Uống Thuốc Lao Phổi Có Triệu Chứng Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Bệnh Lao Phổi Có Triệu Chứng Gì?

Bệnh lao phổi là gì và triệu chứng của bệnh như thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm và thắc mắc. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ lây lan cao hiện nay.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh được chia thành 2 thể là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao phổi còn được gọi là lao hoạt tính, chiếm đến hơn 80% những trường hộ mắc lao. Trong trường hợp này, người bệnh xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây nhiễm lao phổi cho những người xung quanh. Bệnh lao ngoài phối không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác, bao gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch- tiết niệu, lao xương khớp..

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm thứ hai trong danh sách những bệnh nhiễm trùng tử vong trên thế giới. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình sau:

Ho được xem là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi cấp và mãn tính. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm phổi, co giãn phế quản, lao…Những trường hợp ho trên 3 tuần, sử dụng thuốc kháng sinh không thuyên giảm thì nguy cơ mắc lao phổi là rất lớn.

Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp ở 60% người bệnh, xuất hiện khi tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ dẫn đến ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy, sụt cân: Đây là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Do tác động tâm lý, stress gây nên các ức chế khiến người mắc bệnh lao cảm thấy mệt mỏi.

Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

3. Tìm hiểu về bệnh lao phổi afb âm tính

Bên cạnh bệnh lao phổi là gì thì bệnh lao phổi afb là gì cũng là vấn đề nhiều người muốn tìm hiểu. Đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường gặp do vu khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao phổi BK âm tính là hiện tượng người mắc bệnh không tìm thấy vi trùng lao. Nhưng sau khi thử mẫu đờm thì lại cho kết quả dương tính. Và nếu có thêm các dấu hiệu như ho ra máu, sút cân, chán ăn… thì chắc chắn bạn bị nhiễm vi khuẩn lao.

Lao phổi afb (-) là lao phổi thứ phát, về triệu chứng và cách điều trị không khác biệt so với lao phổi afb (+). Do đó, nếu được chẩn đoán lao phổi AFB (-) thì bắt buộc điều trị như người bị lao phổi AFB (+).

Vậy lao phổi afb có lây không?

Theo chia sẻ của những chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Lao phổi afb (-) âm tính rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, người xung quanh không để ý dễ hít phải vi khuẩn afb xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh.

Vi khuẩn gây lao afb âm tính có thể đi vào máu, thận hoặc các bộ phận khác rồi dần hủy hoại các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Một số trường hợp, người bị nhiễm vi khuẩn có sức đề kháng tốt cơ thể có thể kháng cự lại, chúng sẽ ngủ yên chưa phát tác. Chỉ khi sức đề kháng giảm hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh sôi và phát triển thành bệnh lao phổi.

Chính vì thế, người bị lao phổi AFB âm tính cần được cách li và biết cách đề phòng lây lan đến những người xung quanh.

Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh Lao Phổi

Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao có thể theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể

Khạc đờm

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm.

Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.

Đau ngực, khó thở

Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Chán ăn, mệt mỏi

Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Một Số Bài Thuốc Trị Bệnh Lao Phổi

Trong Y học cổ truyền, lao phổi thuộc phạm vi chứng “phế lao” với các biểu hiện chủ yếu như ho, khái huyết, triều nhiệt (sốt về chiều), đạo hãn, đau tức ngực, gày sút…

Về mặt trị liệu, người ta có thể sử dụng phương thức “biện chứng luận trị”, hoặc “biện bệnh luận trị” hoặc sử dụng các kinh nghiệm dân gian với mục đích chung là tiêu diệt hoặc ức chế trực khuẩn lao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

Có thể nói, kinh nghiệm dân gian trị liệu lao phổi là hết sức phong phú, có thể kể ra một số phương pháp điển hình như sau:

Dán huyệt liệu pháp:

Tỏi 10g, lưu hoàng 6g, bột nhục quế 3g, băng phiến 3g. Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát, trộn đều với các vị thuốc rồi đắp lên huyệt dũng tuyền cả hai bên, dùng băng cố định, cách ngày thay thuốc một lần. Vị trí huyệt dùng tuyền: nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Chủ trị chứng khái huyết do lao phổi.

Xoa bóp liệu pháp: Gừng tươi và quế chi lượng vừa đủ, tán nhỏ, sao nóng rồi cho thêm một chút long não, chườm vùng ngực trước và vùng liên sống bả. Dùng cho những trường hợp lao phổi có khó thở, vã mồ hôi trộm, ho ra máu.

Tạng phủ liệu pháp: Phổi lợn 250g, bạch cập 30g. Phổi lợn lọc bỏ màng máu, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm với bạch cập và một chút rượu vang, khi chín chế thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho những trường hợp lao phổi có ho nhiều, khái huyết.

Dược khí liệu pháp: Cây lang độc, còn gọi là tục tràng thảo, sơn đan hoa… 1kg, đại táo 2kg. Cho lang độc vào nồi đồng, đổ ngập nước, đặt giá hấp rồi đổ đại táo vào, hấp chừng 1 giờ là được, bỏ lang độc và nước thuốc, đựng đại táo vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 7 quả, dùng kiên trì trong 1 tháng.

Dược hoàn liệu pháp: Mật dê tươi mới vài cái, sữa bột và đường lượng vừa đủ. Đem mật dê cô thành dạng cao đặc bằng lửa nhỏ rồi cho sữa bột và đường vào, trộn đều, chế thành những viên hoàn nặng 0,5 – 1g, sấy kỹ cho thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2g, 3 tháng là một liệu trình.

Dược viên liệu pháp: Dã cúc hoa, bạch hoa xà thiệt thảo, lá liễu lượng bằng nhau, đem sắc thành dạng cao đặc rồi sấy khô, chế thành viên, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7 viên, lượng thuốc uống 1 ngày tương đương với 30g dược liệu khô.

Dược nhũ liệu pháp: Hạ khô thảo 1kg đem sắc với 2500ml cô lại còn 500ml, cho thêm đường đỏ với lượng thích hợp để tạo thành dạng cao sữa, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Đắp thuốc liệu pháp: Ngũ linh chi 15g, bạch giới tử 15g, cam thảo 6g, tỏi giã nhuyễn 15g, phân chim bồ câu trắng 15g, xạ hương 0,3g. Ngũ linh chi, bạch giới tử và cam thảo sấy khô tán bột, trộn đều với tỏi, phân chim và xạ hương, cho thêm một chút dấm chua rồi đắp vào các huyệt giáp tích ngang các đốt sống lưng (D1 đến D12) 1/2 thốn trong 1 đến 2 giờ, sao cho tại chỗ nóng lên là được, 7 ngày làm 1 lần. Dùng để hỗ trợ trị liệu lao phổi ho hen nhiều.

Xông tỏi liệu pháp: Tỏi 30 – 35g giã nát, cho vào nồi nhỏ, hâm nóng, lấy giấy bìa cuốn thành phễu, khoét lỗ rồi để cạnh hai lỗ mũi, hít lấy hơi thuốc trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Dược cao liệu pháp: Mật ong 120ml, nước cốt gừng tươi 120ml, nước ép cà rốt 1 bát, nước ép quả lê 1 bát, sữa mẹ 1 bát. Tất cả hòa đều, đem cô thành cao bằng lửa nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh với nước ấm.

Cứu huyệt liệu pháp: Mỗi ngày dùng điếu ngải cứu ấm 2 huyệt dũng tuyền (vị trí đã nêu ở trên)

Cháo thuốc liệu pháp: Hoàng tinh 30g đem ninh với 60g gạo tẻ thành cháo, cho thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

23-12-2009

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, Chúng tôi xin được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

Ho khạc đàm kéo dài

Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

Sốt về chiều

Sụt ký

Đổ mồ hôi về đêm

Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn