Viêm Đại Tràng Co Thắt Có Triệu Chứng Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Đại Tràng Co Thắt Có Dấu Hiệu Gì

Đại tràng co thắt (hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích) là bệnh lý rối loạn chức năng của đại tràng. Đại tràng của người bệnh hoạt động 1 cách bất thường, có thể tăng co bóp, giảm co bóp hoặc thậm chí là lúc tăng lúc giảm dẫn đến hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện…

Nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo các chuyên gia: bệnh lý này khởi phát chủ yếu là do sự rối loạn trục chức năng não-ruột.

+ Bình thường, hoạt động của đại tràng nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung được chỉ huy bởi trung tâm của hệ thần kinh là não bộ. Hoạt động của não bộ ổn định thì đại tràng mới hoạt động tốt được.

+ Khi hoạt động của não bộ bị rối loạn vì 1 nguyên nhân nào đó (do tâm lý tiêu cực, căng thẳng stress, buồn đau quá mức, suy nghĩ nhiều, lo lắng thường xuyên…) sẽ ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng mà gây ra bệnh.

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn hội chứng ruột kích thích là: yếu tố di truyền, dị ứng với thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, sự rối loạn hormon nội tiết trong cơ thể…

Trên lâm sàng, các dấu hiệu điển hình của bệnh đại tràng co thắt là:

Đây là triệu chứng phổ biến mà người bệnh đại tràng co thắt nào cũng có. Mặc dù là triệu chứng thường gặp nhưng đau bụng không phải là triệu chứng điển hình vì cũng có nhiều căn bệnh khác cũng có biểu hiện như vậy.

Bệnh nhân thường bị đau bụng dữ dội, đau quặn, ít khi đau âm ỉ và thi thoảng có những cục rắn nổi lên dọc theo khung đại tràng. Đau thường tăng lên nhiều khi người bệnh có những trạng thái tâm lý bất thường và giảm đi sau khi trung tiện hoặc đại tiện.

Triệu chứng này ở mỗi trường hợp người bệnh lại biểu hiện khác nhau: người bị tiêu chảy, người bị táo bón, người lúc bị táo bón, lúc tiêu chảy, người bị táo lỏng xen kẽ kiểu đầu rắn đuôi nát…

Tình trạng rối loạn đại tiện của người bệnh đại tràng co thắt sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng giảm của nhu động ruột hay sự co bóp của đại tràng:

+ Nếu nhu động ruột tăng, phân bị đẩy ra ngoài nhanh chóng trong tình trạng thừa nước và muối khoáng, gây ra hiện tượng tiêu chảy.

+ Còn nếu nhu động ruột giảm, thức ăn bị lưu giữ lâu trong đường ruột và bị hấp thụ hết nước, dẫn tới phân quá khô gây ra táo bón.

Nếu không có biện pháp khắc phục; tình trạng này kéo dài liên tục sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc.

Chắc chắn rồi, khi mà nhu động ruột hay hoạt động co bóp của đại tràng bị rối loạn thì chức năng tiêu hóa sẽ không thể tốt được. Chức năng tiêu hóa không tốt khiến cho thức ăn không được phân giải hoàn toàn, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình ở người bệnh đại tràng co thắt là đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, mất cảm giác ngon miệng…

Tiếp theo, dấu hiệu bệnh đại tràng co thắt thứ tư là hiện tượng đi ngoài phân lẫn nhiều chất nhầy. Chất nhầy ở phân là do dịch tiêu hóa tiết ra quá nhiều mà không sử dụng để tiêu hóa hết được.

Triệu chứng này xảy ra ở khá nhiều trường hợp người bệnh và kèm theo là tình trạng phân có mùi hôi bất thường rất khó chịu.

Ngoài 4 triệu chứng trên thì người bệnh hội chứng ruột kích thích còn có một vài dấu hiệu khác như: hay bị nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu thất thường…

Một số trường hợp người bệnh đại tràng co thắt có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như: nội soi đại tràng, chụp X-quang ổ bụng, xét nghiệm phân, xét nghiệm công thức máu…

Tuy nhiên trong thực tế xét nghiệm cận lâm sàng không phải là phương pháp chính dùng để chẩn đoán bệnh đại tràng co thắt bởi vì đây là bệnh lý rối loạn chức năng co bóp của đại tràng và không có những tổn thương viêm loét trên niêm mạc.

Những xét nghiệm cận lâm sàng kể trên thường được dùng để loại trừ một số căn bệnh khác dễ nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích như , polyp đại tràng hay …

Hiện nay có rất nhiều người bệnh đại tràng co thắt vì muốn giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà lạm dụng thuốc tây thường xuyên. Đây là 1 sai lầm cần phải được loại bỏ vì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các thuốc tây rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân tự ý dùng mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ hay chuyên gia thì không những không chữa được bệnh mà còn gặp phải rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cơ thể:

+ Tất cả các loại thuốc tân dược đều là loại thuốc tổng hợp hóa dược nên sẽ luôn có các tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

+ Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tây là dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, gây nôn, đau dạ dày, hại gan thận, độc với thần kinh, thính giác…

Hơn nữa các thuốc tây hầu như chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không giải quyết được căn nguyên của bệnh nên hiệu quả mang lại chỉ mang tính chất tạm thời không trị được dứt điểm bệnh.

Người bệnh đại tràng co thắt cần phải chú ý đến vấn đề tâm lý của mình:

+ Tránh tình trạng căng thẳng stress kéo dài.

+ Tránh suy nghĩ nhiều, lo lắng đến những vấn đề không cần thiết trong cuộc sống.

+ Tránh thức khuya, ngủ ít; thay vào đó bệnh nhân phải ngủ đúng giờ và đủ giấc.

+ Thường xuyên thư giãn đầu óc giải tỏa căng thẳng áp lực.

Đây là 1 vấn đề rất quan trọng bởi vì tâm lý xấu không những là nguyên nhân khởi phát đại tràng co thắt mà còn khiến cho những triệu chứng bệnh xuất hiện một cách thường xuyên và nặng nề hơn.

Điều đầu tiên người bệnh đại tràng cần phải ghi nhớ là ăn uống đúng giờ giấc, đúng bữa, tránh ăn lung tung, nhất là không được bỏ bữa. Điều này rất quan trọng để duy trì nhịp độ sinh học, ổn định chức năng của hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng.

Thứ hai, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng của mình, tránh ăn uống kiêng khem quá mức mà khiến cho cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng hoạt động:

+ Nếu đang bị táo bón thì người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, hoa quả… hay những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Đồng thời hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán…

+ Nếu đang bị tiêu chảy thì người bệnh cần phải kiêng những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, ăn ít các loại thức ăn giàu chất xơ, hạn chế ăn đồ ăn lạ miệng, đồ tanh… Đồng thời nên ăn các món ăn dạng hấp, luộc nấu.

+ Bia rượu và các đồ uống chứa cồn: chúng đều là những thức uống dễ làm “bào mòn”, tổn thương niêm mạc không chỉ của đại tràng mà với cả hệ tiêu hóa, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột nữa.

+ Thực phẩm chứa nhiều gluten (một loại protein liên kết với tinh bột) như: lúa mì, yến mạch, lúa mạch, bánh mì, mì ống… chúng dễ gây đầy bụng khó tiêu và làm nặng thêm các triệu chứng của người bệnh đại tràng co thắt.

+ Thức ăn sống, gỏi, đồ ăn để lâu, nguội lạnh: có thể chứa nhiều vi khuẩn dễ làm mất cân bằng vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa và đi ngoài.

+ Đồ muối chua, dấm, dưa muối, hành muối, cà muối: sẽ kích thích mạnh lên niêm mạc đường tiêu hóa, khiến các triệu chứng bệnh đại tràng càng thêm nặng nề hơn.

5-HTP hay 5-HydroxyTryptophan là 1 acid amin tự nhiên được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia. Đây là 1 loài cây thuộc họ đậu có nguồn gốc từ các quốc gia Tây Phi như Ghana, Bờ Biển Ngà và Togo…

Bổ sung 5-HTP hằng ngày sẽ mang đến rất nhiều lợi ích quý giá cho người bệnh đại tràng co thắt:

+ Khi vào trong cơ thể 5-HTP sẽ chuyển thành serotonin. Đây là 1 chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng stress, cải thiện tinh thần nên sẽ giúp giảm kích thích gây co thắt đại tràng, ổn định hoạt động chức năng của đại tràng.

