Về Bệnh Máu Khó Đông / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Tổng Quan Về Bệnh Máu Khó Đông

Những điều cần biết về bệnh máu khó đông

Những dạng bệnh máu khó đông

Thông thường, bệnh máu khó đông sẽ được chia thành 3 loại chính bao gồm Hemophilia A, B và C. Cụ thể:

Dạng A: Dạng này phổ biến nhất và nguyên nhân chính gây nên là do thiếu yếu tố đông máu VIII. Thông thường trong 10 người sẽ có 8 người thuộc dạng A này.

Dạng B: Đây là dạng nhẹ và ít xảy ra. Nguyên nhân của dạng B thường là do thiếu yếu tố IX đông máu gây nên.

Dạng C: Dạng này do thiếu yếu tố XI đông máu gây ra và cũng xếp vào mức độ nhẹ. Những người thuộc dạng C thường chỉ bị xuất huyết sau phẫu thuật hay chấn thương chứ không phải bị chảy máu tự phát như những dạng khác.

Những triệu chứng bệnh máu khó đông

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu. Nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ, thì người bệnh chỉ có thể bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu tự phát bao gồm:

− Chảy máu không rõ nguyên nhân và máu chảy nhiều do vết cắt hoặc chấn thương, hoặc sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.

− Nhiều vết bầm lớn hoặc sâu

− Chảy máu bất thường sau tiêm vắc xin

− Đau, sưng khớp

− Có máu trong nước tiểu hoặc phân của người bệnh

− Chảy máu cam mà không biết nguyên nhân

− Ở trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc khó chịu mà không giải thích được

− Chảy máu trong não

Bệnh ưa chảy máu có di truyền không?

Có lẽ đây chính là câu hỏi hiện được nhiều người quan tâm nhất hiện nay khi thắc mắc bệnh ưa chảy máu có di truyền không. Đối với câu hỏi này thì câu trả lời là có di truyền. Những gen bị thiếu yếu tố được quy định trên chính nhiễm sắc thể X – gen lặn. Cụ thể, phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X và nam có 1 nhiễm sắc thể X.

Các y bác sĩ chẩn đoán bệnh ưa chảy máu

Để có thể phát hiện được chính xác bạn có bị loãng máu hay không thì đội ngũ y bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Cụ thể, bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu đó, kiểm tra và phân loại mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, hàm lượng yếu tố đông máu được lấy trong huyết tương của người bệnh.

+ Nếu yếu tố loãng máu từ 5 – 40% thì sẽ được xếp vào mức độ nhẹ.

+ Yếu tố đó từ 1 – 5% thì sẽ được xếp vào mức độ trung bình.

+ Mức độ nặng khi yếu tố đông máu có trong huyết tương dưới chỉ số 1%.

Khi bị bệnh ưa chảy máu hay máu loãng này thì các điều trị duy nhất đến thời điểm này là truyền những yếu tố đông máu vào trực tiếp người bệnh khi kiểm tra thiếu. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp cùng phục hồi chức năng để chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.

Yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu hiến của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, được gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người. Các liệu pháp khác có thể bao gồm:

− Desmopressin (DDAVP). Trong bệnh máu khó đông, hormone này có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu. Nó có thể được tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi.

− Thuốc chống tiêu sợi huyết. Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.

− Keo dán sinh học (Fibrin sealants). Nhóm thuốc này có thể được áp dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chất trám Fibrin đặc biệt hữu ích trong điều trị nha khoa.

− Vật lý trị liệu có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng nếu chảy máu trong đã làm hỏng khớp của bạn. Nếu chảy máu trong đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

− Sơ cứu cho vết cắt nhỏ. Sử dụng áp lực và băng thường sẽ chăm sóc chảy máu. Đối với các khu vực nhỏ chảy máu dưới da, sử dụng một túi nước đá.

− Tiêm chủng. Mặc dù các sản phẩm máu được sàng lọc, những vẫn có khả năng lây truyền bệnh thông qua việc truyền máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, hãy cân nhắc việc chủng ngừa các vắc xin viêm gan A và B.

Bệnh Máu Khó Đông Ở Trẻ???

