Vắc Xin Phòng Bệnh Giời Leo / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Có Vắc Xin Phòng Bệnh Tay

Hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bản thân mắc bệnh? Bệnh có thể gây biến chứng gì, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Có vắc xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không? Mong bác sĩ giải đáp! (Thúy Hiền, 23 tuổi, Kiên Giang)

Trả lời:

Tay – chân – miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Khi mắc bệnh tay – chân – miệng, bệnh nhân thường có những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng như sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Tay – chân – miệng là một căn bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc và có bác sĩ chuyên môn cao theo sát. Một số phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng có thể kể đến như:

Hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) khi bệnh nhân sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

Bổ sung nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite).

Khi bệnh nhân sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C và kẽm.

Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat, lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay – chân – miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tay – chân – miệng là một bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Mọi người cần chủ động phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách Phòng Bệnh Giời Leo

Những mụn nước này sẽ mọc lan theo các dây thần kinh giao cảm bắt đầu từ nơi chúng xuất hiện, và nước trong mụn từ không màu sẽ dần chuyển sang trắng đục.

Sau một thời gian các mụn nước này sẽ xẹp xuống, kéo vảy và bắt đầu lành, tuy nhiên, cảm giác đau nhức không hề dứt hẳn. Bởi bệnh giời leo ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh giao cảm trên da và chưa kể có thể gây ra bội nhiễm.

Người bị bệnh giời leo sau khi lành thương có thể đau thêm vài tháng, thậm chí là vài năm!

Vì sao cần phòng tránh bệnh giời leo?

Dời leo có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân không tự tin trong giao tiếp, bị xa lánh, do tâm lý con người sợ lây, mặc dù bệnh giời leo không lây nhiễm.

Bên cạnh đó, bệnh giời leo còn làm sức khỏe bệnh nhân yếu đi, gây cảm giác khó chịu, mất ngủ, và vô cùng đau nhức.

Nếu bạn không muốn căn bệnh này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay khi có thể!

Làm gì để phòng chống bệnh giời leo?

Tiêm ngừa bệnh giời leo bằng vacxin Zostavas

Đây là loại vacxin được một số nước áp dụng cho những người trên 60 tuổi, bởi bênh giời leo cũng chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên loại thuốc này có một số chống chỉ định:

– Người suy giảm miễn dịch HIV/AIDS

– Người đang hóa trị, xạ trị

– Người bị bệnh lao, phụ nữ có thai

– Người dị ứng với gelatin và neomycin

Mặt khác, do bệnh giời leo và bệnh thủy đậu do cùng một virus gây ra nên có thể phòng tránh bằng cách phòng ngừa bệnh thủy đậu:

– Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân thủy đậu

– Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể của bệnh nhân thủy đậu

– Khử trùng các vật dụng trong gia đình đã từng dùng chung khi phát hiện có nguồn bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm

Bênh cạnh đó, để ngăn chặn bệnh giời leo cũng như nhiều căn bệnh khác, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, vui tươi, thường xuyên vận động, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh chính là phương án hữu hiệu để ngăn chặn sự tỉnh giấc của những virus gây thủy đậu trước đây còn sót lại.

Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn bên dưới. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi và đội ngũ nhân viên trực tiếp hồi đáp.

Vắc Xin Vat (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván

Những người bị suy giảm miễn dịch, chưa được tiêm phòng vắc xin khi bị các vết thương hở, sâu, trầy xước… rất dễ bị vi trùng uốn ván có sẵn trong đất xâm nhập vào cơ thể tạo nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván.

Mọi đối tượng đều có thể là nạn nhân của bệnh uốn ván, đặc biệt ở thai phụ khả năng bị uốn ván trong lúc sinh nở dẫn đến uốn ván tử cung rất cao, trẻ sơ sinh nếu không may mắc uốn ván có thể bị suy hô hấp, thập chí tim ngừng đập, tử vong. Chính vì thế, tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin Vắc xin uốn ván VAT (Việt Nam)

Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.

Nguồn gốc:

Nghiên cứu và sản xuất:Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:

Phụ nữ có thai.

Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải.

Người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường.

Công nhân xây dựng các công trình.

Bộ đội và thanh niên xung phong.

Lịch tiêm phòng:

Vắc xin VAT phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em có lịch tiêm cơ bản 3 mũi như sau:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Tiêm nhắc mỗi 5 – 10 năm

Tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván dành riêng cho phụ nữ mang thai: https://vnvc.vn/lich-chich-ngua-uon-van-cho-ba-bau/

Cách dùng:

VAT được chỉ định tiêm bắp sâu, liều tiêm 0,5ml

Không tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.

Lắc tan đều trước khi tiêm.

Chống chỉ định:

Không tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Không tiêm cho đối tượng có các biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước.

Không dùng cho người có các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.

Hoãn tiêm với các trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Thận trọng:

Đáp ứng miễn dịch của vắc xin VAT có thể bị giảm nếu đang dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch.

Nếu tiêm nhầm VAT dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin có chứa muối nhôm.

Không tiêm quá liều.

Vắc xin không chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.

Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng phản ứng phản vệ sau khi tiêm.

Tác dụng không mong muốn:

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp được ghi nhận sau khi sử dụng vắc xin VAT như:

Sốt; Đau, sưng, đỏ chỗ tiêm. Tuy nhiên các triệu chứng này thường nhẹ và tự mất đi

Sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.

Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng; đau đầu; đổ mồ hôi; ớn lạnh; đau cơ, đau khớp.

Hiếm gặp: Rối loạn chức năng thần kinh cánh tay, bả vai.

Phải thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.

Không được để đông đá vắc xin.

Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

Nâng Tỉ Lệ Tiêm Vắc Xin Phòng Chống Bệnh Bạch Hầu

Đáng chú ý, ngay sau đó, TPHCM đã trở thành địa phương thứ hai ghi nhận ca mắc bạch hầu đầu tiên, sau Đắk Nông. Trước những diễn biến phức tạp của dịch, theo các chuyên gia y tế, người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quang Hoà (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, tại Trung tâm tiêm chủng trực thuộc Viện, đã có thêm người đến tiêm chủng mũi vaccine bạch hầu nhưng số lượng chưa đông.

Cũng theo lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, giai đoạn chuyển đổi vắc xin 5 trong 1 cách đây 2 năm, tỉ lệ tiêm mũi 5 trong 1 (có thành phần ngừa bạch hầu) giảm xuống dưới 90%.

“Tuy nhiên, thời điểm giãn cách xã hội vừa qua, cũng có hơn 1 tháng tạm ngưng tiêm chủng, dù chúng tôi đã chỉ đạo tiêm vét nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định sót mũi tiêm hoặc chưa tiêm”, chúng tôi Hồng cho hay.

Theo TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguyên nhân số ca bệnh tại Đắk Nông gia tăng thời gian gần đây là do không tiêm chủng đầy đủ bốn mũi theo lịch tiêm chủng. Cụ thể, hiện khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48- 52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.

“Theo đúng quy định, trẻ cần tiêm đủ bốn mũi nhưng trẻ em tại khu vực này, chủ yếu là dân tộc Mông thì mới chỉ tiêm một mũi, miễn dịch kém nên trẻ dễ mắc bệnh và mắc sẽ có diễn biến nặng hơn”, TS. Tấn nói.

Được biết, bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch, khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch;

Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi; mũi 2, sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi 3, sau mũi thứ hai 1 tháng; mũi 4, khi trẻ 18 tháng tuổi.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đã tới điểm tiêm chủng tại thôn 6, đội 2, xã Quảng Hoà (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông). Đây là thôn có 73 hộ với 321 khẩu, tất cả đều là người dân tộc thiểu số, trong đó người Mông chiếm 98,6%, hộ nghèo chiếm 95,8%. Tổng số người cần tiêm chủng bổ sung vắc xin trong đợt này là 274 người.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đến thăm gia đình có bệnh nhân đã tử vong do bị bệnh bạch hầu ở Đắk Nông. Tại đây, thứ trưởng cũng đã hỏi thăm, chia sẻ những mất mát đối với gia đình bệnh nhân STH (9 tuổi), đồng thời cũng căn dặn gia đình và những người dân nên tiêm phòng đúng lịch, giữ vệ sinh để phòng chống dịch.

Bệnh bạch hầu rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.

D.Ngân