Vắc Xin Phòng Bệnh Tay Chân Miệng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Có Vắc Xin Phòng Bệnh Tay

Hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bản thân mắc bệnh? Bệnh có thể gây biến chứng gì, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Có vắc xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không? Mong bác sĩ giải đáp! (Thúy Hiền, 23 tuổi, Kiên Giang)

Trả lời:

Tay – chân – miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Khi mắc bệnh tay – chân – miệng, bệnh nhân thường có những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng như sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Tay – chân – miệng là một căn bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc và có bác sĩ chuyên môn cao theo sát. Một số phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng có thể kể đến như:

Hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) khi bệnh nhân sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

Bổ sung nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite).

Khi bệnh nhân sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C và kẽm.

Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat, lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay – chân – miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tay – chân – miệng là một bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Mọi người cần chủ động phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vắc Xin Tetraxim (Pháp) Phòng Bệnh Bạch Hầu

Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây liệt cơ, viêm cơ tim, có thể tử vong trong vòng 6 ngày.

Ho gà (Pertussis) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm hoặc chưa hoàn thành việc tiêm phòng vắc xin ho gà.

Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao từ 20 – 90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván nhất.

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng đau cơ, liệt tủy sống, suy hô hấp…

Vắc xin Tetraxim là vắc xin tổng hợp của Pháp giúp phòng ngừa 4 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn Ván, Bại liệt dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Thông tin vắc xin Tetraxim (Pháp) phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt

Vắc xin Tetraxim 0.5 ml là vắc xin 4 trong 1 được chỉ định để phòng ngừa các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 hoặc ở trẻ em từ độ tuổi 5 – 11 tuổi và 11 – 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.

Nguồn gốc: Chỉ định:

Chỉ định bảo vệ phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt ở trẻ em từ 2 tháng đến 13 tuổi (tùy theo khuyến cáo chính thức của quốc gia).

Đường tiêm:

Tiêm bắp ở trẻ nhũ nhi và tiêm vùng cơ delta ở trẻ 5 – 13 tuổi.

Chống chỉ định:

Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin.

Nếu trẻ bị bệnh não tiến triển (thương tổn ở não).

Nếu trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm liều vắc xin ho gà (ho gà vô bào hay toàn tế bào)

Nếu trẻ bị sốt hay bị bệnh cấp tính (phải hoãn việc tiêm ngừa lại).

Lịch tiêm chủng: Lịch tiêm chủng ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi:

Mũi 1: khi trẻ 02 tháng tuổi

Mũi 2: khi trẻ 03 tháng tuổi

Mũi 3: khi trẻ 04 tháng tuổi

Mũi 4: 01 năm sau mũi 3

Mũi 5: 03 năm sau mũi 4 (trẻ 4-6 tuổi)

Lịch tiêm chủng ở trẻ từ 2 tuổi trở lên mà chưa được tiêm đủ 4 mũi cơ bản bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: lịch tiêm 3 liều

Mũi 1: lần đầu tiên

Mũi 2: một tháng sau mũi 1

Mũi 3: sáu tháng sau mũi 2

Thận trọng khi sử dụng:

– Bảo đảm rằng không tiêm vắc xin vào lòng mạch máu cũng như không tiêm trong da.

– Trẻ có tiền sử dị ứng, đặc biệt là phản ứng dị ứng sau khi tiêm Tetraxim hoặc đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch.

Sốt trên 40 độ C trong vòng 48 giờ mà không có nguyên nhân xác định nào khác

Trụy mạch hay tình trạng giống sốc với giai đoạn giảm trương lực, giảm đáp ứng trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa.

Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa

Co giật có sốt hay không có sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm ngừa.

Tương tác thuốc:

Khi tiêm chủng các liều cơ bản hay tiêm nhắc liều thứ nhất, TETRAXIM có thể được dùng bằng cách hoàn nguyên với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB), hoặc tiêm cùng lúc với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB) tại hai vị trí tiêm khác nhau.

Tác dụng không mong muốn:

– Các phản ứng thường gặp:

Phản ứng tại vị trí tiêm như nổi quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm;

Phản ứng toàn thân: sốt, đôi khi ≥ 40°C. Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, buồn ngủ, bồn chồn, dễ bị kích thích; mất ngủ hay xáo trộn giấc ngủ; khóc nhè bất thường, khóc khó dỗ kéo dài.

– Các triệu chứng giống dị ứng như: phát ban, hồng ban và mày đay, phù mặt, sưng mặt và cổ đột ngột.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh). Không được để đông băng.

