Vì Sao Bệnh Quáng Gà / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Chẩn Đoán Bệnh Quáng Gà, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Quáng Gà

Bệnh quáng gà, đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, là cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. Thăm khám đáy mắt có thể thấy các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của bệnh nhân.

Vitamin A đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa quáng gà. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ Vitamin A và các khoáng chất thiết yếu có thể giúp đẩy lùi bệnh quáng gà. Các thực phẩm có màu đỏ cam như cà chua, cà rốt, bí đỏ, xoài,…; hay các loại rau lá xanh đậm, rau bó xôi,… là những nguồn dinh dưỡng rất giàu Vitamin A.

Đối với các đối tượng có nguy cơ thiếu Vitamin A như phụ nữ mang thai, trẻ không bú mẹ, … thì cần được bổ sung thêm Vitamin A để có thể phòng tránh các triệu chứng của bệnh quáng gà. Đưa trẻ đi uống Vitamin A định kỳ (theo Chương trình phòng chống mù lòa quốc gia) là việc làm hết sức cần thiết để trẻ có được đôi mắt khỏe mạnh.

Đối với những người mắc bệnh lý quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền:

Cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay. Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của bệnh cũng như những chuyển biến trong điều trị.

Tập thích nghi và di chuyển trong tình trạng quáng gà.

Hạn chế lái xe vào ban đêm để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Quáng gà và cách chữa

Cần giải thích cho bệnh nhân quáng gà về các đặc điểm của bệnh cũng như kế hoạch điều trị, để họ có thể hiểu rõ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Đối với quáng gà do cận thị: thị lực của bệnh nhân có thể được cải thiện nhờ vào việc đeo kính cận (kính đeo mắt hoặc kính áp tròng), kể cả thị lực ban ngày hay ban đêm.

Đối với quáng gà do đục thủy tinh thể: phẫu thuật thay thế thủy tinh thể cải thiện đáng kể thị lực cũng như điều trị triệu chứng quáng gà ở bệnh nhân đục thủy tinh thể.

Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A: bệnh nhân cần được bổ sung Vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều Vitamin A có thể là 15.000 đơn/vị ngày đường uống. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, vì Vitamin A quá liều có thể có những tác dụng phụ nhất định.

Đối với tình trạng di truyền gây quáng gà: Bệnh nhân chỉ có thể được điều trị triệu chứng và phòng tránh diễn tiến của bệnh. Ngoài ra, tư vấn tiền hôn nhân hay khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cũng rất cần thiết. Hiện nay, nhiều thử nghiệm như phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc, cấy tế bào gốc lành vào võng mạc đang được tiến hành với hy vọng tìm ra phương pháp điều trị cải thiện chức năng võng mạc ở bệnh nhân quáng gà.

Quáng gà triệu chứng là gì?

Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra sự bất thường của thị lực với triệu chứng nhìn kém trong tối, chẳng hạn như khi đi ngoài trời vào ban đêm, nhà tối chưa bật đèn,… Trong điều kiện thiếu sáng như thế thì bệnh nhân rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật do thị lực giảm sút.

Ngoài ra, một triệu chứng cũng rất hay gặp ở bệnh nhân quáng gà là không điều chỉnh thị lực kịp thời khi chuyển từ chỗ sáng vào chỗ tối. Đôi khi, bệnh nhân có thể giảm thị lực ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.

Bác sĩ thường không phát hiện được sự bất thường khi thăm khám bên ngoài mắt, trừ khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn của bệnh. Soi đáy mắt có thể phát hiện thấy động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bạc màu, hoặc có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang.

Thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) có thể bị thu hẹp dần, nặng nề hơn có thể dẫn đến thị trường hình ống, là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, bệnh nhân như nhìn qua một cái ống. Cũng có thể sẽ xuất hiện một triệu chứng được gọi là ám điểm, nghĩa là trong thị trường của bệnh nhân có những vùng nhỏ không nhìn thấy, nếu ám điểm càng ngày càng lan rộng thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang diễn tiến nặng lên.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Quáng gà

Chẩn đoán xác định

Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thu thập các triệu chứng, tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám thực thể để có thể định hướng bệnh quáng gà, từ đó chỉ định một số cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán xác định bệnh.

Khám thị trường: là một trong những xét nghiệm cần làm đầu tiên khi nghi ngờ quáng gà.

Khám nghiệm điện võng mạc: cho phép đánh giá các tình trạng thoái hóa võng mạc của mắt, bao gồm việc xác định loại tế bào võng mạc thương tổn, tính chất di truyền, độ trầm trọng,… Đây là xét nghiệm quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh quáng gà ở bệnh nhân đến khám vì triệu chứng nhìn kém trong bóng tối.

Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản cũng có thể hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh quáng gà cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nhiễm khuẩn, viêm, tắc mạch máu võng mạc, để có thể đưa ra chỉ định điều trị đúng đắn cho bệnh nhân. Việc nhầm lẫn trong chẩn đoán để lại những hệ lụy cho người bệnh.

Nguyên nhân bệnh Quáng gà

Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … là những bệnh lý ở mắt có thể gây ra quáng gà ở bệnh nhân.

Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,…

Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.

Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.

Đối tượng nguy cơ bệnh Quáng gà

Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.

Sự thiếu hụt Vitamin A cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng, nếu không cung cấp đủ Vitamin A trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến tình trạng quáng gà. Hay ở bệnh nhân suy tuyến tụy cũng có nguy cơ bị thiếu Vitamin A do sự rối loạn hấp thu chất béo kéo theo việc Vitamin A cũng không được hấp thu.

Sự tăng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây ra biến chứng trên mắt, nên đó cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh quáng gà.

Copyright © 2019 – Sitemap

Bệnh Quáng Gà Là Gì? Nguyên Nhân Và Những Mẹo Trị Mắt Quáng Gà Hiệu Quả

Bệnh quáng gà, hay còn gọi là chứng mù đêm, bệnh thường do nguyên nhân thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Biểu hiện của bệnh quáng gà là thị lực giảm, tầm nhìn bị thu hẹp vào ban đêm hay trong bóng tối, hoặc những nơi thiếu ánh sáng.

Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do các bệnh về mắt như: cận thị,bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền),…

Ngoài ra, bệnh quáng gà cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý khác như: đái tháo đường, bệnh Keratoconus hoặc do sự lạm dụng thuốc tăng nhãn áp.

Mẹo trị mắt quáng gà

Bổ sung vitamin A

Vitamin A là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương sau phẫu thuật hoặc các tổn thương khác.

Thực phẩm giàu vtiamin A: cà rốt, gan, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông đỏ, cần tây, rau xanh, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bổ sung các loại vitamin tốt cho mắt

Lutein và zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là các carotenoid võng mạc xuất hiện dưới dạng các sắc tố màu vàng, đỏ. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho mắt. Hai chất dinh dưỡng này được tìm thấy với nồng độ cao ở điểm vàng (điểm nằm ở trung tâm võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi sự vật).

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B gồm: vitamin B1, B2, B12 có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể cũng như tham gia vào các phản ứng hóa học, chuyển hóa và trao đổi chất. Thiếu vitamin nhóm B có thể làm giảm thị lực, phân biệt màu sắc. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như:

– Vitamin B1: các loại đậu, hạt, thịt nạc heo, rau chân vịt, nấm mỡ,…

– Vitamin B12: trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá,…

Omega 3

Axit béo Omega-3 mang lại tất cả loại lợi ích đối với cơ thể, đôi mắt và não bộ của chúng chúng tôi nghiên cứu, omega 3 có đặc tính chống viêm, giúp đôi mắt sáng khỏe và hỗ trợ chức năng não bộ. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp giảm khô mắt, hỗ trợ ngăn ngừa bện thoái hóa điểm vàng.

Vitamin C

Các chuyên gia cho biết, vitamin C hay axít ascorbic đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh về mắt, như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do tiểu đường và bệnh tăng nhãn áp. Loại vitamin tan trong nước này là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hình thành và tăng cường các mô liên kết như lớp collagen, có tác dụng bảo vệ bề mặt của mắt và giác mạc.

Thực phẩm giàu vitamin C: dâu tây, cam, bưởi, chanh, cà chua, chanh leo, chuối, ổi, nho, súp lơ, đu đủ, dứa, kiwi, xoài,…

Chỉ Mặt Những Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Quáng Gà

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà, cụ thể:

Mắc bệnh quáng gà do có tiền sử các bệnh lý như viêm võng mạc, thần kinh thị giác bị ảnh hưởng.

Bị mắc bệnh quáng gà do thiếu vitamin A. Đây được coi là nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà ở nhiều người nhất. Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do nguyên nhân này gây ra thì có thể điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin A bằng các loại thuốc hoặc thực phẩm giàu vitamin A.

Tổn thương đáy mắt cũng là một trong những bệnh quáng gà.

Mắc bệnh quáng gà do di truyền

Ngoài ra, một số bệnh về mắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà bao gồm: Cận thị, đục thủy tinh thể, hội chứng usher (bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến cả thị giác và thính giác).

Những người lớn bị mắc bệnh đục thủy tinh thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh quáng gà nhiều hơn trẻ em.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc bệnh quáng gà

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà mà có những phương pháp điều trị bệnh quáng gà khác nhau. Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh thì bệnh nhân cần đến các cơ sở uy tín, chất lượng để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nếu nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà là do thiếu vitamin A thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc bổ sung vitamin A liều cao đề giúp cơ thể bổ sung nhanh chất này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều các thực phẩm có chứa vitamin.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người nên tự tìm cho mình cách phòng tránh bệnh an toàn bằng cách tìm hiểu thật kĩ về căn bệnh cũng như xây dựng lối sống thật lành mạnh với chế độ làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lí. Thường xuyên khám mắt để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa về cách phòng bệnh an toàn.

Hải Yến – chúng tôi

Thiếu Vitamin A Đưa Tới Bệnh Khô Mắt, Gây Quáng Gà, Mù

Bệnh khô mắt đã được danh y Việt nam Hải Thượng Lãn Ông mô tả với cái tên “cam mắt” ở những trẻ ăn nhiều chất bột, bụng chướng, mắt kéo màng rồi mù.

Vitamin A có vai trò rất quan trọng tại mắt:

– Tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Nếu thiếu vitamin A gây triệu chứng quáng gà.

– Tác dụng trên biểu mô kết – giác mạc, giúp biểu mô giữ độ trong bóng. Thiếu vitamin A đưa tới bệnh khô mắt, giảm thị lực, nhuyễn biểu mô kết – giác mạc gây mù.

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở Việt Nam

Thời thuộc pháp, nhiều y văn mô tả bệnh mù này gặp nhiều ở trẻ em dưới 10 tuổi, ở những gia đình thiếu thốn. Cho đến những năm 80, tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng bị khô mắt dẫn tới mù loà gặp khá nhiều trong các khoa Nhi bệnh viện trong toàn quốc. Lần đầu tiên Viện Dinh dưỡng, Viện Mắt, Bệnh Viện Nhi tổ chức một cuộc điều tra trên cộng đồng ở nhiều tỉnh thành phố trong toàn quốc.

Ở Việt Nam, theo cuộc điều tra trên cộng đồng (1985), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị khô mắt có tổn thương giác mạc hoạt tính (X2/X3A/X3B) là 0,07%, tức là 7 lần cao hơn ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới coi đây là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Ước tính bấy giờ hàng năm có khoảng 5000-6000 trẻ bị mù loà do khô mắt. Năm 1994, cuộc điều tra toàn quốc do Viện Dinh dưỡng, UNICEF và HKI tiến hành cho thấy tỷ lệ khô mắt đã hạ thấp dưới ngưỡng quy định của TCYTTG. Tuy nhiên, thể thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở Việt nam vẫn còn tồn tại. Tổ Chức Y tế Thế giới (1997) đã xếp Việt nam vào danh sách 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu vitamin A cận lâm sàng ở mức độ nặng. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (vitamin A huyết thanh thấp, < 0.70 mmol/L) vào năm 1998 là 12%. Theo các nghiên cứu trên thế giới, thiếu vitamin A tiền lâm sàng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tử vong, và giảm tăng trưởng ở trẻ em. Vì vậy, phòng chống thiếu vitamin A vẫn còn là vấn đề cần quan tâm ở Việt nam.

– Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều vùng. Trẻ em trong giai đoạn ăn bổ sung với một chế độ ăn nghèo thức ăn động vật, rau xanh quả chín (chứa nhiều tiền vitamin A (caroten). Thiếu dầu mỡ trong khẩu phần làm giảm hấp thu vitamin A. Tập quán cho trẻ ăn bổ sung chỉ có bột gạo, đường hoặc muối là một sai lầm về chế độ nuôi dưỡng dẫn tới thiếu vitamin A và các vi chất khác. Nhiều trẻ bị mù dinh dưỡng do không được bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều vitamin A, thích hợp với trẻ nhỏ.

– Tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cũng là các nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin A. Nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là nguyên nhân của thiếu vitamin A. Đây là những tình trạng khá phổ biến ở Việt nam.

– Suy dinh dưỡng protein năng lượng nặng thường kèm theo thiếu vitamin A vì thiếu protein ảnh hưởng tới chuyển hoá, vận chuyển vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu các vi chất khác như thiếu kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hoá vitamin A.

Các biện pháp phòng chống thiếu vitamin A ở Việt nam

– Cải thiện bữa ăn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng: Từ năm 1988, Chương trình phòng chống thiếu vitamin A ở Việt nam đã khuyến nghị mọi bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ. Khuyến khích và hướng dẫn chế độ ăn bổ sung hợp lý (thức ăn động vật, dầu mỡ, các loại rau xanh có hàm lượng caroten đáng chú ý là rau muống, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, qủa chín như đu đủ, xoài…). Khuyến khích phát triển hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng nuôi gia đình để tạo nguồn thực phẩm cho bữa ăn. Các chương trình giáo dục đại chúng như tổ chức “ngày vi chất dinh dưỡng toàn quốc” vào 1-2 tháng 6 hàng năm, từ năm 1996 đến nay cùng với giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ.

– Bổ sung viên nang vitamin A liều cao: Từ năm 1993, Việt nam áp dụng việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 6-36 tháng tuổi trong toàn quốc thông qua hệ thống y tế. Hiện nay, giải pháp này đang tiếp tục áp dụng, có thể duy trì cho tới năm 2005. Trẻ được uống viên nang 200.000 đơn vị quốc tế (UI) mỗi năm 2 lần (đối với trẻ dưới 12 tháng cho uống viên nang 100.000 UI). Việc bổ sung vitamin A liều cao cho các bà mẹ ngay sau đẻ cũng được áp dụng.

– Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh nhiễm trùng nhất là sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp có nguy cơ đối với thiếu vitamin A và khô mắt. Từ năm 1996, việc bổ sung vitamin A phối hợp với chiến dịch tiêm chủng toàn quốc. Trẻ em bị bệnh nhiễm khuẩn được bổ sung dự phòng vitamin A cùng với việc điều trị bệnh.

– Tăng cường vitamin A trong một số thực phẩm: Hiện nay ở Việt nam chưa triển khai giải pháp này. Tuy nhiên, từ năm 2000 sẽ tiến hành một nghiên cứu thí điểm về đưa vitamin A vào trong đường và một số thực phẩm khác như bánh kẹo, mỳ ăn liền. Giải pháp này đã thành công ở một số nước.

Như vậy, có thể nói những thành tựu trong phòng chống thiếu vitamin A ở Việt nam chủ yếu dựa vào giải pháp bổ sung vitamin A. Trong thời gian tới, biện pháp cải thiện bữa ăn để có sự đầy đủ vi chất dinh dưỡng và tăng cường vi chất vào thực phẩm cần được quan tâm thích đáng.