Vắc Xin Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Khi Chưa Có Vắc Xin, Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Sao Cho Hiệu Quả?

Sốt xuất huyết cho đến nay không còn xảy ra theo chu kỳ mà lưu hành quanh năm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Lưu ý với phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, béo phì

Dịch sốt xuất huyết vẫn luôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh bệnh bất kỳ lúc nào. Bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế City, lưu ý trẻ nhũ nhi một khi mắc sốt xuất huyết thường nặng hơn, nhất là trẻ béo phì. “Trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi nếu bị sốt xuất huyết diễn tiến thường nặng hơn những trẻ thường. Những trẻ bụ bẫm, béo phì phải theo dõi kỹ hơn. Phụ huynh thường không nghĩ trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi sẽ bị mắc bệnh, thường bỏ sót đến khi nặng thì khó khăn cho điều trị”, bác sĩ Huệ cho biết thêm.

Phó giáo sư – Bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Bệnh viện Nhi Đồng, nơi điều trị nhiều trường hợp sốt xuất huyết nặng, lưu ý trong mùa này phải hết sức cảnh giác về bệnh sốt xuất huyết. “Đây là một dịch bệnh hiện lưu hành quanh năm, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, cho nên hằng năm thường có số ca mắc sốt xuất huyết cao. Có nhiều trường hợp tử vong nếu điều trị trễ, điều trị không thích hợp. Mọi người cần biết, không có lăng quăng sẽ không có muỗi, và từ đó sẽ không có sốt xuất huyết. Nếu chẳng may bị sốt 3 ngày trở lên phải nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để xác định bệnh và có phương án điều trị kịp thời”, bác sĩ Quang lưu ý.

Bác sĩ Dương Hồng Phúc, Bệnh viện Quận Thủ Đức – cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai, vì đây là đối tượng nguy cơ cao khi mắc sốt xuất huyết, ảnh hưởng rất lớn về mặt sức khỏe cả mẹ và bé. Do vậy, thai phụ khi thấy triệu chứng sốt trong thời điểm hiện nay phải lập tức đến bệnh viện khám, làm xét nghiệm. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về uống.

Diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố khuyến cáo: “Chúng ta dành 15 hay 20 phút mỗi tuần để dọn dẹp tất cả vật dụng hay ổ chứa nước có lăng quăng. Nếu mỗi tuần chúng ta đều làm thì cả tuần sẽ không có muỗi và nếu không có muỗi thì không thể nào có bệnh sốt xuất huyết được”.

Nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết vẫn luôn xuất hiện trong môi trường xung quanh nơi người dân sinh sống, làm việc, học tập. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố tiếp tục thực hiện nội dung trong kế hoạch phối hợp liên tịch, cũng như các giải pháp truyền thông thay đổi hành vi, kiểm soát nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, ý thức tự phòng bệnh của người dân luôn là yếu tố quyết định việc kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết. Sự cảnh giác cao độ với bệnh tật sẽ giúp chủ động phòng tránh những rủi ro về sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như cộng đồng. Vậy nên, tâm thế chủ động cảnh giác đề phòng bệnh luôn là hành động sáng suốt trong bối cảnh dịch bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

Vắc Xin Phòng Bệnh Cúm Mùa

Tên thương mại: GC FLU

Nguồn gốc: Green Cross Corporation (Hàn Quốc).

CHỈ ĐỊNH

Phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi: Tiêm bắp 1 liều 0.5ml.

Trẻ em dưới 9 tuổi chưa bị cúm hay chưa tiêm ngừa vắc xin Cúm trước đó nên tiêm liều thứ 2 cách liều 1 ít nhất 4 tuần.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng với thành phần của vắc xin.

Người dị ứng với trứng gà, thịt gà, mọi sản phẩm từ thịt gà.

Người có triệu chứng động kinh trong vòng 1 năm trước khi tiêm chủng.

Người bị rối loạn thần kinh.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Phản ứng tai chỗ: nổi mẩn đỏ, sưng đau tại vùng tiêm.

Toàn thân : sốt nhẹ, rét run, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn…

Các trường hợp rất hiếm gặp như: viêm não, di ứng hay sốc phản vệ.

Rối loạn hệ thần kinh tạm thời có thể xảy ra, tê liệt, đau dây thần kinh…

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chưa có nghiên cứu đánh giá việc tiêm đồng thời vắc xin cúm với các vắc xin khác, trong trường hợp bắt buộc phải tiêm nên tiêm ở những vị trí khác nhau

Các thuốc sau có thể gây tương tác với GC FLU:

Thuốc kiểm soát bệnh động kinh (Phenytoin, carbamazepine, Phenobarbital).

Theophyline.

Warfarin.

Immune globulin.