Vắc Xin Vat (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván

Những người bị suy giảm miễn dịch, chưa được tiêm phòng vắc xin khi bị các vết thương hở, sâu, trầy xước… rất dễ bị vi trùng uốn ván có sẵn trong đất xâm nhập vào cơ thể tạo nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván.

Mọi đối tượng đều có thể là nạn nhân của bệnh uốn ván, đặc biệt ở thai phụ khả năng bị uốn ván trong lúc sinh nở dẫn đến uốn ván tử cung rất cao, trẻ sơ sinh nếu không may mắc uốn ván có thể bị suy hô hấp, thập chí tim ngừng đập, tử vong. Chính vì thế, tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin Vắc xin uốn ván VAT (Việt Nam)

Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.

Nguồn gốc:

Nghiên cứu và sản xuất:Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:

Phụ nữ có thai.

Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải.

Người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường.

Công nhân xây dựng các công trình.

Bộ đội và thanh niên xung phong.

Lịch tiêm phòng:

Vắc xin VAT phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em có lịch tiêm cơ bản 3 mũi như sau:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Tiêm nhắc mỗi 5 – 10 năm

Tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván dành riêng cho phụ nữ mang thai: https://vnvc.vn/lich-chich-ngua-uon-van-cho-ba-bau/

Cách dùng:

VAT được chỉ định tiêm bắp sâu, liều tiêm 0,5ml

Không tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.

Lắc tan đều trước khi tiêm.

Chống chỉ định:

Không tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Không tiêm cho đối tượng có các biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước.

Không dùng cho người có các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.

Hoãn tiêm với các trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Thận trọng:

Đáp ứng miễn dịch của vắc xin VAT có thể bị giảm nếu đang dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch.

Nếu tiêm nhầm VAT dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin có chứa muối nhôm.

Không tiêm quá liều.

Vắc xin không chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.

Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng phản ứng phản vệ sau khi tiêm.

Tác dụng không mong muốn:

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp được ghi nhận sau khi sử dụng vắc xin VAT như:

Sốt; Đau, sưng, đỏ chỗ tiêm. Tuy nhiên các triệu chứng này thường nhẹ và tự mất đi

Sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.

Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng; đau đầu; đổ mồ hôi; ớn lạnh; đau cơ, đau khớp.

Hiếm gặp: Rối loạn chức năng thần kinh cánh tay, bả vai.

Phải thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.

Không được để đông đá vắc xin.

Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

Bệnh Tay Chân Miệng Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Nếu như cách đây khoảng mươi năm, bệnh tay chân miệng vẫn còn là một loại “bệnh lạ” đối với người Việt Nam thì đến nay, căn bệnh này đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây cũng là độ tuổi trẻ đi học ở các nhà trẻ, mẫu giáo nên dễ bị lây lan bệnh từ các bạn. Ước tính, cứ một trẻ bị bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời

Bệnh tay chân miệng do Entervirus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, trẻ lớn đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ có thể đã có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39oC và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng của bệnh và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do vậy các phụ huynh cần được cung cấp đủ thông tin về bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc.

Theo dõi sát diễn biến của bệnh

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay với trẻ lành, khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch. Nếu trẻ đang đi học, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học và còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý

Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn). Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Về dinh dưỡng: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

Giữ vệ sinh là cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất

Sau khi chơi đùa, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch khuẩn. Nhắc nhở con em mỗi khi con đưa tay hoặc cho đồ chơi vào miệng. Vệ sinh nhà cửa, các vật dụng thường xuyên. Tối thiểu 1 lần/tuần. Nếu bé đã đủ tuổi đi lớp, phụ huynh nên kết hợp với giáo viên vệ sinh sạch sẽ lớp học, nhà vệ sinh và các vật dụng, đồ chơi các bé chơi.

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, ngay lập tức cho trẻ nghỉ học và đưa tới trung tâm y tế để khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Cách ly trẻ với người nhà bị bệnh tay chân miệng. Nếu trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng, vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa như trên: vệ sinh mọi thứ xung quanh. Đặc biệt phải vệ sinh bàn tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước đang chảy.

Dinh dưỡng thế nào để phòng chống bệnh tay-chân-miệng

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín. Bát, đũa, thìa và các vật dụng ăn uống khác phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống…

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Hơn nữa bệnh chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị, bệnh lại có thể tái đi tái lại nhiều lần do có thể nhiễm nhiều chủng virut khác nhau. Thế nên phòng bệnh cho trẻ là ưu tiên số một, nếu chẳng may trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế và thực hiện việc điều trị, theo dõi và chăm sóc đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Sức khỏe & Đời sống

Searches related to bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa