Về Bệnh Khô Mắt / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Hiểu Thêm Về Bệnh Khô Mắt

Trước tiên bạn cần biết, có một lớp màng mỏng gọi là phim nước mắt luôn luôn phủ trên bề mặt mắt. Phim nước mắt giúp cho mắt bạn luôn cảm thấy thoải mái, khoẻ mạnh và nhìn được rõ ràng. Nhiệm vụ của nó là giữ ẩm và rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho giác mạc dẫn đến viêm nhiễm.

Một lớp phim nước mắt bình thường bao gồm 3 thành phần sau:

Mỗi lớp của phim nước mắt đều có vai trò quan trọng. Lớp dàu giữ cho phim nước mắt không bị bốc hơi quá nhanh và tăng sự bôi trơn. Lớp nước giúp làm ẩm. Lớp nhầy giúp phim nước mắt bám được lên bề mặt mắt và giúp dàn trải đều phim nước mắt.

Các lớp được tạo ra từ các tuyến khác nhau:

Lớp dầu được tạo ra bởi tuyến meibomian trong mi mắt.

Lớp nước được tạo ra bởi tuyến lệ.

Lớp nhầy được tạo ra từ các tế bào goblet trong kết mạc.

Bất kì vấn đề nào xảy ra với các lớp này của phim nước mắt đều có thể dẫn tới khô mắt.

Phân Loại Khô Mắt Thế Nào?

Ví dụ, khi Khô mắt được phân loại dựa theo lớp nào của phim nước mắt bị ảnh hưởng. tuyến Meibomian không sản xuất hoặc tiết đủ dầu, phim nước mắt có thể sẽ bốc hơi quá nhanh – được gọi là khô mắt do tăng bốc hơi.

Tình trạng trên được gọi là suy giảm chức năng tuyến meibomian, một trong những yếu tố đặc trưng dẫn đến khô mắt. Một trường hợp khác có thể là do chức năng của tuyến lệ suy giảm dẫn tới không sản xuất đủ nước – được gọi là khô mắt do giảm tiết nước mắt.

Mỗi loại khô mắt sẽ có các điều trị khác nhau.

Lời khuyên cho bạn: Nếu thấy những biểu hiện bất thường nào ở mắt, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thâm khám, chuẩn đoán và điều trị thích hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.

Bs. CKI Nguyễn Thị Phương Hà – Tổng hợp

Cùng Nhau Tìm Hiểu Về Bệnh Khô Mắt

1. Biểu hiện:

– Cảm giác khó chịu như có dị vật trong mắt, ngứa mắt. – Thường xuyên thấy có các triệu chứng như cộm, cay, rát, nóng, ngứa, đỏ, nhức… – Mắt khi mờ khi tỏ, càng chớp càng rát. – Nhạy cảm và sợ ánh sáng. – Có hiện tượng chảy nước mắt. – Tăng tiết nhầy, có nhiều ghèn mắt ở 2 góc trái mắt. – Mắt dễ mỏi, khó nhắm mở, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và có cảm giác buồn ngủ.

2. Nguyên nhân:

– Do yếu tố môi trường như môi trường bị ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường sử dụng điều hòa. – Tiếp xúc nhiều với máy tính. – Người bị các tật khúc xạ như cận thị.. – Bệnh nhân đã từng mổ Lasik do cận thị hoặc người dùng kính áp tròng

3. Biện pháp khắc phục tình trạng:

– Uống nhiều nước – Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao. – Thường xuyên chớp mắt – Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày – Hạn chế đeo kính áp tròng – Bổ sung các thực phẩm chứa omega3 như cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu… – Chườm nóng mi hoặc massage mắt – Đeo kính mắt khi để bảo vệ mắt tránh tác động của nắng, gió, khói bụi, môi trường ô nhiễm. – Không để không khí thổi trực tiếp vào mắt (máy điều hòa, quạt gió,…). – Tránh các tác động gây kích thích mắt, cọ xát vào mắt như dụi mắt. – Để sách cách xa 30- 50 cm khi đọc

– Vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nên trồng nhiều cây xanh để làm mát không khí, giúp không khí không bị khô và giảm bớt khói bụi. – Nếu do tính chất công việc phải làm việc hoặc học hành quá lâu, hoặc sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi mỗi tiếng 1 lần, mỗi lần khoảng 5 phút để mắt được thư giãn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khô mắt để có được đôi mắt sáng khoẻ và long lanh.

