Vacxin Phòng Bệnh Uốn Ván / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Uốn Ván Và Cách Phòng Ngừa Uốn Ván

Hai con của tôi đã được tiêm chủng hồi vòn nhỏ (tiêm chủng 6 loại vaccin) trong đó dường như đã có chủng ngừa uốn ván (tê ta nốt) . như vậy việc chủng ngừa đó đến bây giờ có còn tác dụng không? nếu còn thì nếu có trầy sướt, hoặc thị thương thì có cần phải tiêm chủng ngay sau khi bị thương không?. Đó là trường hợp chủng ngừa khi còn nhỏ, còn trường hợp không chủng ngừa uốn ván hồi còn nhỏ, thì bây giờ nếu bị thương thì tất nhiên là phải chích ngừa, thế nhưng nếu sau đó lại bị thương nữa, thì lần sau có cần phải chích ngừa nữa không? Xin cảm ơn và kính chào quý vi.

Trả lời: Bệnh uốn ván là gìBệnh uốn ván là bệnh gây nên do trực khuẩn gram (-) có tên là Clostridum tetani, bệnh xuất hiện do vết thương bị nhiễm nha bào uốn ván. Trong cơ thể, nha bào phát triển thành vi khuẩn và sinh sản ra chất độc (độc tố).

Điều kiện yếm khí thúc đẩy vi khuẩn phát triển, vì thế với những vết thương có nhiều nguy cơ có nha bào uốn ván như vết thương do vật bằng sắt thép gỉ, vết thương bẩn, có tiếp xúc với đất cát (vì chủ yếu nha bào có nhiều trong đất và phân) thì sau khi làm sạch, nếu băng kín vết thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển.Độc tố uốn ván xâm nhập vào các sợi thần kinh ngoại vi của hệ thần kinh trung ương. Tại đây, nó ức chế sự giải phóng các chất ức chế thần kinh như glycin, GABA gây nênn các triệu chứng co cứng cơ, co giật do tăng trương lực cơ, liệt cứng và bệnh nhân có thể chết do suy hô hấp.

Miễn dịch trong bệnh uốn vánLịch sử tiêm uốn ván rất quan trong trong việc xử lý các vết thương và phòng bệnh uốn ván.

Lịch tiêm văcxin uốn ván như sau:

1/ Văcxin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) được tiêm tổng cộng 5 liều như sau:Vào lúc 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi; 6 tháng tuổi; 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi. Nên tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi.

2/ Td (Giải độc tố uốn ván cùng với giải độc tố bạch hầu liều thấp) nên tiêm cho người trên 7 tuổi như sau:Tiêm vào 14- 16 tuổi, cứ sau 10 năm tiêm nhắc lại một lần.Tiêm ngừa uốn ván thế nào khi có vết thương

3.1. Nếu vết thương sạch, nhỏ, trong vòng 6 giờ và sâu không dưới 1cm, không bẩn:– Nếu không chắc chắn hoặc tiêm chưa đầy đủ (nhỏ hơn 3 liều) (1): Chỉ dùng Td.– Tiêm đầy đủ (3 hoặc hơn 3 liều) và mới tiêm (2): Không tiêm gì cả, để hở vết thương.– Tiêm đầy đủ nhưng trong vòng 5 năm đến 10 năm kể từ lần tiêm gần nhất (3): không tiêm gì cả, chỉ để hở vết thương.– Tiêm đầy đủ, nhưng lần tiêm gần nhất cách đây 10 năm (4): tiêm Td.

3.2. Nếu vết thương có đất, nước bọt, phân, vết thương xuyên thủng, nát, bị cắn, trên 6 giờ, sâu trên 1cm .

– Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (1): Tiêm Td và TIG ở hai vị trí khác nhau.– Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (2): Không dùng gì cả. – Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (3): Chỉ dùng Td– Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (4): Chỉ dùng Td

Ghi chú:

– Td là giải độc tố uốn ván cùng với giải độc tố bạch hầu liều thấp.

– TIG là globulin miễn dịch chống uốn ván, tạo ra miễn dịch thụ động chống độc tố uốn ván.

– Khi tiêm Td và TIG nên tiêm ở hai vị trí khác nhau, nếu không globulin miễn dịch sẽ gắn với giải độc tố và cả hai mất tác dụng.

