dưới nhện.

Đối với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não do lao, các mẫu dịch não tủy nên được kiểm tra bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen. Mục đích là để tìm trực khuẩn lao. Nhuộm Gram để tìm vi khuẩn, chế phẩm mực India tìm nấm và xét nghiệm kháng nguyên tìm Cryptococcus neoformans.

7.2. Xét nghiệm hình ảnh

Chụp CT hoặc MRI não có chất cản quang có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán viêm màng não do lao. Bởi vì tần suất xuất hiện cao của các bất thường trên biểu hiện ban đầu.

Các phát hiện phổ biến nhất theo thứ tự giảm dần là:

Tăng cường đậm độ nhu mô màng não.

Não úng thủy.

Tăng dịch tiết nền.

Nhồi máu và u lao.

Các cơn nhồi máu xảy ra do viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch của vòng tròn Willis, các nhánh đục của động mạch não giữa và cơ xương sống.

8. Những biến chứng của bệnh

Các biến chứng của viêm màng não do lao rất đáng kể và trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng. Chúng bao gồm:

Tăng áp lực trong não có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và không thể phục hồi. Cần đi bác sĩ để được khám ngay lập tức nếu bạn bị thay đổi thị lực và đau đầu cùng một lúc. Đây có thể là dấu hiệu của việc tăng áp lực nội sọ.

9. Điều trị bệnh viêm màng não do lao như thế nào?

Kháng sinh theo kinh nghiệm qua đường tiêm nên được sử dụng để điều trị căn nguyên vi khuẩn không phải lao. Cho đến khi dịch não tủy và cấy máu tìm vi khuẩn âm tính trong vòng hơn 48 giờ. Hướng dẫn điều trị lao màng não ở người lớn và trẻ em đã được WHO công bố năm 2010 và Hiệp hội Nhiễm trùng Anh năm 2009. Đồng thời dựa trên các phác đồ tiêu chuẩn cho bệnh lao phổi.

9.1. Thuốc kháng lao

Bốn loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lao:

Hướng dẫn của Hiệp hội Nhiễm trùng Anh khuyến nghị phác đồ đầu tiên là 2 tháng Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol. Sau đó là 10 tháng Isoniazid và Rifampicin.

Hướng dẫn của WHO khuyến nghị phác đồ đầu tiên là 2 tháng Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol (trẻ em) hoặc Streptomycin (người lớn). Sau 10 tháng dùng Isoniazid và Rifampicin.

Các phác đồ mới hơn kết hợp Fluoroquinolon với Rifampicin liều cao cho thấy hứa hẹn cải thiện kết quả ở bệnh viêm màng não do lao. Ethambutol không thâm nhập tốt qua niêm mạc của não nên đôi khi không được khuyến nghị. Một Fluoroquinolon, chẳng hạn như Moxifloxacin hoặc Levofloxacin, thường được sử dụng thay thế cho nó.

9.2. Thuốc kháng viêm

Theo nhiều nghiên cứu, điều trị bổ trợ bằng corticosteroid đối với bệnh viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ đã cho thấy hiệu quả ở một số nhóm bệnh nhân nhất định. Một phân tích tổng hợp của Cochrane với tổng số 1.140 người tham gia. Phân tích có kết luận rằng: Corticosteroid cải thiện kết quả ở trẻ em âm tính với HIV và người lớn mắc bệnh viêm màng não do lao.

9.3. Một số thuốc khác

Nói chung, viêm màng não do lao được điều trị tối ưu bằng các thuốc kháng lao. Một vài loại thuốc hỗ trợ khác có thể được cân nhắc thêm vào bao gồm:

Thuốc chống co giật: Phenobarbital, Phenytoin.

Nhóm thuốc an thần như Diazepam, Midazolam.

ARV trong điều trị đồng nhiễm HIV/AIDS.

Thuốc kháng virus trong điều trị đồng nhiễm viêm gan B, C.