Thuốc ức chế miễn dịch (corticosteroid, cyclosporine, thuốc chống ung thư (bao gồm cả xạ trị…). Phụ nữ có thai và cho con bú Vắc xin này chỉ được dùng trong thai kỳ khi có ý kiến của bác sĩ. Vắc xin này có thể dùng ở phụ nữ đang cho con bú.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Trước khi sử dụng cần kiểm tra hình thức của dung dịch nếu có hạt hoặc đổi màu, ngừng sử dụng.

Vắc xin thường được tiêm vào vị trí bên của bắp tay và vị trí tiêm cần được khử trùng bằng cồn hoặc cồn i-ốt.

Mũi tiêm nhắc lại nên tránh vị trí đã tiêm.

Không trộn lẫn với các loại vắc xin khác trong cùng một xylanh.

không sử dụng khi vắc xin bị đông đá Vắc xin cần được lắc kỹ, đồng nhất trước khi sử dụng.

Sản phẩm cần được sử dụng ngay sau khi mở.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8ºC, không để đông đá, tránh tiếp xúc ánh sáng.

HẠN SỬ DỤNG

12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Rubella

Tôi thấy rất nhiều trường hợp phụ nữ phải phá thai vì mắc bệnhrubella. Tôi vừa cưới, dự định sinh con trong năm sau, nên rất lo. Xin hỏi, đểbảo vệ em bé, các bà mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh rubella vào thời điểm nàolà thích hợp và an toàn? (chị Nguyễn Mai – Thanh Xuân)

Bệnh rubella do virút gây nên, thường xuất hiện vào kỳ đông xuân. Virút lây lantrực tiếp qua dịch từ mũi và cổ họng người bệnh khi họ ho, hắt hơi, hoặc lâytruyền gián tiếp qua các vật dụng như khi dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng,đồ chơi, bát, đũa… Rubella có thể truyền từ mẹ sang thai nhi theo đường máu.Tuy chỉ là một bệnh nhẹ đối với trẻ em nhưng nó lại là hiểm họa đối với phụ nữmang thai, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể gây ra những biến chứngnghiêm trọng như sảy thai, quái thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và hộichứng rubella bẩm sinh. Trẻ bị nhiễm virút rubella bẩm sinh dễ bị chậm phát triểncả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ởgan, lá lách, tủy xương. Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ trong 1-2ngày, nổi các hạch bạch huyết ở gáy và sau tai, hiện tượng phát ban xuất hiệntrên mặt và dọc thân vào ngày thứ 3. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứngkhác như sưng khớp, đau đầu, viêm màng kết nhẹ, hạch bạch huyết sưng ở nhiều phầnkhác nhau trên cơ thể…

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ là tiêm vắc xin, đặc biệt là phụ nữ trướckhi quyết định mang thai. Vắc xin rubella không dành cho phụ nữ đang mang thaihoặc người có thể thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm. Vì thế, cần thử máuđể biết chắc là cơ thể đã miễn dịch đối với virút rubella, nếu chưa có miễn dịchthì nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Phụ nữ trong độ tuổisinh sản chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

BS Lan Hương

Nguồn hanoimoi.com.vn

Sốt Xuất Huyết &Amp; Cách Phòng Tránh Bệnh

Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát rất mạnh, chưa 1 năm nào con số người mắc lại tăng cao đến như vậy. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, BSCKII. Phạm Thị Minh -Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 5-7 ngày, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Có trường hợp diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân vật vã, li bì, lừ đừ, đau bụng do gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc, hoặc xuất huyết nặng, hoặc suy tạng, có thể tử vong.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết ?

Cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất ngay khi bị bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi. Bác sĩ là người quyết định nên điều trị tại nhà hay ở bệnh viện tùy theo diễn tiến bệnh của từng bệnh nhân.

Lưu ý bạn rằng nếu bệnh nhân được quyết định điều trị tại nhà, bạn cần nghe kỹ và làm đúng lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc và theo dõi tại nhà để phát hiện sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.

Người bệnh được bác sỹ cho về nhà điều trị ngoại trú nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thức ăn lỏng, chất mềm, uống nước cam bổ sung vitamin, Orizon điện giải. Trường hợp bạch cầu giảm người bệnh cần được vệ sinh cá nhân, lưỡi, miệng, mũi họng bằng nước muối. Khi có dấu hiệu chảy máu chân răng chỉ lấy gạc vô khuẩn vệ sinh sạch kiêng đánh răng gây chảy máu.

Người nào cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết. Trẻ em, người lớn hay thậm chí người già cũng có thể mắc bệnh. Do đó, sốt xuất huyết là chuyện không của riêng ai. Mọi người phải cùng hành động phòng chống sốt xuất huyết mới có thể tạo ra hiệu quả cao và triệt để. Hành động rất đơn giản và không tốn thời gian. Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện.

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp

Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; Ngủ trong màn, mùng kể cả ban ngày; Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác;Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về bệnh sốt xuất huyết, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn – website: https://baosonhospital.com để được tư vấn và giải đáp kịp thời.