+ Từ đó 5-HTP sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được những triệu chứng khó chịu như: đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi…

Ngoài ra 5-HTP còn có thể được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về thần kinh, tim mạch, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu…

BoniBaio – Giải pháp toàn diện khắc phục bệnh đại tràng co thắt

Để tạo ra sản phẩm toàn diện nhất dành cho người bệnh đại tràng co thắt, vừa loại bỏ được căn nguyên của bệnh vừa giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu, tập đoàn Viva đã kết hợp 5-HTP với hàng loạt thảo dược quý (bạc hà, hạt thì là, lá bài hương, gừng, hoàng liên, cây du trơn, đu đủ, lô hội…) cùng 6 tỷ lợi khuẩn đường ruột và một số dưỡng chất tự nhiên thiết yếu (5-HTP, Inulin, L-arginin)

+ 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium trong mỗi viên uống BoniBaio giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo ra lá chắn kép bảo vệ niêm mạc ruột non và đại tràng, làm lành vết loét và tổn thương ở niêm mạc đại tràng.

+ Bạc hà, lá bài hương: giúp giảm co thắt đại tràng, điều hòa nhu động đại tràng, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón.

+ Hạt thì là, Inulin: cung cấp chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón.

+ Gừng, hoàng liên: giúp chống viêm, kháng khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm triệu chứng tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi.

+ Bạch truật: giúp chống viêm, điều hòa cân bằng 2 chiều bao gồm cả tiêu chảy và táo bón (giúp cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần và giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi bị táo bón).

+ Lô hội, L- arginine: giúp làm mát gan, trợ tiêu hóa.

+ Chiết xuất đu đủ: bổ sung trực tiếp men papain giúp cơ thể tiêu hóa đạm, giúp người bệnh ăn uống được nhiều hơn.

+ Cây du trơn: giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau.

Đặc biệt tất cả các thành phần của BoniBaio đều được bào chế bằng công nghệ Microfluidizer của Mỹ và Canada. Đây là công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới giúp tối đa hóa khả năng hấp thu và tăng cường hiệu quả tác dụng của các thành phần lên gấp hàng chục lần so với các phương pháp bào chế thông thường.

Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniBaio đã trở thành “cứu cánh” cho hàng ngàn bệnh nhân, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và không còn phải lo lắng về bệnh đại tràng co thắt nữa.

“Anh bị đại tràng co thắt nên bụng cứ chướng lên sôi ùng ục, đầy hơi khó chịu, no cũng đau mà đói cũng đau, lúc thì tiêu chảy, lúc lại táo bón, có lần anh bị táo tới mười ngày tức là mười ngày không đi nổi, sờ bụng cứ thấy từng cục từng cục cứng nổi gồ lên ở bụng trái, khổ lắm.

Thật may mắn vì anh đã sớm gặp được sản phẩm BoniBaio; sau khoảng 4 lọ bụng dạ đã êm hẳn, nhẹ nhõm, bớt chướng và không còn sôi ùng ục nữa. Sau khoảng 2 tháng, bệnh gần như đỡ hoàn toàn, anh ăn uống cả hải sản, rượu bia, gia vị chua cay cũng vô tư, phân thành khuôn đẹp đẽ, anh mừng lắm”.

“Chị bị bệnh đại tràng co thắt nên bụng dạ rất yếu, cứ ăn đồ lạ bụng lại óc ách, sôi lên khó chịu, bụng chướng to, và nổi cục hẳn lên. Nhất là đồ chua cay, thịt mỡ, hải sản, ăn vào chưa kịp tiêu đã đi ngoài xì xoẹt ngay, phân nát, phân sống, nổi bọt, không thành khuôn…

Chị dùng BoniBaio ngày 4 viên, chỉ sau 4 lọ bệnh đã tiến triển rõ ràng, bụng không còn căng chướng khó chịu nữa. Sau 2 tháng, bệnh đỡ hẳn, mỗi ngày chỉ còn đi ngoài có 1 lần thôi, phân “rất đẹp” thành khuôn. Chị ăn uống vô tư hơn hẳn, nào là hải sản, BBQ, khế chua, đồ chiên rán, uống bia vui với bạn bè cũng chẳng sao”.