Thuốc tăng cường miễn dịch: Thymomodulin, Multivitamin…

10. Phòng bệnh

Hiện nay, có một loại vaccine phòng bệnh lao rất phổ biến có tên là BCG. Vắc xin này có hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó giúp bảo vệ tốt khỏi các dạng bệnh lao nặng hơn, chẳng hạn như viêm màng não do lao.

Vaccine BCG từng được cung cấp cho tất cả trẻ em học cấp 2 ở Anh. Do những thay đổi trong phân bố và sự xuất hiện của bệnh lao ở Anh, vaccine hiện được cung cấp cho những người có nguy cơ cao nhất. Thuốc chủng này cũng được khuyến cáo cho các nhân viên y tế có thể tiếp xúc với bệnh lao.

Ở nước ta, vaccine BCG nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nó được tiêm miễn phí cho tất cả các trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Chậm nhất là trong vòng 30 ngày sau sinh.

Lao là một trong những nguyên nhân gây viêm màng não khó chẩn đoán nhất vì khó xác định nhanh vi khuẩn trong các mẫu dịch não tủy. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh bằng vaccine BCG. Hiện nay, vaccine này được cung cấp miễn phí cho trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bệnh Án Lao Màng Não

I. HÀNH CHÍNH

II. CHUYÊN MÔN

1. Lí do vào viện:

Sốt, đau đầu kéo dài

2. Bệnh sử:

Hiện tại sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân hết sốt, hết đau đầu, không ho đại tiểu tiện bình thường.

3. Tiền sử

a, Bản thân:

Basedow phát hiện cách đây 3 năm đã điều trị ổn định tại tuyến dưới

Uống rượu, hút thuốc lào nhiều năm

Không rõ tiền sử tiêm phòng BCG

Chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc

b, Gia đình: xung quanh không có ai mắc bệnh lao, không có ai có tiền sử có các đợt mắc bệnh (ho, sốt kéo dài,…)

4. Khám

A. Khám vào viện (2/3)

Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, G15đ

Không sốt, da niêm mạc kém hồng

Hội chứng màng não (+): còn đau đầu âm ỉ, gáy cứng (+), vạch màng não (+)

Không có dấu hiệu thần kinh khu trú

Hô hấp: ho khạc đờm ít, phổi thông khí giảm, rales nổ rải rác 2 bên

Bụng mềm, gan lách không sờ thấy

B. Khám hiện tại (16/3)

a. Toàn thân

Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, G15đ

Da, niêm mạc bình thường

Không phù, không xuất huyết dưới da

Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy

Thể trạng trung bình

Dấu hiệu sinh tồn ổn định

b. Bộ phận

Thần kinh:

Bệnh nhân tỉnh, G15đ

Vận động: cơ lực chi trên, chi dưới 2 bên 5/5

Cảm giác: không rối loạn cảm giác nông, sâu

Phản xạ: phản xạ gân xương bình thường

Không rối loạn cơ tròn

Không liệt thần kinh sọ

Hội chứng màng não (-): gáy mềm, kernig (-), vạch màng não (-)

Không có dấu hiệu thần kinh khu trú

Hội chứng tăng áp lực sọ não (-)

Hô hấp

Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ, không sẹo mổ cũ, không u cục bất thường, tần số thở: 17 lần/phút

Rung thanh đều 2 bên

Rì rào phế nang giảm cả 2 bên

Không rales bất thường

Tuần hoàn

Mỏm tim khoang liên sườn V đường giữa đòn Trái

Tim nhịp đều, tần số 90 lần/phút

T­1 – T2 rõ, không tiếng thổi bất thường

Mạch ngoại vi bắt đều rõ 2 bên

Tiêu hóa

Bụng mềm, không chướng, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bang hệ, không sẹo mổ cũ, không u cục bất thường

Gõ bụng vang đều

Không điểm đau khu trú

Gan lách không sở thấy

Tiết niệu

Hố hông lưng 2 bên cân đối, không nề đỏ

Chạm hông lưng (-), bấp bềnh thận (-)

Không có cầu bàng quang

Không phát hiện điểm đau niệu quản trên, giữa

Các cơ quan bộ phận khác chưa phát hiện bất thường

5. Tóm tắt

Bệnh nhân nam, 52 tuổi, tiền sử basedow cách đây 3 năm đã điều trị ổn định, vào viện vì sốt, đau đầu kéo dài. Bệnh diễn biến hơn 1 tháng nay. Qua hỏi bệnh và thăm khám phát hiện các triệu chứng và hội chứng sau:

Bệnh nhân tỉnh, G15đ

Thần kinh: Hội chứng màng não (+): đau đầu âm ỉ, gáy cứng (+), vạch màng não (+) lúc vào viện

Hô hấp: rales nổ rải rác 2 bên lúc vào viện, hiện tại ho khạc đờm ít, rì rào phế nang giảm 2 bên

Run tay, nóng ẩm lòng bàn tay, nhịp tim nhanh xoang: 110 lần/phút, không hồi hộp đánh trống ngực

Không rõ tiền sử tiêm BCG, tiếp xúc với người bệnh lao

Các cơ quan, bộ phận khác chưa phát hiện bất thường

6. Chẩn đoán sơ bộ:

Viêm màng não chưa loại trừ lao – Theo dõi lao phổi/Basedow

7. Chẩn đoán phân biệt:

Viêm màng não do căn nguyên khác

8. Biện luận

Dịch tễ: hiện tại chưa tìm được nguồn lây

Bệnh nhân có viêm màng não (sốt cao, Hội chứng màng não (+), không rõ tiền sử dịch tễ với lao, với có kết quả dịch não tủy tuyến dưới (dịch màu vàng chanh, mặc dù tăng cao TT nhưng có thể là giai đoạn đầu) nên định hướng Viêm màng não do lao

Có biểu hiện lâm sàng của viêm phổi lúc vào viện (sốt cao, họ khạc đờm, rale nổ 2 phổi) nhưng giờ không còn rale nhưng triệu chứng tại phổi vẫn còn mặc dù điều trị khá nhiều đợt thuốc kháng sinh. Thêm nữa, bệnh nhân có Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc kéo dài và đang có nghi ngờ 1 lao ngoài phổi mà thường là thứ phát sau lao phổi nên định hướng Lao phổi

Run tay, nóng ẩm lòng bàn tay, nhịp tim nhanh xoang: 110 lần/phút, không hồi hộp đánh trống ngực và 1 tiền sử basedow nên phải làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán đợt bệnh này loại trừ do rượu

9. Cận lâm sàng:

9.1. Chỉ định xét nghiệm:

9.1.1. Xét nghiệm chẩn đoán xác đinh:

Chọc dịch não tủy làm nhuộm soi trực tiếp, PCR, Gen Xpert, nuôi cấy chẩn đoán

Xét nghiệm với bệnh phẩm đờm:

Bilan viêm: Bạch cầu, bạch cầu trung tính/ CRP/ Tốc độ máu lắng

Xét nghiệm chẩn đoán Basedow: TSH, định lượng T3,T4 free trong huyết thanh, Trab

Công thức máu

Đông máu

Chức năng gan thận:

Thận: Ure, Creatinin

Gan: AST; ALT; Bilirubin

Protein; Albumin

Glucose

Điện giải đồ

Acid uric

Siêu âm ổ bụng tìm tổn thương lao lan tràn (nếu có)

9.1.2. Xét nghiệm theo dõi điều trị:

9.2. Kết quả cận lâm sàng đã có:

Creatinin 53 Blirubin TP 7,4

Trước ngày 02/03:

Hồng cầu 2,9 Hb 102 g/L Bạch cầu

Trung tính 59,5% Lympho 34,65% Tiểu cầu 134000

AST 93 ALT 187

Na l29 K 4 Cl 89

CRPhs 12,332

· Lần I: Vàng chanh Protein 1.95g Glucose 2.5 CỊ 107 (giảm) Pandy (+) Tế bào 1510 TT 90% 10%

Nhuộm soi và nuôi cấy tìm vi khuẩn khác bệnh phẩm dịch não tủy: 03/03,09/03 Âm tính

