Vắc Xin Phòng Bệnh Quai Bị / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Có Vắc Xin Phòng Bệnh Tay

Hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bản thân mắc bệnh? Bệnh có thể gây biến chứng gì, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Có vắc xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không? Mong bác sĩ giải đáp! (Thúy Hiền, 23 tuổi, Kiên Giang)

Trả lời:

Tay – chân – miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Khi mắc bệnh tay – chân – miệng, bệnh nhân thường có những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng như sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Tay – chân – miệng là một căn bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc và có bác sĩ chuyên môn cao theo sát. Một số phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng có thể kể đến như:

Hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) khi bệnh nhân sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

Bổ sung nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite).

Khi bệnh nhân sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C và kẽm.

Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat, lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay – chân – miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tay – chân – miệng là một bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Mọi người cần chủ động phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiêm Phòng Vắc Xin Sởi Đơn Và Sởi

Hiện nay, vắc xin phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vắc xin đơn giá và vắc xin phối hợp (sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – rubella). Sự khác nhau giữa 2 dạng vắc xin, trẻ tiêm mũi sởi hay sởi – quai bị – rubella có bị sốt không… là những câu hỏi thường gặp nhất khi nhắc đến vắc xin này.

Sự khác nhau giữa vắc xin sởi đơn và sởi – quai bị – rubella

Cả hai loại vắc xin: sởi đơn và sởi – quai bị – rubella đều có tác dụng phòng chống sởi hiệu quả, có thể dùng được cho trẻ em lẫn người lớn. Khả năng bảo vệ của vắc xin có thể lên tới 99,7% nếu được tiêm đủ liều và đúng lịch theo khuyến cáo.

Trẻ em

Là vắc xin đơn giá, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

T iêm phòng mũi sởi đơn cho bé được 9 tháng tuổi . (Vắc xin sử dụng tiêm nhắc khi bé được 18 tháng tuổi là vắc xin sởi – rubella).

Là vắc xin tam giá, giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là vắc xin tiêm dịch vụ.

Vắc xin sởi – quai bị- rubella tiêm cho trẻ thường theo lịch: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi.

Người lớn

Thường được dùng để tiêm trong chiến dịch phòng chống sởi cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Trừ phụ nữ mang thai, còn lại tất cả mọi người đều có thể tiêm ngừa vắc xin này. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin sởi – quai bị và rubella trước khi có thai 3 tháng.

Tiêm vắc xin sởi và sởi – quai bị – rubella có sốt không?

Hiện nay, có nhiều phụ huynh lo ngại về vấn đề trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh: việc bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin sởi nói chung và các loại vắc xin khác nói riêng là phản ứng hết sức bình thường. Sốt sau khi chích ngừa là một biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc xin.

Vắc xin sởi đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn. Theo nghiên cứu báo cáo về các phản ứng phụ sau tiêm, người được tiêm phòng vắc xin sởi có thể bị sốt nhẹ (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những phản ứng này đều rất nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi rất hiếm gặp.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm… Theo đó, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.

Khách hàng được kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng sởi tại VNVC

Tiêm phòng sởi – quai bị – rubella tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được miễn phí khám và tư vấn trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng từng người, nhắc lịch tiêm tự động… Tất cả nguồn vắc xin tại VNVC, trong đó có vắc xin sởi được nhập từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới, bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vắc Xin Gc Flu (Hàn Quốc) Phòng Bệnh Cúm

Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay, tiêm vắc xin hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm.

Thông tin về vắc xin GC Flu (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm

Vắc xin GC Flu của Green Cross Corporation (Hàn Quốc) là loại vắc xin phòng các bệnh cúm mùa, được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

Chỉ định:

Phòng ngừa cúm cho trẻ em trên 3 tuổi và người lớn

Liều lượng và cách dùng:

Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi: Tiêm bắp với thể tích 0.5ml.

Lịch tiêm:

Trẻ cần tiêm vắc xin cúm GC Flu ngay từ 36 tháng tuổi để phòng bệnh hiệu quả, lịch tiêm vắc xin cúm GC Flu được khuyến cáo như sau:

Trẻ từ 36 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:

Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

Tiêm 1 mũi 0.5ml

Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai Chống chỉ định:

Người có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng với thành phần của vắc xin.

Người dị ứng với trứng gà, thịt gà, mọi sản phẩm từ thịt gà.

Người có triệu chứng động kinh trong vòng 1 năm trước khi tiêm chủng.

Người bị rối loạn thần kinh.

Tác dụng không mong muốn:

Phản ứng tại chỗ: nổi mẩn đỏ, sưng đau tại vùng tiêm.

Toàn thân : sốt nhẹ, rét run, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn…

Các trường hợp rất hiếm gặp như: viêm não, dị ứng hay sốc phản vệ.

Rối loạn hệ thần kinh tạm thời có thể xảy ra, tê liệt, đau dây thần kinh…

Tương tác thuốc:

Chưa có nghiên cứu đánh giá việc tiêm đồng thời vắc xin cúm với các vắc xin khác, trong trường hợp bắt buộc phải tiêm nên tiêm ở những vị trí khác nhau

Các thuốc sau có thể gây tương tác với GC FLU: Thuốc kiểm soát bệnh động kinh (Phenytoin, carbamazepine, Phenobarbital); Theophyline; Warfarin; Immune globulin.

Thuốc ức chế miễn dịch (corticosteroid, cyclosporine, thuốc chống ung thư (bao gồm cả xạ trị…). Vắc xin này có thể dùng ở phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng:

Trước khi sử dụng cần kiểm tra hình thức của dung dịch nếu có hạt hoặc đổi màu, ngừng sử dụng.

Vắc xin thường được tiêm vào vị trí bên của bắp tay và vị trí tiêm cần được khử trùng bằng cồn hoặc cồn i-ốt.

Không trộn lẫn với các loại vắc xin khác trong cùng một xilanh.

Không sử dụng khi vắc xin bị đông đá Vắc xin cần được lắc kỹ, đồng nhất trước khi sử dụng.

Sản phẩm nên được sử dụng ngay sau khi mở.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8ºC, không để đông đá, tránh tiếp xúc ánh sáng.

Khi Nào Cần Tiêm Vắc Xin Mmr Ii Phòng Sởi

Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Vắc xin MMR II là gì?

Vắc xin MMR II là vắc xin sống, giảm độc lực giúp phòng 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Bệnh sởi gây ra phát ban toàn thân, ho khan kéo dài, sốt, chảy nước mũi, sưng mí mắt… Bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nếu thai phụ mắc bệnh sởi, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Bên cạnh đó thai phụ bị mắc sởi còn có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Bệnh quai bị có triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, khó nhai… Quai bị có thể dẫn đến điếc, viêm màng não, sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, có thể gây vô sinh. Nếu bà bầu mắc quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây sinh non hoặc thai chết lưu.

Bệnh Rubella gây phát ban khắp cơ thể, viêm khớp và sốt nhẹ. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nếu mắc bệnh Rubella trong thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai. Đặc biệt nếu mắc trong giai đoạn đầu mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh – khiến trẻ chậm phát triển, và dễ bị dị tật bẩm sinh (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên bà bầu mắc Rubella trong 3 tháng đầu nên cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc ba bệnh sởi, quai bị, rubella chỉ trong 1 mũi tiêm, phổ biến nhất là vắc xin MMR II.

Tất cả trẻ em và người lớn đều nên được tiêm vắc xin MMR II để chủ động chủng ngừa sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên, vì là vắc xin sống giảm độc lực nên vắc xin MMR II không được tiêm cho phụ nữ đã biết mình có thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kì phù hợp. Việc tiêm vắc xin MMR II không phải là yếu tố tiên quyết để chỉ định chấm dứt thai kỳ.

Phác đồ tiêm vắc xin MMR II phòng sởi, quai bị, rubella có sự khác nhau giữa các độ tuổi:

Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:

Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên

Mũi 2 khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên

Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Video đề xuất:

Nên tiêm vắc xin MMR II ở đâu uy tín?

Là một loại vắc xin sống giảm độc lực nên vắc xin MMR II cần được bảo quản lạnh theo đúng quy trình, trong khoảng nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, không được để đóng băng dung môi… Khi đó, chất lượng vắc xin mới được đảm bảo.

Đặc biệt, tất cả người tiêm vắc xin MMR II đều cần được khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sức khỏe sau tiêm để hạn chế tối đa những phản ứng phụ có thể xảy ra. Vắc xin MMR II chống chỉ định cho những người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, phụ nữ có thai, người đang mắc các bệnh lý như lao, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch…

Do đó, để đạt được hiệu quả chủng ngừa tốt nhất, mỗi người khi đi chích ngừa vắc xin MMR II phòng sởi, quai bị, rubella nên lựa chọn các trung tâm tiêm chủng uy tín, có kiểm tra sức khỏe sàng lọc trước và sau tiêm, vắc xin được bảo quản nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn để có hiệu quả chủng ngừa tốt nhất.