“Dùng BoniBaio với liều 4 viên mỗi ngày, bệnh tình của anh chuyển biến rất tốt. Trước đây anh thường bị cơn đau quặn bụng, co cứng nổi cục ở dọc khung đại tràng, hôm thì phân nát không thành khuôn, hôm lại nhỏ dẹt như phân dê, cứ đi xong lại buồn đi tiếp. Vì bệnh và ăn uống kiêng khem nên người anh gầy rộc đi, da dẻ vàng vọt xanh xao, người khẳng khiu như khúc gỗ. Bây giờ, không những các triệu chứng đau bụng đã hết mà phân đã thành khuôn bình thường, anh ăn uống không cần kiêng khem nên da dẻ hồng hào, người khỏe mạnh hẳn ra”.

Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt Nên Uống Thuốc Gì?

Bệnh viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì? Viêm đại tràng co thắt ( đau đại tràng co thắt ) là hiện tượng ruột già bị rối loạn trong quá trình tiêu hóa do các tác nhân như thức ăn không đủ tiêu chuẩn, virus, vi khuẩn…gây ra. Vậy để phòng ngừa bệnh thì bạn nên uống thuốc gì? như nào để hỗ trợ điều trị bệnh lý một cách tốt nhất.

Theo Wikipedia Viêm đại tràng co thắt ( hội chứng ruột kích thích) là một dạng viêm đại tràng thường gặp. Thuật ngữ này đề cập đến rối loạn chức năng của ruột già với biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái phát nhiều lần nhưng không xuất hiện tổn thương thực thể về mặt giải phẫu, sinh hóa hay tổ chức học.

Tùy theo mỗi bệnh nhân mà có những triệu chứng khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng bệnh đại tràng co thắt có thể gặp là:

Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đầy bụng, sình hơi

Thay đổi số lần đi cầu, tính chất phân thay đổi.

Tiêu chảy và táo bón thường xuyên.

Buồn nôn, khó tiêu và có cảm giác có cục vướng ở họng

Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ và đau cơ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 60% người có IBS cũng bị rối loạn tâm lý, thường lo lắng hoặc trầm cảm.

Đại tràng co thắt là sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,…

Bệnh đại tràng co thắt có thể gây ra cho người bệnh một số dấu hiệu sau:

Biểu hiện đi ngoài

Đi ngoài không hết phân mà không thể đi được.

Khi bị chứng co thắt đại tràng thường kèm theo các biểu hiện đi ngoài: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài không thành khuôn, lúc lỏng, lúc lại bị táo bón.

Trường hợp mạn tính khiến người bệnh khó chịu hơn khi vừa đi ngoài xong vài phút đã xuất hiện cơn đau quặn bụng và muốn đi ngoài tiếp.

Các cơn đau có thể xuất hiện sau khi người bệnh vừa ăn no, nhất là sau khi ăn các thức ăn khác lạ, những thức ăn nhiều gia vị, đặc biệt là chua, cay, lạnh, các thức ăn tanh, sống, chưa chín kỹ….

Khi người bệnh căng thẳng, hồi hộp lo âu diễn ra trong thời gian dài, cũng có thể khiến người bệnh có các cơn đau thắt.

Vị trí các cơn đau thường đau dưới rốn cộng với các dấu hiệu đau quặn bụng

Ngoài ra còn có các dấu hiệu như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu nên ta thường nhầm với những bệnh về dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt

Bệnh lý đường tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy cấp, viêm ruột,… là những nguyên nhân gây ra viêm đại tràng co thắt điển hình.

Rối loạn thần kinh: Rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý,… khiến các chất Serotonin (chất kiểm soát tín hiệu thần kinh giữa đường tiêu hóa và não bộ) bị nhiễu loạn.

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Đồ ăn, thức uống ôi thiu, để lâu ngày có chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ hoặc vi khuẩn lỵ amip,…

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Dùng nhiều kháng sinh về đường ruột sẽ gây loạn khuẩn tại đại tràng và dẫn đến viêm đại tràng co thắt.

Thay đổi nội tiết tố: Khoảng 70% số bệnh nhân là ở phụ nữ. Sự thay đổi nội tiết đã tác động đến đại tràng và gây ra các tổn thương để hình thành bệnh.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh như: Căng thẳng, dùng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), ăn quá chua cay,…

Hiện nay để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ dựa vào 2 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chí Manning: Chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện điển hình như có chất nhầy trong phân, đau bụng giảm đáng kể sau khi đi tiêu, có cảm giác đi tiêu không hết và đặc điểm của phân thay đổi (độ đặc).

Tiêu chuẩn Rome: Tiêu chuẩn này đưa ra chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng như vùng bụng đau và khó chịu dai dẳng xảy ra trong ít nhất 3 ngày/ tháng và diễn ra liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, tiêu chuẩn Rome còn xác định bệnh qua sự thay đổi của phân và tăng số lần đi tiêu trong ngày.

Ngoài chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán qua một số hệ quả/ biến chứng của bệnh như sụt cân, rối loạn giấc ngủ, thiếu sắt, suy nhược,…

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng có mức độ nặng (chảy máu trực tràng, sốt, đau bụng dữ dội và không thuyên giảm sau khi đi tiêu), bác sĩ có thể chỉ định nội soi, chụp CT, X-Quang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, test hơi thở,… để loại trừ các bệnh lý khác ở đường ruột như bệnh Celiac, bệnh Crohn, ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm đại tràng mãn tính do nhiễm trùng,…

Các loại thuốc trị đại tràng co thắt hiệu quả

1.Thuốc trị dấu hiệu tiêu chảy

Đây là những nhóm thuốc dùng để cầm tiêu chảy, trị chứng phân lỏng nát

Thuốc Actapulgite sử dụng 2-3 gói mỗi ngày.

Thuốc Smecta, uống 2-3 gói/ngày.

Thuốc Loperamid loại 2mg/viên, nên thử liều từ 1-2 viên/ngày, sau đó điều chỉnh theo triệu chứng lâm sàng.

Nhóm thuốc này có công dụng làm chậm nhu động ruột, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả.

Lưu ý: khi phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không tự động mua thuốc sử dụng, nếu thấy cần thiết dùng, cần có chỉ định của bác sĩ.

2.Thuốc chống viêm

Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định như:

Sulfasalazine (Azulfidine),

Mesalamine (Tidocol, Rowasa…),

Balsalazide (Colazal),

Olsalazine (Dipentum).

Đây là loại thuốc tây không thể thiếu trong điều trị viêm đại tràng, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.

3.Thuốc chống co thắt, ức chế cơ trơn

Thuốc tiêm

Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 40mg/ống sử dụng 1-3 ống/ngày.

Thuốc uống

Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/viên, sử dụng 4 viên/ngày.

Thuốc Mebeverin (Duspatalin) loại 100mg/viên, uống 2-4 viên/ngày.

Những loại thuốc trên có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn do đó làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ hoặc đặc biệt không thể dùng cho một số trường hợp. Chính vì vậy khi sử dụng nên tham khảo và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

4.Thuốc trị chướng bụng đầy hơi

Thuốc Trimebutin (Debridat) loại 100mg/viên, liều lượng từ 1-6 viên/ngày.

Domperidol

Thuốc có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên đặc biệt chú ý: Hai loại thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, khi dùng nên chú ý thuốc có thể gây tác dụng phụ.

5.Thuốc điều trị dấu hiệu táo bón

Thuốc uống

Thuốc Folax loại 10g/gói, liều lượng uống 1-2 gói/ngày.

Thuốc Sorbitol loại 5g/gói, liều lượng sử dụng 1-3 gói/ngày.

Thuốc Duphalac loại 10g/gói, sử dụng với liều lượng 1-3 gói/ngày.

Thuốc dùng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nhưng chỉ dùng để điều trị táo bón tạm thời, không được dùng kéo dài.

Thuốc tiêm, bơm trực tràng:

Sử dụng thuốc Microlax 3ml/ống dùng cho trường hợp táo bón do co thắt trực tràng hậu môn

6.Thuốc chống trầm cảm

Trong điều trị viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng là:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như Amitriptyline).

Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (Citalopram, Fluoxetine và paroxetine).

Ưu- nhược điểm của thuốc trị đại tràng co thắt

Ưu điểm:

Thuốc trị đại tràng co thắt dễ mua, dễ uống và mang lại tác dụng nhanh, điều trị dấu hiệu 1 cách nhanh chóng

Thuốc dễ mang đi mang lại không lo sắc hay đun như những loại thuốc Đông dược

Nhược điểm

Chính vì thuốc điều trị nhanh các triệu chứng nên nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như:

Suy giảm chức năng gan thận,

Tổn thương dạ dày,

Tăng men gan,

Tăng huyết áp

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị đại tràng co thắt

Người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau khi sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh đại tràng:

Không tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc phải dùng đủ liều, đúng thời gian quy định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng gây tác dụng phụ.