Gen XPERT dịch não tủy: không có vi khuẩn lao 03/03

Chẩn đoán hình ảnh:

Xquang: vòm hoành P cao, mờ dày vách liên thùy P, nốt mờ rải rác

CT ngực: 10/03: nốt đỉnh phổi P 17mm, và đông đặc thùy giữa khu trú không rõ khối, giãn phế quản rải rác 2 phổi ưu thể thùy giữa phổi Phải

Siêu âm ổ bụng: Chưa phát hiện bất thường

Siêu âm màng phổi 2 bên k có dịch (10/03)

Siêu âm tim: Kích thước và chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường

Điện tim: Nhịp xoang, trục trung gian, tần số 110 lần/phút (10/3)

Đông máu: 03/03: PT%: 107.9%

· Lẫn 2: Dịch vàng Protein 3,4g1 Glueose 3,8 Pandy (+) Tế bào 1500 TT 80⁄%L20%

Bệnh phẩm đờm: Nhuộm soi 2 mẫu đờm (-)

9.94

APTT bệnh/chứng: 0.95: Bình thường

10. Chẩn đoán xác định:

Lao màng não – Lao phổi AFB (-)/ Basedow

Dùng thuốc chống lao đúng liều, đều đặn, uống vào 1 giờ cố định trong ngày, xa bữa ăn, đủ thời gian 2 giai đoạn tấn công và duy trì

Phác đồ điều trị lao màng não ở người lớn: Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE bệnh nhân 52kg

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.

Điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên

Dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau khi bệnh nhân sốt cao trên 38,50C

Thuốc bổ gan thận

11. Điều trị

11.1. Nguyên tắc điều trị:

Tiên lượng gần: tốt

Bệnh nhân tuân thủ điều trị

BN tỉnh táo, hết đau đầu, ngủ được, ăn uống tốt

Kernig (-) vạch màng não (-)

Đỡ ho và khạc đờm, các triệu chứng tại phổi giảm, phổi thông khí tốt.

Còn run tay, nhịp tim nhanh và đổ mồ hôi lòng bàn tay bàn chân.

Có người nhà là vợ và con trai nắm rõ tình trạng và hỗ trợ được tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị hiện tại.

Tiên lượng xa: dè dặt

Lao màng não là thể lao nặng

Bệnh nhân có biểu hiện thể viêm màng não điển hình

Bệnh nhân có gia cảnh nghèo, việc điều trị lâu dài có thể gặp khó khăn, con trai đi làm ăn xa. Vợ là lao động chính của gia đình có thể người thân sẽ không theo dõi xát xao việc tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể tái hút thuốc lào và uống rượu vì trước khi bệnh, bệnh nhân chỉ ở nhà và không lao động hay tham gia hoạt động xã hội nào dễ tái nghiện rượu và thuốc lào.

Điều kiện kinh tế và gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

11.1.1. Dùng thuốc:

Điều trị tích cực cho bệnh nhân, tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sĩ

Theo dõi các biến chứng của lao và thuốc chống lao

Theo dõi hành vi cho người bệnh:

Dùng khẩu trang thường xuyên khi ho, hắt hơi, tiếp xúc nói chuyện với người khác

Khạc đờm (nếu có) vào giấy và bỏ đúng nơi quy định

Theo dõi các triệu chứng xuất hiện trở lại hoặc nặng hơn như đau đầu, sốt cao, hôn mê, đau ngực, khó thở, ho kéo dài, … thì phải đi khám ngay.

Bồi dưỡng thể trạng cho bệnh nhân

Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh bệnh nhân

Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chăn, chiếu màn

Đưa gia đình đi khám, phát hiện sớm lao (Nếu có)

Tránh lây nhiễm, những người tiếp xúc cần kiểm tra sàng lọc lao.

Trẻ nhỏ trong gia đình cần được tiêm phòng BCG

11.1.2. Không dùng thuốc:

12. Tiên Lượng

13. Phòng bệnh:

Chẩn đoán hình ảnh lao màng não (Nguồn: Youtube)