Ung Thư Phổi Không Triệu Chứng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng, Biểu Hiện Ung Thư Phổi

1.Triệu chứng lâm sàng

+ Khi khối u dưới 1cm đường kính thì chưa có dấu hiệu lâm sàng.

+ Nhiều trường hợp, thường do chụp Xquang phổi nghi ngờ mà chẩn đoán được.

+ Nói chung khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phổi thì đã muộn (trong cơ thể đã có một số tế bào ung thư di căn ở một hay nhiều cơ quan khác). Những nhóm tế bào này thường tồn tại lặng lẽ trong một thời gian. Nơi khu trú của các nhóm tế bào di căn này là ở não, xương, gan,…hoặc ở ngay phế quản. Nhiều khi triệu chứng xuất hiện là biểu hiện của biến chứng. Vì vậy, khi chẩn đoán được là lúc bệnh đã tiến triển.

a. Triệu chứng hô hấp:

– Ho: Thường ho dai dẳng, ho là một phản ứng của niêm mạc phế quản đối với sự phát triển của khối u, ở phế quản càng lớn ho càng rõ rệt. Trong ung thư ngoại vi, thường ít ho và ho xuất hiện muộn hơn.

Giai đoạn đầu bệnh nhân thường ho khan về sau ho có thể có đờm nhầy và có thể có máu. Thường ho ra ít máu, máu có màu tím. Nguyên nhân ho ra máu là do loét niêm mạc phế quản hoặc do u xâm nhập vào động mạch phế quản nhỏ.

– Đau ngực: Khó thở ở thì thở vào hoặc thở ra do phế quản bị chít hẹp.

– Có thể có triệu chứng của viêm phổi cấp tái diễn nhiều lần ở một vùng phổi.

b. Triệu chứng toàn thân:

– Sút cân: Tình trạng chung suy sụp, mệt mỏi, khoảng 5-15% có hội chứng Pierre-Marie (ngón tay dùi trống) đau và biến dạng các xương bàn tay, bàn chân. Hội chứng này thường do ung thư tuyến phế quản sản xuất ra hormon sinh trưởng.

c. Triệu chứng di căn trong lồng ngực:

– Hay gặp ung thư biểu bì, ung thư này di căn sớm vào các hạch bạch huyết ở rốn phổi và trung thất gây nên hội chứng trung thất như hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.

– Nếu khối u ở đỉnh phổi có thể xâm nhập vào thành ngực tại chỗ gây nên hội chứng Pancoast-Tobias. Hội chứng này gồm có:

– Hội chứng Horner: Đau nửa đầu, co đồng tử, sụp mi do liệt cơ Muller, hẹp khe mắt.

– Đau dây thần kinh mặt trong cánh tay.

– Đau các khớp cột sống từ C8-D1.

– Cung xương sườn 1 và 2 bị phá huỷ, có khi phá hủy cả xương đòn.

– Hội chứng cận u: Một số u có thể tiết ra những chất giống hormon và tác dụng hoàn toàn giống hormon. Thường hay gặp nhất là ung thư phổi. Đây là hội chứng nội tiết lạc chỗ.

– Hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận: Có triệu chứng như trong bệnh Cushing nhưng không điển hình: Bệnh nhân thấy mệt mỏi, phù toàn thân, mỏi và yếu cơ, da mặt nhiều trứng cá, đái tháo đường. Có thể có sạm da do u vừa tiết ACTH và tiết MSH. Có trường hợp có huyết áp cao.

– Hội chứng tăng tiết ADH (hội chứng Shwartz – Batler): ADH tăng tái hấp thu nước tiểu do vậy giữ lại nước trong cơ thể, làm loãng độ natri huyết tương, giảm nồng độ clo.

– Hội chứng canxi máu: Do u tiết hormon cận giáp hoặc do tiêu xương vì di căn, lâm sàng bệnh nhân có khát, đái nhiều, giảm trương lực và yếu cơ, rung cơ, chán ăn, buồn nôn.

– Hội chứng Pierre-Marie: Do tăng nồng độ hormon sinh trưởng (GH) làm hình thành những xương mới, chủ yếu là ở các xương dài, xương tăng sinh và viêm xương dưới màng xương. Hậu quả là khớp sưng đau, ngón tay, ngón chân dùi trống.

2. Triệu chứng cận lâm sàng:

a. X-quang:

Rất có giá trị trong chẩn đoán. Có khi phải chụp 2 hay nhiều lần cách nhau khoảng 2 tuần để theo dõi sự phát triển của bóng mờ, bóng mờ tăng kích thước đều và nhanh (một dấu hiệu Xquang của ung thư).

b. Đối với ung thư trung tâm:

– Rốn phổi rộng hơn bình thường, bóng mờ không đều ở rốn phổi, bờ không đều đặn, bóng mờ phát triển đậm dần. Đặc biệt có các tia lan ra xung quanh như mặt trời mọc (hình ảnh đặc biệt trong ung thư phổi).

– Ở trường hợp lòng phế quản bị khối ung thư làm hẹp, thường có hình ảnh của rối loạn thông khí tại phần phổi tương ứng của phế quản đó:

– Phổi giảm sáng (do giảm thông khí).

– Phổi tăng sáng (do giãn phổi).

– Tăng thể tích, trung thất bị đẩy sang bên lành.

– Có thể xẹp phổi (Khối u to làm tắc lòng phế quản).

c. Ung thư ngoại vi:

– Bóng mờ đậm độ không đều nhau, chu vi không đồng đều, khi khối u càng lớn bóng mờ càng đậm. Do viêm mạnh nên quanh khối u, cấu trúc phổi đậm nét hơn bình thường. Thể tích khối u có thể bằng từ đồng xu đến nắm tay. Nếu khối u cách phổi một quãng có thể thấy những tia nối với rốn phổi, các tia này có thể là sự thâm nhiễm ung thư dọc theo phế quản hoặc dọc mạch máu, hoặc vào chuỗi bạch mạch.

d. Trên phim có thể thấy hình ảnh của các biến chứng:

– Hoại tử: Làm thành một hang trong lòng khối u, hang này có thành dày, bờ ngoài rõ đều, bờ trong khúc khuỷu hang không đều, có thể thấy những nụ nổi lên. Trong lỗ hổng có nhiều dịch tiết, có khi giống như một hang lao thông thường, bờ mỏng mặt trong và ngoài đều đặn, bên trong có dịch hoặc không.

Nhưng ở đây nhu mô phổi ở xung quanh thường xuyên lành, thử nhiều lần BK vẫn âm tính, điều trị đặc hiệu lao không có tiến bộ. Có thể gặp hình ảnh của của áp xe phổi, bóng mờ lớn, giữa hình sáng và có nước dịch ở thuỳ trên. Ở đây thuỳ bị co kéo có thể gây nên biến dạng của cơ hoành, trung thất thành ngực.

– Di căn vào hạch trung thất:

– Vào hạch phế quản – phổi làm rốn phổi rộng ra, nhiều khi bờ ngoài của rốn có nhiều hình vòng. – Vào hạch cạnh khí quản và hạch khí phế quản, làm bóng của phần trên trung thất rộng ra. – Vào ngã ba khí phế quản làm góc khí quản banh rộng ra (thực tế việc xác định trên Xquang rất khó khăn, chỉ ở những trường hợp nặng mới thấy được).

– Di căn vào thành ngực:

Gặp ở ung thư phổi ngoại vi, có thể di căn sang màng phổi, xương sườn, làm phá huỷ xương sườn hoặc gãy xương.

e. Chụp phế quản:

– Có giá trị đặc biệt (ung thư trung tâm), phế quản hẹp, thành phế quản nham nhở, phế quản có thể cắt cụt.

– Ít có giá trị (ung thư ngoại vi), một số trường hợp có thể thấy phế quản bị thu hẹp, chệch hoặc bị cắt cụt.

f. Soi phế quản:

+ Rất quan trọng để chẩn đoán ung thư phế quản. Có thể thấy một u dài hoặc một nụ mọc lên trên niêm mạc phế quản. U này màu trắng hoặc màu hồng bờ không đều, niêm mạc phế quản bị thâm nhiễm dày, u có thể loét và dễ chảy máu. + Từ khi có ống soi sợi mềm, có thể phát hiện được những ung thư ở phế quản cấp 5, cấp 6. + Trong ung thư phế quản, ngoại vi soi phế quản thường không thấy.

