Viêm Họng Hạt Có Triệu Chứng Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bé Bị Viêm Họng Hạt Có Triệu Chứng Gì, Nguyên Nhân Do Đâu?

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp, trong đó, viêm họng hạt là bệnh khá phổ biến. Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát, khi bé bị viêm họng hạt cần phải được chữa trị dứt điểm nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bé bị viêm họng hạt có triệu chứng như thế nào?

+ Bé bị viêm họng hạt lúc nào cũng có cảm giác vướng víu trong họng

+ Khi bé bị viêm họng hạt luôn cảm thấy họng khô, ngứa rát khó chịu, cảm giác ngứa họng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.

+ Khi bé bị viêm họng hạt bé sẽ ho nhẹ để cho cổ họng dễ chịu hơn, tuy nhiên, cảm giác này chỉ dễ chịu được 1 thời gian ngắn sau lại bị ngứa họng trở lại

+ Khi bé bị viêm họng hạt sẽ không đi kèm với ho, sốt. Nếu bé bị viêm họng hạt mà không được điều trị kịp thời sẽ có thể khiến bệnh nặng hơn.

Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng hạt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm họng hạt, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh này để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Bé bị viêm họng hạt thường do một số nguyên nhân sau:

+ Do trẻ bị viêm mũi, viêm xoang đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị viêm họng hạt. Dịch chảy từ các xoang xuống thành sau của họng khiến niêm mạc thành sau họng bị mất lớp nhày bao phủ không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến bé bị viêm họng hạt

+ Bé bị viêm họng hạt có thể do viêm amidan mạn tính

+ Do sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn, những mầm bệnh này xâm nhập vào vùng họng qua đường thở và đường ăn uống tác động và gây viêm trên bề mặt niêm mạc họng.

+ Do thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng làm cho sức đề kháng suy giảm gây nên những kích thích ở đường hô hấp dẫn đến tình trạng viêm họng hạt ở trẻ em

+ Do môi trường ô nhiễm, trẻ hít phải khói thuốc lá khi, hội chứng trào ngược dạ dày, vệ sinh răng miệng kém…

+ Do trẻ sử dụng nước lạnh, các thực phẩm lạnh cũng có thể làm cho bé bị viêm họng hạt

Khi bé bị viêm họng hạt có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thông thường khác nên cha mẹ hết sức lưu ý, nếu thấy con có dấu hiệu khác thường thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Đau Cổ Họng Kèm Khó Thở Là Bệnh Gì? Có Phải Viêm Họng Hạt Không?

Đúng như tên gọi của nó, đau cổ họng khó thở gồm 2 triệu chứng chính, đó chính là đau họng và khó thở.

Triệu chứng đau họng có thể xảy ra sau khi người bệnh bị , trong một thời gian dài, hoặc cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột mà không cần phải bị ho trước đó.

Triệu chứng khó thở cũng rất dễ nhận biết, nó biểu hiện bằng việc gặp khó khăn ở thì hít vào, thở ra hoặc cả hai. Khó thở kèm đau họng thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn so với những tình trạng khó thở thông thường khác. Cảm giác này tăng lên khi người bệnh ăn uống hoặc nuốt nước bọt.

Một số người bệnh chia sẻ thêm rằng họ không rõ đau họng khó thở là bệnh gì nhưng họ cảm thấy như trong cổ họng của mình luôn có một vật cản khiến thức ăn và không khí không thể lưu thông được, vì vậy mới dẫn đến khó thở.

Các triệu chứng thường giảm đi vào ban đêm khi người bệnh nằm ngủ và trở nên nặng hơn vào ban ngày, đặc biệt vào những lúc họ phải lao động nặng nhọc hoặc đơn giản hơn chỉ là đi lại nhiều.

Đau cổ họng kèm khó thở có phải là viêm họng hạt không?

Khi mắc phải bất cứ vấn đề nào đó trong cổ họng thì căn bệnh đầu tiên mà chúng ta nhắc đến đó chính là viêm họng hạt. Vậy trong trường hợp này, viêm họng hạt có gây khó thở không?

Vùng niêm mạc trong họng có chứa các lympho diệt khuẩn. Tuy nhiên khi bị viêm họng mạn tính, các lympho này sẽ trở nên quá tải, kết quả là nó ngày càng to ra và gây nên bệnh viêm họng hạt.

Khi bị viêm họng hạt, trong cổ họng sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và thỉnh thoảng người bệnh sẽ phải ho hoặc khạc nhổ để giải tỏa cơn ngứa. Khi ho nhiều, cổ họng trở nên bỏng rát, đau đớn mỗi khi nuốt thứ gì đó. Cảm giác như có vật cản ở trong cổ sẽ khiến người bệnh thấm rõ được triệu chứng đau cổ họng khó thở do viêm họng hạt gây ra.

Như vậy có thể nói viêm họng hạt có gây khó thở, đau họng. Ngoài dấu hiệu này, người bệnh thường không sốt và các triệu chứng khác cũng rất nghèo nàn. Sự khó chịu nơi cổ họng không quá nặng nhưng lại kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng mà nếu không có sự can thiệp của y học thì không thể phát hiện và điều trị dứt điểm được.

Ngoài viêm họng hạt, đau họng khó thở còn là triệu chứng bệnh gì?

Chúng ta không mặc định đau họng khó thở là bệnh viêm họng hạt bởi vì triệu chứng này có thể báo động nhiều tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý khác.

– Đau họng khó thở do mắc dị vật trong cổ họng: Một số dị vật dễ mắc trong cổ họng khi ăn uống nhất là xương cá, xương gà và hạt của các loại quả. Khi không được loại bỏ, chúng sẽ cản trở đường hô hấp, gây đau cổ họng kèm khó thở. Đối với hóc xương, nếu để lâu sẽ gây viêm nhiễm nặng trong họng. Còn với các dị vật khác có kích thước lớn hơn, chúng có thể bịt kín đường thở và gây tử vong.

– Đau họng khó thở do viêm amidan: Amidan cũng chứa các tế bào lympho có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào cổ họng và khi phải hoạt động quá sức, chúng sẽ bị sưng đỏ – đó chính là viêm amidan cấp tính. Viêm amidan cấp tính tái diễn nhiều lần sẽ trở thành viêm amidan mạn tính, chức năng bảo vệ của amidan cũng vì thế mà giảm xuống rất nhiều.

Khi bị viêm amidan, amidan sẽ sưng to lên khiến việc nuốt hay hít thở qua đường miệng gặp nhiều khó khăn, kết quả là người bệnh cảm thấy đau cổ họng kèm khó thở kéo dài. Xác vi khuẩn và xác bạch cầu ở đây tạo thành những cục mủ rất hôi, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như khô họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi.

Amidan thực tế là một cơ quan có vai trò bảo vệ sức khỏe, do đó không phải hễ cứ viêm amidan là phải cắt. Thay vào đó để điều trị triệt để, nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng.

Nguồn: chúng tôi

Bệnh Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em

1. Viêm họng hạt ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em là một dạng của viêm họng mãn tính quá phát. Các lympho bào ở thành họng do phải tiêu diệt các vi sinh vật có hại liên tục trong thời gian dài nên bị nở to ra tạo thành các hạt.

Bệnh viêm họng thường hình thành ở phía sau thành họng, với kích thước của các hạt khác nhau. Các hạt này thường bị kích thích khiến người bệnh có cảm giác đau ngứa rát cổ họng và khó chịu khi nuốt.

Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên viêm họng hạt ở trẻ em vẫn phổ biến nhất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

2. Nguyên nhân viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Do các vi khuẩn, virus: Virus hợp bào, virus gây cúm, sỏi, virus adeno, phế cầu, H. influenzae – vi trùng trực cầu khuẩn gram âm, liên cầu khuẩn.

Vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ hoặc sai cách.

Thường xuyên ăn các đồ ăn quá cay nóng hoặc quá lạnh.

Biến chứng của bệnh viêm họng cấp.

Bị viêm xoang và viêm mũi.

Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.

Mắc một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng…

3. Bé bị viêm họng hạt có dấu hiệu gì?

Khi bé bị viêm họng hạt, đa số trẻ sẽ xuất hiện một trong các triệu chứng sau, phụ huynh cần hết sức chú ý.

Ngứa cổ họng: Các hạt trong họng gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến biểu hiện ngứa cổ họng. Một số bé cảm thấy rát cổ họng, khô cổ họng và thường xuyên khát nước.

Nuốt vướng: Do các hạt cản trở quá trình nuốt nên bệnh nhân cảm thấy nuốt vướng, bên trong cổ họng có dị vật, thậm chí bị đau cổ họng khi nuốt. Do khó ăn uống, nhiều bé bị viêm họng hạt bị sụt cân nghiêm trọng và suy nhược cơ thể.

Xuất hiện các hạt li ti trong họng: Viêm họng hạt có triệu chứng đặc trưng nhất là bề mặt vòm họng xuất hiện những hạt li ti có kích thước khá đa dạng, có thể bằng đầu tăm hoặc hạt đậu xanh.