Hy vọng thông tin cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Phòng Bệnh Uốn Ván Trẻ Sơ Sinh

Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Uốn ván trẻ sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc bởi độc tố của uốn ván Clostridium tetani. Vì vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua rốn nên còn gọi là uốn ván rốn.

Nếu sản phụ sinh con tại nhà hoặc ở cơ sở y tế tuyến đầu hay trẻ bị đẻ rơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thì nguy cơ bị mắc uốn ván là điều khó tránh khỏi.

Đặc điểm bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra một loại ngoại độc tố mà các nhà khoa học đã tách ra về mặt hóa học gồn hai thành phần, một thành phần có tác dụng gây tan máu gọi là tetanolysin không có ý nghĩa lâm sàng và một thành phần gây co giật các cơ gọi là tetanospasmin; thực tế các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván là do tetanospasmin gây ra. Độc tố này tan trong nước, bị phá hủy khi đun nóng lên 70 o C, có độc lực rất mạnh; chỉ cần một liều nhỏ khoảng 1/50.000ml là cũng đủ làm chết một con chuột. Thực nghiệm cho thấy độc tố đi từ vết thương có trực khuẩn uốn ván qua máu hoặc bạch huyết vào các trục của dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào các trung tâm thần kinh. Các nhà khoa học đều nhận thấy ái tính cao của độc tố uốn ván với tế bào thần kinh và khi độc tố đã bám vào tế bào thần kinh thì không thể tách ra được, điều này là cơ sở rất quan trọng trong điều trị.

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani

Trong uốn ván rốn trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể của trẻ ở rốn qua vết cắt bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như dao, kéo hoặc do bông băng không được tiệt trùng tốt. Thực tế đã ghi nhận có trường hợp cắt rốn bằng kéo không tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm nước nóng khoảng 5 – 10 phút; cắt rốn bằng que nứa, liềm cắt cỏ hoặc dao bổ cau trầu… Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn còn lưu hành là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

Triệu chứng lâm sàng và tiến triển bệnh

Về lâm sàng, uốn ván trẻ sơ sinh có thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 5 – 12 ngày, đôi khi các triệu chứng xuất hiện sớm vào ngày thứ 2 hoặc muộn hơn đến ngày thứ 18. Bệnh khởi đầu với triệu chứng cứng hàm do cơ hàm bị co cứng, trẻ không há được miệng để bú sữa. Cứng hàm là triệu chứng quan trọng với đặc điểm cứng hàm liên tục và tăng lên khi làm há miệng trẻ bằng đè lưỡi. Sau đó các cơ mặt, cổ, lưng, tứ chi đều trong trạng thái co cứng; trẻ nằm cứng đờ, tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, nét mặt đau khổ đặc biệt với dấu hiệu trán nhăn, môi chúm lại, hai mép bị kéo lên trên. Trong tình trạng cứng đờ, trẻ có những cơn kịch phát gây co giật, thở không đều, da tím tái. Các cơ co giật có thể ngắn hoặc dài, nhanh hoặc chậm. Những cơn kịch phát này có thể gây ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời. Những cơn kịch phát tự nhiên xuất hiện thường do sự kích thích của tiếng động, ánh sáng… Ngoài các triệu chứng chính đã nêu, đa số trường hợp trẻ đều bị sốt; một số có thể sốt trên 41 oC, một số khác lại có thân nhiệt xuống dưới 35 o C và những rối loạn thân nhiệt như vậy có tiên lượng xấu. Đồng thời rốn bao giờ cũng bị nhiễm trùng nên ướt, chảy nước vàng hoặc có mủ; một số trẻ có triệu chứng viêm tấy đỏ. Về xét nghiệm, do tình trạng nhiễm khuẩn rốn nên bạch cầu máu tăng, nhất là tăng bạch cầu đa nhân trung tính; việc xét nghiệm tìm trực khuẩn uốn ván ở rốn không cần thiết.

Về tiến triển bệnh, nếu có diễn biến tốt thì các cơ co giật và triệu chứng cứng hàm ở trẻ sẽ giảm dần, miệng có thể há ra dần. Bệnh kéo dài trung bình khoảng 3 – 4 tuần nhưng triệu chứng tăng trương lực cơ có thể kéo dài hơn 1 tháng. Trường hợp có diễn biến nặng, có thể có biến chứng như viêm phế quản phổi, suy dinh dưỡng; nếu tiến triển xấu sẽ dẫn đến tử vong. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện dại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 – 80% các trường hợp. Trẻ thường tử vong trong khoảng 3 đến 6 ngày đầu ở bệnh viện do các cơn co giật làm ngừng thở. Những yếu tố có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tiên lượng là nếu thời gian ủ bệnh ngắn thì tỉ lệ tử vong càng cao; những trẻ có biểu hiện triệu chứng uốn ván sau 7 ngày thường có tỉ lệ sống cao hơn trẻ có thời gian ủ bệnh dưới 7 ngày; đồng thời cơn kịch phát co giật càng nhiều và càng dài thì trẻ càng có nguy cơ ngừng thở nên tiên lượng xấu; ngoài ra trẻ có sự rối loạn thân nhiệt với nhiệt độ thấp dưới 35 oC hoặc quá cao khoảng 40 – 41 o C cũng đều có tiên lượng xấu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh uốn ván sơ sinh chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng thực thể như cứng hàm, co cứng toàn thân, co giật từng cơn với dấu hiệu ngạt thở và nét mặt đau đớn rất đặc biệt của trẻ. Trong trường hợp không điển hình, chẩn đoán phải phân biệt với các bệnh lý gồm: xuất huyết não và màng não xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi sinh, trẻ co giật, tím tái, ngừng thở nhưng không cứng hàm liên tục, không có nét mặt đau khổ… Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh với biểu hiện trẻ không bị cứng hàm ngoài cơn co giật, cần tìm ổ nhiễm khuẩn với các triệu chứng màng não như thóp phồng, cổ cứng, dấu hiệu Kernig. Bệnh Tetani ở trẻ sơ sinh với biểu hiện cơn co giật, có dấu hiệu Chvosteck, trường hợp nghi ngờ phải xét nghiệm canxi huyết. Bị dị tật khớp hàm làm cho trẻ không há miệng được nhưng trường hợp này ít gặp.

Điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh nhằm mục đích trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành ở trong máu, săn sóc trẻ sơ sinh trong thời gian độc tố còn bám vào tổ chức thần kinh, điều trị vết thương rốn có trực khuẩn uốn ván gây bệnh. Chủ yếu việc điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh bao gồm các phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị cơn co giật, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Điều trị đặc hiệu bằng cách tiêm huyết thanh chống uốn ván. Có hai loại huyết thanh là huyết thanh chống uốn ván lấy từ người với ưu điểm không gây phản ứng, tồn tại lâu, tiêm từ 5.000 – 10.000 đơn vị và huyết thanh chống uốn ván lấy từ huyết thanh ngựa được dùng rộng rãi hơn với liều lượng tiêm từ 10.000 – 20.000 đơn vị; huyết thanh chống uốn ván thường được tiêm dưới da hay tiêm bắp thịt.

Điều trị các cơn co giật có vai trò khá quan trọng vì các cơ co giật có thể gây tử vong đột ngột. Có thể dùng các thuốc an thần và giãn cơ như: Penthobarbital và Secobarbital tiêm tĩnh mạch để làm giãn cơ bắp, sau đó dùng Barbiturate có tác dụng lâu như Phenobarbital. Dùng Meprobamate làm tăng tác dụng của Barbiturate. Có thể cho thêm Chlorpromazine hoặc siro Chloral uống và Diazepam, cần theo dõi chặt chẽ vì thuốc Hydrate Chloral có tác dụng ức chế hô hấp. Lưu ý phải bảo đảm thường xuyên làm thông đường thở. Trường hợp nhẹ, dùng một hoặc hai loại thuốc an thần như Chlorpromazine, Diazepam; nếu có dấu hiệu suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mỗi giờ cần hút đờm dãi cho đến khi giai đoạn cấp tính vượt qua. Đối với trường hợp nặng, theo một số nhà khoa học phải đặt nội khí quản lúc đầu, sau đó mở khí quản đặt ống thông để thông khí cho cả hai phổi; phương pháp điều trị phải được một tập thể bác sĩ lành nghề theo dõi chặt chẽ.

Tiêm chủng vắcxin cho người mẹ để phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả Các biện pháp phòng bệnh

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng cần được quan tâm, phải đặt trẻ trong lồng ấp có nồng độ oxy và nhiệt độ thích hợp; nếu không có lồng ấp phải đặt trẻ trong một phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Không nên lay động hoặc bế ẳm trẻ để tránh các cơ co giật. Trong giai đoạn đầu nếu trẻ co giật nhiều thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, bảo đảm nhu cầu về nước, điện giải và các chất dinh dưỡng; khi trẻ đỡ co giật nên cho trẻ ăn sữa mẹ qua ống thông mũi-dạ dày số lượng khoảng 50ml với 8 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, nên đặt ống thông mũi-dạ dày ngay sau khi vào bệnh viện để có thể bơm sữa mẹ và cho uống thuốc kháng sinh, vitamin…

Điều trị vết thương ở rốn bằng cách rửa sạch rốn nhiễm trùng với nước oxy già và dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có tác dụng kiềm chế trực khuẩn uốn ván nhưng không kiềm chế được việc sản xuất độc tố của vi khuẩn, đồng thời kháng sinh cũng có thể điều trị được tình trạng bội nhiễm.

Biện pháp cơ bản nhất để phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh là cần tăng cao chi phí cho việc chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván; phải loại trừ một số tập quán, thói quen sinh đẻ, đỡ đẻ phản khoa học; cần cải thiện điều kiện vệ sinh của các cơ sở y tế ở tuyến đầu nhất là phòng sinh của các nhà hộ sinh. Đồng thời cần trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định của ngành y tế; phải theo dõi tốt phụ nữ có thai, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà và trường hợp đẻ rơi; phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có nữ hộ sinh lành nghề; tiêm chủng vắcxin đầy đủ cho trẻ em, đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván ngoài việc tiêm huyết thanh chống uốn ván cần tiêm giải độc tố uốn ván; lưu ý trong tuần lễ thứ 4 đến tuần lễ thứ 6 phải tiêm lần thứ hai và sau đó tiêm lần thứ ba lúc đó mới có miễn dịch chắc chắn phòng bệnh uốn ván. Ngoài ra phải tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho sản phụ vì người mẹ có thể truyền cho thai nhi miễn dịch chống uốn ván, một số nhà khoa học đã đề xuất tiêm cả giải độc tố cho người mẹ; phương pháp này tỏ ra an toàn và có hiệu quả; các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm càng lớn càng tốt, các kháng thể của người mẹ truyền sang con qua nhau thai sẽ tăng nếu khoảng cách giữa hai lần tiêm càng dài; đối với sản phụ chưa lần nào tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván thì tốt nhất là tiêm lần thứ nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ năm của thời kỳ thai nghén, lần thứ hai vào tháng thứ sáu hoặc tháng thứ bảy; tuy nhiên lần thứ nhất có thể tiêm muộn hơn nhưng lần thứ hai phải tiêm trước ngày sinh khoảng 2 tuần.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể ngăn ngừa bệnh uốn ván trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắcxin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định: Tiêm lần nhứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu. Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau. Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Uốn Ván Là Gì? Cách Nhận Biết Bệnh Uốn Ván

Uốn ván là gì? Bệnh còn có tên gọi khác là phong đòn gánh do vi khuẩn uốn ván gây nên. Vi khuẩn uốn ván gây ra nhiều tổn hại đến hệ thần kinh và được tìm thấy khắp ở mọi nơi. Các bạn cần tìm hiểu qua những dấu hiệu nhận biết bệnh cùng cách thức điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe an toàn.

Bệnh uốn ván là gì?

Như đã nhắc đến ở trên thì bệnh uốn ván chính là do một loại vi khuẩn uốn ván với tên gọi Clostridium tetani gây nên. Loại vi khuẩn này có nhiều trong đất và hầu như nơi đâu cũng xuất hiện, các bạn nên cẩn thận để không bị nhiễm phải. Khi nhiễm vi khuẩn uốn ván hệ thần kinh sẽ bị tổn thương khiến các cơ bắp dần bị tê liệt và có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thế mỗi người nên cẩn thận tìm hiểu qua các triệu chứng uốn ván để nhanh chóng khắc phục khi mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là loại bệnh nguy hiểm mọi người cần phải đề phòng, một số dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị nhiễm vi khuẩn uốn ván như:

Toàn cơ thể bị căng cứng do các cơ bị tê liệt khó hoạt động được.

Trong vòng 7 ngày kể từ khi bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập bệnh nhân dễ bị co giật đau đớn thường xuyên.

Các cơ chủ yếu như cơ lưng, vai, cổ, bụng, tay, đùi đều bị ảnh hưởng gây đau nhức và căng cứng.

Trường hợp bệnh nặng vi khuẩn xâm nhập sâu và lan nhanh có thể khiến bệnh nhân ngừng thở.

Một số trường hợp bị nhiễm uốn ván cục bộ cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu đau nhức tại vị trí bị nhiễm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh uốn ván các bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm bệnh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể nhiễm bệnh uốn ván, các bạn cần lưu ý để phòng chống bệnh.

Bị nhiễm trùng tại các vết thương hở, các vết thương với kim loại như sắt thép gỉ đâm vào da.

Không tiêm phòng uốn ván trước đó khiến hệ miễn dịch kháng bệnh bị yếu đi, cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh khi bị nhiễm trùng hơn.

Các vết thương hở như xăm mình, xỏ khuyên tai, tiêm bị nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh uốn ván.

Bị gãy xương hở, bị đạn bắn, bị bỏng, bị động vật cắn, lở loét do nhiễm trùng ở chân cũng có thể dẫn đến mắc bệnh.

Có rất nhiều nguy cơ khiến cơ thể chúng ta dễ dàng nhiễm bệnh, các bạn cần cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế.

Phương pháp khắc phục bệnh uốn ván là gì?

Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh tránh trường hợp bị nhiễm vi khuẩn uốn ván thì trước hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần tiêm phòng uốn ván. Trong sinh hoạt và công việc hàng ngày mỗi người nên cẩn trọng tránh tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh. Trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh các bạn cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bác sĩ sẽ sử dụng các phương thuốc thích hợp hay tiêm phòng kháng độc, thực hiện loại bỏ mô chết giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương. Tùy vào tình trạng bệnh bệnh nhân sẽ điều trị từ 2 – 4 tháng đến khi cơ thể bình phục.

Mọi trường hợp xin tư vấn ý kiến bác sĩ các bạn nên liên hệ ngay đến địa chỉ uy tín để được giải đáp mọi thắc mắc. Những thông tin trên giúp giải đáp rõ bệnh uốn ván là gì và cần lưu ý gì rồi, các bạn nên tìm hiểu để chủ động phòng bệnh.

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Uốn Ván Ở Chó

Vi khuẩn Clostridia có thể sống trong bụi bẩn và rất dễ dàng xâm nhập vào một vết thương nhỏ bị nhiễm trùng tạo thành bệnh uốn ván. Các loài động vật khác nhau có độ nhạy khác nhau đối với độc tố uốn ván. Ngựa, con người, vật nuôi như chó có độ nhạy cảm cao trong khi ở mèo thì mức độ mắc bệnh lại rất thấp.

Uốn ván là bệnh khá thường gặp ở chó. Vi khuẩn Clostridium tetani thường đi vào cơ thể qua vết thương và trong điều kiện yếm khí các bào tử nảy mầm rồi sản xuất độc tố. Độc tố lây lan bằng cách đi vào hệ thần kinh ngoại biên tới tủy sống và cũng có thể lan truyền vào cơ thể qua máu. Độc tố liên kết với dây thần kinh vùng bị thương, rồi di chuyển vào hệ thống thần kinh trung ương, tác động đến việc sản sinh axít amin glycine. Điều này gây ức chế đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến hoạt động của các cơ bị cản trở, bị co cứng hay co thắt. Khởi đầu là co cứng cơ nhai, sau lan ra các cơ mặt, thân mình và tứ chi. Đặc trưng của bệnh này là đau co thắt cơ, thường ở hàm nên còn được gọi là chứng khít hàm.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh uốn ván sẽ phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng nhập vào cơ thể và số lượng độc tố có sẵn trong cơ thể, nhưng thường các trường hợp uốn ván đều nghiệm trọng và cần phải được tiến hành điều trị ngay lập tức. Bệnh uốn ván không lây lan nhưng rất nguy hiểm đối với vật nuôi và con người mắc bệnh, trong đó có chú cún của bạn. Chó mắc bệnh có thể không sống được quá vài ngày sau khi phát bệnh, toàn thân bị co cứng và uốn vòng như tấm ván gỗ.

Sốt

Táo bón

Đau khi đi tiểu

Chảy nước dãi nhiều

Trán nhăn

Đuôi cứng và khó cử động

Tai cứng và liên tục dựng lên.