Nếu trẻ khó cầm máu khi bị đứt tay hoặc có vết tím bầm kéo dài sau mỗi lần ngã nhẹ, hãy nghĩ đến bệnh máu khó đông (Hemophilie A). Đây là hiện tượng rối loạn quá trình đông máu có tính di truyền, thường gặp ở bé trai từ 3 tuổi trở lên.

Do rối loạn đông máu nội sinh, trẻ xuất hiện tình trạng ưa chảy máu. Mỗi yếu tố gây đông máu khác nhau sẽ sinh ra các thể bệnh khác nhau như Hemophilie A, B, C.

Bệnh Hemophilie A là thể hay gặp nhất (khoảng 80%), do thiếu yếu tố VIII gây nên. Cấu trúc của yếu tố VIII gồm hai phần khác nhau về chức năng sinh hóa và di truyền:

– Yếu tố VIIIag quan trọng cho việc cầm máu đầu tiên, có nhiệm vụ phối hợp với tiểu cầu và tổ chức dưới nội mạc tạo thành yếu tố kết dính – nếu không có sự kết dính này thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài.

– Yếu tố VIIIc đại diện cho tính chất đông máu, giảm nhiều trong bệnh Hemophilie A và quyết định mức độ xuất huyết. VIIIc được sản xuất từ một gene của nhiễm sắc thể giới tính nữ (X) và giữ vai trò truyền bệnh. Yếu tố VIIIc giảm rất nhiều ở nam giới nên các bé trai mắc bệnh Hemophilie A nhiều hơn.

Vì yếu tố VIII của mẹ không qua được rau thai nên bệnh nhi có thể mắc bệnh sớm trong thời kỳ sơ sinh với biểu hiện: chảy máu rốn, vết bầm ở da, xuất huyết não – màng não, chảy máu kéo dài tại các vết tiêm… Tuy nhiên, thông thường bệnh xuất hiện khi trẻ ngoài 2 tuổi với tính chất xuất huyết rất đặc hiệu xảy ra sau sang chấn như chích, đứt tay, nhổ răng, xoa bóp, té ngã, phẫu thuật… và cũng có thể xuất huyết tự nhiên. Khớp gối là nơi dễ bị xuất huyết nhất sau sang chấn, có thể gây tràn dịch khớp gối, dính khớp, phản ứng màng xương…

Nếu bệnh nhi không được điều trị kịp thời thì rất dễ tử vong. Việc điều trị chủ yếu dựa vào phương pháp truyền máu và huyết tương để bù đắp sự thiếu hụt yếu tố VIII. Tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin để giảm đau vì dược liệu này sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết. Một điều cần lưu ý là vì phải truyền máu và huyết tương nhiều lần, nên bệnh nhi dễ mắc bệnh tan huyết cấp do bất đồng nhóm máu, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, viêm gan B… Vì vậy, cần theo dõi trẻ sát sao để phòng ngừa các chứng bệnh này.

Theo Khoa Học&Đời Sống

Bệnh Máu Khó Đông Ở Trẻ Em Và Top 5 Cách Phòng Ngừa Bệnh Máu Khó Đông

Bệnh máu khó đông là một bệnh trong đó máu của người bệnh không tự đông lại được như những người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu yếu tố làm đông máu trong chuỗi 12 yếu tố làm đông máu. Khi trẻ mắc bệnh máu khó đông, trẻ sẽ bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu khi gặp chấn thương. Đặc biệt là những chấn thương ở bên trong cơ thể, đầu gối, mắt cá, khuỷu tay là những nơi khó cầm máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh máu khó đông là bệnh hiếm gặp. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh là là 1/5.000 trẻ. Thông thường, trẻ mắc bệnh này thường do yếu tố di truyền hoặc do đột biến gen làm khả năng gây bệnh cho thế hệ sau.

Triệu chứng của bệnh máu khó đông

Để phát hiện bệnh máu khó đông, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

Khi trẻ gặp các chấn thương, bị ngã, xây xát, sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết. Khi đó, ở vị trí bị chấn thương sẽ không tự cầm máu được.

Cơ thể trẻ xuất hiện những vết bầm tím mà không biết nguyên nhân.

Chảy máu ở các khớp lớn như: khớp gối, khuỷu tay, cổ chân hoặc chảy máu não. Các khớp bị sưng và đau.

Tự nhiên chảy máu không có nguyên nhân.

Một số trường hợp có máu trong phân và nước tiểu.

Tùy từng mức độ của bệnh mà các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Khi trẻ bị bệnh máu khó đông, sẽ rất nguy hiểm khi trẻ tham gia các hoạt động, tập thể dục thể thao hoặc những sinh hoạt hàng ngày. Tất cả các hoạt động này đều có khả năng gây xây xát hoặc chấn thương. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa huyết học để được thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông

Thông thường, khi máu lưu thông cơ thể sẽ tự gộp các tế bào máu lại với nhau để tạo thành một cục máu đông để cầm máu khi gặp chấn thương. Quá trình đông máu sẽ được thực hiện bởi một số yếu tố nhất định có trong máu. Khi người bệnh thiếu một trong những yếu tố đông máu đó thì sẽ gây ra bệnh máu khó đông.

Bệnh máu khó đông không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó bệnh sẽ không bị lây từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Chỉ có do di truyền hoặc có đột biến gen mới có thể khiến trẻ mắc bệnh. Những gia đình có thành viên mắc bệnh máu khó đông sẽ có những đứa trẻ có khả năng mắc bệnh này cao hơn.

Top 5 cách phòng ngừa bệnh máu khó đông ở trẻ em

Những trẻ mắc máu khó đông vẫn sống như người bình thường nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị. Hiện nay, chưa có phương pháp nào để điều trị máu khó đông vì đây là bệnh do di truyền gây nên. Chỉ có phương pháp khắc phục và giảm nhẹ tình trạng của bệnh. Theo một nghiên cứu, 20% trẻ em mắc bệnh máu khó đông sẽ bị tàn tật, do đó phát hiện càng sớm càng tốt.

Cho trẻ tập thể dục thường xuyên. Nên tập các bài tập thể dục tốt cho cơ bắp và bảo vệ khớp như: bơi lội, đạp xe, đi bộ,… Tuyệt đối tránh các môn thể thao phải vận động mạnh sẽ dễ gây chấn thương như: bóng đá, đấu vật,…

Tránh dùng một số loại thuốc giảm đau vì các loại thuốc này có nguy cơ làm tăng tình trạng chảy máu chư: aspirin, ibuprofen. Để giảm đau an toàn và tốt hơn, nên dùng acetaminophen.

Tuyệt đối tránh các loại thuốc làm loãng máu hoặc thuốc ngăn ngừa tạo các cục đông máu như: heparin, wafarin, clopidogrel, prasugrel,…

Cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ răng miệng để ngăn chặn việc nhổ răng vì sẽ gây chảy nhiều máu.

Bảo vệ những nơi có khả năng chấn thương gây chảy máu khi tập thể dục hoặc trong sinh hoạt hàng ngày như: đeo miếng vải, cao su hoặc miếng da để bảo vệ đầu gối, khuỷu tay, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn đế tránh bị xô ngã,… Trong nhà nên hạn chế những đồ nội thất có góc nhọn để tránh nguy cơ chấn thương khi con sinh hoạt hàng ngày.

Để có thể tránh việc chảy máu quá nhiều và bảo vệ khớp cho những trẻ bị máu khó đông, cha mẹ hãy đồng hành cùng con và thực hiện một số cách sau để có thể phòng ngừa bệnh như:

Bệnh Máu Khó Đông Ở Người Tiểu Đường

Bệnh máu khó đông là hiện tượng rối loạn quá trình đông máu, người bệnh hầu như phải chung sống suốt đời với nó. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh máu khó đông ở người tiểu đường lại càng nguy hiểm. Người bệnh cần nắm rõ cách phòng và điều trị căn bệnh này.

Bệnh máu khó đông tuy là một bệnh hiếm gặp (hiện có khoảng 5.000 người mắc bệnh này ở nước ta) nhưng hậu quả để lại của bệnh này vô cùng nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng phát hiện và chữa trị, tuổi thọ của bệnh nhân không quá 13. Bệnh xuất hiện do cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố làm đông máu, thường gặp là yếu tố 8 và 9. Gene sản xuất hai yếu tố đông máu này chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có tính di truyền. Nam giới mang bộ nhiễm sắc thể XY, khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Với nữ giới mang bộ nhiễm sắc thể XX, chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc, nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh. Nếu cô gái chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài nhưng không loại trừ trường hợp vẫn có thể truyền cho con. Xuất phát từ cơ chế hình thành bệnh như vậy nên bệnh máu khó đông hầu như xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Tuy nhiên, cũng có đến 1/3 trường hợp do đột biến gene khiến nữ giới mắc bệnh và có thể di truyền đến thế hệ sau. Đây là một căn bệnh lạ, hiếm gặp, nên rất nhiều người không chú ý và thường chủ quan, khi phát hiện thấy triệu chứng khác thường mới đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế thì đã quá muộn, hoặc thậm chí lại đưa đến nơi chữa bệnh khác. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, thường gặp nhất và cũng nguy hiểm là ở mũi, chân răng, cơ, khớp,… Tuy nhiên, chảy máu khớp nguy hiểm nhất vì khi tái phát nhiều lần dễ gây viêm, biến dạng khớp. Người bị bệnh tiểu đường thường rất lâu lành vết thương so với người bình thường. Do vậy, khi người bệnh tiểu đường lại thêm mắc bệnh máu khó đông rất nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh cao.

Cách phòng bệnh máu khó đông

Người bệnh cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập, chấn thương dẫn đến chảy máu. Khi có hiện tượng chảy máu, cần vệ sinh sạch sẽ và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương cẩn thận. Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá huỷ, người bệnh sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Điều trị định kỳ ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động xấu của bệnh. Những người bệnh bị máu khó đông nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng phải hết sức chú ý, nên ăn bí ngô, rau cải, xà lách,… Gia đình có người bị bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn về cơ chế di truyền, tránh kết hôn gần huyết thống vì nguy cơ truyền bệnh cho đời con rất cao. Chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đó là bộ phận rất dễ chảy máu. Tránh ăn các thức ăn cứng, tránh đồ ăn có xương, vỏ, càng hay vảy, nên tách những đồ trước khi cho người bệnh ăn tôm, cua, cá.

Cách điều trị bệnh máu khó đông ở người tiểu đường

Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài, người bệnh cần xác định phải chung sống suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Đây là căn bệnh chưa có một biện pháp hữu hiệu nào có thể chữa được tận gốc. Các biện pháp chữa trị thường thấy là bổ sung yếu tố đông máu suốt đời. Bệnh nhân mắc bệnh bệnh máu khó đông nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, có thể có tuổi thọ như người bình thường. Nhưng nhiều người dường như chưa hiểu hết về căn bệnh nguy hiểm này, do đó không có điều kiện chữa trị nên tuổi thọ của người bệnh thường chỉ khoảng 24. Để có thể “sống chung với bệnh”, bệnh nhân bệnh máu khó đông, khi thấy các dấu hiệu mắc bệnh như: xuất hiện nhiều vết bầm tím; chảy máu cam, khó cầm máu; chảy máu khó cầm khi đánh răng; đau và sưng phù các khớp xương; đái ra máu,… thì cần đến ngay các trung tâm để được điều trị ngay. Trường hợp người bị bệnh nhẹ thì không nhất thiết phải truyền các yếu tố đông máu. Nếu trường hợp người bị bệnh nặng thì cần phải thường xuyên bổ sung các yếu tố đông máu từ bên ngoài để phòng các cơn chảy máu. Theo bác sĩ, người bệnh tiểu đường bị máu khó đông cần luyện tập để giúp cho các thớ cơ chắc chắn hơn, khỏe mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp, tạo cho mình một sức khỏe tôt. Nhưng không nên quá mức vì va chạm mạnh sẽ làm cho khớp bị xuất huyết. Khi biết mình đã bị bệnh máu khó đông thì 6 tháng một lần nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, tránh các hoạt động mạnh gây chấn thương, không tiêm bắp, không châm cứu, không massage, tránh thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen… vì các thuốc này làm gia tăng chảy máu. Để an toàn hơn cho sức khỏe của mình, người bị bệnh bệnh máu khó đông cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi khi sử dụng. Gia đình bệnh nhân cũng cần được tư vấn về cơ chế di truyền của bệnh. Đặc biệt chú ý tránh kết hôn gần huyết thống, dễ truyền bệnh cho con. Người bệnh tiểu đường bị máu khó đông cũng không nên bi quan vì hiện nay, khoa học phát triển mạnh mẽ, nhiều phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại ra đời. Nên người bệnh hoàn toàn có quyền hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh không bị bệnh khác.