+ Cũng có khi hình ảnh chèn ép từ ngoài phế quản làm xẹp lòng phế quản. Qua soi phế quản, có thể làm sinh thiết chải phế quản hay sinh thiết hút phế quản, nếu khối u ở ngoại vi thì tìm tế bào ung thư. Cũng có thể lấy dịch tiết ở lòng phế quản để tìm tế bào ung thư.

g. Phản ứng Mantoux:

+ Âm tính.

+ Tốc độ máu lắng tăng cao.

h. Các biện pháp khác:

+ Sinh thiết hạch ngoại vi nếu có hạch trên xương đòn, hoặc làm sinh thiết hạch ở cơ bậc thang theo phương pháp Daniels.

+ Khi cần thiết có thể làm sinh thiết phổi, chọc kim qua thành ngực vào khối u, dưới hướng dẫn của Xquang.

+ Ở một số trường hợp nhất định, có thể mở lồng ngực thăm dò, làm sinh thiết tức thì để quyết định luôn phương pháp phẫu thuật ở phổi.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Đầu

Có dấu hiệu này bạn đã mắc ung thư phổi giai đoạn đầu – hãy đi khám ngay trong thời gian sớm nhất. Đừng coi thường những cơn đau ở tay!

Khi xuất hiện cảm giác đau bên ngoài hoặc bên trong cánh tay, chúng ta tuyệt nhiên không nên coi thường. Đặc biệt, nếu các cơn đau có dấu hiệu tăng tần suất và cường độ theo thời gian, rất có thể đây là dấu hiệu báo trước của ung thư phổi .

Hơn nữa, kiểu đau tay báo hiệu ung thư không giống như các loại đau nhức, căng cơ thông thường. Cơn đau dạng này thường cố định ở một vị trí và có nhiều điểm tương đồng với đau dây thần kinh hoặc đau do viêm khớp.

Trong khi đó, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu… mới là dấu hiệu của ung thư phổi. Cũng bởi vậy, chúng ta thường tự điều trị hoặc bỏ qua những cơn đau tay.

Chính sự chủ quan này vô tình làm chúng ta đánh mất cơ hội phát hiện ung thư sớm, kéo theo giảm khả năng chiến thắng được căn bệnh nguy hiểm này.

Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau bất thường ở tay, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh tình và điều trị kịp thời.

Đau vai

Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

Khó thở

Thở gấp và khó thở là một trong những biểu hiện dễ bị bỏ qua của ung thư phổi. Đặc biệt, hiện tượng ho dai dẳng, ho nhiều tuần chưa khỏi (bất kể là ho khan hay ho có đờm) đều có thể là tín hiệu báo trước ung thư.

Nếu thấy xuất hiện triệu chứn này, người bệnh nên tiến hành chụp X – quang, chụp CT để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Các triệu chứng của cúm

Đại đa số các bệnh nhân ung thư đều trải qua giai đoạn phát sốt không rõ nguyên nhân. Đây là lúc các tế bào ung thư di căn tới những bộ phận khác trong cơ thể.

Không chỉ vậy, những dấu hiệu như sốt dai dẳng, đau đớn… cũng có thể là tín hiệu sớm của một số loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư bạch huyết.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Những Triệu Chứng Không Thể Bỏ Qua Của Bệnh Ung Thư Phổi

Tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương, ông Nguyễn Thế Việt quê Thái Bình, 56 tuổi, cho biết: Từ Tết ông có cảm giác khàn tiếng, nói khó.

Người nhà cho rằng ông bị viêm họng, viêm dây thanh quản nên đã mua thuốc về uống. Tuy nhiên, giọng ông càng ngày càng khàn nặng.

Ông đi kiểm tra tại Bệnh viện tỉnh bác sĩ chụp ảnh phát hiện có khối u trong phổi nhưng chưa rõ khối u lành tính hay ác tính.

Từ khi biết mình bị ung thư phổi, ông Việt suy sụp tinh thần, không ăn không ngủ. Đang tiến hành xạ trị nhưng lúc nào ông cũng thở dài vì cầm cái án “cá nằm trên thớt” không biết khi nào thì chết.