Hiện tượng co cứng cơ lan dần khắp của cơ thể, làm cho cơ thể con vật cứng đờ như tấm ván gỗ.

Khó ăn uống.

Khó thở (do sự co cứng của cơ bắp ngực)

Khó mở miệng (do sự co cứng của cơ hàm)

Co giật cơ toàn bộ cơ thể với chuyển động đột ngột bên ngoài, âm thanh, hoặc va chạm.

Tê liệt

Chết do không thể thở được.

Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện dựa trên bệnh sử của vết thương trên cơ thể chó, bao gồm những biểu hiện ngay từ ban đầu. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin cho bác sĩ thú y về bất kỳ những chấn thương trước đó hoặc những chấn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng mà chú chó của bạn mắc phải. Rât nhiều trường hợp nguyên nhân cũng có thể được tìm thấy trong những vết thương thủng sâu nhưng đã được chữa lành ở mặt ngoài da. Sau khi tìm hiểu lịch sử những vết thương một cách chi tiết, bác sĩ thú y sẽ tiến hành những xét nghiệm đầy đủ để tìm cách chữa trị.

Phương phướng chẩn đoán bệnh thường sẽ dựa trên những dấu hiệu lâm sàng của bệnh uốn ván và các xét nghiệm đi kèm bao gồm xét nghiệm máu (CBC), xét nghiệm sinh hóa, và phân tích nước tiểu.

a. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu (CBC) là một phương pháp chẩn đoán rất quan trọng để cung cấp thông tin về sức khỏe của chó. Là xét nghiệm được sử dụng để đo lường và đánh giá tế bào lưu thông trong máu, kiểm tra số lượng thực tế các tế bào hồng cầu và bạch cầu, nhằm phát hiện các rối loạn, nhiễm trùng, thiếu máu… Chó mắc bệnh uốn ván sẽ có một tỉ lệ thấp bất thường hoặc quá cao của các tế bào bạch cầu trong máu.

b. Xét nghiệm sinh hóa

Xét nghiệm sinh hóa nhằm đánh giá chức năng của cơ quan nội tạng, đo nồng độ và xác định mức độ của các enzym lưu hành trong máu. Chó bị bệnh uốn ván sẽ có nồng độ enzyme Creatine Phosphokinase (CPK) cao trong máu. Enzyme này chủ yếu có trong tim, não và cơ xương, nhưng mức độ của enzyme này tăng trong máu là nhằm đáp ứng với quá trình co cứng và hủy hoại các cơ bắp do nhiễm khuẩn uốn ván.

c. Xét nghiệm nước tiểu

Chó mắc bệnh thường sẽ có các kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, trừ kết quả về hàm lượng Myoglobin trong nước tiểu cao (vì Myoglobin là một loại protein thường được tìm thấy trong cơ bắp của động vật- khi các cơ co thắt, co cứng liên tục thì loại protein này bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu do được sản sinh từ các cơ bị hủy hoại). Điều này dẫn đến việc chúng có mật độ cao trong nước tiểu. Ngoài ra, một vài mẫu mô và chất lỏng từ vết thương cũng sẽ được lấy để kiểm tra nhằm xác nhận sự hiện diện của khuẩn uốn ván trong các vết thương của chó.

Trong giai đoạn diễn biến của bệnh, chú chó của bạn sẽ cần phải nhập viện. Việc chăm sóc và điều dưỡng thường được yêu cầu kéo dài liên tục trong thời gian 3-4 tuần. Nếu chú chó của bạn không tự ăn được, bác sĩ thú y có thể sẽ đặt một ống dẫn thức ăn trực tiếp vào dạ dày của nó để duy trì nhu cầu năng lượng và quá trình trao đổi chất. Dịch truyền tĩnh mạch có thể được sử dụng để tránh mất nước. Một điều cần lưu ý là độc tố uốn ván thường tấn công vào các cơ bắp và hệ thần kinh nên ở một số chó có độ nhạy cảm cao sẽ không thích ứng được với biện pháp đặt truyền ống này, dẫn đến trường hợp làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc điều dưỡng là giữ cho chú chó trong một môi trường có ánh sáng thấp và ít tiếng ồn, vì những con vật này cực kỳ nhạy cảm với những va chạm, âm thanh và ánh sáng.

Chú chó của bạn sẽ được giữ an thần để ngăn chặn tình trạng gia tăng thêm các triệu chứng. Con vật sẽ được uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát sự lây lan của nhiễm khuẩn, giảm thiểu co thắt cơ và co giật, hạn chế các độc tố và ngăn chặn nó tiếp tục liên kết với các tế bào thần kinh. Thuốc kháng sinh cũng sẽ được bôi xung quanh vùng ngoại vi của vết thương để kiểm soát nhiễm trùng.

Các loại thuốc có thể sẽ giữ cho chú chó nằm im trong một thời gian dài và điều này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ khi chúng nằm ở một tư thế trong một thời gian dài. Bạn nên để chúng nằm trên chiếc giường mềm, và điều chỉnh tư thế cho chúng để ngăn chặn tình trạng lở loét ở phần cơ thể tiếp xúc với giường bệnh quá lâu.

Trong trường hợp chú chó của bạn gặp khó khăn trong việc hít thở, một ống dẫn sẽ được đặt vào khí quản để tạo điều kiện cho chúng hít thở bình thường cho đến khi các cơ bắp hồi phục sau nhiễm trùng. Ống thông nước tiểu sẽ được đặt để thông nước tiểu nếu chúng không thể đi tiểu được. Và chúng sẽ được uống thuốc xổ trong trường hợp bị táo bón.

Khi chú chó của bạn đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bác sỹ sẽ cho phép bạn mang chúng về nhà để chăm sóc. Như đã đề cập ở trên, điều quan trọng là phải thay đổi vị trí nghỉ ngơi của chú chó sau vài giờ để ngăn ngừa viêm loét. Giữ cho vết thương sạch sẽ và đến bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi về màu sắc của vết thương hoặc khi vết lở loét bắt đầu xuất hiện. Nếu không, chú chó của bạn sẽ rất đau đớn và khó chịu.

Bạn cần phải sắp xếp một vị trí trong ngôi nhà để chú chó của bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái, nhẹ nhàng , tránh xa những vật nuôi khác,hay trẻ nhỏ và những nơi ồn ào. Hạn chế di chuyển để bàng quang và ruột của chúng ổn định trong thời gian phục hồi. Cần phải sử dụng thuốc giảm đau một cách thận trọng và làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ thú y một cách cẩn thận để phòng ngừa tình trạnh sử dụng thuốc quá liều hoặc quá ít.

Bạn sẽ cần phải đến gặp bác sĩ thú y thêm vài lần nữa để kiểm tra và đánh giá tình trạng phục hồi của chú chó. Việc phục hồi phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu chú chó bị nhiễm trùng nặng thì cơ hội hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Cần tuân thủ tốt những yêu cầu được đưa ra cho chú cún trong suốt thời gian điều trị cho đến khi chúng phục hồi hoàn toàn. Điều này cần sự cam kết mạnh mẽ và lâu dài từ phía chủ nuôi để cải thiện cơ hội sống sót và bình phục cho chú chó.

Khi chú chó của bạn bị thương, phải kiểm tra vết thương và xử lý chống nhiễm trùng bằng sát trùng cục bộ vết thương, sau đó phải để hở, hoặc mở rộng vết thương nhằm giết chết các vi khuẩn gây bệnh uốn ván.

Tiêm phòng vaccine uốn ván ngay sau khi chúng bị vết thương bẩn, sâu và kín hoặc ngay sau khi bạn nghi ngờ chú chó của bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani.

Nếu các phẫu thuật cho chú chó của bạn không bảo đảm vô trùng tốt, nên để hở hoặc không băng bó vết thương.

Cần có tư vấn của bác sĩ thú y khi chó bị tai nạn, xử lý vết thương.

Khi đã có dấu hiệu lên cơn uốn ván cần có bác sĩ thú y điều trị bằng các biện pháp như: tiêm thuốc kháng sinh, thở máy thở Ôxy, an thần, truyền dịch…

Đối với chó sơ sinh, cần sát trùng rốn của chúng bằng dung dịch cồn iot 5%, dùng panh kẹp cầm máu rốn và không nên buộc chỉ để cầm máu rốn.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý quan sát và giữ gìn khi thả rông các chú cún để hạn chế những vết thương, vết cắn, vết bỏng, tai nạn… những chấn thương không đáng có trên cơ thể chúng.