Ung Thư Gan Triệu Chứng Như Thế Nào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Ung Thư Gan Di Căn Như Thế Nào? Triệu Chứng Ung Thư Gan Di Căn

Ung thư gan di căn xảy ra ở giai đoạn muộn nhất của ung thư. Ung thư gan di căn có 2 loại:

Ung thư gan nguyên phát di căn

Là tình trạng tế bào ung thư ở gan lan rộng sang các cơ quan ngoài gan (ở xa hoặc ở gần). Ung thư gan nguyên phát di căn tương ứng với giai đoạn IIIC, IVA và IVB của bệnh. Có hai trường hợp di căn có thể xảy ra:

Tế bào ung thư gan đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận nhưng không lan tới các mô, cơ quan ở xa.

Tế bào ung thư gan có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết lân cận, nhưng đã lan đến các cơ quan xa gan (ví dụ phổi, xương,…)

Ung thư gan thứ phát di căn

Còn được gọi là ung thư gan thứ phát. Ung thư gan thứ phát là sự di căn của các tế bào ung thư bắt nguồn từ các cơ quan khác (đại tràng, dạ dày, phổi, vú, tuyến tụy,…) đến gan.

➤ Ung thư gan là gì?

Triệu chứng ung thư gan di căn

Biểu hiện ung thư gan di căn rất phức tạp, ung thư di căn đến đâu sẽ biểu hiện rõ tại vị trí đó, bên cạnh các triệu chứng tại vị trí ung thư khởi phát – gan.

Đau tức ngực, khó thở.

Ho kéo dài.

Tràn dịch màng phổi.

Đau nhức xương.

Gãy xương.

Tê bì, liệt, bí tiểu.

Tăng canxi huyết khiến người bệnh buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, lơ mơ…

Sốt.

Đau tức bụng.

Bụng chướng, sưng lớn.

Vàng da, ngứa da.

Táo bón.

Cơ thể gầy, sút cân nhanh…

Ung thư gan di căn tới đâu?

Trên thực tế, ung thư gan nguyên phát ít khi xảy ra tình trạng di căn đến các mô, cơ quan ở xa; mà thường xâm lấn đến các nội tạng gần gan và di căn sang các hạch bạch huyết lân cận. Các vị trị ung thư gan thường di căn tới bao gồm:

Ung thư gan di căn phổi

Phổi là nơi tập trung dày các mạch máu nhỏ, đây là vị trị ung thư gan dễ di căn nhất, chiếm khoảng 52% trường hợp. Con đương di căn của tế bào ung thư gan sang phổi có thể là qua hệ thống bạch huyết, mạch máu hoặc xâm nhập trực tiếp. Khối u thứ phát tại phổi này có thể gây cản trở lưu thông hô hấp khiến bệnh nhân luôn ở trong tình trạng khó thở. Việc suy giảm chức năng của phổi cũng khiến bệnh nhân bị sốt kéo dài, mệt mỏi suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng.

➤ Dấu hiệu ung thư gan bạn nhất định phải biết

Ung thư gan di căn xương

Tỷ lệ di căn xương từ ung thư gan nguyên phát khoảng ừ 3% đến 20% các trường hợp. Những vị trí xương thường bị ung thu gan di căn bao gồm:

Trong số đó vùng cột sống, xương chậu và xương sườn là những vị trí bị thường xuất hiện khối u thứ phát sớm nhất.

Đặc điểm của quá trình ung thư gan di căn sang xương là sự hình thành khối mô mềm và ly giải các tế bào xương. Việc xuất hiện các khối u trong xương gây nên những cơn đau xương âm ỉ kéo dài và hiện tượng loãng xương, thậm chí là gãy xương bệnh lý. Mặt khác, do tình trạng tăng ly giải tế bào xương nên bệnh nhân bị chứng tăng calci huyết.

Ung thư gan di căn sang một số vị trí di căn khác

Phổi, xương, các hạnh bạch huyết và não là bốn vị trí ung thư gan di căn nhiều nhất, chiếm tới 73,2 trường hợp bệnh nhân ung thư gan di căn. Ngoài hai vị trí phổi và xương, ung thư gan nguyên phát còn có khả năng di căn sang các hạch bạch huyết xa gan và não nhưng với tỉ lệ thấp hơn.

Tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư gan di căn não thấp hơn so với bệnh nhân di căn xương. Do đó, sự hiện diện của di căn não là một chỉ báo về sự sống còn kém đối với ung thư gan nguyên phát, mặc dù nó hiếm gặp.

Ngoài ra, ung thư gan có thể di căn sang các vị trí khác của cơ thể như tuyến thượng thận, phúc mạc,… nhưng với tỉ lệ rất hiếm.

➤ Làm thế nào để phát hiện ung thư gan sớm

Chẩn đoán ung thư gan di căn

Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân có thể được thực hiện một loạt các xét nghiệm để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Cụ thể:

Các xét nghiệm máu, ví dụ xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP) để sàng lọc các vấn đề về gan. Lượng alpha-fetoprotein trong máu thường tăng ở những bệnh nhân ung thư gan. Ngoài ra, việc kiểm tra nồng độ alpha-fetoprotein cũng giúp bác sĩ xác định được liệu pháp điều trị thích hợp và theo dõi xem ung thư có tái phát không.

Các xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, chụp MRI,… hỗ trợ xác định vị trí khối u. Nếu phát hiện khối u, biện pháp sinh thiết có thể được thực hiện để giúp bác sĩ xác định đây có phải là ung thư hay không.

Điều trị ung thư gan di căn như thế nào?

Ung thư gan di căn giai đoạn cuối thường không có cách điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện tại có thể làm chậm quá trình di căn và giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp cụ thể về số lượng khối u, vị trí ung thư lan đến, bác sĩ sẽ đề nghị một phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Một số yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp điều trị chính là liệu pháp điều trị trước đó, tình trạng gan và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Hóa trị: áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư khắp cơ thể.

Xạ trị: điều trị tại các khu vực xuất hiện khối u ác tính.

Dùng thuốc giảm đau, trị mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Ung thư di căn sống được bao lâu?

Tiên lượng sống ở bệnh nhân phụ thuộc vào kích thước khối u, mức độ lan rộng của ung thư và tình trạng di căn. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư gan nguyên phát di căn thường có tiên lượng bệnh xấu. Nguyên nhân là do sức khỏe bệnh nhân đã kém sẵn do có xơ gan, viêm gan mạn, virus,… kèm theo.

Khi khối u mới phát triển đến các cơ quan lân cận hoặc lan đến các hạch bạch huyết gần đó (bao gồm các giai đoạn ung thư IIIC, IVA) tỷ lệ sống 5 năm là khoảng 11%. Khi tế bào ung thư đã lan đến các mô và cơ quan ở xa (giai đoạn IVB) thì tiên lượng sống lúc này chỉ còn 3%

Nếu bệnh nhân tiếp nhận các biện pháp điều trị loại bỏ khối u (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…), thì tỉ lệ sống sót có thể được cải thiện. Tuy vậy, vào giai đoạn cuối, sức khỏe của các bệnh nhân ung thư thường rất yếu, do đó khó có thể tiếp nhận điều trị.

Phòng ngừa ung thư gan di căn

Biện pháp phòng ngừa ung thư gan di căn cơ bản nhất chính là ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Một số biện pháp thường được áp dụng là:

Tiêm vắc xin ngừa virus viêm gan B.

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra xem có mắc vấn đề ở gan không và theo dõi sát, điều trị thích hợp theo lời khuyên của bác sĩ. Người đi khám sức khỏe nên cho bác sĩ biết nếu gia đình bạn có tiền sử mắc ung thư gan hoặc các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan khác.

Ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên để duy trì vóc dáng cân đối.

Hạn chế sử dụng thức uống có cồn. Nếu bị xơ gan do rượu, người bệnh nên hỏi bác sĩ về phương pháp cai rượu.

Chẩn đoán sớm đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả điều trị ung thư gan. Vì vậy, bệnh nhân cần định kỳ kiểm tra, tầm soát ung thư gan.

Khi đăng ký Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan, bệnh nhân sẽ được khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, được thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, tầm soát viêm gan B, viêm gan C và chẩn đoán hình ảnh tầm soát khối u ác tính. Với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Ung Thư Phổi Có Triệu Chứng Ban Đầu Như Thế Nào ?

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có thể phòng ngừa nếu thay đổi lối sống, phát hiện sớm điều trị có kết quả cao.

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi (UTP)

Cơn ho mới, mãn tính

Đây là dấu hiệu sớm của ung thư có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee giải thích: “Đôi khi ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì không gây ra nhiều triệu chứng”. Nhưng nếu một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho. “Nó có thể kích hoạt ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ, nếu chèn vào đúng chỗ”, cô giải thích.

Khó thở

Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khó thở là một triệu chứng tiềm năng khác của ung thư, thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh.

Ho ra máu khi bị ung thư phổi

Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở, nên đi khám bác sĩ ngay.

Đau ngực

Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do UTP sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.

Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Và nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, điều này sẽ rất quan trọng.

Có một sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống còn giữa phát hiện sớm và phát hiện muộn khi nói đến UTP. Trên thực tế, tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối là dưới 10%. Nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công.

Bệnh nhân ung thư phổi nên làm gì để tốt cho sức khỏe?

Khi bị ung thư phổi thì chúng ta cần phải tiến hành ngay các phương pháp điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả của việc chữa trị có khả quan hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị ung thư phổi ở thì các bạn cần chú ý đến một số điều sau:

Giữ tinh thần lạc quan

Hầu hết mọi người khi biết mình bị bệnh ung thư phổi đều có xu hướng bi quan và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Thực tế thì một tinh thần lạc quan sẽ là một liều thuốc bổ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục bệnh nhanh hơn so với những người thường xuyên lo âu.

Khi bị bệnh, bạn nên làm những việc mình thích, giúp cười nhiều hơn, vui hơn như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, xem chương trình giải trí hài hước…

Bạn cũng có thể tham gia vào những câu lạc bộ, hội nhóm người bị ung thư phổi để nói chuyện, chia sẻ phương thức chữa bệnh. Đồng thời động viên nhau luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.

Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ để giữ tinh thần lạc quan

Thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc hình thành tế bào ung thư cho nên khi bị ung thư phổi , người bệnh nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

Từ bỏ thói quen dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làm gia tăng tỉ lệ ung thư nói riêng cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Luôn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, không nên thức khuya, dậy trễ, ngủ không đủ giấc vì sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi, các loại khí độc từ thuốc lá, khói xe, hóa chất độc hại để bảo vệ phổi tránh được các tác nhân gây ung thư. Trong điều kiện bất khả kháng thì chúng ta phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể khỏi các tác nhân này một cách tốt nhất.

Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể khỏi các tác nhân ung thư.

Bên cạnh việc xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học thì người bệnh còn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện chuyển biến tình trạng của bệnh.

Luyện tập thể dục thường xuyên để thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi bị bệnh ung thư phổi, bạn nên để ý đến những chế độ ăn uống hàng ngày vì điều này góp phần quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe:

Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thực phẩm giàu protein… Vì đây là những món ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh nhân ung thư nên tránh ăn những thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng cháy để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Ung thư phổi cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ

Ung thư phổi giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi sống được bao lâu

Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới

Ung thư phổi có chữa được không

Ung thư phổi là gì

Hình ảnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có lây không

Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán Ung Thư Phổi Như Thế Nào

Ung thư phổi là một trong 3 ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Theo GLOBOCAN tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ nhì chỉ sau gan với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở cả hai giới là 25.

Tổng quan về ung thư phổi

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan chậm hơn. Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu. Chúng được đặt tên theo loại tế bào từ đó ung thư phát triển: ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Các nguyên nhân có thể gây ra ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác suất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Những người hút các loại thuốc lá khác và những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ tương tự.

Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ nhà đo mức độ khí radon trong nhà của họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe doạ của nó sẽ biến mất.

Amiăng (tiếng Pháp: amiante; tiếng Anh: asbestos) là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Amiang có hai nhóm chính là nhóm amphibole và nhóm serpentine (chrysotile hay còn gọi là nhóm amiang trắng). Nhóm amphibole khi hấp thụ qua đường hô hấp và lưu lại trong phổi rất khó bị đào thải ra ngoài. Các sợi thuộc nhóm amphibole là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô. Hiện nay, các mỏ amiang amphibole đã bị đóng cửa trên toàn thế giới, chỉ một lượng rất nhỏ các sản phẩm chứa nhóm sợi này còn được sử dụng trên thế giới. Nhóm serpentine (amiang trắng) là nhóm sợi khoáng amiang duy nhất được phép trao đổi buôn bán giữa các quốc gia. Amiang trắng khi đi vào phổi sau một thời gian từ 0.3 – 11 ngày sẽ bị phân rã và đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, loại sợi này không gây ra bất kỳ triệu chứng ung thư nào. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có amiang trắng được phép đưa vào sản xuất.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám bệnh.

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Trong giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và được chiaarn đoán qua tầm soát hoặc phát hiện tình cờ qua chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng thường được phân thành ba nhóm: triệ chứng tại chỗ tại vùng, triệu chứng do di căn xa và các hội chứng cận ung thư

Ho: gặp trong khoảng 80% bệnh nhân, thường thấy thay đổi về tần suất và mức độ trên người hút thuốc, có thể ho khan hoặc kèm theo khạc đờm

Viêm phổi tái diễn một vị trí

Tàn dịch mà phổi

Đau vai, tay (hội chứng Pancoast Tobias)

Hội chứng Horner (sụp mí, co đồng tử, không ra mồ hôi nữa mặt)

Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên..

Các triệu chứng do di căn não, xương, chèn ép tủy sống…

Di căn não: nhức đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhận thức, vận động, triệu chứng thần kinh khu trú…

Di căn xương: đau, giới hạn vận động. rối loạn cơ tròn

Không đặc hiệu: sút cân (có hoặc không kèm chán ăn)

Hội chứng tăng tiết kháng lợi niệu ( SIADH: syndrome of inappropriate antidiuretic hormone secretion)

Hội chứng tăng tiết ACTH

Hội chứng Lambert-Eaton

Hội chứng phì đại xương khớp do phổi

Hội chứng carcinoid

X quang ngực thẳng , nghiêng

Chụp cắt lớp vi tính ngực , bụng , chậu

Chụp cộng hưởng từ ( MRI ) não

Xạ hình xương

Chụp PET toàn thân khi cần Các chất chỉ điểm u ( dấu hiệu sinh học bướu ) : giúp chẩn đoán xác định u nguyên phát tại phối hay chẩn đoán phân biệt u di căn từ vị trí khác . Các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán xác định : – SCC – CEA Cyfra 21 – 1 – ProGRP , NSE . . .

Các chất chỉ điểm bướu giúp chẩn đoán phân biệt di căn phổi : CA 125 , CA 15 – 3 , CA 19 – 9 , PSA , . . . c ) Các phương pháp lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh :

Nội soi phế quản : chải rửa tế bào , sinh thiết u .

Chọc hút chẩn đoán tế bào hoặc sinh thiết u , hạch trung thất dưới hướng dẫn siêu âm qua nội soi ( EBUS : endoscopic bronchial ultrasound ; EUS : endoscopic ultrasound ) Chọc hút kim nhỏ chẩn đoán tế bào tế bào học ( FNAC ) hoặc sinh thiết lõi kim ( score biopsy ) u hoặc tổn thương di căn

Cắt u hoặc sinh thiết qua phẫu thuật mở hoặc nội soi lồng ngực hoặc trung nhất (VATS: video-assisted thoracosscopy; VAM: video-assisted mediatinoscopy)

Nội soi phế quản: để xác định chuẩn đoán và đánh giá giai đoạn bệnh.

Bệnh phẩm mô bệnh học : Bệnh phẩm qua soi phế quản : sinh thiết phế quản , sinh thiết xuyên phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm nội phế quản ( EBUS ) . – Bệnh phẩm sinh thiết u phổi hay sinh thiết phổi – màng phổi dưới chụp cắt lớp điện toán . Bệnh phẩm qua phẫu thuật lồng ngực : phẫu thuật ngực hở , phẫu thuật qua nội soi dưới màn hình video ( VATs ) , nội soi trung thất . Bệnh phẩm qua sinh thiết màng phổi : sinh thiết màng phổi bằng kim ( kim Abrams , kim Castelain . . . ) , sinh thiết màng phối qua nội soi . Bệnh phẩm sinh thiết các tổn thương di căn : hạch lymphô , mô mềm thành ngực , mô mềm dưới da , mô xương . . . – Đúc khối tế bào ( Cell Block ) : dịch màng phổi , dịch màng tim .

Chẩn đoán mô bệnh học : giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại mô học UTPKTBN .

Bệnh phẩm sinh học phân tử : . Các kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử : đều thực hiện được trên các mẫu bệnh phẩm mô bệnh học và tế bào học . – Ngoài ra , xét nghiệm sinh học phân tử còn thực hiện được trên mẫu bệnh phẩm huyết tượng chủ yếu để phát hiện các đột biến EGFR mắc phải hay thứ phát sau khi được điều trị các thuốc kháng tyrosine kinase ( TKIS ) , trong đó quan trọng nhất là đột biến T790M tại exon 20 của gen EGFR . Trong một số trường hợp mẫu bệnh phẩm mô bệnh học hay tế bào học không đủ số lượng tế bào để chuẩn đoán sinh học phân tử, có thể dùng mẫu bệnh phẩm huyết tương để chuẩn đoán đột biến EGFR

Các loại ký thuật đang được sử dụng chuẩn đoán UTPKTBN: giải trình tự gen trực tiếp: Sanger Sequensing, RealTime-PCR, ddPCR: PCR kỹ thuật số, giải trình tự gen chọn lọc: Pyrosenquensing, giải trình tự gen thế hệ mới: Next Generation Sequensing.

Xét nghiệm chuẩn đoán đột biến gen EGFR: Sử dụng bằng nhiều phương pháp: giải trình tự gen trực tiếp Sanger, kỹ thuật RealTime-PCR, kỹ thuật PCR kỹ thuật số, giải trình tự gen chọn lọc Pyrosenquensing, giải trình gen thế hệ mới.

Xét nghiệm chuẩn đoán các biểu hiện tái sắp xếp gen ALK và ROSI: chủ yếu dùng nhuộm lai ghép gen tại chỗ FISH và kỹ thuật hóa mô miễn dịch

Xét nghiệm chuẩn đoán các điểm kiểm soát miễn dichhj PD-1/PD-L1 trong điều trị miễn dịch sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch với các dấy ấn sinh học đặc hiệu

Xét nghiệm chuẩn đoán các loại đột biến gen khác: BRAF V600E, HER-2, MET, PIK3CA, KRAS…

Chuẩn đoán xác định ung thư phổi phải dựa vào giải phẫu bệnh trong tình huống có thể thực hiện được. Chuẩn đoán giải phẫu bệnh giúp xác định chính xác loại mô học và các dấu hiệu sinh học phân tử để định hướng điều trị chuẩn xác hơn

Một số ung thư phổi giai đoạn sớm được phát hiện tình cờ hoặc tầm soát qua chụp cắt lớp điện toán lồng ngực biểu hiện dưới dạng nốt nhỏ cần được đánh giá và cân nhắc xử trí một cách thận trọng để tránh bỏ qua cơ hội điều trị khỏi cho một số bệnh nhân

Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình.

Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư.

Để chẩn đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết – việc lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi – có thể cho biết một người có bị ung thư hay không. Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh nhẩm này:

Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.

Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.

Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.

Mở lồng ngực. Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Đây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện.

Sở trưởng chuyên môn:

Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu

Nắm vững chuyên môn ngành dược.

Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.

Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.

Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc

Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.

Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.

Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư

Quá trình công tác:

2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.

2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.

Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.

Bệnh Ung Thư Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Ung thư máu là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay trên phạm vi toàn thế giới. Theo thống kê tính đến năm 2016 đã có hơn 171.000 người Mỹ được chẩn đoán là mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Vậy ung thư máu là gì? Tác hại và hậu quả của căn bệnh này như thế nào?

Ung thư máu là căn bệnh mà các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân, ngăn chặn chúng thực hiện các chứng năng bình thường như chống nhiễm trùng, cầm máu, vận chuyển chất dinh dưỡng,….Ngoài ra, những tác nhân đó cũng có thể cản trở tuỷ xương và gây ảnh hưởng đến các tổ chức tạo máu khác khiến chúng không thể sản xuất ra các tế bào máu bình thường. Không giống như các loại ung thư khác, tác nhân gây ra ung thư lại là chính bản thân các tế bào máu. Do đó, ung thư máu cũng là loại bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u (hay còn gọi là ung bướu).

Bệnh ung thư máu hiện nay gồm những loại nào?

Ung thư máu gồm có 3 dạng chính: ung thư bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) và u tuỷ.

Ung thư bạch cầu (hay còn được gọi tắt là bệnh bạch cầu) thường được biết đến dưới tên gọi phổ biến là bệnh máu trắng. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến bạch cầu – tế bào ở trong máu có chức năng chống nhiễm trùng nhằm chống lại các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, bảo vệ cơ thể. Dựa theo tốc độ phát triển, có hai loại bệnh bạch cầu chính đó là cấp tính và mãn tính.

– Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra khi cơ thể sản xuất một số lượng lớn các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành làm cho tuỷ xương, nơi sản xuất các tế bào máu, bị tắc nghẽn. Do đó, các tế bào máu khác sẽ không được sản xuất dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. Căn bệnh này xảy ra rất nhanh chóng, đột ngột và cần được điều trị khẩn cấp, càng sớm càng tốt.

– Bệnh bạch cầu mãn tính xảy ra khi cơ thể sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào bạch cầu trưởng thành. Bình thường thì các tế bào bạch cầu trưởng thành làm nhiệm vụ tuần tra và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại nên chúng khá “hung dữ”. Do đó, nếu có quá nhiều tế bào loại này, chúng sẽ thiếu “thức ăn” và bắt đầu chuyển sang tấn công hồng cầu là những tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Chính vì vậy nên tế bào hồng cầu sẽ dần dần bị phá huỷ hết và cơ thể sẽ chết do thiếu máu.

Ung thư hạch bạch huyết (lymphoma)

Hạch bạch huyết là một bộ phận của hệ bạch huyết – hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại các dị vật và vi thể tấn công vào cơ thể. Hạch này được cấu tạo từ các tế bào lympho. Khi ung thư hạch bạch huyết xảy ra, cơ thể sẽ sản sinh rất nhiều các tế bào lympho đồng thời khiến chúng tồn tại lâu hơn. Việc này sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị quá tải và bị phá hoại nghiêm trọng. Vì hệ bạch huyết phân bố ở khắp nơi trong cơ thể nên ung thư hạch bạch huyết cũng có thể phát triển trong nhiều bộ phận bên trong cơ thể mà chủ yếu là ở tuỷ xương, máu, lá lách và thường có biểu hiện sưng to nhưng không đau ở các vị trí bên ngoài như cổ, nách, háng.

Đa u tuỷ là căn bệnh ung thư do các tế bào huyết tương (tương bào) ác tính gây ra. Bình thường thì tương bào có tác dụng sản xuất kháng thể giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng. Nhưng khi cơ thể bị bệnh đa u tuỷ tức là các tương bào đã bị biến đổi thành tế bào ung thư thì chúng nhân lên nhanh chóng đồng thời không trưởng thành và chết như các tế bào bình thường mà tích tụ lại khiến cho tuỷ xương bị tắc nghẽn. Điều này dẫn tới việc các tế bào hồng cầu và bạch cầu không được sản xuất, gây mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, tương bào bị ung thư cũng sẽ sản xuất ra các kháng thể bất thường có hại. Thay vì kháng khuẩn, những kháng thể này sẽ tăng lên một cách nhanh chóng và gây tổn thương cho thận cùng một số bộ phận khác.

Tác hại và hậu quả của bệnh ung thư máu

Máu là phương tiện vận chuyển của các tế bào và là thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Do đó, ung thư máu trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh khi mắc phải ung thư máu thì vấn đề thường gặp phải đầu tiên là máu sẽ không hoạt động được đúng với chức năng của mình. Cụ thể hơn, do khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi trùng và mầm bệnh bị ảnh hưởng nên cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng và hầu như không có đủ khả năng kháng cự. Bên cạnh đó, lượng hồng cầu sản xuất ra bị giảm sút sẽ khiến cho người bệnh sụt cân nhanh chóng, yếu ớt và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Ngoài ra, các tế bào bị ung thư sẽ lây lan nhanh chóng trong quá trình máu lưu thông đi khắp cơ thể, nhân lên một cách nhanh chóng và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của các bộ phận khác.

Ung thư nói chung là một trong số các căn bệnh nguy hiểm nhất mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn . Vậy nên việc phát hiện sớm và có những phương án điều trị một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh có cơ hội kéo dài được tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu phát hiện quá trễ hoặc không điều trị kịp thời thì bệnh nhân bị ung thư máu sẽ sớm tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng, thiếu máu, tắc mạch máu, suy kiệt hay suy hô hấp.

Đến đây thì có lẽ bạn cũng đã hình dung được bệnh ung thư máu nguy hiểm như thế nào rồi phải không? Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người chết vì bị ung thư máu. Hiện nay phương pháp ghép tế bào gốc (hay còn gọi là ghép tủy) đang được áp dụng khá phổ biến và cũng mang lại hiệu quả tốt nhằm chữa trị cho những người mắc bệnh ung thư máu.