Phù nề niêm mạc họng: Cổ họng bị phù nề và sưng đỏ, thậm chí có thể thấy các mạch máu nhỏ ở khu vực vòm họng.

Một số trường hợp hạch amidan cũng bị sưng to.

Ho khan hoặc ho có đờm: Ngứa rát khó chịu bên trong họng khiến cho trẻ bị ho khan hay ho có đờm, thường xuyên húng hắng, song song đó là tình trạng thay đổi giọng nói.

Sốt vừa hoặc sốt cao, người ớn lạnh, trẻ nhỏ có thể gặp tình trạng sốt cao co giật, chóng mặt và mất thăng bằng,…

Một số dấu hiệu khác khi viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh: Ho ra máu, sưng hạch góc hàm, đau từ miệng lên mang tai hay hắt hơi sổ mũi,… cũng có thể xuất hiện khi bị bệnh viêm họng hạt.

4. Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em

Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em khá phức tạp do bé còn nhỏ, nên các phương pháp điều trị cho người lớn không phù hợp trong nhiều tình huống.

4.1 Cách chữa viêm họng hạt cho trẻ em bằng Tây y

Dùng thuốc tây là cách chữa viêm họng hạt cho trẻ em phổ biến nhất, thường sử dụng trong các trường hợp bệnh mới phát, triệu chứng bệnh còn nhẹ.

Các loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm họng hạt gồm:

Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ.

Đối với bệnh lý trở nặng, bác sĩ sẽ ứng dụng điều trị hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại, giúp người bệnh sớm thoát khỏi bệnh tật nhanh chóng.

4.2 Các bài thuốc chữa viêm họng hạt cho trẻ em

Bên cạnh việc chữa viêm họng hạt cho trẻ em bằng tây y, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng hạt hiệu quả bằng Đông y.

Các bài thuốc chữa viêm họng hạt là phương pháp khá an toàn và rất dễ dàng thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để chữa trị bệnh tại nhà không tốn kém.

Chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng nước ép khoai tây

Khi bé bị viêm họng hạt gây sốt, ho và đau kéo dài, mẹ có thể dùng khoai tây để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước.

Cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.

Người bệnh sử dụng nước ép khoai tây để súc miệng mỗi ngày. Cần thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để thấy hiệu quả.

Cách chữa viêm họng hạt cho trẻ em bằng phương pháp này sẽ giúp tình trạng viêm họng hạt sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chữa viêm họng hạt ở trẻ nhỏ bằng rau diếp cá

Lá rau diếp cá cũng là một trong những bài thuốc dân gian mẹ có thể dùng để chữa viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lấy một nắm rau diếp cá, rửa sạch rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.

Dùng nước cốt này đun sôi với nước gạo đặc.

Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 nước rau diếp cá, nên kiên trì dùng vài ngày sẽ có kết quả rất tốt. Đây là cách chữa viêm họng hạt được sử dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả cao.

Cách chữa viêm họng hạt cho trẻ em bằng mật ong

Trong dân gian, mật ong là cách chữa viêm họng hạt hiệu quả được ông cha ta sử dụng rất nhiều.

Sử dụng mật ong điều trị viêm họng hạt rất đơn giản, chỉ cần đem mật ong pha cùng với cốc nước ấm và khuấy đều lên cho tan mật ong là có thể uống được.

Áp dụng đều đặn cách này chỉ sau một thời gian ngắn triệu chứng ho do viêm họng hạt sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp mật ong cùng với thìa nước cốt chanh hoặc tỏi để tăng thêm phần hiệu quả cho việc điều trị viêm họng hạt ở trẻ em.

+ Viêm loét họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5. Cách vệ sinh phòng bệnh viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bên cạnh tìm hiểu về cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất thì người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Chỉ bằng áp dụng những thói quen lành mạnh, người bệnh có thể ngăn ngừa các rủi ro từ bệnh viêm họng hạt gây ra.

Súc miệng bằng nước muối để việc vệ sinh răng miệng và họng được sạch sẽ. Ngoài ra muối còn có tính sát khuẩn rất tốt cho bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ vi khuẩn và virus không có điều kiện trú ẩn và gây bệnh.

Sử dụng máy làm ẩm để tránh cảm giác khô rát ở đường hô hấp và cổ họng là phương pháp phòng tránh viêm họng hạt hữu hiệu.

