Vi Trùng Bệnh Dịch Hạch / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Người Tìm Ra Vi Trùng Bệnh Dịch Hạch Và Thuốc Chữa Bệnh

(CATP) Ngày 1-3-2020, Hội Những người ái mộ bác sĩ Alexandre Yersin tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 77 năm ngày mất của ông (1/3/1943 – 1/3/2020), tại công viên Yersin, bên bờ biển Nha Trang và viếng mộ ông tại Suối Dầu, xã Suối cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Tròn 77 năm bác sĩ Alexandre Yersin yên nghỉ tại Suối Dầu, nay thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nơi ông đã cống hiến cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học đến hơi thở cuối cùng, với di nguyện, “…Không ai được phép mang tôi khỏi mảnh đất này…”.

Lễ tưởng niệm với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Lê Hữu Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Võ Ngọc Trình, Phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt; lãnh đạo các sở – ban – ngành, địa phương, đoàn thể, các doanh nghiệp, cùng đông đảo hội viên, bà con, nhân dân tỉnh Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, TP Vũng Tàu…..

Phát biểu tại lễ tưởng niệm, ông Đống Lương Sơn, Chủ tịch Hội Những người ái mộ bác sĩ A.Yersin tỉnh Khánh Hòa đã nêu bật những cống hiến to lớn của vị bác sĩ đối với nhân loại.

Cách đây trên một thế kỷ, ngày 29/7/1891, chàng thanh niên người Pháp gốc Thụy Sỹ, đã đặt chân lên mảnh đất Nha Trang và bị chinh phục bởi vẻ đẹp của đất nước này, đó chính là bác sĩ Alexandre Yersin và kể từ ngày ấy ông đã gắn liên cuộc đời mình với mảnh đất Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Trong bối cảnh hiện nay, cả thế giới đang ra sức chống lại nạn dịch Covid -19, dịch bệnh đã lan rộng trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này khiến chúng ta nhớ lại đại nạn dịch hạch, một trong những căn bệnh khủng khiếp trong lịch sử loài người, “Black death”, đỉnh điểm vào năm 1894. B

ác sĩ A. Yersin đã không quản ngại hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh vì khoa học, lên đường sang Hồng Kông – trung tâm của dịch bệnh. Trong điều kiện thiếu thốn thiết bị y tế, cũng như không được sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, bác sỹ Yersin đã miệt mài nghiên cứu và chỉ trong thời gian ngắn, ông đã phát hiện ra trực khuẩn dịch hạch, sau đó tiến hành điều chế vắc xin trị bệnh và chữa trị thành công.

Để ghi nhớ công lao của ông, vi khuẩn được đặt theo tên ông là “Yersinia pestis”. Nhân loại luôn ghi nhớ công lao to lớn của ông.

Là Hiệu trưởng đầu tiên của trường y Đông dương, nay là trường Đại học Y Hà Nội, là Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, thành viên viện Pasteur Saigon và thế giới, nhiều công trình nghiên cứu của ông đã đem lợi ích cho y học.

Là nhà thám hiểm, ông khám phá cao nguyên Langbian, TP Đà Lạt xinh đẹp ngày nay. Về nông nghiệp, ông đã di thực cây cao su, cây canhkina, cà phê, trà,… các loại rau quả từ châu Âu, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Là một bác sĩ, ông khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho dân nghèo; là nhà khoa học, ông nghiên cứu thiên văn, giúp đỡ ngư dân mỗi khi ra khơi nhờ vào dự báo thiên văn của ông. “Ông Năm báo bão” luôn sống mãi trong lòng người dân Xóm Cồn, Nha Trang.

Tưởng nhớ công lao, sự hy sinh đóng góp và tinh thần nhân ái của bác sỹ A. Yersin – “Người công dân danh dự Việt Nam”, vinh dự được mang tên ông “Hội Những người ái mộ bác sỹ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa” đã phối hợp kết nối tổ chức các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp to lớn của ông. Hàng năm Hội tổ chức các lễ kỷ niệm ngày sinh 22/9, tưởng niệm ngày mất 1/3, viếng mộ đầu năm, tổ chức phòng khám từ thiện, các chuyến từ thiện giúp đỡ người nghèo, khó khăn, trao giải thưởng A. Yersin cho các học sinh giỏi trường THCS Yersin, Nha Trang và trường THCS A. Yersin, huyện Cam Lâm, kết nối nhiều hoạt động với TP Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng…

Trước đó, ngày 20-2-2020, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020), Hội đã sửa chữa, nâng cấp Phòng khám bệnh từ thiện A. Yersin tại số 11 Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là nợi Hội đã duy trì khám bệnh, tư vấn bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi tuần 2 buổi trong 27 năm qua.

Các hoạt động của Hội Những người ái mộ bác sỹ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa đã và đang được sự đóng góp của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp bước con đường nhân văn cao cả của bác sĩ A.Yersin và lan tỏa tinh thần của ông ‘Sống mà không dịch chuyển thì không phải là sống”.

Bệnh Dịch Hạch Ở Chó

Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn nguyên nhân do khuẩn ký sinh trùng chi Yersinia pestis gây nên. Tình trạng này xảy ra trên toàn thế giới. Ở Mỹ, khuẩn ký sinh trùng này hay tìm thấy ở vùng tây nam giữa những tháng 05 và 10. Vật chủ mang bệnh là chuột cống, sóc và chuột nhắt.

Vi khuẩn di chuyển nhanh chóng đến các hạch bạch huyết, nơi tế bào bạch cầu được sản sinh. Kết quả là tế bào bạch cầu nhân lên nhanh chóng, hạch bạch huyết có dịch và sưng lên và có thể làm rạn nứt da. Những con chó bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch sẽ bị sốt, viêm, và rất đau do các hạch bạch huyết bị sưng trong thời gian dài.

Bệnh này hiếm xảy ra ở chó do chúng có xu hướng có tính kháng cao với vi khuẩn loại này. Tuy nhiên, tất cả các loài hoặc giống chó đều có khả năng mắc bệnh như nhau.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng dịch hạch có thể lây truyền sang cho con người, và do vậy cần phải cẩn thận để tránh bọ chét và tiếp xúc với dịch cơ thể từ con vật bị nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn Yersinia.

Mèo cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ảnh hưởng của bệnh này đến loài mèo, hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Giai đoạn ủ bệnh thông thường với thể hạch là khoảng bảy ngày sau khi con vật bị đốt. Trong trường hợp con vật nhiễm dịch hạch thể phổi, thì phổi sẽ bị nhiễm trùng; và với thể nhiễm khuẩn huyết, thì xuất hiện các triệu chứng giống như ở thể hạch, cùng với xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu toàn thân.

Nguyên nhân

Vi khuẩn Yersinia truyền sang chó khi nó bị bọ chét mang mầm bệnh cắn hoặc khi nó ăn con vật gặm nhấm bị nhiễm khuẩn Yersinia. Một nguyên nhân khác có khả năng gây bệnh là từ môi trường sống của chính con vật đó.

Nếu nhà có nhiều bọ chét hoặc chủ nuôi sống gần vùng hoang dã, nơi chú chó tiếp xúc với loài vật gặm nhấm thì nó có nguy cơ cao bị mắc bệnh dịch hạch. Rác thải, củi và nguồn thức ăn cũng có thể là nguồn gây bệnh.

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành chẩn đoán đánh giá tổng thể cho chú chó của bạn, bao gồm các mẫu máu, mẫu nuôi cấy dịch, xét nghiệm thận và gan nhằm đưa ra chẩn đoán xác định. Hệ thống hạch bạch huyết bị sưng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy con vật đang bị nhiễm khuẩn và các xét nghiệm máu sẽ cho thấy mức độ các tế bào bạch cầu xuất hiện giữa những chất khác, đây được xem là công cụ hỗ trợ để nhận diện vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.

Kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chú chó sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra khu vực bị sưng quanh cổ và đầu, gan và thận, và kiểm tra các dấu hiệu của việc mất nước, sốt, nhiễm trùng phổi hoặc bất kỳ điều gì khác có thể đưa đến kết luận chắc chắn rằng dịch hạch là nguyên nhân làm cho chú chó của bạn bị ốm.

Thuốc sẽ được kê để điều trị các triệu chứng của bệnh, và nếu chú chó của bạn đã được xác định là mắc bệnh dịch hạch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh thì nó sẽ bị cách ly cho đến khi tình trạng này được giải quyết.

Bạn cần phải đưa lịch sử bệnh chi tiết về tình trạng sức khỏe của chú chó của bạn cho bác sỹ thú y, bao gồm các triệu chứng bệnh nền, và các tình huống đã xảy ra có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điều trị

Chú chó của bạn cần được nhập viện để được điều trị các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh và sẽ được điều trị hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Nếu con vật bị yếu đi và bị mất nước, lúc này nó sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch để giúp bù nước. Bọ trét cũng cần được xử lý. Với những con chó không được điều trị sớm và hiệu quả thì tỉ lệ tử vong sẽ cao.

Chăm sóc

Điều cần làm là kiểm soát bọ chét và loài vật gặm nhấm. Hiện tại chưa có kế hoạch tự kiểm soát căn bệnh này tại nhà, tất cả các trường hợp bị nghi ngờ là nhiễm khuẩn gây bệnh dịch hạch cần phải được báo ngay cho bác sỹ thú y. Tuy nhiên, giữ cho căn nhà không có bọ chét, giữ rác thải, thức ăn và củi ở mức tối thiểu sẽ giúp ích rất lớn trong việc làm giảm nguy cơ xuất hiện dịch hạch.

Chó cần được triệt sản, bởi cách này sẽ giúp làm giảm bản năng săn mồi của nó. Ngoài ra, những chú chó được nuôi trong nhà dường như ít bị tiếp xúc với vi khuẩn Yersinia. Nhưng nếu như bạn không có biện pháp giữ chúng trong nhà thì bạn cần phải đưa ra biện pháp chăm sóc phòng ngừa bọ chét cho chú chó của bạn.

Khi đi đến những nơi có sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh dịch hạch thì cách tốt nhất là bạn cần phải kiểm soát chú chó của mình bằng dây xích hoặc luôn giữ nó trong môi trường được kiểm soát để hạn chế động vật gặm nhấm hoang dã hoặc bọ chét mang mầm bệnh.

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Dịch Hạch Thể Nhiễm Trùng Huyết Tại Bệnh Viện Bưu Điện

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

I. ĐỊNH NGHĨA

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh.

Tác nhân gây nhiễm trùng huyết từ cộng đồng thường là:

Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria.

Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc trẻ, thường là:

Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella, E.coli, Pseudomonas, Acinobacter.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi – Khai thác tiền sử sản khoa

* Sinh non, sinh nhẹ cân.

* Vỡ ối sớm ≥ 18 giờ, nước ối đục, hôi.

* Sinh khó, sinh ngạt (Apgar 1 phút < 5, 5 phút < 7đ).

* Mẹ có sốt hay nhiễm trùng trước, trong và sau sinh.

* Có hồi sức lúc sinh hoặc dùng các thủ thuật xâm lấn.

b. Khám: tìm các dấu hiệu của nhiễm trùng

* Tổng quát: bú kém, sốt ≥ 38o C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 36,5oC.

* Các cơ quan:

– Thần kinh: lừ đừ, hôn mê hay tăng kích thích, co giật, giảm phản xạ nguyên phát, giảm hay tăng trương lực cơ, thóp phồng, dấu hiệu thần kinh khu trú.

– Tiêu hóa: nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, gan lách to.

– Hô hấp: tím tái, cơn ngừng thở ≥ 20 giây hoặc ngừng thở ≥ 20 giây kèm nhịp tim chậm, thở nhanh ≥ 60 lần/phút, thở co lõm.

– Tim mạch: nhịp tim nhanh hay chậm, hạ huyết áp, da xanh, lạnh, nổi bông.

– Da niêm: vàng da, xuất huyết da niêm, rốn mủ, mủ da, cứng bì.

* Tìm dấu hiệu nặng của nhiễm trùng:

– Cứng bì.

* Tìm ổ nhiễm trùng: nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, viêm tĩnh mạch nơi tiêm chích, viêm phổi do giúp thở, nhiễm trùng tiểu do đặt sond tiểu.

c. Đề nghị xét nghiệm

* Phết máu ngoại biên.

* C’RP.

* Cấy máu.

* Cấy nước tiểu.

* Cấy dịch cơ thể: phân, mủ da, dịch khớp khi cần.

* Chọc dò tủy sống khi có triệu chứng thần kinh hoặc chưa loại trừ viêm màng não mủ.

* Ion đồ, đường huyết, bilirubin (nếu có vàng da).

* Khí máu động mạch (nhiễm trùng huyết nặng, suy hô hấp).

* Đông máu toàn bộ (nhiễm trùng huyết nặng, có biểu hiện xuất huyết).

2. Chẩn đoán có thể: khi chưa có kết quả cấy máu

* Lâm sàng: triệu chứng nhiều cơ quan + ổ nhiễm trùng + Cận lâm sàng gợi ý nhiễm trùng huyết:

– Công thức máu: phải có ít nhất 1 trong những tiêu chuẩn sau:

+ Có không bào, hạt độc, thể Dohl.

3. Chẩn đoán xác định

Lâm sàng gợi ý nhiễm trùng và cấy máu (+).

4. Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu; chẩn đoán phân biệt gồm có các bệnh lí gây suy hô hấp, bệnh lí tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh về máu, bệnh lí hệ thần kinh trung ương.

III. ĐIỀU TRỊ

a. Kháng sinh ban đầu (Bệnh nhi chưa được điều trị kháng sinh)

* Ampicillin + Gentamycin.

* Hoặc Ampicillin + Cefotaxim.

* Hoặc Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin: khi có một trong các dấu hiệu sau:

– Nhiễm trùng huyết trước 7 ngày tuổi.

– Bệnh có dấu hiệu nặng, nguy kịch ngay từ đầu.

– Nhiễm trùng huyết + viêm màng não mủ.

* Nếu nghi tụ cầu (nhiễm trùng da hoặc rốn): Oxacillin + Gentamycin ± Cefotaxim.

b. Kháng sinh tiếp theo: khi không đáp ứng với kháng sinh ban đầu hoặc nghi nhiễm trùng bệnh viện.

* Nếu có kết quả kháng sinh đồ:

đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.

* Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ:

– Ciprofloxacinefloxacin/Ticarcillin/Cefepim; Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết Gr(-). Nếu thất bại với các kháng sinh trên, dùng Imipenem.

– Vancomycin; Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết tụ cầu.

– Phối hợp thêm Metronidazol (TM) nếu nghi vi khuẩn kỵ khí (viêm phúc mạc).

(Ưu tiên chọn kháng sinh đầu, nếu kháng sinh đầu đã dùng thì chọn kháng sinh kế tiếp. Ví dụ: Ciprofloxacin/Cefepim: chọn Ciprofloxacin, nếu đã dùng chọn Cefepim).

c. Thời gian điều trị kháng sinh: dựa vào kết quả cấy máu và diễn tiến lâm sàng.

* Trung bình: 10 – 14 ngày.

* Khi có viêm màng não mủ đi kèm: có thể kéo dài hơn (21-28 ngày).

* Thời gian sử dụng Aminoglycosid không quá 7 ngày.

Bệnh Dịch Hạch Ở Chó Mèo

Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vật ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu – ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…).

Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp – ND) và đường tiêu hoá. Sau khi lọt vào cơ thể virus cụ chăm sóc, thức ăn, ôi thiu Là nơi ở và đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông.

Các dấu hiệu của bệnh: Khi chó mới bị mắc bệnh dịch hạch thì rất khó để phát hiện. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: chó hơi khó chịu, uể oải, mệt nhẹ, lông xù lên, ăn kém, thỉnh thoảng nôn mửa, có vẻ chối từ công việc, niêm mạc mắt … mồm đỏ lên, nước mắt và nước mũi chảy ra nhưng không nhiều, hơi bị đi tháo dạ. Những dấu hiệu này có thể thể hiện ở những con chó này thì mãnh liệt hơn nhưng ở những con chó khác thì lại yếu hơn. Khi vừa mới bắt đầu bị mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên đến 39,5oC – 40 oC, nhiêệ độ như vậy kéo dài trong 2 đến 3 ngày liền, sau đó dần dần nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Đối với những con chó khoẻ thì đến đây ta có thể nói là đã kết thúc bệnh tật và dần dần hồi phục là sức khoẻ, nhưng đối với những con chó yếu thì sức khoẻ bề ngoài tưởng là bình phục nhưng nhiệt độ lại bỗng dưng tăng lên đến 40oC – 41oC và sự thương tổn các niêm mạc lại trầm trọng hơn. Nước mũi chảy ra nhiều, biến thành mủ và có màu sắc vàng – xanh, 2 mí mắt khép lại, chó sợ ánh sáng, đôi khi giác mạc mắt vẩn đục. Niêm mạc mũi đỏ lên, phù, nước mũi khô lại và nứt ra. Chó hắt hơi, mũi cọ vào chân, hay liếm mép. Sau đó nước mũi lại chảy ra, lúc đầu trong, sau đó là chất mủ. Nước mũi chảy ra bịt kín các ngách mũi, đóng thành vảy xung quanh vành mũi làm cho chó rất khó thở.

Nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thêm thì chó sẽ bị ho. Lúc đầu chó ho khan, đau cổ, sau đó ho ẩm và có đờm. Khi chó bị thương tổn đường hô hấp sâu thì chó sẽ bị viêm phế quản – phổi, nhịp thở khoảng từ 60 – 80 trong 1 phút, nước mủ từ mũi chảy ra, có màu xám – vàng – xanh và mùi rất khó chịu. Chó ho đau đơn, 2 má sưng to lên, đi lại rất khó khăn, nằm rên, không ăn uống gì. Khi bị bệnh dịch hạch chó đang bị táo bón cũng nhanh chóng chuyển sang tình trạng đi tháo dạ. Phần lớn các trường hợp bệnh đau dạ dày – ruột lại tiến triển như bị viêm dạ dày – ruột rất nặng và thường là chó bị chết.

Lúc bệnh ở thời điểm cao độ hoặc lúc trạng thái cơ thể đã bắt đầu khá lên thì xuất hiện sự thương tổn hệ thần kinh: chó khó chịu, hay sợ hãi, sự cảm giác giảm sút hoặc sự kích thích các cơn co giật của các nhóm cơ khác nhau tăng lên. Thông thường các cơn đau thần kinh kết thúc bằng các được cắt các cơ quan riêng biệt, tức là ở chó có thể xuất hiện sự rối loạn chuyển động, hoặc bị mù, bị điếc, hoặc mất cảm giác khứu giác, sa lưỡi, tứ chi và đuôi bị bại liệt. Bệnh dịch hạch có thể có dạng rất dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh, ví dụ như bệnh đau dạ dày – ruột, bệnh thuộc về các cơ quan hô hấp hoặc bệnh thuộc về hệ thống thần kinh trung ương.

CHỐNG BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHÓ

Cần phòng cho chó tránh khỏi bệnh truyền nhiễm (virus bệnh dịch hạch). Nuôi dưỡng chó nghiệp vụ ở những nơi kín, không cho tiếp xúc với chó lạ, mèo lạ hoặc các động vật khác dễ bị mắc bệnh dịch hạch. Hàng năm các bộ phận thú y chuyên khoa phải đặt ra thời gian tiêm phòng cho chó để chống bệnh dịch hạch. Có thể tiêm phòng dịch cho chó con ngay từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 3. Phải đặc biệt quan tâm đến những con chó gầy yếu và bị rối loạn hệ thần kinh mặc dù không đáng kể, phải xem xét kỹ chúng như những con vật có khả năng truyền virus.

Cần giúp cơ thể chó chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh dịch hạch hoặc nghi ngờ một số con chó đã mắc bệnh dịch hạch thì phải mau chóng tách chúng ra khỏi các con chó đang khỏe và nuôi cách ly. Những con chó con thì phải theo dõi và đo nhiệt đô cho chúng hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần đo nhiệt độ cho chó cần sát trùng bằng dung dịch natri hydro

Tất cả các con chó có nhiệt độ cơ thể tăng thì phải cách ly chúng, mọi hoạt động tập luyện phải ngưng lại và tiến hành tẩy uế chỗ ở của chó một cách cẩn thận. Khí cụ phải sát trùng bằng dung dịch natri hydroxit 2%. Dụng cụ cho ăn và cho uống sau mỗi lần sử dụng phải sát trùng bằng nước sôi.

Khi xuất hiện bệnh dịch hạch phải cho chó ăn tốt hơn, cho chó ở nơi sạch sẽ, khô ráo và có đệm dày. Việc điều trị những con chó bệnh cần tiến hành riêng biệt từng con và phải dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia thú y.

Bài Viết 2 1. Nguyên nhân gây bệnh

Yersinia peptis thuộc giống Yersiania họ Enterobacteriaceae được phân lập lần đầu tiên bởi A. Yersin năm 1894. Vi khuẩn dịch hạch là một trực khuẩn ngắn, Gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu nhất là khi nhuộm Wayson hay xanh methylene. Tạo vỏ trong bệnh phẩm hoặc khi nuôi cấy ở 37 độ C, không tạo vỏ khi nuôi cấy ở 28 độ C. Không sinh nha bào, không di động.

2. Dịch tể học

Bệnh dịch hạch là một bệnh nhiễm trùng ở động vật gặm nhấm, có thể rất nguy hiểm và là chỉ tiêu kiểm dịch động vật. Bệnh thường xảy ra trên các loài gặm nhấm tuy nhiên gần như các loài động vật có vú đều có thể nhiễm Yersinia peptis.

Sự truyền lây Y. pestis giữa các vật chủ yếu xảy ra do bọ chét cắn, ngoài ra bệnh có thể truyền thông qua tiếp xúc khi có vết thương, hoặc có thể do hít phải các chất bài tiết từ các động vật bị dịch hạch thể phổi. Ngược lại, chó mèo thường mắc bệnh do ăn phải các động vật gặm nhấm, tỉ lệ nhiễm bệnh do bọ chét của con mồi cắn thường thấp.

3. Sinh bệnh học

Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của vi khuẩn, thông qua vết cắn của bọ chét hoặc do tiếp xúc qua vết thương hở, có thể có hai phương thức sinh bệnh khác nhau.

Khi ăn phải hoặc hít phải mầm bệnh (không do vết cắn của bọ chét), các vi khuẩn đã có sẵng lớp vỏ bảo vệ từ vật chủ trước mà không cần thông qua quá trình nhân lên trong tê bào bạch cầu đơn nhân, điều này làm cho việc nhiễm trùng diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ bệnh chỉ còn từ 1-3 ngày. Tổn thương tại vị trí nhiễm thường rất ít xảy ra. Các tổn thương có thể được nhận rõ tại các hạch bạch huyết mà hệ thống bạch huyết chảy qua vị trí nhiễm. Nhận biết các hạch có biểu hiện bệnh thông qua sự to lên, dày, tạo thành các ổ abscess, có thể có mủ rò ra bên ngoài. Các hạch bạch huyết ở sâu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể bị nhiễm tương tự thông qua hệ tuần hoàn hay hệ bạch huyết. Ở trạng thái nhiễm trùng huyết, các mô khác như gan, mắt, thận, tim, lách, não, phổi đều bị nhiễm trùng. Y. pestis có chứa độc tố có thể gây phù, sốc nhiễm trùng, gây đông máu nội mạch. Diễn biến lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ đến 2 hoặc 3 tuần.

Ở chó chỉ phát triển các biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, sự gia tăng của các bạch cầu. Tiếp xúc với các vật nuôi hoặc động vật hoang dã được xem như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch hạch trên người.

4. Biểu hiện lâm sàng

Mèo Ở mèo, ba biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được công nhận gồm: bệnh thể hạch, thể phổi và nhiễm trùng huyết, phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất là bệnh thể hạch. Dịch hạch ở mèo có thể có các triệu chứng như sốt cao liên tục (40,7 độ C – 41,2 độ C), mất nước, tăng nhạy cảm và các hạch to lên.

Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết có thể phát triển có hoặc không có biểu hiện sung to của các hạch. Chúng lây lan qua đường máu và gây nhiễm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, mặc dù cơ quan thường cảm nhiễm nhất là phổi. Bệnh có thể có các biểu hiện của sốc nhiễm trùng như sốt, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, mạch yếu, hạ huyết áp, lạnh chi, đông máu nội mạch, tăng bạch cầu, trong đó tăng bạch cầu là đặc trưng của thể bệnh này ở mèo. Hình thức nhiễm trùng có thể gây tử vong trong 1 – 2 ngày sau khi có sự hiện diện của vi khuẩn.

Dịch hạch thể phổi ở mèo có thể là sự phát triển của bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết hay thể hạch. Nguyên nhân chính gây dịch hạch thể phổi thường do hít phải dịch bài thải của động vật nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch thể phổi do hít phải hay do phát triển từ các thể bệnh khác thường có tiên lượng xấu.

Chó Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó như sốt, chán ăn, sưng to hạch tử cung, hạch dưới hàm, các ổ abscess, ho. Trong một báo cáo về bệnh dịch hạch ở 3 con chó, dáu hiệu lâm sàng bao gồm hôn mê (3/3), sốt (2/3), tổn thương da có mủ ở vùng cổ tử cung (2/3).

5. Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh dịch hạch thông qua các thông tin lâm sàng và dịch tể học nhưng cũng cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận lại. Dịch hút từ các hạch bạch huyết, máu, mô bị nhiễm bệnh có thể được lựa chọn để xét nghiệm tùy theo biêu hiện lâm sàng của bệnh. Dịch hạch thể phổi có thể được chẩn đoán thông qua các tổn thương ở phổi khi X quang lồng ngực.

Thực hiện xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với mẫu dung dịch hoặc thực hiện phết tế bào nếu mẫu là các mẫu mô. Cả hai phương pháp trên đều cho kết quả nhanh, chẩn đoán khá chính xác với độ tin cậy cao.

Để thực hiện chẩn đoán huyết thanh, cần thực hiện lần và hai lần cần được thu thập mẫu cách nhau từ 10 tới 14 ngày để cơ thể có tạo kháng thể chống lại Y. pestis. Các phương pháp có thể sử dụng như phương pháp ngưng kết hồng cầu, ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Hiệu giá kháng thể ở lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1 được xem là dương tính.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, các mẫu bệnh phẩm có thể được thu thập từ các nguồn như mụn ở da, hạch, máu, đờm, dịch não tủy… (trước khi điều trị kháng sinh)..

