Viêm Cầu Thận Có Triệu Chứng Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Viêm Cầu Thận

Các triệu chứng viêm cầu thận phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, vào dạng cấp tính hay mạn tính hay nguyên nhân chính gây ra bệnh. Thông thường, người bị viêm cầu thận sẽ có các biểu hiện sau:

1.1 Triệu chứng viêm cầu thận cấp

– Giai đoạn khởi phát: người bệnh cảm giác mệt mỏi toàn thân, sút cân, có thể sốt nhẹ từ 38 – 39°C không rõ nguyên nhân. Đa số người bệnh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn. Bên cạnh đó bệnh nhân thấy đau nhẹ vùng thắt lưng ở hai bên.

– Giai đoạn toàn phát có các dấu hiệu viêm cầu thận cấp rõ ràng hơn như:

Nước tiểu bị sẫm màu lại, có màu trà – dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm cầu thận.

Bọt nước tiểu do thừa protein.

Phù nề: biểu hiện sưng phù hai mi mắt, phù mặt sau đó nhanh chóng lan toàn thân (phù nề thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân…). Phù trong viêm thận cấp có thể nặng hơn với phù toàn thân: tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não.

Tiểu ít: phù nề, ứ trệ tuần hoàn tại ở viêm làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến thận dẫn đến giảm lượng nước tiểu.

Tăng huyết áp do sự suy giảm chức năng lọc ở cầu thận là ứ trệ các muối.

1.2 Triệu chứng viêm cầu thận mạn

Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày.

Phù trắng, mềm, ấn lõm.

Tăng huyết áp có tỷ lệ cao hơn viêm thận cấp.

Các triệu chứng của thiếu máu như: da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt. Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi có suy thận, thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc khó hồi phục.

Đôi khi có máu lẫn trong nước tiểu, chứng tỏ bệnh đang tiến triển xấu.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các triệu chứng: nôn, xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện xấu ở tim mạch, thần kinh…

2. Phân biệt với các bệnh khác

Phân biệt được các bệnh có dấu hiệu giống với dấu hiệu bệnh viêm cầu thận rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh.

Suy thận cấp. Các triệu chứng giống với viêm cầu thận: Cơ thể bị phù, đặc biệt là quầng mắt, mắt cá chân và bàn chân, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, lượng nước tiểu giảm, hoặc lúc tăng lúc giảm không rõ ràng. Bệnh nhân hay đãng trí, cảm giác khó thở, chân tay không có sức. Nhịp tim bất thường, hồi hộp, cảm giác có áp lực. Trường hợp nặng hơn là động kinh hoặc hôn mê.

Suy thận mạn: có biểu hiện muộn. Biểu hiện ra ngoài khi chức năng thận chỉ còn 10 – 15%. Các dấu hiệu thường gặp như: tiểu nhiều về đêm, tiểu đục, tiểu ra máu, thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt…

Viêm bể thận: bệnh nhân đột ngột sốt cao rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng. Cơn sốt có thể bùng phát lại sau khi đã dùng thuốc hạ sốt. Môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn… Bệnh nhân đau âm ỉ vùng hố lưng, đôi khi đau dữ dội và lan xuống bàng quang, vùng sinh dục ngoài.

Khi phát hiện có các biểu hiện của viêm cầu thận, bạn nên đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Những Triệu Chứng Ban Đầu Của Bệnh Viêm Cầu Thận Cấp

Bình chọn:

Viêm cầu thận! Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cầu thận có thể phụ thuộc vào việc có dạng cấp tính hoặc mãn tính và nguyên nhân. Dấu hiệu đầu tiên có thể đến từ các triệu chứng.

Triệu chứng bệnh Viêm cầu thận

Dấu hiệu hoặc những biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào mức độ phát triển hoặc nguyên nhân chính gây ra viêm cầu thận cấp. Và hầu hết người bệnh thường sẽ có dấu hiệu điển hình sau đây:

Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân và đi kèm với nó là tình trạng sốt nhẹ 38 – 39 độ C không rõ nguyên nhân chính xác.

Đau tại vùng thắt lưng: Ở giai đoạn bệnh khởi phát, người bệnh thường có cảm giác đau nhẹ tại vùng thắt lưng ở hai bên.

Rối loạn tiêu hóa: Phần lớn, bệnh nhân ở giai đoạn đầu mắc bệnh thường có những triệu chứng của bệnh lí rối loạn tiêu hóa như: Chán ăn, đau bụng.

Giai đoạn toàn phát

Màu nước tiểu: Nước tiểu có màu trà, sẫm màu là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh bạn đang mắc căn bệnh nguy hiểm kể trên.

Hiện tượng phù nề: Ban đầu, tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng mặt sau đó nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn thân (phù nề thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân…)

Đái ít: Hiện tượng đi đái ít với số lượng giảm đáng kể hoặc vô niệu cũng được cho những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang xảy ra.

Tăng huyết áp: Phần lớn, bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm cầu thận cấp thường có huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Biện pháp phòng ngừa

Theo Y khoa Việt đây là căn bệnh xảy ra chủ yếu ở đối tượng là trẻ nhỏ và người trên 40 tuổi. Hiện, các nhà khoa học đã thống kế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp. Việc khắc phục được những nguyên nhân kể trên sẽ hỗ trợ tích cực trong việc phòng ngừa bệnh xảy ra như:

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Hạn chế những nguy cơ mắc căn bệnh tăng huyết áp.

5 Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Viêm Cầu Thận Mạn

Có nhiều mức độ phù: kín đáo (không ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh nhân lao động làm việc, ăn ngủ sinh hoạt bình thường, thậm chí bệnh nhân không biết mình bị phù) hoặc phù to (phù dưới da, quanh mắt cá trước xương chày, vùng cùng cụt, phù dưới da đầu; phù mềm ấn lõm rõ), có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn.

Nguyên nhân gây phù khi mắc bệnh viêm cầu thận mãn:

– Tăng tính thấm của thành mạch và hệ thống mao mạch ngoại vi.

– Ứ nước và muối do giảm mức lọc cầu thận, cường aldosteron thứ phát và tăng bài tiết ADH, kích thích ống thận tăng hấp thu muối và nước.

– Giảm áp lực keo của máu do giảm protein máu, giảm albumin máu dẫn đến rối loạn vận chuyển nước và muối, gây ứ nước và muối ở khoang gian bào.

Khi suy thận chưa xuất hiện, tăng huyết áp là một triệu chứng báo hiệu bệnh đang ở thời kỳ tiến triển, báo hiệu một đợt bột phát của bệnh, một quá trình tăng sinh phù nề xuất tiết ở cầu thận dẫn đến tăng tiết renin, hoạt hoá hệ thống RAA (renin angiotensin aldosterone).

Tăng huyết áp xuất hiện trong viêm cầu thận mạn tính có ý nghĩa về tiên lượng, tình trạng suy giảm chức năng và suy thận mất bù diễn ra sớm hơn so với những trường hợp viêm cầu thận mạn không có tăng huyết áp. Vì vậy, trong viêm cầu thận mạn tính cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên và phải duy trì huyết áp ở mức bình thường bằng mọi biện pháp.

Một số trường hợp tăng huyết áp là dấu hiệu mở đầu của suy thận mạn tính ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn tiềm tàng từ trước và ngoài tăng huyết áp còn thường xuất hiện tình trạng thiếu máu.Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương đáy mắt và dày đồng tâm thất trái, suy tim mạn tính; tăng huyết áp kịch phát gây suy tim cấp tính dẫn đến phù phổi cấp.

Viêm cầu thận mạn tính có tăng huyết áp thì thường có tiên lượng xấu.

3. Thiếu máu

Bệnh nhân thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, đau đầu, trí lực giảm. Thiếu máu xảy ra trong 2 trường hợp:

– Do bệnh lâu ngày kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, kiêng khem một cách kham khổ, không dám ăn thịt, trứng, cá, … dẫn đến thiếu máu do thiếu đạm, thiếu các yếu tố vi lượng; thiếu máu do thiếu sắt.Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thường là loại thiếu máu mức độ nhẹ và trung bình, ít khi thiếu máu nặng.

– Thiếu máu xuất hiện khi có suy thận mạn tính: 100% các trường hợp suy thận mạn tính đều có thiếu máu, mức độ thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn của suy thận. Ở bệnh viêm cầu thận mạn tính, vừa có tăng huyết áp vừa có thiếu máu, đó là những dấu hiệu của suy thận mất bù. Nguyên nhân của thiếu máu là do thiếu erythropoietin.

4. Biểu hiện của hội chứng tăng ure máu

Nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, có biểu hiện ở tim mạch, thần kinh các biểu hiện của lâm sàng toan máu (thở sâu, rối loạn kiểu thở) và nặng nhất là hôn mê do urê máu tăng cao.

5. Biến đổi nước tiểu

Triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận mạn tính có khi rất nghèo nàn khiến bệnh nhân không biết mình bị bệnh nếu không làm xét nghiệm nước tiểu. Ngược lại biến đổi ở nước tiểu bao giờ cũng có và hằng định.

Protein niệu trong 24 giờ gần như thường xuyên dương tính và giao động trong khoảng 0,5-3g/ngày. Protein niệu (+++) thường gặp ở mẫu nước tiểu lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Những mẫu nước tiểu kế tiếp sau đó có thể âm tính; protein niệu cách hồi. Vì vậy khi protein niệu (-) thì phải làm protein niệu 24h. Số lượng protein niệu ít có giá trị về tiên lượng nhưng có ý nghĩa về chẩn đoán và là chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị.

Hồng cầu niệu: 60- 80% viêm cầu thận mạn tính có hồng cầu niệu. Theo nhiều tác giả, hồng cầu niệu là một dấu hiệu chứng tỏ bệnh đang ở giai đoạn tiến triển. ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính, sau điều trị mà protein niệu âm tính nhưng hồng cầu niệu vẫn dương tính thì nguy cơ bệnh tái phát vẫn còn.

Trụ niệu:

– Trụ trong là những protein khuôn theo lòng ống thận chưa thoái hoá hoàn toàn, giống như những sợi miến chín.

– Trụ sáp: là những protein niệu đã thoái hoá do môi trường toan của nước tiểu.

– Trụ hình hạt, trong đó có nhiều hạt nhỏ: trước đây người ta cho rằng trụ hình hạt là dấu hiệu đặc trưng của viêm cầu thận mạn tính. Một số tác giả cho rằng thành phần của trụ hình hạt là IgM. Hiện nay, người ta cho rằng các trụ trong, trụ sáp, trụ hình hạt là biểu hiện của protein niệu.

Biểu hiện của bệnh nhiều khi rất kín và bệnh nhân không phát hiện ra mình bị bệnh cho đến khi xét nghiệm. Vì vây, nếu có bất kỳ nghi ngờ nào thì bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Các Triệu Chứng Của Bệnh Thận Cầu Thận Mãn Tính

Viêm cầu thận mãn tính thường gặp nhất là giai đoạn mãn tính, hiếm khi xảy ra do hậu quả của viêm thận cầu thận cấp. Glomerulonephritis được đặc trưng bởi một bộ ba hội chứng: tiểu tiện, phù (nephritic hoặc nephrotic loại), và tăng huyết áp động mạch. Tùy thuộc vào sự kết hợp của 3 hội chứng chính này, các dạng lâm sàng sau đây của viêm cầu thận mãn tính được phân biệt: huyết khối, thận và hỗn hợp.

Hội chứng thận hư là một phức hợp triệu chứng đặc trưng bởi:

protein niệu trên 3 g / ngày (50 mg / kg / ngày);

thiếu máu ít hơn 25 g / l;

dysproteinemia (giảm mức độ globulin y, tăng mức globulin alpha 2 );

tăng cholesterol máu và tăng lipid máu;

phù.

Các đặc điểm của hình ảnh lâm sàng và các biến thể hình thái khác nhau của viêm cầu thận cầu thận mạn tính

Thay đổi tối thiểu là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng thận hư ở trẻ em (nam giới có khả năng sinh con gái gấp 2 lần). Bệnh thường xảy ra sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên, phản ứng dị ứng, kết hợp với các bệnh dị ứng. NSMI được đặc trưng bởi sự phát triển của SSHNS và sự vắng mặt của tăng huyết áp động mạch, tiểu máu; chức năng thận vẫn còn nguyên vẹn trong một thời gian dài.

Theo nguyên tắc, FSSS được đặc trưng bởi sự phát triển của SRNS ở hơn 80% bệnh nhân. Ít hơn 1/3 số bệnh nhân, bệnh kèm theo vi tiểu máu và huyết áp động mạch.

Nephropathy màng ở hầu hết bệnh nhân biểu hiện một hội chứng thận hư, ít hơn thường xuyên protein niệu, microhematuria và tăng huyết áp động mạch.

IGNA ở trẻ em, trái ngược với người lớn, thường là tiểu học. Các biểu hiện lâm sàng của IGOS bao gồm sự phát triển của hội chứng thận ác tính khi bắt đầu bệnh với sự phát triển của hội chứng thận hư sau đó, thường là do tiểu máu và tăng huyết áp. Đặc điểm giảm nồng độ C 3 – và C 4 – phần bổ sung trong máu.

MZPGN được biểu hiện bằng tiểu máu liên tục, tăng lên mức độ macrohematuria chống lại hậu quả của nhiễm trùng đường hô hấp cấp, có đặc điểm là tiến triển chậm.

IgA-nephropathy. Các biểu hiện lâm sàng của nó có thể khác nhau rất nhiều so với các triệu chứng đau nhức kinh niên (trong hầu hết các trường hợp) đối với sự phát triển của PGHN với sự hình thành suy thận mãn tính (cực kỳ hiếm). Với IgA-thận, có thể phát triển 5 hội chứng lâm sàng:

mụn nước tiểu không có triệu chứng và protein niệu không đáng kể – các biểu hiện phổ biến nhất của bệnh, họ được phát hiện ở 62% bệnh nhân;

các đợt macrohematuria chủ yếu ở hậu môn hoặc ngay sau ARVI, xảy ra ở 27% bệnh nhân;

hội chứng thận ác tính cấp tính dưới dạng tiểu máu, protein niệu và tăng huyết áp động mạch, đặc trưng cho 12% bệnh nhân;

hội chứng thận hư – ghi nhận ở 10-12% bệnh nhân;

Trong một số ít trường hợp, IgA-thận có thể xuất hiện ở dạng GIPH với protein niệu tăng lên, tăng huyết áp động mạch và giảm GFR.

BCPA. Hội chứng Chì – sự suy giảm nhanh chóng của chức năng thận (đầu vào tăng gấp đôi mức creatinine huyết thanh trong một thời gian vài tuần đến 3 tháng), kèm theo hội chứng thận hư và / hoặc protein niệu, tiểu máu và tăng huyết áp.

Thường BPGN – một biểu hiện của bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch hệ thống, thiết yếu cryoglobulinemia hỗn hợp, vv). Phổ hình dạng BPGN viêm cầu thận bị cô lập kết hợp với kháng thể để GBM (hội chứng Goodpasture của – sự phát triển của xuất huyết alveolitis với chảy máu phổi và suy hô hấp) và ANCA (u hạt Wegener, polyarteritis nodosa, polyangiitis vi và vasculitides khác).

Tiêu chuẩn hoạt động và các dấu hiệu trầm trọng của viêm cầu thận mãn tính.

sưng tăng protein niệu;

cao huyết áp;

máu đục (tăng tràn hồng cầu gấp 10 lần so với mức ổn định lâu dài);

giảm nhanh chức năng thận;

kháng lymphocyte niệu;

chứng thiếu máu do dị ứng với tăng ESR, tăng sắc tố;

phát hiện trong nước tiểu của các enzyme cơ quan cụ thể;

tăng trưởng kháng thể chống;

IL-8 như là một yếu tố chemotactic cho bạch cầu trung tính và sự di chuyển của chúng đến sự tập trung gây viêm.

Khoảng thời gian thuyên giảm lâm sàng trong phòng thí nghiệm của viêm thận cầu thận mãn tính được xác định khi không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh, bình thường hóa các thông số sinh hóa máu, phục hồi chức năng thận và bình thường hóa hoặc các thay đổi nhỏ của xét nghiệm nước tiểu.

[ 1], [ 2], [ 3], [ 4], [ 5], [ 6]

Các yếu tố tiến triển của viêm thận cầu thận mãn tính.

Tuổi (12-14 tuổi).

Tần suất tái phát của hội chứng thận hư.

Sự kết hợp của hội chứng thận hư và tăng huyết áp.

Gắn kết tổn thương ống dẫn nang.

Tác hại của các kháng thể đối với màng nền của chồi cầu thận.

Biến thể tự miễn dịch của viêm cầu thận mãn tính.

Sự tồn tại của yếu tố sinh học, cung cấp kháng nguyên liên tục.

Sự không hiệu quả, sự suy giảm hệ thống thực bào và bệnh phagocytosis cục bộ.

Độc tính của lympho bào.

Kích hoạt hệ thống hemostasis.

Tác dụng phá huỷ protein niệu trên bộ máy ống và xen kẽ thận.

Tăng huyết áp không được kiểm soát.

Viêm chuyển hóa lipid.

Sự siêu lọc như là một nguyên nhân của xơ cứng mô thận.

Các chỉ số tổn thương tubulointerstitial (giảm mật độ quang học của nước tiểu, chức năng tập trung thẩm thấu, sự hiện diện của kim tự tháp thận hypertrophied; kháng với điều trị bệnh, tăng bài tiết nước tiểu của Fibronectin).

[ 7], [ 8], [ 9], [ 10], [ 11], [ 12], [ 13], [ 14], [ 15], [ 16], [ 17]