Khô Mắt Là Gì? Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Khô Mắt

Khô mắt, khô giác mạc là hậu quả của rối loạn điều tiết mắt. Những dấu hiệu như: ngứa, rát mắt, sưng, đỏ,…cho thấy mắt đang bị khô. Các dấu hiệu này có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị nhưng nếu tình trạng không thuyên giảm và xuất hiện dai dẳng thì bạn cần phải có những biện pháp phù hợp.

Khô mắt là gì?

Hiện nay, bệnh khô mắt ngày càng trở nên phổ biến khi mọi người ngày càng dành nhiều thời gian tiếp xúc với các loại màn hình: laptop, điện thoại, tivi,…để phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng như làm việc.

Chứng khô mắt xảy ra là hậu quả của sự thiếu cân bằng trong việc tiết và thoát nước mắt. Trong đó, nước mắt là thành phần quan trọng trong việc bảo vệ mắt cũng như vệ sinh mắt chóng lại khói bụi vi khuẩn khi mắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài giúp mắt luôn sạch và khỏe. Nguyên nhân gây khô mắt thường là:

Nước mắt tiết ra không đủ: Tiết nước mắt có thể giảm do bệnh tại mắt hoặc do sự lão hóa theo độ tuổi. Việc nước mắt tiết ra không đủ cũng có thể do nguyên nhân thời tiết, môi trường có hại cho mắt, như gió hanh khô làm mắt trở nên nhanh khô hơn do lượng nước mắt bốc hơi nhanh.

Màng phim nước mắt của chúng ta có 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp đảm nhiệm một chức năng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp mỡ phẳng giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc sẽ gây ra khô mắt.

Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có thể gây ra hiện tượng khô mắt như: viêm bờ mi, trứng cá đỏ,…

Triệu chứng và dấu hiệu của khô mắt

Vậy khi nào bạn biết rằng mắt mình đang bị khô? Có rất nhiều biểu hiện cho thấy mắt đang bị khô như:

Mắt có cảm giác khô rát hoặc cộm như có hạt sạn trong mắt (thực tế thì không có gì trong mắt).

Mắt có cảm giác đỏ, nóng hoặc sưng tấy

Cảm giác nóng rát trên bề mặt của mắt

Mắt mệt mỏi, cảm giác như muốn nhắm mắt thời gian dài

Ngứa liên tục

Thị lực mờ, vật có vẻ không rõ nét

Sợ ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng chói

Chảy nước mắt, ống lệ sản xuất quá nhiều nước mắt nhưng không giữ để làm dịu khô rát

Khô mắt có thể tự thuyên giảm theo thời gian nếu các tác nhân biến mất (thời tiết không còn hanh khô nữa), tuy nhiên, nếu khô mắt diễn ra trong thời gian dài và dai đẳng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt và bạn cần phải quan tâm trước khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng.

Bệnh Khô Mắt Do Thiếu Vitamin A

Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là biểu hiện sớm và đặc hiệu ở mắt của một bệnh toàn thân do thiếu Vitamin A gây ra bao gồm những tổn thương trên kết mạc, giác mạc và võng mạc.

Những biến đổi ở mắt do thiếu vitamin A, bao gồm nhiều mức độ: khô kết mạc biểu hiện tình trạng thiếu vitamin A nhẹ, khô giác mạc thường để chỉ thiếu vitamin A ở mức độ nặng hơn. Khô nhuyễn giác mạc là hình thái trầm trọng nhất ở mắt, làm tiêu giác mạc và thường dẫn đến mù loà vĩnh viễn. Những trẻ em bị khô mắt còn có những bệnh toàn thân kèm theo như ỉa chảy, các bệnh đường hô hấp (viêm phổi), và bệnh sởi.

2. NGUYÊN NHÂN

Do thiếu vitamin A, là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển, sức khoẻ, và chức năng bình thường của các mô bề mặt, như biểu mô của da và niêm mạc, và các mô của mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc và võng mạc.

Những đối tượng có nguy cơ cao của thiếu vitamin A:

Những trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm, con của những bà mẹ thiếu vitamin A dự trữ trong thời kỳ mang thai hoặc những đứa trẻ có cân nặng sau sinh thấp.

Những trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng. Những trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng như sởi, ỉa chảy, nhất là trẻ bị ỉa chảy kéo dài trên 14 ngày. Những trẻ có chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten, trẻ không được ăn dầu mỡ…

Lâm sàng

Những biểu hiện sớm và đặc hiệu của bệnh khô mắt gần như theo một trình tự:

+ Quáng gà (XN): đứa trẻ nhìn kém vào lúc có ánh sáng yếu (chập tối). Đây là dấu hiệu quan trọng cần được phát hiện sớm, trẻ sẽ trở lại bình thường khi dùng vitamin A liều điều trị trong 1 – 2 ngày.

+ Khô kết mạc (X1A): kết mạc bình thường sáng, trắng bóng, luôn được phủ một lớp rất mỏng nước mắt. Khi kết mạc khô, có những mảng mất bóng, sù sì, không có nước mắt. Cũng có trường hợp kết mạc khô tạo thành những nếp nhăn.

Dấu hiệu khô kết mạc là dấu hiệu khó phát hiện. Nếu phát hiện được điều trị bằng vitamin A liều cao sau 2 tuần sẽ hết.

+ Vệt Bitot (X1B): là đám tế bào biểu mô tăng sừng hoá của kết mạc tạo thành mảng nổi lên thường có màu trắng sáng hoặc vàng nhạt. Vệt Bitot thường có hình ovan hoặc hình tam giác, ở vị trí kết mạc góc mũi hoặc thái dương và đáy bám theo rìa giác mạc, đỉnh quay về phía mũi hoặc thái dương. Vệt Bitot đôi khi không mất đi sau điều trị bằng vitamin A liều cao nhưng nó không ảnh hưởng tới thị lực.

+ Khô giác mạc (X2): bề mặt của giác mạc có những chấm mờ đục hoặc chấm trắng. Khi có dấu hiệu này giác mạc thường kèm theo những phản ứng chói sợ ánh sáng. Khô mắt tiến triển nhanh tuy nhiên có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng vitamin A liều cao trong 1 – 2 tuần.

+ Loét nhuyễn giác mạc (X3A, X3B): khi khô giác mạc không được điều trị sớm và đầy đủ sẽ tiến triển dẫn đến tổn thương biểu mô giác mạc, tạo lên những ổ loét. Lúc này đứa trẻ rất chói, sợ ánh sáng, mắt luôn nhắm nghiền. Triệu chứng này có thể điều trị khỏi bằng vitamin A liều cao nhưng thường để lại sẹo giác mạc.

Nhuyễn giác mạc là giai đoạn nặng tiếp theo của khô giác mạc hoặc loét giác mạc không được điều trị kịp thời. Giác mạc bị phủ một lớp trắng đục, toàn bộ giác mạc bị mềm nhũn, hoại tử dẫn đến thủng và phòi mống mắt..

+ Sẹo giác mạc (XS): sẹo giác mạc có màu trắng đục. Có thể dính mống mắt hoặc giãn lồi, gây tăng biến dạng giác mạc và tăng nhãn áp.

+ Tổn hại võng mạc do khô mắt.

Cận lâm sàng

Định lượng Vitamin A trong huyết thanh

Tế bào học: Áp kết mạc tìm tế bào hình đài

Đo ngưỡng thích nghi sáng tối

Điện võng mạc giảm sút

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như quáng gà, khô kết mạc, vết Bitot, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc ở trẻ suy dinh dưỡng với các bệnh toàn thân kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi, sởi. Các dấu hiệu cận lâm sàng như giảm lượng vitamin A trong huyết thanh…

Chẩn đoán phân biệt

Các viêm kết giác mạc do các nguyên nhân khác

Các hội chứng khô mắt khác : hội chứng Stevens- Johnson, Sojgren…

Các bệnh lí đáy mắt khác gây quáng gà

Nguyên tắc chung

Bổ xung vitamin A

Điều trị bệnh toàn thân kèm theo: tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp.

Chống nhiễm trùng

Điều trị tổn thương tại mắt như loét chống dính

Điều trị các di chứng tại mắt như sẹo giác mạc

Điều trị ngoại khoa khi cần thiết

Điều trị cụ thể

+ Ngay sau khi chẩn đoán: uống vitamin A 200.000 đv x 1 viên (sử dụng 1/2 liều với trẻ dưới 1 tuổi).

+ Ngày hôm sau: 200.000 đv vitamin A uống.

+ Hai tuần sau: 200.000 đv vitamin A uống.

+ Nếu nôn kéo dài hoặc ỉa chảy nhiều, có thể thay thế liều đầu tiên bằng tiêm bắp 100.000 đv vitamin A tan trong nước.

Chống dính: Tra Atropin 0,5% 2 lần/ngày

Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ và toàn thân

Tra nước mắt nhân tạo 1 giờ 1 lần.

Nếu có nhiễm trùng tại mắt điều trị đặc hiệu chống các tác nhân vi khuẩn hoặc vi rút.

Kết hợp với chuyên khoa nhi để điều trị các bệnh toàn thân và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG Tiến triển

Bệnh có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời ở giai đoạn XN đến X2

Bệnh tiến triển tuần tự theo giai đoạn nhưng có một số trường hợp tiến triển rất nhanh như trên bệnh nhân bị sởi

Biến chứng 6. PHÒNG BỆNH

Chế độ ăn đầy đủ cho trẻ (bú mẹ, vitamin A, protein)

Bổ xung vitamin A định kì theo lứa tuổi

Tiêm chủng mở rộng

Điều trị sớm và tích cực các bệnh tòan thân

Phòng chống suy dinh dưỡng.

Khô Mắt Là Gì,Những Thực Phẩm Nào Giúp Ngăn Ngừa Khô Mắt

1. Khô mắt nên ăn gì? Tăng cường tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3

Một chế độ ăn với các thực phẩm giàu axit béo omega-3 sẽ giúp cho các tuyến trong mắt hoạt động ổn định (đặc biệt là tuyến meibomian) được kích hoạt chất nhờn để giảm sự khó chịu khi bị khô mắt. Hơn nữa, dầu cá cũng giúp nước mắt của bạn không bị khô quá nhanh.

Các loại cá biển là nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời cho đôi mắt. Bạn có thể bổ sung cá biển vào thực đơn của bản thân và gia đình từ 2-3 lần mỗi tuần hoặc nhiều hơn. Các loại cá chứa nhiều omega-3 tiêu biểu như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích… Hàm lượng omega-3 trong cá tươi nhiều và chất lượng hơn so với cá đóng hộp bảo quản lâu ngày.

Ngoài cá biển, omega-3 còn có mặt ở các loại thực phẩm thực vật như các loại hạt, dầu thực vật, đậu nành, các loại rau lá xanh.

Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung omega-3. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm chức năng khác, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hiểu trước liều lượng thích hợp cho bản thân.

Uống nhiều nước

Nước là một thành phần quan trọng của nước mắt. Để duy trì độ ẩm cho mắt, ngăn ngừa và cải thiện khô mắt hãy đảm bảo uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày.

2. Nhóm thực phẩm chứa lutein và zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa nổi bật có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mắt. Ngoài ra, chúng còn giúp giữ tế bào trong mắt khỏe mạnh và hoạt động tốt.

Những thực phẩm có nhiều lutein và zeaxanthin bao gồm trứng, bắp (ngô) và các loại rau xanh như:

Cải kale

Bông cải xanh

Cải bó xôi

Cải rổ

3. Thực phẩm giàu vitamin C cần thiết cho người bị bệnh khô mắt

Vitamin C được xem là chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với các mạch máu trong đôi mắt. Nó có khả năng ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như làm dịu các triệu chứng khô mắt.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C dễ tìm kiếm như cam, quýt, bưởi, cà chua, chuối, táo, ớt chuông, nước ép trái cây…

4. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào võng mạc. Nó tạo sắc tố giúp điều tiết mắt và hỗ trợ thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Vitamin A cũng là chất chống oxy hóa bảo vệ sức khỏe niêm mạc và giác mạc. Nó giúp mắt tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Đồng thời, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc tế bào biểu mô ở tuyến lệ để ngăn ngừa tổn thương ở gốc tự do.

Vitamin A có nhiều trong gan cá, thịt, sữa, trứng, các loại trái cây hoặc rau có màu vàng, màu cam…

5. Khô mắt nên ăn gì? Không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E là dưỡng chất không thể thiếu đối với người đang gặp các vấn đề về mắt hoặc muốn duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Sức mạnh chống oxy hóa của nó có khả năng bảo vệ các tế bào trong mắt khỏi sự hư hại.

Không những thế, vitamin E còn góp phần vào việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua các loại thực phẩm như cá biển, quả hạnh nhân, bơ đậu phộng, khoai lang…

6. Người bị khô mắt cũng nên tăng cường bổ sung kẽm

Kẽm là khoáng chất quan trọng để đưa vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra melanin. Melanin là sắc tố bảo vệ đôi mắt. Nếu không nhận đủ kẽm, mắt của bạn có nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Các triệu chứng khô mắt cũng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơ thể con người không có khả năng tự sản xuất kẽm. Vì thế, việc bổ sung kẽm thông qua thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe đôi mắt. Ngoài ra, kẽm còn phát huy công dụng với nhiều chức năng khác như tăng cường hệ miễn dịch, kích thích vị giác…

Khoáng chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như hàu, thịt bò, tôm hùm, thịt heo, sữa chua, cá hồi, sữa, trứng, ngũ cốc…

Ăn mặn thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước, làm giảm bài tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt. Chính vì thế, bạn cần ăn lượng muối vừa đủ (không quá 2, 3 gram/ ngày), đồng thời loại bỏ những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp (chứa nhiều muối) ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất tại mắt, khiến lượng nước mắt bị giảm sút nếu sử dụng quá thường xuyên và dư thừa. Do vậy, nếu muốn ngăn ngừa khô mắt hiệu quả, bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm này.

Khoai tây chiên, xúc xích, piza, lạp xưởng hay các món ăn nhiều dầu mỡ khác là nguyên nhân gây béo phì, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến đôi mắt. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm người thường xuyên sử dụng những thực phẩm này có nguy cơ bị khô mắt cao hơn hẳn nhóm người còn lại.

Ngoài gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể, rượu bia, cà phê, thuốc lá còn khiến cơ thể mất nước, làm giảm bài tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt nghiêm trọng. Vì vậy, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá đến mức tối đa chính là cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh khô mắt.

Việc tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) thường xuyên có thể gây tác động xấu đến sức khỏe đôi mắt, làm tăng nguy cơ mắc khô mắt, glocom, đục thủy tinh thể,… Do vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ (khoảng 50 gram thịt/ ngày) để bảo vệ thị lực tốt.

Bạn nên làm gì khi bị khô mắt?

Một số phương pháp sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng của khô mắt xảy ra:

– Cho mắt nghỉ ngơi: Khi làm việc lâu với máy tính, hãy thực hiện quy tắc 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút làm việc thì nhìn vào một vật cách 20 feet trong ít nhất 20 giây. Đồng thời, chớp mắt thường xuyên để tăng bài tiết nước mắt và giúp mắt được bôi trơn bởi 1 lớp nước mắt mới.

– Vệ sinh mắt sạch sẽ: Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm, nhiễm trùng mắt dẫn đến khô mắt.

– : hạn chế ánh mặt trời, bụi bẩn, không khí, gió khô.

– Không trang điểm mắt: Thuốc, hóa chất từ các mỹ phẩm trang điểm mắt có thể làm tắc nghẽn tuyến meibomain nằm ở chân lông mi, rối loạn chức năng tuyến meibomain làm tăng quá trình bốc hơi nước mắt.

– Sử dụng các máy làm ẩm để tăng độ ẩm cho không khí trong phòng đặc biệt vào mùa đông, thời tiết hanh khô. Tránh không cho không khí nóng thổi vào mắt, bạn không nên hướng máy sấy tóc, máy sưởi, điều hòa hoặc quạt điện thẳng vào mắt.

Cuộc sống càng hiện đại, đôi mắt càng chịu nhiều áp lực từ máy tính, điện thoại, môi trường khói bụi… Vì thế, bệnh khô mắt và các vấn đề khác xảy ra ở mắt cũng dần trở nên phổ biến hơn. Với câu hỏi: Khi bị khô mắt nên ăn gì, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn trong bài viết phía trên rồi đó