Ung Thư Bệnh Ung Thư / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Ung Thư Dây Thanh (Ung Thư Thanh Quản)

I. Ung thư dây thanh (Ung thư thanh quản) là gì?

Ung thư dây thanh (Ung thư thanh quản) cũng giống như các lọai ung thư khác, đó là sự thay đổi của mô bình thường thành các u ác tính mà sự phát triển không thể điều khiển được. Ung thư dây thanh bắt đầu từ trong các tế bào niêm mạc tại bề mặt thanh quản. Nếu không kiểm tra ngăn chặn, Ung thư dây thanh lan rộng vào các tế bào sâu hơn, đến vùng xung quanh của thanh quản, cổ, và cuối cùng di căn đến các phần khác của cơ thể như phổi, gan.

Hút thuốc lá là thủ phạm chính của đa số các trường hợp Ung thư dây thanh. Nếu có yếu tố rượu kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ Ung thư dây thanh. Ung thư dây thanh rất hiếm gặp ở những người không hút thuốc.

Khả năng điều trị khỏi Ung thư dây thanh là cao nếu được chẩn đóan phát hiện sớm, tốt nhất là trước khi ung thư lan vào các tế bào sâu bên trong thanh quản. Phát hiện càng sớm thì càng có nhiều cơ hội không phải phẩu thuật cắt đi thanh quản (mất cả tiếng nói) một cách đáng tiếc. Việc chẩn đóan đánh giá mức độ khàn tiếng thường xuyên, đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá yếu tố tiên quyết trong việc điều trị thành công.

Tùy theo vị trí của khối u mà triệu chứng sẽ khác nhau. Nếu trên dây thanh gây ra khàn tiếng. Hầu hết các trường hợp khàn tiếng ở những người không hút thuốc là tổn thương lành tính. Việc chẩn đóan sớm nguyên nhân khàn tiếng sẽ rất hữu ích cho việc điều trị. Do đó nếu bị khàn tiếng trên 2 tuần nên đến Bác Sỹ chuyên khoa nội soi ống mềm hay TMH để được tư vấn chẩn đóan. Những người hút thuốc có thể có nhiều lí do bị khàn tiếng khác mà hay sao lãng không để ý, nên cần cẩn thận. Các ung thư ở vị trí khác trong thanh quản, thường khối u phát triển lớn hơn trước khi gây ra các triệu chứng, vì các khối u không ảnh hưởng đến việc phát âm. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý này là ho ra máu, gây nuốt đau, nuốt vướng, khó thở do khối u chèn ép, xâm lấn.

Ung thư thanh quản (Ung thư dây thanh) thường thâm nhập hay phát triển trên bề mặt thanh quản, có màu trắng hay đỏ, kích thước và vị trí rất khác nhau. Không giống như hầu hết các mô lành tính, ung thư thường có bề mặt thô, không đều và có thể chảy máu theo thời gian. Ung thư dây thanh có thể xuất hiện bất cứ nơi nào dọc theo chiều dài của hai dây thanh, cũng như trên cơ quan khác của thanh quản.

Khi ung thư di căn vào các mô thường làm suy yếu sự rung động của niêm mạc. Nội soi ống mềm rất hữu ích để đánh giá tính toàn vẹn của các mô, độ rung dây thanh, giúp phân biệt giữa ung thư và một tổn thương lành tính. Ngòai ra nội soi ống mềm có thể sinh thiết các mô này để làm giải phẩu bệnh giúp BS có một chẩn đoán xác định.

Nói chung, xạ trị được sử dụng cho các tổn thương nhỏ chỉ giới hạn ở thanh quản. Xạ trị đã mang lại tỷ lệ chữa bệnh cao, ít ảnh hưởng đến giọng nói hơn phẩu thuật. Với khối u lớn của thanh quản có hoặc không có ung thư ở cổ, xạ trị kết hợp với hóa trị, và đôi khi theo sau bằng phẩu thuật để loại bỏ triệt để khả năng di căn. Khối u lớn, chèn ép có thể phải phẩu thuật cắt bỏ hoặc mở khí quản trước để mở một đường thở trước khi bất kỳ điều trị bổ sung nào. Khi Ung thư thanh quản (Ung thư dây thanh) đã di căn xa (phổ biến nhất di căn vào phổi), thường là không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, làm chậm lại căn bệnh này có thể sử dụng hóa trị và thỉnh thoảng kết hợp với xạ trị.

MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA BỆNH NHÂN TRÊN TRANG FACEBOOK Tư Vấn, Điều trị Bệnh Khàn Tiếng CommunityPhần tiếp theo nên đọc U nang dây thanhHạt dây thanhPolype dây thanhPapilloma – HPVLõm dây thanh

BS. Phạm Thị Vân Thanh ĐT: 0913163316 website: http://www.trikhantieng.com ĐC: 213 Đào Duy Từ,P.6,Q.10,TP.HCM (bên hông sân vận động Thống Nhất)

Ung Thư Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH UNG THU LÀ GÌ?

– Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các Gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính hoặc lành tính(tức không ung thư).

– Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. VD: Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u “lành tính” trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong.

– Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu.

– Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ

– Ban đầu, hầu hết các bệnh nhân bị bệnh ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ rang nên rất khó phát hiện. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường hơn là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường, ung thư có thời gian ủ bệnh(tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài , khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. * Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần.

Triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

– Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (Hemorrhage), đau và/hoặc loét (Ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.

– Triệu chứng của di căn (lan tràn): Hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.

– Triệu chứng toàn thân: Sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (Thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.

Bệnh Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng thường gây tử vong vì nó thường được chẩn đoán muộn. Triệu chứng thường không có ở giai đoạn đầu của bệnh và không đặc hiệu ở giai đoạn tiến triển. Đánh giá thường bao gồm siêu âm, CT hoặc MRI, và đo nồng độ chỉ điểm khối u (ví dụ, kháng nguyên ung thư 125 ). Chẩn đoán bằng phân tích mô học. Giai đoạn dựa vào phẫu thuật. Điều trị cần phải cắt bỏ tử cung, cắt hai phần phụ, cắt bỏ càng nhiều mô tổn thương càng tốt (cytoreduction), và điều trị hoá chất sau đó.

Ở Mỹ, ung thư buồng trứng là ung thư phụ khoa phổ biến thứ 2 (ảnh hưởng đến khoảng 1/70 phụ nữ). Đây là nguyên nhân hàng thứ 5 gây tử vong do ung thư ở phụ nữ, và ở Mỹ sẽ gây 22440 trường hợp bệnh mới và 14.080 trường hợp tử vong vào năm 2017. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước phát triển cao hơn.

Ung thư buồng trứng ảnh hưởng chính ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh.

Nguy cơ ung thư buồng trứng tăng bởi

Rối loạn mô sinh dục XY có xu hướng gây ra ung thư tế bào mầm của buồng trứng.

Ít nhất 80% ung thư buồng trứng bắt nguồn từ biểu mô; 75% các loại ung thư này là nang thanh dịch, và khoảng 10% là ung thư biểu mô nhầy xâm lấn. Tại thời điểm hiện tại, gần 27% bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn I có mô nhầy, nhưng <10% ở giai đoạn III hoặc IV.

Khoảng 20% ung thư buồng trứng xuất phát từ tế bào mầm của buồng trứng hay cột sinh dục và tế bào mô đệm hoặc do di căn vào buồng trứng (thường là từ vú hoặc đường tiêu hóa). Bệnh ung thư tế bào mầm thường xảy ra ở phụ nữ < 30.

Các loại ung thư buồng trứng

Ung thư nang thanh dịch (thường gặp nhất)

Ung thư tế bào chuyển tiếp

Ung thư biểu mô không được phân loại

U quái không trưởng thành

Tế bào cột sinh dục và tế bào mô đệm

Các khối u tế bào vỏ – hạt ( Granulosa-theca )

Các khối u tế bào Sertoli-Leydig

Ung thư buồng trứng lan rộng bằng :

Triệu chứng và Dấu hiệu

Ung thư buồng trứng sớm thường không có triệu chứng; một khối u phần phụ, thường rắn, không đều và cố định, có thể được phát hiện tình cờ. Khám vùng chậu và vách âm đạo trực tràng thường phát hiện thấy nốt cứng phát tán rải rác. Một vài phụ nữ bị đau bụng nặng do sự xoắn của khối u buồng trứng.

Hầu hết phụ nữ bị ung thư tiến triển giai đoạn muộn đều có các triệu chứng không đặc hiệu (ví dụ như chứng khó tiêu, đầy bụng, đánh hơi đau, đau lưng). Muộn hơn, thấy đau vùng chậu, thiếu máu, suy kiệt và sưng tấy bụng do buồng trứng to lên hoặc cổ trướng thường xuất hiện.

Tế bào mầm hoặc các khối u mô đệm có thể có các triệu chứng cơ năng (ví dụ, cường giáp, nữ tính hóa, nam tính hóa).

Ung thư buồng trứng bị nghi ngờ ở phụ nữ có những điều sau:

Một khối u buồng trứng nghĩ nhiều đến ung thư ở phụ nữ lớn tuổi. Các nang cơ năng lành tính có thể có dấu hiêu cơ năng giống u tế bào mầm hoặc u mô đệm ở phụ nữ trẻ.

Khối u vùng chậu cộng với cổ trướng thường là ung thư buồng trứng nhưng đôi khi là hội chứng Meigs (một u xơ buồng trứng lành tính với cổ trướng và tràn dịch phổi phải).

Nếu nghi ngờ ung thư sớm, siêu âm được thực hiện trước tiên; những phát hiện sau đây nghĩ tới ung thư:

Nếu nghi ngờ ung thư tiến triển giai đoạn muộn (ví dụ, dựa trên cổ trướng, bụng chướng, hoặc các u nhỏ hoặc không di động được phát hiện khi khám lâm sàng), CT hoặc MRI thường được thực hiện trước khi phẫu thuật để xác định mức độ lan tràn của ung thư.

Các chất chỉ điểm khối u, bao gồm tiểu đơn vị beta của gonadotropin người (beta-hCG), LDH, alpha-fetoprotein, inhibin và CA 125, thường được đo ở những bệnh nhân trẻ tuổi, những người có nguy cơ cao hơn ung thư không phải dòng biểu mô (ví dụ u tế bào mầm , khối u mô đệm). Ở bệnh nhân tiền mãn kinh và sau mãn kinh, chỉ có CA 125 được đo vì hầu hết các loại ung thư buồng trứng ở nhóm tuổi này là các khối u biểu mô. CA 125 tăng lên ở 80% ung thư buồng trứng tiến triển giai đoạn muộn, nhưng có thể tăng nhẹ ở u tế bào biểu mô niêm mạc tử cung, bệnh viêm khung chậu, mang thai, u xơ, viêm phúc mạc, hoặc ung thư phúc mạc không phải buồng trứng.

Khối u vùng chậu hỗn hợp tổ chức rắn và nang ở phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt nếu CA 125 tăng cao, cho thấy nhiều khả năng ung thư buồng trứng.

Sinh thiết thường không được chỉ định thường quy khi bệnh nhân không phẫu thuật. Trong những trường hợp hiếm hoi khác, mẫu được lấy bằng kim sinh thiết chọc vào khối u hoặc bằng chọc hút bằng kim lấy dịch ổ bụng

Đối với các khối u có dấu hiệu lành tính trên siêu âm, không cần phân tích mô học và siêu âm được lặp lại sau 6 tuần. Những khối u lành tính như vậy bao gồm các u quái lành tính (nang bì), nang noãn, và u nội mạc tử cung.

Giai đoạn phẩu thuật FIGO ở buồng trứng, vòi Fallop, và ung thư phúc mạc

Vỏ u bị vỡ trước khi phẫu thuật hoặc khối u trên bề mặt buồng trứng hoặc ống dẫn trứng

Tế bào ác tính trong dịch ổ bụng hoặc trong dịch rửa phúc mạc *

Di căn đại thể lan rộng ra ngoài vùng chậu và kích thước lớn nhất khối u ≤ 2 cm, có hoặc không có dương tính hạch bạch huyết sau phúc mạc

Nếu nghi ngờ ung thư giai đoạn sớm, thì có thể thực hiện phẫu thuật bằng cách nội soi hoặc phẫu thuật nội soi trợ giúp bằng roboic. Nếu không, cần phải mổ một đường rạch giữa bụng, cho phép tiếp cận đầy đủ nhất tới vùng bụng trên. Tất cả các bề mặt phúc mạc, nửa cơ hoành, và các tạng bụng và vùng chậu được kiểm tra quan sát và sờ nắn. Dịch rửa từ khung chậu, rãnh bụng, và vùng cơ hoành phỉa được lấy, và sinh thiết nhiều vị trí của phúc mạc trong vùng chậu trung tâm và 2 bên vùng chậu và trong ổ bụng. Đối với ung thư giai đoạn sớm, mạc nối lớn được lấy đi, và các mẫu hạch bạch huyết vùng chậu và quanh động mạchchur được lấy.

Ung thư cũng được phân loại theo mô học từ 1 (ít ác tính nhất ) đến 3 (ác tính nhất). Phân loại gần đây nhất phân biệt ung thư biểu mô buồng trứng là cấp thấp (G1) hoặc cấp cao (G 2 hoặc G 3).

Không có xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, những phụ nữ có nguy cơ di truyền, như những người có BRCA đột biến, nên được theo dõi chặt chẽ.

Mặc dù dữ liệu từ các thử nghiệm lớn chỉ ra rằng CA 125 có độ đặc hiệu cao (lên đến 99,9% trong một nghiên cứu), độ nhạy mức vừa phải (71% trong một nghiên cứu) và giá trị dự đoán dương tính thấp; do đó, CA 125 không được khuyến khích như là một xét nghiệm sàng lọc cho những phụ nữ có nguy cơ trung bình và không có triệu chứng. Sàng lọc ở những phụ nữ không có triệu chứng sử dụng cả siêu âm và đo huyết thanh CA 125 trong huyết thanh có thể phát hiện ra một số trường hợp ung thư buồng trứng nhưng không cho thấy cải thiện kết cục, thậm chí ngay cả đối với các phân nhóm có nguy cơ cao BRCA đột biến).

Tuy nhiên, phụ nữ nên được sàng lọc những bất thường ở BRCA gen nếu tiền sử gia đình của họ bao gồm bất kỳ điều nào sau đây:

Ngoài ra, nếu phụ nữ Do Thái Ashkenazi có một thành viên trong gia đình bị ung thư vú được chẩn đoán trước tuổi 50 hoặc bị ung thư buồng trứng, thì cần kiểm tra sàng lọc những bất thường trong BRCA gen.

Tỷ lệ sống sót 5 năm với điều trị là

Tiên lượng kém hơn khi khối u có độ mô học cao hơn hoặc khi phẫu thuật không thể loại bỏ tất cả mô xâm nhiễm được nhìn thấy; trong những trường hợp như vậy, tiên lượng tốt nhất khi mô ung thư xâm lấn có thể được giảm xuống < 1 cm hoặc lý tưởng là mô tồn tại chỉ còn thấy trên vi thể (phẫu thuật cytoreductive).

Với giai đoạn III và IV, tỷ lệ tái phát khoảng 70%.

Thường hóa trị liệu sau phẫu thuật, thường là với carboplatin và paclitaxel

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hai phần phụ thường được chỉ định ngoại trừ giai đoạn I ung thư không biểu mô hoặc ung thư biểu mô có độ mô học thấp G1 ở bệnh nhân trẻ tuổi; khả năng sinh sản có thể được bảo tồn bằng cách không cắt bỏ các buồng trứng và tử cung không bị ảnh hưởng. Ở những bệnh nhân lan tràn rộng, phẫu thuật không được chỉ định hoặc có thể được hoãn lại nếu họ có một hoặc nhiều điểm sau đây:

Những bệnh nhân này được điều trị bằng hóa trị liệu tân dược (ví dụ, với carboplatin cộng với paclitaxel). Phẫu thuật đôi khi có thể được thực hiện sau khi hóa trị ban đầu.

Phẫu thuật Cytoreductive thường bao gồm

Vì cytoreduction đi liền với với sự sống sót tăng lên, có thể dự đoán khi nào cytoreduction để tổn thương còn lại là ít nhất, có thể được thực hiện là rất quan trọng, nhưng làm được như vậy là khó khăn; không có tiêu chuẩn thống nhất.

Việc cytoreduction ít có khả năng nếu bệnh nhân có những điểm sau đây:

Các thuật toán dựa trên kết quả hình ảnh trước phẫu thuật (ví dụ, CT, MRI, PET / CT) để đánh giá việc khả năng cytoreduction tối ưu là không thực sự làm được

Phẫu thuật nội soi chẩn đoán trước khi mở ổ bụng có thể giúp bệnh nhân không cần thiết phải phẫu thuật mở bụng mà kết quả cytoreduction vẫn tốt. Phẫu thuật nội soi cho phép các bác sĩ lâm sàng làm sinh thiết mô, làm chẩn đoán xác định và phân tích mẫu sinh thiết. Thực vậy, bệnh nhân không phải là ứng cử viên cho phẫu thuật giảm khối u (cytoreduction) có thể bắt đầu điều trị hóa chất trước. Các phát hiện bằng nội soi cho thấy cytoreduction tối ưu là không thể làm được bao gồm:

Điểm số Fagotti, dựa trên 7 phát hiện nội soi, có thể giúp dự đoán khả năng cytoreduction tối ưu ở bệnh nhân ung thư buồng trứng tiến triển (xem Bảng: Tính điểm Fagotti để dự đoán khả năng phẫu thuật Cytoreduction tối ưu). Hệ thống chấm điểm này chỉ ra một giá trị 0 hoặc 2 tùy thuộc vào có bệnh hay không ở một vài vị trí nhất định. Nếu bệnh nhân có điểm ≥ 8 thì phẫu thuật cytoreduction tối ưu là rất khó xảy ra. Nếu họ có điểm <8, họ được coi là ứng viên cho phẫu thuật cytoreductive.

Tính điểm Fagotti để dự đoán khả năng phẫu thuật Cytoreduction tối ưu

Được phù hợp từ Fagotti A, Ferrandina G, Fanfani F, et al: Xác nhận triển vọng của mô hình dự báo bằng nội soi để tối ưu hóa phẫu thuật cytoreduction trong ung thư buồng trứng tiến triển Am J Obstet Gynecol 199: 642, e1-642.e6, 2008. doi: 10.1016 / j.ajog.2008.06.052.

Điều trị sau phẫu thuật ung thư buồng trứng theo giai đoạn và loại

Giai đoạn IA hoặc B / G 2 hoặc 3 ung thư

6 đợt hóa trị liệu (điển hình, paclitaxel và carboplatin)

6 đợt hóa trị liệu* như giai đoạn IA hoặc B / cấp 2 hoặc 3

Xem xét cisplatin trong màng bụng và paclitaxel

Giai đoạn II hoặc III khối u mô đệm

Thông thường nhất, hóa chất kết hợp, thường bleomycin, cisplatin, và etoposide

* Hoá trị liệu trong ổ bụng với cisplatin kết hợp với paclitaxel dẫn đến tỷ lệ sống sót lâu hơn so với hóa trị liệu đường tĩnh mạch nhưng có thể có tỷ lệ biến chứng cao hơn.

Ngay cả khi kết quả điều trị bằng hóa trị liệu là đáp ứng lâm sàng hoàn toàn (ví dụ khám sức khoẻ bình thường, huyết thanh CA 125 bình thường , CT scan âm tính vùng bụng và chậu), khoảng 50% bệnh nhân giai đoạn III hoặc IV còn có khối u sót lại. Trong số bệnh nhân có CA 125 cao dai dẳng , 90 đến 95% có khối u còn sót lại. Tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân đáp ứng lâm sàng hoàn toàn sau khi hóa trị ban đầu (6 đợt carboplatin và paclitaxel) là 60 đến 70%.

Nếu ung thư tái phát hoặc tiến triển sau khi hóa trị hiệu quả, điều trị hoá chất sẽ được khởi động lại. Các thuốc hữu ích khác có thể bao gồm doxorubicin liposomal, docetaxel, paclitaxel, gemcitabine, bevacizumab, và kết hợp của cyclophosphamide cộng với bevacizumab hoặc gemcitabine cộng với cisplatin. Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu với các tác nhân sinh học đang được nghiên cứu.

Đối với bệnh nhân có BRCA1 hoặc là BRCA2 đột biến gien, nguy cơ buồng trứng, và ở mức độ thấp hơn, ung thư vú sẽ giảm nếu phẫu thuật cắt bỏ dự phòng cả hai phần phụ (buồng trứng và vòi trứng) được thực hiện sau khi sinh đủ con. Nguy cơ ung thư dường như thấp hơn với cách tiếp cận này hơn là theo dõi. Bệnh nhân có BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến gen nên được chuyển tới một chuyên gia về ung thư phụ khoa để tư vấn.

Bệnh Ung Thư Ruột Non

Ung thư ruột non xảy ra tại đoạn ruột nằm giữa dạ dày và ruột già. Ung thư ruột non có nhiều loai và việc điều trị cũng phụ thuộc vào loại ung thư đó quy định.

1. Ung thư ruột non là gì

2. Triệu chứng của ung thư ruột non

3. Tác hại của bệnh ung thư ruột non

4. Nguyên nhân gây ra ung thư ruột non

5. Điều trị bệnh ung thư ruột non

6. Phòng chống ung thư ruột non

7. Bác sĩ điều trị

Ung thư ruột non là một loại ung thư xảy ra tại ruột non. Đây là đoạn ruột nằm giữa dạ dày và ruột già. Ruột non dài khoảng 6 mét chia làm 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Với chức năng chính là tiêu hóa và hấp thu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng.

Ung thư biểu mô tuyến: là loại ung thư ruột non thường gặp nhất, xuất phát từ các tế bào biểu mô ruột, thường phát triển ở tá tràng.

Khối u thần kinh nội tiết: bao gồm luôn cả carcinoid, là loại ung thư xuất phát từ những tế bào sản xuất hoocmon, thường ở ruột thừa hay hồi tràng.

Lymphoma: thường được phát hiện ở hỗng tràng.

Sarcoma( u ác tính xuất phát từ tế bào trung mô hay mô liên kết): thường ở hồi tràng hay bất kỳ nơi nào khác trên ruột non.

Triệu chứng bệnh ung thư ruột non phụ thuộc vào vị trí, kích thước, và mức độ ảnh hưởng của khối u lên các cơ quan hay mô xung quanh. Triệu chứng của ung thư ruột non có thể giống với những bệnh khác. Đôi khi bạn phớt lờ chúng vì có lẽ bạn không biết rằng các triệu chứng đang báo hiệu với bạn là cơ quan nào đó trong cơ thể đang bị rối loạn nên không đi khám. Một số triệu chứng bao gồm:

Hãy đi khám bác sĩ khi bạn thấy mình có các triệu chứng của bệnh ung thư ruột non. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn nên đi khám để sớm được chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

Ung thư ruột non gây ra những triệu chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, khi sức khỏe người bệnh suy yếu sẽ dễ mắc phải những căn bệnh khác. Bệnh ung thư ruột non nếu không được điều trị sớm có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa mạng sống của bệnh nhân khi khối u di căn.

Không rõ tại sao một số người bị ung thư ruột non, nhưng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư ruột non như:

Bệnh đa polyp gia đình: là 1 bệnh di truyền gây ra những khối polyp phát triển trên bề mặt niêm mạc ruột. Hội chứng Gardner là một phân nhóm nhỏ của bệnh đa polyp gia đình.

Hội chứng Peutz Jeghers: một rối loạn di truyền nhiễm sắc thể điển hình, đặc trưng bởi sự phát triển của các polyp trong đường tiêu hóa, các tế bào mỡ trên môi và niêm mạc miệng.

Bệnh Celiac: có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển thành lymphoma hay ung thư biểu mô tuyến ở ruột non.

Lối sống: chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn hun khói, giàu chất béo có thể ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư ruột non.

Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư ruột non.

Ruột non là một tạng nằm sâu bên trong cơ thể nên rất khó để thăm khám hay sinh thiết qua nội soi ruột non. Cần các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán:

Chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium: chụp sau khi bạn uống một dung dịch đặc biệt và theo dõi quá trình lưu thông của nó qua ruột.

CT scan hay X-quang: cũng có thể được chụp để xem liệu đây có phải là ung thư lan ra từ ruột non.

Nội soi bằng viên nang: sử dụng một viên nang nhỏ chứa một camera và đèn bằng cách nuốt. Phương pháp này giúp chụp hình ruột từ bên trong.

Việc chẩn đoán sớm ung thư ruột non rất có ích cho việc lựa chọn phương pháp điều trị. Điều trị ung thư ruột non phụ thuộc vào loại, vị trí khối u, giai đoạn bệnh và di căn.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô xung quanh khối u, đôi khi phải cắt bỏ một vài tạng quanh khối u ( ví dụ: Tụy)

Ngoài ra, còn có xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học.

Cơ hội sống sót của một người sẽ cao hơn nếu ung thư được phát hiện sớm để điều trị hiệu quả hơn. Khả năng sống thường tốt hơn nếu ung thư được giới hạn ở lớp niêm mạc ruột non và chưa xuất hiện hạch bạch huyết.

Không có biện pháp chắc chắn phòng tránh được ung thư nhưng có một vài điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh đó là:

Không hút thuốc lá cũng như bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút.

Xác định các nhóm có nguy cơ và thực hiện các chương trình sàng lọc.

Những người có tiền sử gia đình bị các hội chứng về polyp ( Hội chứng Peutz Jeghers, Hội chứng Gardner) có thể hưởng lợi từ việc kiểm tra thường xuyên bằng chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium.

Những người bị bệnh Celiac thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc lymphoma và cả ung thư biểu mô tuyến ở ruột non. Họ cần duy trì chế độ ăn uống không chứa gluten.

Những người mắc bệnh Celiac mà bị giảm cân gần đây, tiêu chảy hay đau bụng thì cần được tư vấn y tế ngay lập tức. Có thể chụp CT scan bụng và chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium để loại trừ ung thư.

Bệnh ung thư ruột non được điều trị càng sớm thì càng thêm cơ hội cho bạn điều trị bệnh. Vì vậy bạn không nên chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đuợc các bác sĩ hỗ trợ và điều trị.