Cùng hoàn cảnh, ông Đinh Quang Nam 54 tuổi, trú tại Hà Nội có triệu chứng ho kéo dài. Khi vào viện ông Nam mới biết mình có khối u ở phổi trái và ung thư đã đi vào giai đoạn 3B.

Dù là giai đoạn muộn nhưng ông Nam vẫn hi vọng có thể điều trị được bệnh để kéo dài sự sống cho mình. Hiện ông đang điều trị theo phác đồ hóa xạ trị đồng thời. Đến nay khối u ở phổi trái đã mờ hẳn chỉ còn dải xơ.

Bệnh ung thư phổi tiên lượng còn rất yếu

Bệnh ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư hàng đầu ở Việt Nam chỉ đứng sau ung thư vú. Điều khó khăn nhất là bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ cao.

Theo Giáo sư Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Lao Phổi Trung ương, ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam cũng như một vài nước khác.

Ở Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi và tử vong gấp 4 lần các bệnh ung thư khác.

So với ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến dù tỷ lệ mắc cao nhưng tỷ lệ giải quyết được bệnh cũng rất cao còn ung thư phổi thì tỷ lệ người mắc và tỷ lệ tử vong xấp xỉ ngang nhau. Thời gian sống thêm của bệnh nhân chỉ chiếm 2%.

Giáo sư Nhung cho rằng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư phổi nếu phát hiện sớm thì câu chuyện lại khác. Tuy nhiên để phát hiện sớm cũng không dễ dàng.

Theo thống kê của các chuyên gia y tế, với người bị ung thư phổi ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%.

Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tại Việt Nam lại phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để; rất ít người còn có khả năng cắt khối u.

Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm thường không đặc hiệu. Ho là biểu hiện thường gặp nhất nhưng nó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Ngoài ra, một số người có thể thấy đau ngực, khó thở, ho ra máu, sụt cân, khàn tiếng, sốt, ho ra máu, đau khớp. Trong đó biểu hiện ho kéo dài chiếm 87% số bệnh nhân đến khám, ngoài ra đau ngực chiếm 86 %, sụt cân 68%.

Bác sĩ chuyên khoa II Tạ Chi Phương – Trưởng khoa Ung thư – Bệnh viện Lao Phổi Trung ương cho biết, hiện nay phương pháp điều trị ung thư phổi cơ bản là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu.

Đối với phẫu thuật, bác sĩ Phương cho biết chỉ thực hiện được ở bệnh nhân phát hiện sớm, khối u còn khu trú. Giai đoạn muộn hơn phẫu thuật không thể lấy hết được các khối u vì đã xâm lấn, lan rộng ra xung quanh.

Nếu phẫu thuật dễ dẫn đến tái phát và di căn xa. Đối với phương pháp xạ trị được chỉ định khá rộng tiêu diệt được các tế bào ung thư đã xâm lấn rộng ra các tế bào ung thư nguyên phát là nơi phẫu thuật sẽ không lấy hết.

Còn đối với hóa trị liệu, bác sĩ Phương cho rằng đối với ung thư phổi sẽ hóa trị liệu toàn thân tiêu diệt tất cả tế bào ung thư đã và đang lưu hành trên cơ thể bệnh nhân.

Tuy nhiên, phương pháp này gây hủy hoại nhiều tế bào lành tính và tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe toàn diện của bệnh nhân nên liều lượng hóa chất đưa vào cơ thể bị hạn chế.

Ngoài ra, còn có liệu pháp nhắm trúng đích đây là liệu pháp can thiệp vào các phân tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung và gia tăng sự phát triển của khối bướu, các phân tử này là các đích phân tử. Phương pháp này không có tác dụng điều trị triệt căn.

Bác sĩ Phương cho biết với mỗi phương pháp trên chỉ giải quyết được 1 khâu trong quá trình điều trị, các phương pháp sẽ bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo thành một quá trình điều trị hoàn chỉnh giải quyết một cách triệt để nhất bệnh ung thư.

Nguồn: chúng tôi

Ung Thư Phổi Có Di Truyền Không?

Tôi có người nhà bị ung thư phổi và đã mất cách đây nhiều năm. Dạo gần đây tôi hay bị ho… nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm? (Lâm Thị Nguyệt Nga, 40 tuổi, Điện Biên)

Trả lời

Chào chị Nguyệt Nga,

Lời đầu thư, chúng tôi cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh ung thư phổi là gì?

