Về Bệnh Béo Phì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Tìm Hiểu Về Bệnh Béo Phì Cũng Như Các Tác Hại Của Bệnh Béo Phì.

Cách định nghĩa béo phì chính xác nhất là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI.

– Công thức tính BMI: BMI = Cân nặng (kg) / [chiều cao (mét) x chiều cao (mét)]

Như vậy những người có chỉ số BMI trên 25 được coi là béo phì.

Béo phì có thể xuất phát từ những bệnh lí trong cơ thể, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing, và các bệnh khác. Tuy nhiên, những hội chứng này rất hiếm.

Các nguyên nhân gây ra bệnh béo phì:

– Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống không lành mạnh: việc tăng cân là không thể tránh khỏi nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn bạn đốt cháy.

* Các yếu tố khác: Béo phì, thừa cân là thường là kết quả của nhiều yếu tố và các nguyên nhân khác nhau mà thành, bao gồm:

Thậm chí nếu bạn có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ, nó không có nghĩa là bạn đang định để trở nên béo phì. Bạn có thể chống lại hầu hết các yếu tố nguy cơ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục, và thay đổi hành vi.

3.Các biện pháp có thể giúp giảm cân:

– Thay đổi chế độ ăn uống

– Tập thể dục và các hoạt động thể thao.

– Thay đổi hành vi, lối sống

– Sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc giảm cân

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống:

Giảm calo và tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để khắc phục béo phì, thừa cân..

Thiết lập một quy trình giảm cân toàn diện ít nhất sáu tháng và duy trì quy trình đó trong ít nhất một năm để tăng tỉ lệ thành công của việc giảm cân.

Rau củ quả chứa năng lượng thấp hơn nhưng lại gây cảm giác no hơn vì những chất xơ giúp ta lấp đầy những khoảng trống.

Nếu không thể có chế độ ăn uống giảm cân tốt nhất. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để điều trị béo phì, thừa cân bao gồm:

Chìa khóa để giảm cân là cắt giảm lượng calo nạp vào. Bạn có thể xem lại thói quen ăn uống hằng ngày để xem bình thường bạn tiêu thụ bao nhiêu calo và chỗ nào bạn có thể cắt giảm lượng calo đó. Bạn và bác sĩ có thể quyết định lượng calo bạn cần có trong mỗi ngày nhưng một lượng phổ biến là 1.200 đến 1.500 calo cho phụ nữ và 1.500 đến 1.800 nam giới.

Một số loại thức ăn gây cảm giác đói mặc dù chứa nhiều năng lượng như bánh kẹo, chất béo, socola,… ngược lại một số loại thức ăn chứa ít năng lượng nhưng lại gây cảm giác no hơn như rau củ quả, những thực phẩm này gây cảm giác no cho bạn, khiến bạn hài lòng hơn về bữa ăn.

hạn chế ăn một số nhóm thực phẩm chứa carbohydrate năng lượng cao hoặc các thức ăn chứa chất béo no. Uống đồ uống không đường, và hạn chế những thức uống có đường.

3.2 Tăng cường tập luyện, vận động thể lực để đốt cháy năng lượng

– Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.

– Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.

– Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

– Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…

Tăng cường vận động để tăng đốt cháy năng lượng

3.3. Thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng giảm cân

* Thuốc giảm cân:

Thuốc giảm cân, thuốc điều trị béo phì ít có kết quả nếu không phối hợp với chế độ ăn uống hợp lí (ăn kiêng) và tăng cường vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.

Mặt khác dùng thuốc phải áp dụng liệu trình lâu dài vì sự tăng cân trở lại khi ngừng thuốc.

Một số người bệnh không thích ứng với thuốc giảm cân: sau 4 tuần điều trị, cân không giảm, hoặc sự giảm cân dừng lại sau 6 tháng điều trị, hoặc sau một năm điều trị có sự tăng cân trở lại mặc dù vẫn tiếp tục dùng thuốc.

Vì vậy, phần lớn các trường hợp béo phì không nên dùng thuốc để điều trị do nhiều tác dụng phụ. Một số thuốc có thể dùng phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng: (theo United States Food and Drug Aministration, một số thuốc được dùng để điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây chán ăn, ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được).

+ Thuốc điều trị béo phì Sibutramine (meridia): ức chế tái hấp thụ Norepinephrine, serotonin, dopamine vào hệ thần kinh, dẫn đến tăng nồng độ của chúng trong máu gây chán ăn. + Thuốc điều trị béo phì Orlistat (Xenical), Orlistat (Stada): ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được tại hệ tiêu hóa.+ Lưu ý, không bao giờ giảm cân bằng các thuốc lợi tiểu, hormon giáp, riêng thuốc làm giảm lipide nói chung không nên cho ngay lúc đầu.

Giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể, ngăn chặn lượng mỡ thừa đi vào cơ thể, hỗ trợ cải thiện cân nặng.

3.4. Một số phương pháp điều trị béo phì đặc biệt

– Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn.

– Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn.

– Khâu nhỏ dạ dày

– Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng.

Các điều trị này chỉ dành cho người quá béo, hay béo phì làm hạn chế mọi sinh hoạt, béo phì gây tàn phế cho người bệnh sau khi đã tiết thực đầy đủ, tăng cường vận động thể lực, thay đổi hành vi không hiệu quả.

Nhìn chung việc điều trị béo phì ít hiệu quả như mong muốn, tốt nhất là phòng ngừa béo phì dựa tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực khi mới phát hiện vượt trọng lượng lý tưởng.

3.5. Điều trị bằng phương pháp Đông Y

Bài thuốc: Phòng kỷ 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 15g, cam thảo và đại táo mỗi vị 8g, sinh khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh béo phì thể hóa thấp pháp do tỳ hư. Biểu hiện của bệnh: mệt mỏi, ăn không ngon, tức ngực, mạch trầm tế, rêu lưỡi bẩn.

Bài thuốc: chỉ thực và phục linh 12g, bán hạ và quất bì mỗi vị 10g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Hỗ trợ chữa trị bệnh béo phì do đàm trọc; với các triệu chứng như: Căng tức ngực, nặng đầu, thích ngủ, lười vận động, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc: mạch môn đông và bạch truật mỗi vị 12g; xích linh, trạch tả, mộc qua và tang bạch bì mỗi vị 10g; binh lang, đại phúc bì, trần bì và sa nhân mỗi vị 8g; tử tô và mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng: Điều trị béo phì cho những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: người béo, mặt và chân phù lên, tiểu tiện ít, trướng bụng, mạch trầm tế…

Điều trị béo phì bằng các bài thuốc Đông Y

3.6. Điều trị bằng phương pháp Nam Y

Công dụng: Theo nhiều nghiên cứu, khổ qua rừng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mỡ mới và đốt cháy lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể an toàn, hiệu quả.

Do đó khổ qua rừng được xem là một vị thuốc chữa bệnh béo phì và giảm cân hiệu quả.

Cách thực hiện: Bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày, chỉ nên nấu canh, luộc, ăn sống hoặc ép lấy nước uống, ngoài ra có thể pha như trà để uống.

Công dụng: Trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, thường xuyên uống trà sẽ giúp cơ thể tăng sự sinh nhiệt oxy hóa chất béo. Nhờ đó sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh béo phì hiệu quả.

Cách thực hiện: Pha trà và uống 2 tách trà mỗi ngày, nên uống khi trà còn ấm.

Công dụng: Giúp cơ thể giảm hấp thụ carbohydrate và chất béo, cải thiện hiệu quả trình trạng béo phì.

Cách thực hiện: rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn 2 – 5 tép tỏi trong các bữa ăn hàng ngày là được.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Béo Phì

Béo phì là căn bệnh phổ biến trong thời đại cuộc sống bận rộn, căng thẳng hiện nay và theo thống kế tỉ lệ béo phì rất cao và ngày càng ra tăng. Bệnh béo phì không chỉ làm mất vẻ đẹp hình thể mà còn là nguyên nhân xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm nếu không có chế độ khôi phục lại sớm.

Điều cần biết về bệnh béo phì

-Do tuổi tác: theo nghiên cứu thì tỉ lệ béo phì thường xuất hiện ở tuổi trung niên là cao nhất rồi tuổi thanh nhiên và thiếu niên.

– Do giới tính và nghề nghiệp: thực tế, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn nam giới bên cạnh đó, nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hướng đến bệnh béo phì. Nếu làm nghề chế biến, cấp dưỡng thì tỉ lệ béo phì cao hơn so với các nghề khác, và các nghề ít hoạt động như môi trường công sở cũng dễ bị hơn so với những nghề thường xuyên hoạt động nhiều.

– Do môi trường sống: Với cuộc sống hiện đại hóa, con người ngày càng bận rộn ít có thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là thời gian ngủ ít lên tình trạng béo phì càng tăng. Đồng thời môi trường ô nhiễm, khói bụi cũng sẽ tác động vào cơ chế kiểm soát, lọc thải cơ thể sẽ làm tình trạng béo phí gia tăng.

– Do thực phẩm ăn nhanh: Với thị trường đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt đa dạng và phong phú hiện nay thì béo phì là điều tất nhiên ở những thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống rượi bia, hút thuốc lá,…

Cách phòng tránh bệnh béo phì

Để có thể phòng tránh và giảm tình trạng béo phì tốt nhất thì bạn nên thay đổi thói quen ăn uống và có lối sống khoa học, hợp lý hơn.

– Từ bỏ thuốc lá, rượi bia

– Chế độ rèn luyện thể thao, tập thể dục đều đặn

– Chế độ ăn uống hợp lý: nhiều chất xơ, bổ sung hoa quả, rau củ vào thực đơn hàng ngày, hạn chế những thực phầm ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo.

– Uống nhiều nước

– Ngủ đủ giấc

– Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Điều Trị Bệnh Béo Phì

Những thuốc nhằm làm cho gầy, gây chán ăn, các hóc môn và các hóa chất khác, thường không đem lại kết quả, có khi còn nguy hiểm

1. Chế độ ăn

Những nguyên tắc cơ bản:

Giảm lượng calo, không được làm mất cân bằng thề chât cũng như tâm lý người bệnh. Không nên áp dụng chế độ nhịn ăn kéo dài hoặc chế độ dưới 10OOKcal mỗi ngày. Chế độ khắc nghiệt như vậy có thê gây những biến chứng như trạng thái trầm cảm, cơn gút, có khi chết đột ngột do loạn nhịp tim.

Giảm cung cấp calo dưới dạng gluxit và lipit. Protit có the vân giữ như bình thường, không dưới 60g mỗi ngày. Phải giảm nhiệt lượng, khoang 800 Kcal mới bớt được lOOg trọng lượng với người béo phì.

Muốn kê một chế độ ăn uống làm cho gầy bớt, không thể không nắm kĩ bệnh nhân nhất là về phương diện dinh dưỡng từ trước đến nay, hoạt động nghề nghiệp, những hình thức giải trí, tình trạng tâm lý. Không thể chỉ dựa vào lời khai bệnh nhân theo mẫu đã in sẵn.

Hoạt động thể lực. Nên khuyên bệnh nhân tập luyện đề đảm bảo sức khỏe chung nhưng không hy vọng giảm được nhiều cân nặng vì việc đó đòi hỏi cường độ gắng sức quá lớn.

Không được dùng các chất gây chán ăn, lợi niệu, hóc môn giáp trạng, một số thuốc có thể dùng dưới dạng thức ăn “Ballast” gòm các chất nhầy, chất gel thực vật, nhằm mục đích gây tình trạng đầy trong dạ dày. Các chất làm dịu vị (édulcorants) nhân tạo có thể được dùng. Người béo phì chỉ nên uống nước đun sôi để nguội. Trong bữa ăn và trong suốt cả ngày nên uống nhiều nước (1 đến 2 lít trong một ngày). Không dùng các thức uống có rượu. Dùng ít muối. Thời gian đầu khi dùng chế độ ăn gây gầy, bệnh nhân cần biết định lượng thức ăn và mỗi tuần phải cân một lần, buổi sáng lúc đói, không mặc quần áo.

Ví dụ chế độ ăn 1250 Kcal mỗi ngày.

Chế độ này gây gầy, áp dụng cho những người béo phì, hoạt động vừa phải. Chứa 85g protit, 40g lipit và 115g gluxit. Có đủ vitamin và muối khoáng.

Điểm tâm: Bánh mỳ 30g (hoặc cơm).

Sữa + cafe hoặc nước chè không đường 240g

Bơ 5g

Bữa ăn nhẹ lúc 10 giờ.

Sữa chua 1 cốc

Ví dụ chế độ ăn 1500Kal/ngày

Chế độ này cung cấp 90g protit, 170m gluxit và 50g lipit. Có đủ vitamin và muối kháng Điểm tâm : sữa + cafe hoặc nước chè không đường

Chú thích:

Điều trị chứng béo phì căn bản dựa vào chế độ ăn, nhằm giảm cung cấp calo cho cơ thể dưới mức nhu cầu về nhiệt lưọrng.

Giảm calo hàng ngày xuống dưới 500 calo so với nhu cầu nhiệt lượng sẽ làm giảm cân nặng đi 0,5kg mỗi tuần. Kết quả lệ thuộc vào tuổi người bệnh (chứng béo phì ở người trẻ phải được chữa trị rất sớm) và quyết tâm của người bệnh. Những bệnh nhân quen ăn nhiều và ăn ngon, rất khó thực hiện chế độ ăn này trong suốt cuộc đời. Đối với người trung niên có thể cho chế độ ăn có 1200 calo mỗi ngày và có thê giảm trọng lượng đi 0,5 g mỗi tuần.

Chế độ nhịn ăn :

Chế độ này gây những nguy hiểm nhất định và chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và chỉ dùng trong điều kiện đặc biệt (khi các phương pháp điều trị khác nhau đều không tác dụng). Chế độ nhịn ăn gây dị ứng hóa chất mỡ và protein, giảm natri máu và do đó có thể gây các tổn thương nặng ở gan (có trường hợp tử vong).

2. Các phương pháp khác

Trừ khi có các chống chỉ định rõ rệt, còn bao giò’ cũng phải phối hợp điều trị bằng vận động với điều trị bằng chế độ ăn giảm calo. Vận động thể lực làm tăng tiêu thụ năng lượng của cơ thể nhưng cũng có nhược điểm là lại làm ăn ngon miệng hơn. Cũng cần lưu ý là đi bộ 5km chỉ làm tăng tiêu thụ năng lượng khoảng 200 calo.

Phương pháp này cũng cần để cho bệnh nhân thêm quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống, nhưng thường ít kết quả và ít khi có thể thay đổi được tập quán ăn uống nếu phải sống chung trong một gia đinh có chế độ ăn bất hợp lý. Giảm trọng lượng cơ thề chỉ là bền vững nếu thực hiện dần từng bước. Nếu tìm mọi cách để gầy thật nhanh thì thường nguy hiểm và có đạt được kết quả nào thì cũng không bền, có những trường hợp bị rối loạn chuyển hóa nặng hoặc rối loạn tâm thần nhắt lả loại trầm cảm nặng.

Do nguyên nhân cơ chế béo phi chưa hoàn toàn sáng tỏ, nên cũng khó lòng mà cỏ thuốc đặc trị chữa chứng này.

Các thuốc gây chán ăn thường không có tác dụng gì về lâu dài. Không những thế phần lớn các thuốc này có tính chất như amphetamine nên bệnh nhân dễ lạm dụng.

Cầm chú ý là tinh trạng giảm chuyển hóa cơ bản ở bệnh nhân béo phì rất ít khi do nguyên nhân giáp trạng vì vậy nếu không có những thăm dò khẳng định là có suy giáp thì không nên dùng tính chất giáp trạng vì có thể ức chế chức năng tuyến giáp.

Chỉ dùng lợi niệu khi có ứ nước. Nên nhớ là cho nhiều lợi niệu sẽ gây rối loạn nước điện giải có khi nặng.

Rất ít khi dùng đến và thường chỉ áp dụng trong những trường hợp béo phì nặng đe dọa tính mạng người bệnh (trọng lượng cơ thề quá 50kg so với trọng lượng lý tưởng) ở người dưới 40 – 50 tuổi.

Kĩ thuật nối hỗng tràng với hòi tràng tạo giảm hấp thụ nhân tạo-tỉ lệ tử vong cao. Nhiều biến chứng nặng như xơ gan, sỏi túi mật, viêm đa khớp, kém hấp thu, rối loạn thăng bằng nước điện giải.

Kĩ thuật chỉnh hình dạ dày, thu hẹp dung tích dạ dày. ít biến chứng hơn phẫu thuật trên.

Chú thích: Chứng béo phì có thề do bệnh ăn vô độ nguyên nhân thần kinh (boulimie nerveuse). Bệnh nhân lúc nào cũng thèm ăn không cưỡng lại được, không biết đói, ăn vào cũng không thấy ngon. Có cảm giác xấu hổ và bất lực do có thói ăn như vậy. Các cơn ăn vô độ có thể kèm theo nôn và trầm cảm nặng.

Béo Phì Nguy Hiểm Như Thế Nào? Béo Phì Ảnh Hưởng Gì Đến Đời Sống?

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định.

Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Nó được xác định bằng chỉ số BMI ( body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch.BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể

Béo phì ảnh hưởng gì đến cuộc sống

Sức khỏe

Điều rất dễ hiểu là những người béo phì luôn thuộc nhóm có nguy cơ cao đối với một số căn bệnh, ví dụ như huyết áp và tim mạch hay đái tháo đường. Những người béo phì hay bị các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và thay đổi huyết áp hành hạ. Một số người bị nặng hơn có thể dẫn tới mất khả năng lao động, thậm chí trở thành phế nhân. Thực chất, béo phì là một dạng bệnh mạn tính, đang trở thành một trong những vấn đề chủ yếu về sức khỏe tại hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển. Béo phì bệnh lý thực sự trở thành nguy cơ vì thường dẫn tới một số bệnh lý nặng khác. Tại Hoa Kỳ, nó là nguyên nhân của khoảng 300.000 ca tử vong hàng năm.

Sinh hoạt

Những người béo phì thường hay bị khó thở, họ leo cầu thang rất nặng nhọc, đôi khi việc đi lại tưởng như rất bình thường cũng trở nên khó khăn. Trọng lượng quá lớn tạo nên áp lực đè nặng lên chính cơ thể họ. Họ có thể gặp nhiều trở ngại khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay phương tiện giao thông công cộng… Đó là chưa kể những người béo phì thường tiết ra nhiều mồ hôi hơn người bình thường, vì vậy họ buộc phải chú ý hơn tới việc vệ sinh thân thể mình. Ngoài ra, sinh hoạt tình dục cũng có thể khó khăn hay bất tiện hơn.

Trang phục

Việc lựa chọn trang phục hoàn toàn không đơn giản đối với những người béo phì. Các số đo tiêu chuẩn không phù hợp với họ, vì vậy họ buộc phải may đo hay tới những cửa hàng chuyên biệt, và tất nhiên là với giá cả cao hơn. Nhưng ngay cả tại đó cũng không dễ tìm được thứ họ cần, sự lựa chọn vẫn bị hạn chế vì sự đa dạng về hàng hóa không được phong phú như các loại hàng hóa đại chúng khác, đôi khi họ buộc phải chấp nhận những thứ không hoàn toàn phù hợp với cơ thể mình, chưa nói tới sở thích. Đó là chưa kể không phải màu sắc hay kiểu phối màu và chất liệu nào cũng thích hợp với khuôn mặt và vóc dáng của người béo phì.

Đồ ăn thức uống

Người béo phì thường phải duy trì chế độ ăn kiêng. Vì vậy khi vào nhà hàng hay quán cà phê, họ buộc phải suy nghĩ và lựa chọn đồ ăn thức uống nào được phép sử dụng, loại nào không được nghĩ tới. Đó cũng là áp lực nhất định làm giảm cảm giác thỏa mãn trong nghệ thuật ẩm thực. Và sẽ rất bất tiện cho họ nếu như trong thực đơn không có các đồ ăn thức uống cho người ăn kiêng. Việc duy trì nghiêm ngặt về định lượng cũng làm cho họ không được thoải mái, nhưng đôi khi chỉ vì ăn thêm một miếng bánh ngọt trong bàn tiệc cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Phân biệt đối xử

Thời gian gần đây xuất hiện những thuật ngữ kiểu như “bụng bia” hay “bụng bự”. Nó cho thấy trong xã hội bắt đầu xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử theo biểu hiện béo phì. Nếu bạn bị béo phì, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bị phân biệt đối xử ở khắp mọi nơi: tại công sở, nơi công cộng, thậm chí ngay cả trong gia đình mình. Do sự quan tâm hay chú ý thái quá, những người thân, đồng nghiệp, bác sĩ, người bán hàng, phục vụ bàn… sẽ thường xuyên nhắc tới trọng lượng dư thừa của bạn dưới hình thức này hay hình thức khác. Người béo phì thường khó tìm được việc làm như ý, vì người tuyển dụng lao động thường lựa chọn những người cân đối, với lý do chí ít thì ngay cả việc ngắm nhìn họ vẫn dễ chịu hơn nhiều.

Béo phì nguy hiểm thế nào?

Béo phì làm bạn mắc 7 căn bệnh nguy hiểm sau đây:

1.Bệnh về tim, gây đột quỵ

Khi trọng lượng cơ thể bạn dư thừa thì huyết áp và hàm lượng cholesterol có khả năng tăng cao. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ

2.Bệnh tiểu đường loại 2

Hầu hết những người bị tiểu đường loại 2 đều trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

3.Ung thư

Chứng béo phì có thể gây ra các loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú (sau thời kỳ mãn kinh), ung thư nội mạc tử cung (lớp niêm mạc tử cung), ung thư thận và thực quản… Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra béo phì có thể gây ra bệnh ung thư túi mật, buồng trứng và tụy.

4.Bệnh túi mật

Bệnh viêm túi mật và sỏi mật thường xảy ra phổ biến ở những người thừa cân.

5.Viêm xương khớp

Việc tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp và sụn (mô kiên kết tạo thành các lớp đệm cho khớp), ảnh hưởng xấu đến chức năng bảo vệ của xương.

6.Bệnh gout

Gout cũng là bệnh phổ biến ở những người thừa cân béo phì. Khối lượng cơ thể càng cao thì bạn càng có nhiều khả năng bị bệnh gout.