Khi bị viêm họng hạt, cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, trà đặc và cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giúp nâng cao miễn dịch và hỗ trợ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Chủ động giữ ấm vào những ngày thời tiết chuyển mùa, ngày lạnh, đặc biệt nên giữ ấm ở cổ (bộ phận nhạy cảm, dễ bị tấn công) bằng cách quàng khăn mặc áo cao cổ…

Tập luyện thể dục thể thao kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

6. Lưu ý khi bé bị viêm họng hạt

Đối với trẻ em, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn rất yếu, vì thế các mẹ cần biết rõ bé bị viêm họng hạt kiêng gì nhằm gia tăng hiệu quả điều trị và phòng bệnh quay lại.

Các mẹ cần lưu ý những điều sau khi bé bị viêm họng hạt:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần một ngày.

Thường xuyên cho trẻ nhỏ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chất thải, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá và ổ dịch viêm họng nhằm tránh bệnh viêm họng hạt.

Không nên cho trẻ nhỏ ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ và chân cho bé khi thời tiết trở lạnh.

Vệ sinh mũi họng cho bé đều đặn bằng nước muối sinh lý.

Khi cho bé ra ngoài, các mẹ cần phải đeo khẩu trang cho bé.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ bằng cách ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, rau xanh và các loại nước ép chứa vitamin.

Cho trẻ uống nhiều nước lọc

Lau khô mồ hôi cho bé khi bé vận động nhiều.

7. Địa chỉ chữa viêm họng hạt ở trẻ em uy tín tại Hà Nội

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở cổ họng, mẹ cần đưa bé đến các địa chỉ y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng muốn có thể xảy ra.

Vậy khi bé bị viêm họng hạt phải làm sao, đi khám ở đâu an toàn hiệu quả:

Hiện nay, bệnh viện đa khoa An Việt đang là một trong những địa chỉ y tế điều trị để có cách chữa viêm họng hạt hiệu quả.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm thực hiện khám và chữa trị bệnh hiệu quả.

Các máy móc y tế hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài về, đảm bảo hỗ trợ chữa trị bệnh tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, hiện đại.

Chi phí điều trị hợp lý, công khai, theo đúng quy định của Bộ Y Tế.

Bệnh Viêm Họng Hạt Mãn Tính Có Chữa Khỏi Được Không

Viêm họng cấp tính dễ tiến triển thành mãn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong những dạng viêm họng mãn tính thường gặp là viêm họng hạt. Bệnh viêm họng hạt mãn tính có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau.

Viêm họng hạt là gì?

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, vệ sinh răng miệng kém, các bệnh tai-mũi-họng không được chữa trị, sức đề kháng của cơ thể kém,… tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh lý đường hô hấp tấn công. Phổ biến nhất là bệnh viêm họng. Bệnh diễn biến qua 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính.

+ Viêm họng cấp tính gồm: viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc.

+ Viêm họng mãn tính gồm: viêm họng xuất tiết, viêm họng teo, viêm họng quá phát (viêm họng hạt).

Bệnh viêm họng hạt mãn tính có chữa khỏi được không?

Viêm họng cấp tính dễ dàng chữa khỏi nhưng nhiều người do chủ quan, cũng như điều trị viêm họng không đúng cách và triệt để tạo cơ hội cho viêm họng mãn tính phát triển. Đặc biệt là viêm họng hạt, thường gặp ở độ tuổi trưởng thành.

Một khi đã tiến triển thành mãn tính bệnh khó có thể điều trị dứt điểm mà thường các phương pháp điều trị viêm họng hạt chỉ có tác dụng loại bỏ triệu chứng và hạn chế chúng tái phát. Việc áp dụng đúng cách chữa viêm họng, kiên trì và ý thức cá nhân người bệnh đóng vai trò quan trọng quyết định đến kết quả chữa trị. Các cách điều trị viêm họng hạt mãn tính hiện nay là:

– Dùng thuốc điều trị viêm họng hạt: Thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đờm, thuốc hạ sốt và một số thuốc hỗ trợ khác. Các loại thuốc Tân dược là con dao 2 lưỡi, mang lại hiệu quả nhanh song lại tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan. Do đó, đây cũng không phải là cách điều trị viêm họng hạt mãn tính tốt nhất khi biểu hiện bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính cũng được khuyên thực hiện một số biện pháp sau đây giúp hỗ trợ chữa bệnh và phòng bệnh tái phát:

+ Tránh thực phẩm gây kích ứng cổ họng, kiêng đồ ăn quá lạnh, quá cay và nóng; kiêng rượu bia, chất kích thích.

+ Hạn chế nói nhiều, tránh to tiếng vì khi nói áp lực lên vùng cổ là rất lớn.

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

+ Bảo vệ đường hô hấp cẩn thận, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại hay khi trời lạnh.

+ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.