Bệnh ung thư phổi có thể hiểu là hiện tượng các mô phổi xuất hiện các tế bào ung thư (do sự đột biến gen). Các tế bào mang bệnh này xâm lấn và lan sang các tế bào lành, theo thời gian chúng phát triển và hình thành khối u ác tính trong phổi.

Nếu được phát hiện sớm (từ ngay giai đoạn chớm đầu) ung thư phổi có thể chữa trị được. Nhưng nếu để lâu không kịp thời phát hiện, bệnh ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng, lây lan và di căn ung thư (hay còn gọi là biến chứng) sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư phổi di căn lên não: khiến não và các neuron thần kinh bị tê liệt làm mất khả năng nhận thức, người bệnh có thể bị liệt nửa người, không nhận thức được hành vi của mình thậm chí là bị tâm thần, động kinh.

Ung thư phổi di căn lên thực quản: làm tắc nghẽn thực quản khiến người bệnh bị đau đớn, khó thở, hô hấp rất khó khăn.

Ung thư phổi di căn sang xương: làm xương bị giòn, dễ gãy rất nhiều so với bình thường. Xương cột sống và các phần xương bị đau nhức, các cơn đau kéo dài và xuất hiện nhiều dần theo cấp độ bệnh.

Các biến chứng bệnh ung thư phổi khiến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đe dọa đến tính mạng người bệnh

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như:

Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh bệnh ung thư phổi. Theo một khảo sát của tổ chức Y tế thế giới (WTO), hút thuốc lá gây ra hơn 70% ca bệnh nhân ung thư phổi bị tử vong trên toàn thế giới.

Người hút thuốc lá trước 15 tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần so với người bắt đầu hút thuốc từ năm 25 tuổi. Và người bỏ thuốc lá trên 10 năm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi từ 30% – 50%.

Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm: Những người sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm như:các mỏ khai thác quặng Cu, Fe, Ni, Cr, mỏ than, môi trường bị nhiễm độc thủy ngân… cũng tác động khiến các tế bào phổi bị đột biến gen và hình thành khối u.

Tiếp xúc với tia phóng xạ: Người lao động làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Đây là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư phổi.

Do di truyền: Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây ung thư phổi. Các báo cáo thống kê cho thấy có khoảng 8% số ca ung thư phổi là do di truyền. Ví dụ:

Trường hợp những thành viên thế hệ đầu bị mắc ung thư phổi (bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bạn) thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cao gấp 50% so với người bình thường.

Trường hợp gia đình bạn những thành viên thế hệ hai bị mắc bệnh (cô, dì, chú, bác, ông, bà) thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 30%.

Qua các nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, có thể khẳng định: bệnh ung thư phổi có di truyền và tỉ lệ di truyền gen ung thư phổi giảm dần theo các thế hệ.

Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?

Bằng mắt thường rất khó để phát hiện ra ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu, bởi ở giai đoạn hình thành bệnh không có một biểu hiện, triệu chứng nào đáng chú ý.

Vì vậy để phát hiện sớm cũng như yên tâm về sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi sớm, đặc biệt là ở những người tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi, nam giới ngoài 55 tuổi, người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm kéo dài…

Ho khan hoặc hoặc ho có đờm dai dẳng, đôi khi ho ra máu.

Bị ho và đi khám thông thường không tìm ra nguyên nhân. Uống thuốc chỉ đỡ và nhanh tái phát lại.

Khó thở, thở khò khè, giọng nói khàn và có thể lúc nói rất khó khăn.

Số lượng đờm nhiều hơn và màu sắc đờm thay đổi dần theo thời gian.

Chán ăn, mệt mỏi thường xuyên. Bị sụt cân nhưng không rõ lí do.

Có cảm giác đau ở vùng lưng, ngực hoặc vai khi cười to, thở sâu hoặc khi lao động quá sức.

Có cảm giác đau cột sống, các xương và khớp. Và các cơn đau xuất hiện không đều.

Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có di truyền không? Và nếu di truyền thì di truyền đến mấy đời sau? Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?” của chị Nguyệt Nga, chúng tôi xin được trả lời như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích tới chị. Chúc chị cùng gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!