Không nên dừng giữa chừng khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Chỉ dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt Và Cách Nhận Biết

5 triệu chứng viêm đại tràng co thắt thường gặp

Các dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt có thể khác nhau từ người này qua người khác và có thể nhầm lẫn với một số bệnh dạ dày. Nhưng hầu hết chúng đều có các biểu hiện phổ biến mà bạn có thể nhận biết như:

1. Rối loạn tiêu hóa

Ở người bệnh viêm đại tràng co thắt, chức năng tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó rối loạn tiêu hóa được xem là triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt đặc trưng nhất. Các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, ợ hơi có thể gặp thường xuyên ở người bệnh. Tuy nhiên những chúng cũng có thể gặp ở những người bệnh đau dạ dày, bệnh viêm trực tràng…Người bệnh cần theo dõi thêm và dựa vào những yếu tố phía dưới để khẳng định chính xác mình có mắc căn bệnh này hay không

2. Bất thường trong đại tiện.

Kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa thì người bệnh có thể nhận thấy những bất thường trong việc đại tiện của mình như:

Thay đổi thói quen đi đại tiện: Nếu như trước đây người bệnh có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng thì khi mắc bệnh viêm đại tràng co thắt người bệnh có dấu hiệu đi ngoài bất cứ lúc nào trong ngày, kể cả vào ban đêm.

Tiêu chảy là biểu hiện viêm đại tràng co thắt người bệnh có thể gặp thường xuyên và đi ngoài nhiều lần trong ngày với số lần ít hay nhiều tùy theo tình trạng bệnh.

Đôi khi quan sát phân có hiện tượng táo lỏng xen kẽ, tức đầu phân thì rắn còn phía đuôi phân lại lỏng và nát.

Người bệnh có cảm giác mót rặn ngay cả khi vừa mới đi ngoài xong.

3. Đau bụng

Hiện tượng viêm đại tràng co thắt cũng thường xuyên gây ra các cơn đau ở vùng bụng mỗi khi đại tràng co thắt mạnh. Các cơn đau bụng này có đặc điểm:

Cảm giác đau không tập trung ở một vị trí cụ thể

Các cơn đau này có lúc thì xuất hiện kéo dài âm ỉ, có lúc lại trở nên dữ dội tùy theo đại tràng có thắt mạnh hay nhẹ.

Cơn đau tăng mạnh sau khi người bệnh ăn các thức ăn lạ hoặc ăn các thức ăn gây kích thích như đồ chua, cay, uống rượu…

Biểu hiện đau sẽ giảm hoặc biến mất sau khi đi đại tiện.

Kèm theo sự xuất hiện của các cơn đau là cảm giác khó chịu ở bụng. Nếu dùng tay ấn vào bụng sẽ thấy vùng bụng của người bệnh có biểu hiện mềm, chướng căng, đôi khi có thể sờ thấy các cục u cứng nổi lên ở các vị trí dọc theo khung của đại tràng.

4. Phân có lẫn chất nhày hoặc máu

Mỗi khi đại tràng co thắt thì các vết loét trong lòng đại tràng sẽ tiết ra nhiều dịch tiết hơn, một số bệnh nhân bị viêm loét nặng có thế bị xuất huyết đại tràng. Các chất nhày và máu sẽ theo phân đi ra ngoài. Máu chảy ra ngoài nhiều hay ít tùy theo tình trạng của bệnh. Đây là một dấu hiệu viêm đại tràng co thắt mà bạn có thể dễ dàng quan sát được khi đi vệ sinh.

5. Các biểu hiện bên ngoài

Bên cạnh các triệu chứng viêm đại tràng co thắt kể trên, bạn có thể nhận biết căn bệnh này thông qua một vài biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân như: chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu, sụt giảm cân nặng, mất ngủ… Đây là các triệu chứng không thể tránh khỏi khi mắc căn bệnh viêm đường tiêu hóa này.

Cách nhận biết, chẩn đoán viêm đại tràng co thắt

Có thể nhận thấy các biểu hiện bệnh viêm đại tràng co thắt đã trình bày ở trên rất giống với đặc điểm nhận dạng của các căn bệnh viêm đường tiêu hóa khác, do vậy để khẳng định chắc chắn mình mắc căn bệnh này cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình, khi thấy một trong các dấu hiệu trên bệnh nhân nên tới bệnh viện khám. Căn bệnh này có thể được nhận biết chính xác thông qua một số kỹ thuật chuẩn đoán trong y học như:

Xét nghiệm máu: Các chỉ số máu của người viêm đại tràng co thắt không có gì khác lạ.

Xét nghiệm phân: Không tìm thấy vi khuẩn trong phân của người bệnh, phân có thể lẫn máu hoặc không.

Chụp X- Quang đại tràng: Có thể tìm thấy những hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng với các dạng như hình chồng đĩa hoặc hình thẳng đuỗn.

Nội soi trực tràng sigma hoặc đại tràng thấy niêm mạc phía trong của các bộ phận này có màu hồng, nhiều chất nhày, có thể thấy niêm mạc bị xung huyết ở mức độ nhẹ, hoạt động có bóp của đại tràng tăng, nhu động giảm.

Xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học niêm mạc hoàn toàn bình thường không có bất thường trong cấu trúc.

Bệnh viêm đại tràng co thắt thường xuyên tái phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Việc nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hiện nay, những dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt xuất hiện ở khá nhiều người bệnh, nhưng không phải ai cũng cần tới sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Tuy nhiên, việc này cũng là cần thiết và bạn nên tiến hành sau đó để bác sĩ cho lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh.

Các triệu chứng nghiêm trong hơn, mà bạn cần tới gặp bác sĩ gồm:

Hiện tượng chảy máu trực tràng

Các cơn đau bụng tiến triển nặng thêm hoặc xảy ra nhiều vào đêm.

Bị giảm cân trầm trọng trong thời gian ngắn.

Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh, làm giảm triệu chứng đau đại tràng co thắt, kiểm tra kỹ hơn xem có khả năng mắc các bệnh ung thư đại tràng hay không, đồng thời giúp bạn tránh các biến chứng không mong muốn.

Bệnh Viêm Đại Tràng Co Thắt Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phòng Ngừa

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản:

Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.

Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, và một trong những nguyên nhân điển hình có thể kể tới là:

Thức ăn: Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh – thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp có thể tác động đến đại tràng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột co bóp bất thường.

Căng thẳng thần kinh, stress: Tình trạng này gây ra rối loạn serotonin – nội tiết tố được sản xuất ra bởi ruột và có tác động đến các thần kinh của quai ruột. Vậy nên việc rối loạn serotonin sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động nhu động ruột.

Rối loạn nội tiết tố: Ở những giai đoạn như dậy thì, hành kinh,… nguy cơ bị bệnh có thể gia tăng. Đây cũng là lý do vì sao căn bệnh này lại gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây y đa phần có dược tính rất mạnh, nếu sử dụng trong thời gian sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong đại tràng, khiến gây loạn khuẩn đường ruột.

Do rối loạn nhu động ruột

Việc chẩn đoán ra bệnh viêm đại tràng co thắt được xem là khó khăn và phức tạp. Với từng bệnh nhân mà Bác sĩ đưa ra các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.

Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán

Nếu trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng …

Bệnh viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt dễ nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Đau bụng đa dạng, có thể đau sau khi ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh…

Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, thế nên hầu hết người bệnh bị viêm đại tràng co thắt không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.

Nổi cục ở bụng

Quanh vùng bụng bị đau, người bệnh có thể sờ thấy cục nổi lên. Lý do là vì khi một phần đại tràng đang co thắt lại sẽ khiến đoạn bên cạnh phình to hơn và nổi thành cục.

Do đại tràng co thắt bất thường nên chức năng tiêu hóa của bệnh nhân cũng bị rối loạn. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên mót rặn và tần suất đại tiện cũng gia tăng, trung bình từ 2-6 lần/ngày. Khi đại tiện thường đi phân lỏng, không thành khuôn hoặc táo bón, phân khô và cứng. Trong phân có thể dính dịch nhầy, nhưng không bao giờ lẫn máu.

Hầu hết người bệnh đều cho biết, hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Nhưng, cũng có nhiều bệnh nhân viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp.

Có nhiều bệnhđại tràng có biểu hiện tương tự như trên như, tuy nhiên chỉ khi triệu chứng bệnh lặp đi lặp lại trong thời gian dài trên 3 tháng thì mới có thể chẩn đoán đây là viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Tuy viêm đại tràng co thắt không gây ảnh hưởng ngay tới tính mạng của con người nhưng những triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, táo bón kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt cũng như giảm chất lượng cuộc sống. Bênh cạnh đó, có thể dẫn bệnh trĩ, các bệnh đường tiêu hóa khác…

Bệnh không được chữa trị để lâu có thể trở nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống:

Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra bất cứ khi nào và không kiểm soát được khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng

Người bệnh phải kiêng khem khổ sở do thức ăn là một trong những yếu tố kích phát các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh ngại tụ tập, đi chơi, đi du lịch…gây xáo trộn cuộc sống.

Người bệnh dễ bị rối loạn tâm trạng do các triệu chứng đau bụng đi ngoài xảy ra thường xuyên. Người bệnh lo lắng, chán nản khiến bệnh càng nặng thêm, bệnh nặng người bệnh lại càng

stress…và trở thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh mãi không khỏi.

➤ Xem đầy đủ: Bệnh viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Điều trị viêm đại tràng co thắt

Điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc sau đây được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh:

Thuốc chống co thắt đại tràng: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm co thắt bụng nhờ cơ chế thư giãn các cơ trong ruột.

Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng, điều hòa nhu động ruột có thể giúp giảm táo bón.

Thuốc cầm tiêu chảy: Các loại thuốc cầm tiêu chảy bao gồm Actapulgite và Loperamid giúp làm chậm sự co bóp của cơ ruột.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs): Thuốc chống trầm cảm thường giúp giảm đau bụng do căng thẳng và lo âu.

Các loại thuốc đặc hiệu cho điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt gồm có:

Alosetron (Lotronex): Alosetron là thuốc được sử dụng để điều trị tiêu chảy nặng ở phụ nữ.

Geliprostone (Amitiza): Geliprostone thường dùng để điều trị táo bón ở phụ nữ.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây nên theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dùng mà không có đơn. Nếu gặp vấn đề gì bất thường, ngừng dùng thuốc lại ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Điều trị viêm đại tràng co thắt bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm những bài thuốc dân gian sau để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Củ riềng: Thái nhỏ riềng, cho vào nước sôi hãm như hãm nước chè trong 20 phút. Dùng nước này uống 3 lần/ngày.

Lá mơ + Trứng gà: Thái nhỏ lá mơ rồi trộn đều với trứng gà. Đặt lá chuối vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa rồi lên để nướng. Khi chín lấy ra ăn.

Rau diếp cá: Sao khô lá diếp cá rồi dùng để pha nước uống như pha trà.

Cây vối: Vò nát lá vối rồi đun lấy nước uống hàng ngày

Những mẹo dân gian thường đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc. Chúng ta có thể dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị chính chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Nên ăn thịt, cá, trứng và sữa không chứa lactose.

Bột yến mạch có thể giúp bạn giảm chướng bụng và đầy hơi.

Khoảng 2-2,5 lít mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây.

Rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp ngăn chặn táo bón.

Sữa chua và thực phẩm giàu prebiotic để kích thích tăng cường lợi khuẩn.

Thể dục thể thao bằng những môn tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Không nên:

Sử dụng những loaij đồ ngọt không đường, những thực phẩm có hóa chất sorbitol thường được tìm thấy trong một số loại kẹo cao su vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Nên tránh xa những đồ uống chứa cồn như rượu, bia, thức uống chứa caffeine như cà phê, ca cao và nước ngọt có ga vì sẽ làm tăng cơn co thắt ở ruột.

Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa như đậu, cần tây, hành tây, cà rốt, nho khô, chuối, mơ, mận và mầm cải brussel sẽ làm tăng chứng đầy hơi ở người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những đồ ăn như hải sản, bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, sữa có chứa lactose và dưa muối sẽ làm tăng nguy cơ táo bón.

Loại bỏ những đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng bởi nó ảnh hưởng tới tiêu hóa của bạn

5. Phòng tránh viêm đại tràng co thắt

Để phòng tránh viêm đại tràng một cách hiệu quả thì lời khuyên cho bạn là bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh. Một khi đã có dấu hiệu của bệnh bạn cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và giải quyết dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính. Để phòng bệnh, cần ăn uống đảm bảo vệ sinh. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, chất chua, cay trong các bữa ăn hằng ngày…

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Thực phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh