Vì Sao Bệnh Nhược Cơ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Dấu Hiệu Bệnh Nhược Cơ Và Cách Chữa Nhược Cơ

Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp là bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp); trong thời gian mang thai; khi gây mê.

Các cơ vận nhãn: Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu. Điều này gây nên tình trạng sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Nhiều bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).

Các cơ khác : 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi, giọng nói trở nên “ủy mị”. Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuông. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên.

Đặc điểm: Sự yếu cơ sẽ thay đổi trong 1 ngày, thường là nhẹ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi và trở nặng vào buổi chiều tối. Cơ tim và các cơ trơn của người mắc bệnh nhược cơ không bị ảnh hưởng. Phản xạ gân xương bình thường; phản xạ đồng tử với ánh sáng và điều tiết cũng vẫn bình thường.

Tổn thương kết hợp: Khoảng 5-10% bệnh nhân nhược cơ sẽ mắc thêm các bệnh tự miễn khác như rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mạnh)

Cách chữa nhược cơ

Điều trị khởi đầu: Acetylcholinesterase là nhóm thuốc ức chế được sử dụng trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy các thụ thể acetylcholinesterase của kháng thể. Do đó không làm giảm số lượng các thụ thể sau khe synap thần kinh-cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong điều trị ban đầu với bệnh nhân bị nhược cơ nhẹ hoặc mới được chấn đoán mắc nhược cơ.

Ức chế miễn dịch: Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ. Corticoid hoặc nhóm thuốc không chứa steroide là những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid nếu sử dụng lâu dài là rất nguy hiểm.

Phẫu thuật tuyến ức: Có tới 75% bệnh nhân nhược cơ gặp các bất thường về tuyến ức, vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức cũng là một cách chữa nhược cơ. Kết quả chữa nhược cơ bằng phương pháp này tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu lại rất vất vả, vì vậy việc phẫu thuật cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ, người bệnh nhược cơ vẫn tiếp tục được điều trị bằng Prednisolon liều trung bình.

Lọc huyết tương: Phương pháp chữa này nhằm để lọc bỏ các kháng thể kháng thụ thể cũng như các thành phần bổ thể trong huyết tương của bệnh nhân nhược cơ, các triệu chứng nặng của nhược cơ sẽ được thuyên giảm. Xét ở một khía cạnh nào đó, đây cũng có thể coi là một phương pháp ức chế miễn dịch.

Các phương pháp điều trị ngắn hạn khác: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương thức điều trị ngắn hạn như truyền immunoglobulin miễn dịch hay thay huyết tương (đối với bệnh nhân nhược cơ diễn tiến xấu, trầm trọng và bệnh nhân nhược cơ trước phẫu thuật tuyến ức) khi các triệu chứng nhược cơ chưa được kiểm soát tốt. Hai phương pháp điều trị ngắn hạn này cho kết quả rất tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.

Hiện nay, việc chữa và điều trị nhược cơ đã có những bước tiến đáng kể. Trước khi phương pháp ức chế miễn dịch được được áp dụng, 30% là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc nhược cơ và hơn 60% bệnh nhân không cải thiện các triệu chứng nhược cơ hoặc bệnh trở nên xấu dần. Đặc biệt, đến 70% bệnh nhân sẽ tử vong nếu nhược cơ trở thành cơn nhược cơ cấp.Với phương pháp điều trị hiện nay, người bệnh nhược cơ đã có thể có một cuộc sống gần như bình thường giống mọi người, tuổi thọ của họ cũng không bị giảm đi so với những người khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bệnh nhân sẽ phải lệ thuộc và các loại thuốc này trong nhiều năm hoặc gần như suốt đời, dù họ có nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Tại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về cây Chay Việt Nam trong điều trị bệnh nhược cơ đã được triển khai. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tại bệnh viên 103, kết quả điều trị rất khả quan trong những trường hợp này.

Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ

Người Bệnh Nhược Cơ Có Cơ Hội Khỏi Bệnh?

(ĐTĐ) – Bệnh nhược cơ là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Cho dù chưa có một bằng chứng xác đáng nào chứng minh hiệu quả tuyệt đối của các biện pháp điều trị nhưng bệnh nhược cơ là bệnh có nhiều cơ hội điều trị thành công.

Tại sao bị bệnh?

Nhược cơ là tình trạng sức cơ của người bệnh yếu dần, tiến triển, nặng dần vào cuối ngày và sau khi vận động. Mặc dù cấu trúc cơ bình thường, mặc dù sức khỏe các hệ cơ quan khác bình thường nhưng người bệnh lại không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Trong những giai đoạn điển hình, người bệnh thậm chí còn không thể nhấc được tay lên mà chỉ có ngồi để thở.

Hiện nay, cơ chế gây bệnh được giả thuyết theo 3 hướng: Hướng thứ nhất là trong cơ thể người bệnh xuất hiện các tự kháng thể kháng lại các thụ cảm thể của acetylcholin, gọi tắt là Ach. Các Ach không gắn được vào màng sau synap và không thể dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ. Cơ bị yếu lực. Hướng thứ hai là trong cơ thể người xuất hiện các tự kháng thể kháng lại enzym kinase đặc hiệu cơ. Enzym này bị kháng thì các thụ cảm thể của Ach khó được biệt hóa và hình thành.

Hướng thứ ba là do hệ miễn dịch của người bệnh quá mẫn cảm do u tuyến ức gây ra. Tuyến ức phát triển quá mạnh, tự sản xuất ra các tự kháng thể chống lại các thụ cảm thể của Ach. Trong 75% số nạn nhân của bệnh, người ta tìm thấy có bằng chứng rõ ràng của sự phát triển bất thường của tuyến ức. Có khoảng 15% số nạn nhân có sự xuất hiện của u tuyến ức.

Dựa theo ba giả thuyết như trên mà hiện nay có ba phương pháp điều trị khả thi là: dùng thuốc, lọc máu và phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức.

Sơ đồ thần kinh điều khiển cơ.

Dùng thuốc điều trị bệnh

Phương pháp dùng thuốc là phương pháp đầu tiên được áp dụng để điều trị. Trong phương pháp này, người ta sử dụng nhiều thuốc khác nhau để làm bình thường hóa sự dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ.

Vì trong đa phần các trường hợp, cơ chế gây bệnh chủ yếu theo giả thuyết thứ nhất, nghĩa là trong cơ thể tự xuất hiện các tự kháng thể kháng lại các thụ cảm thể của Ach. Cho nên các thuốc được sử dụng bao gồm: các thuốc ức chế men cholinestearase, thuốc ức chế miễn dịch, kháng thể IgG và một số thuốc phối hợp điều trị khác.

Thuốc ức chế men cholinestearasen là thuốc cơ bản nhất, đầu tiên nhất được chỉ định. Cơ chế là làm tăng nồng độ và thời gian lưu tồn của Ach trong synap. Khi nồng độ Ach thấp thì có thể không đủ sức mạnh để gắn vào thụ cảm thể Ach. Nhưng nếu nồng độ Ach cao thì chúng đủ sức mạnh gắn vào những thụ cảm thể đang bị kém hoạt tính. Bằng chứng trên thực tế cho thấy, ngay từ liều đầu tiên và ngay những ngày đầu điều trị, người bệnh đã có những đáp ứng rất tốt và gần như đạt hiệu quả.

Sau một thời gian hoặc ở những thể bệnh đặc biệt như sự kháng lại thụ cảm thể Ach quá mạnh, người ta phải dùng thêm các thuốc ức chế miễn dịch. Mục tiêu dùng các thuốc này làm giảm nồng độ các tự kháng thể trong máu và giảm sự chống lại các thụ cảm thể Ach trong synap. Các thụ cảm Ach được giải phóng và được hoạt hóa trở lại. Sức cơ được cải thiện.

Hiệu quả của phương pháp dùng thuốc là khá cao. Tỷ lệ thành công và làm ổn định bệnh có thể đạt tới 70-90% tùy thuộc vào từng người và từng giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý, tuy bệnh có đáp ứng với điều trị nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh khỏi mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể làm ổn định bệnh và khống chế triệu chứng. Việc điều trị lặp lại sẽ xuất hiện khi bệnh tái phát.

Phương pháp lọc huyết tương

Phương pháp lọc huyết tương là phương pháp dùng một máy móc bên ngoài kiểu như chạy thận nhân tạo để lọc máu loại bỏ bớt các tự kháng thể ra khỏi máu. Phương pháp này tỏ ra khá ưu việt vì nó loại bỏ trực tiếp căn nguyên gây ra bệnh – các tự kháng thể. Tuy vậy, việc điều trị đắt và đòi hỏi máy móc.

Ưu điểm lớn nhất là phương pháp lọc máu có tỷ lệ thành công cao, ngay cả ở những trường hợp khó, những trường hợp mà không đáp ứng với thuốc hoặc những thể bệnh đặc biệt. Thường thì sau một số lần điều trị nhất định, thuốc tỏ ra kém đáp ứng. Cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc quá lớn và không thể tiếp tục. Hoặc là do thể bệnh thuộc loại kháng enzym kinase đặc hiệu cơ. Khi đó cần phải lọc huyết tương.

Lọc huyết tương có tác dụng duy trì thời gian khỏi bệnh trong một thời gian tương đối ngắn. Thường thì sau 2 tháng, người bệnh lại phải tiến hành lọc một lần. Phương pháp này có ưu điểm rất lớn là công hiệu rất cao, hầu như không có kháng trị. Nhưng nó lại không kéo dài tác dụng.

Phương pháp cắt bỏ tuyến ức

Phương pháp cắt bỏ tuyến ức là phương pháp cắt bỏ u tuyến ức để loại bỏ nơi sản xuất ra các tự kháng thể trong máu. Người ta cho là u tuyến ức hay là tuyến ức quá phát là nơi sản xuất ra các tự kháng thể gây ra bệnh nhược cơ. Cho nên nếu như cắt bỏ tuyến này đi thì sẽ triệt tiêu được nguồn gốc gây ra bệnh.

Cắt bỏ tuyến ức chỉ được áp dụng khi người bệnh có sự phát triển bất thường rõ ràng của tuyến ức. Xét nghiệm để chẩn đoán được u tuyến ức là chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp Xquang có bơm hơi trong lồng ngực.

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng không nhiều vì chỉ có khoảng 15% số bệnh nhân có u tuyến ức. Tốc độ cải thiện bệnh của nó chậm. Phải sau 2-24 tháng thì người bệnh mới thuyên giảm được các triệu chứng. Nhưng biện pháp này có thể duy trì thời gian khỏi bệnh tới tận 7-10 năm và tỷ lệ thành công vào khoảng 40-60%.

Tuy có một tỷ lệ người bệnh tái phát hoặc không đáp ứng với điều trị nhưng thời gian khỏi bệnh rất ấn tượng. Những người mà có u tuyến ức thực thụ thì họ có thời gian khỏi bệnh rất lâu, lâu nhất so với các biện pháp khác.

Tóm lại, mặc dù là bệnh tự miễn (bệnh thuộc hàng khó trị) nhưng bệnh nhược cơ là bệnh dễ kiểm soát nhất trong nhóm bệnh này. Người bệnh có nhiều cơ hội lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau và đương nhiên là có nhiều cơ hội quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Bệnh Nhược Cơ Bẩm Sinh

Bệnh nhược cơ (MG) là một bệnh có thể điều trị tốt với nhiều phương pháp điều trị hiệu quả và với một quá trình diễn biến tự nhiên liên tục được cải thiện nhờ các xét nghiệm chẩn đoán tốt hơn và các thuốc điều trị hiệu quả. Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân MG có thể rất bổ ích cho bất cứ bác sĩ thần kinh nào vì hầu hết bệnh nhân có thể sống cuộc sống bình thường nếu điều trị hợp lý.

Các hội chứng nhược cơ bẩm sinh di truyền theo kiểu gen trội hoặc gen lặn, và khởi phát các triệu chứng thường ở lúc sinh hoặc giai đoạn sớm của thời kỳ trẻ nhỏ, hiếm khi ở giai đoạn muộn của thời kỳ trẻ nhỏ hoặc giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Các triệu chứng lâm sàng chính bao gồm yếu mỏi cơ vân ở các cơ mắt, hành não, chân tay, và hô hấp theo các kiểu khác nhau và mức độ nặng khác nhau. Ở trẻ nhũ nhi, các triệu chứng bao gồm khóc và bú yếu, suy hô hấp, ngừng thở, xanh tím, khó cho ăn, thở rít, sụp mi, yếu cơ mặt, và đột tử. Muộn hơn ở thời kỳ trẻ nhỏ, các mốc phát triển vận động có thể bị chậm, và yếu mỏi cơ gây ra sụp mi dao động, khó chạy nhảy và khó leo cầu thang. Cơ tim và cơ trơn không bị ảnh hưởng, và chức năng nhận thức là bình thường ở phần lớn bệnh nhân.

Chẩn đoán hội chứng nhược cơ bẩm sinh

Chẩn đoán phân biệt chính bao gồm nhược cơ huyết thanh âm tính, các bệnh cơ bẩm sinh, và các nguyên nhân khác của hội chứng trẻ nhũ nhi mềm.

Một số đặc trưng lâm sàng là rất điển hình của một số thể nhất định của các hội chứng nhược cơ bẩm sinh và cung cấp thông tin gợi ý để hướng đến chẩn đoán. Ví dụ, các đợt cấp và các cơn ngừng thở gây ra do sốt hoặc kích động, tiền sử gia đình có đột tử trẻ nhũ nhi, và cải thiện theo thời gian là điển hình của hội chứng nhược cơ bẩm sinh với ngừng thở từng cơn (trước đó có tên gọi nhược cơ trẻ nhũ nhi gia đình) gây ra do các đột biến CHAT. Cứng đa khớp bẩm sinh, co cứng, hội chứng trẻ nhũ nhi mềm, suy hô hấp sớm, và ngừng thở từng cơn xảy ra ở trẻ nhũ nhi mắc hội chứng nhược cơ bẩm sinh gây ra do các khiếm khuyết RAPSN. Thở rít ở trẻ nhũ nhi, teo lưỡi, sụp mi với bảo tồn cử động mắt, các đặc trưng mặt của bệnh cơ, nặng lên với thuốc ức chế acetylcholinesterase và cải thiện rõ với ephedrine hoặc albuterol là các đặc điểm điển hình của khiếm khuyết DOK7.

Điều trị nhược cơ bẩm sinh

Điều trị bằng các thuốc ức chế acetylcholinesterase (pyridostigmine và 3,4-diaminopyridine) là hiệu quả trong hầu hết các ca hội chứng nhược cơ bẩm sinh với ngoại lệ là hội chứng nhược cơ bẩm sinh DOK7 và kênh chậm. Albuterol và ephedrine là rất hiệu quả trong hội chứng nhược cơ bẩm sinh với các khiếm khuyết DOK7 và COLQ. Fluoxetine có lợi ở một số bệnh nhân mắc hội chứng nhược cơ bẩm sinh kênh chậm.

Triệu Chứng Suy Nhược Cơ Thể

14/07/2014 15:03 – 113685 lượt xem

Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm… Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể Nguyên nhân có thể định lượng rõ ràng như: Thiếu máu thiếu sắt; Hạ đường huyết; Nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân; Suy giảm miễn dịch; Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận; Huyết áp thấp mạn tính…. Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được: do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Thực tế, đa số trường hợp, suy nhược cơ thể không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào. Những yếu tố khởi phát của tình trạng này có thể là do những vẫn đề gặp phải ở cơ quan, gia đình, xã hội, sự thiếu hụt dưỡng chất trong thời kỳ phát triển của trẻ em, người già yếu, người vận động nhiều, hay phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú. Sự căng thẳng kéo dài này sẽ sinh ra mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài sẽ làm bạn mắc chứng suy nhược mà đôi khi bạn dễ dàng bỏ qua triệu chứng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược. Ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến cơ thể suy nhược. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể.

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.

Tùy theo nguyên nhân mà cách khắc phục cho phù hợp. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.

Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.

Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng,…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.