6. Bệnh tích

Ở mèo khi mắc bệnh có thể gây tử vong ở mức 50%, và xuất hiện hoại tử ở tuyến thượng thận, lá lách, gan, có thể gây nên viêm phổi thứ phát. Các ổ viêm, abscess tồn tại tại các hạch. Trong 40 trường hợp tử vong, amidan, hạch dưới hạm, hạch màng treo ruột… đều bị ảnh hưởng. Các hạch có thể bị xuất huyết, tạo abscess, hoại tử. Các hạch bạch huyết sau khi được điều trị khỏi ở khía cạnh lâm sàng chỉ có thể tăng sinh các mô lympho. Vi khuẩn xâm nhập vào mô phổi, gây bệnh viêm phổi kẻ và đặc trưng bởi sự xuất hiện tập trung cao vi khuẩn ở nơi xuất huyết. Có thể vừa xảy ra abscess và hoại tử.

Trên chó thí nghiệm chỉ xảy hiện tượng sốt nhẹ nên không có các dấu hiệu bệnh lý được miêu tả

7. Điều trị

Các bác sĩ nên bắt đầu các phương pháp điều trị bằng kháng sinh trước khi có kết quả xác định bệnh từ phòng thí nghiệm. Các con vật có dấu hiệu về hô hấp nên thực hiện X quang lồng ngực để xác định chúng có mắc phải dịch hạch thể phổi hay không. Các con vật đều phải được kiểm tra bọ chét, nếu có sự hiện diện của bọ chét ở trong lồng hay xung quanh phòng khám nên tiến hành điều trị bằng carbamate hoặc pyrethrins. Các mụn mủ nên được chọc để loại dịch và xử lý bằng chlorhexidien diacetate.

Y. pestis là một vi khuẩn tương đối nhạy cảm với các loại kháng sinh. Lựa chọn để điều trị cho người mắc bệnh thường là streptomycin, ngoài ra có thể sử dụng đơn gentamicin hay kết hợp doxyciline cho kết quả điều trị tương đương với streptomycin và tetracycline

Bảng 1: Các loại kháng sinh được được sử dụng trong thú y

IM: tiêm bắp, IV: tiêm mạch, PO: đường uống, SC, tiêm dưới da a liều cấp trong một khoảng thời gian xác địnhb gây độc trên thậnc liều cần cấp cho một con mèo(không phải liều mg/kg)d thuốc có thể gây suy tủy, cần giám sát số lượng hồng cầu trên con bệnh. Tiếp tục điều trị bằng tetracycline trong 7 ngày ở các con vật đã hết các triệu chứng của bệnh. Ở người khi mắc bệnh do tiếp xúc khi chăm sóc cho con vật bị nhiễm bệnh nên được điều trị với một liệu trình tương tự. Tiên lượng về bệnh phụ thuộc vào các triệu chứng và loài mắc phải.

Con bệnh phải được cách ly từ 48 tới 72 giờ đầu tiên khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Việc điều trị kịp thời và chính xác có thể giảm tỉ lệ tử vong ở người và động vật từ hơn 60% đến còn dưới 15%. Đối với con vật mắc phải dịch hạch thể phổi nên được điều trị lưu trú lâu hơn nhằm tránh việc tiếp xúc có thể gây nhiễm bệnh của chủ vật nuôi.

8. Phòng bệnh

Các bác sĩ thú y nên đặc biệt thận trọng khi thăm khám các con mèo ốm trong một đợt bùng phát bệnh dịch hạch, nên trang bị các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ chính mình, nhân viên và cả khách hàng.

Việc kiểm soát bọ chét cho chó mèo nên cần được đặc biệt quan tâm, do vật nuôi có thể dễ dàng mắc phải và lây lan cho chủ của chúng. Sử dụng các thuốc diệt hoặc ức chế bọ chét như fipronil đã cho hiệu quả trên việc kiểm soát các vector truyền lây là bọ chét trong môi trường dịch bệnh.

Vaccine sống hoặc chết của Y. pestis được sản xuất chỉ sử dụng trên người. Tuy nhiên việc tiêm vaccine cho người kể cả nhân viên thú y là không được khuyến cáo. Ở mèo việc sử dụng một vaccine chết đã không cho kết quả khả quang, chúng không thể bảo vệ con vật khỏi nhiễm khuẩn hay chết thậm chí chúng còn kéo dài các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

chúng tôi