U Não Có Triệu Chứng Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não

1. U não là gì?

U não là khi trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Có hai loại u não: khối u lành tính và khối u ác tính.

Những khối u bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát có nguồn gốc từ mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu,tuyến yên,… Còn lại u não thứ phát là do ung thư nơi khác di căn đến, trừ ung thư tế bào đáy của da tất cả các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư thận,…đều có khả năng di căn lên não.

2. Nguyên nhân gây ra u não

Nguyên nhân gây ra những biến đổi trong tế bào não vẫn chưa được xác định, đa phần u não thứ phát thường hay gặp hơn u não nguyên phát.

3. Triệu chứng, biểu hiện của u não

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm hay gặp ở u não:

– Đau nhức đầu là triệu chứng hay gặp, dần dần đau thường xuyên, nhức nặng hơn, đau nhiều vào sáng sớm.– Buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.– Say sẩm, chóng mặt, dễ mất thăng bằng.– Gặp khó khăn trong khả năng nói.– Thị lực suy giảm, nhìn mờ, nhìn đôi, giới hạn góc nhìn.– Thính lực dần kém 1 bên tai hoặc bị điếc đột ngột.– Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân.– Trí nhớ bị giảm sút, lơ đãng, mất khả năng tập trung.– Thay đổi tính khí, nhân cách, trầm cảm, lo âu.– Rối loại ăn uống.– Động kinh đặc biệt là những người không có tiền sử động kinh trước đó.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh u não:

– Khám thần kinh: chẩn đoán có mắc bệnh hay không.– Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): phát hiện ra mô ung thư.– Chụp cộng hưởng từ (MRI): rất hữu ích trong chẩn đoán u não.– Chụp X- quang não: thấy những thay đổi xương sọ do u não gây ra.– Chụp động mạch có tiêm thuốc cản quang: giúp nhìn rõ mạch máu não cũng như khối u trên phim X-quang.– Chụp tủy sống: chụp X- quang tủy sống khi có nghi ngờ khối u nằm trong tủy sống.

4. Điều trị bệnh u não

Những phương pháp thường được các bác sĩ dùng để điều trị u não như:

Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u nếu khối u ở ngoài trục như u màng não, u dây thần kinh số VIII. Trong trường hợp khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hoặc nơi quan trọng không tiếp cận bằng phẫu thuật được thì sẽ cố gắng loại bỏ phần khối u an toàn để giảm triệu chứng, kết hợp xạ trị và hóa trị để thu nhỏ u.Phẫu thuật còn giúp khẳng định chẩn đoán và làm giảm áp lực nội soj, giảm triệu chứng, phẫu thuật dẫn lưu não thất rất có hiệu quả đối với não úng thủy.

Phương pháp xạ trị:

Sử dụng chùm hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng cho trường hợp u tế bào thần kinh đệm ác tính, kết hợp với hóa chất trước mổ tăng khả năng thành công.Tia bức xạ ngoài có thể tập trung chỉ trên diện tích não nơi khối u có vị trí hoặc có thể được áp dụng cho toàn bộ não. Bức xạ toàn bộ não dùng sau phẫu thuật để diệt tế bào khối u còn lại.

Phương pháp hóa trị:

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư, dưới dạng thuốc viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Tác dụng phụ là gây buồn nôn, nôn, rụng tóc cho bệnh nhân.

Thuốc:

Thuốc corticoid có thể được dùng để làm giảm phù não trước khi phẫu thuật.Trường hợp thoát vị não được điều trị bằng truyền dịch dexamethason và truyền mannitol. Ngoài ra còn có thuốc chống động kinh để điều trị triệu chứng.

5. Phòng ngừa bệnh u não

Bệnh u não khó phòng ngừa do không xác định được nguyên nhân chính. Mọi người có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh nhờ xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, ăn uống điều độ, rèn luyện thể thao, tránh căng thẳng stress. Kiểm tra sức khỏe định kì nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u não.

Các Triệu Chứng U Não Ở Trẻ Em

Các triệu chứng của u não thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí khối u trong não, kích thước, mức độ phát triển khối u và độ tuổi của trẻ.

Bộ não con người cực kỳ tinh tế và phức tạp nên 1 khối u rất nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu khối u đã lớn hay còn nhỏ.

Khối u não hoặc có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). U não chiếm khoảng 20% các trường hợp ung thư ở trẻ em.

Các triệu chứng u não ở trẻ em

Nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u não ở trẻ em, nhưng đau đầu có nhiều khả năng là do vấn đề sức khỏe khác gây ra.

Nhức đầu do u não càng xảy ra thường xuyên hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Nhức đầu xảy ra vào buổi sáng – đặc biệt là nếu nó làm trẻ thức giấc – và tăng dần trong ngày thì đáng lo hơn những cơn đau đầu xảy ra vào cuối ngày. Cơn đau đầu thường không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Trẻ càng nhức đầu hơn khi ho hoặc hắt hơi hoặc khi cúi người xuống. Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra cùng với nhức đầu, và những cơn đau đầu càng nặng hơn sau khi nôn. Trong khi đau đầu ở trẻ em rất có thể là do 1 bệnh lý ít nghiêm trọng, bạn cũng không nên bỏ qua bệnh đau đầu mãn tính.

Co giật cũng là triệu chứng phổ biến và thường là triệu chứng đầu tiên của u não. Co giật xảy ra ở 1 nửa số người bị u não. Các rối loạn co giật mà có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ nghiêm trọng như co giật mạnh cho đến rung lắc nhẹ với cử động co giật, cho đến cả khi đứa trẻ chỉ bị “mất trí” tại 1 thời điểm. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể đã lên cơn co giật, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Thay đổi trạng thái tinh thần/Mệt mỏi

Sự thay đổi về giấc ngủ của con bạn có thể đáng lo ngại đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng khác, mặc dù chắc chắn mệt mỏi còn do vô số nguyên nhân khác.

Một số cha mẹ đã dùng thuật ngữ khác để mô tả sự thay đổi này ở mức độ năng lượng của trẻ như “trơ cảm giác” thay vì mệt mỏi. Nói cách khác, ngay cả lúc bình thường 1 đứa trẻ có thể xuất hiện trạng thái ít tỉnh táo và giảm khả năng tập trung khi nói chuyện.

1 đứa trẻ với khối u não có thể có dấu hiệu của sự nhầm lẫn hoặc không hiểu được những điều trẻ đã làm trước đó. Cha mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của con họ dường như đã chững lại và không đến được cột mốc phát triển mà họ mong đợi. Điều này dễ nhận ra hơn ở trẻ đang trong độ tuổi đi học và giáo viên có thể liên hệ với phụ huynh khi họ nhận ra vấn đề này. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, ví dụ có thể là trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành yêu cầu đơn giản, ví dụ như gặp khó khăn khi xếp hình Lego. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc rất từ ​​từ.

Thay đổi hành vi/nhân cách

1 số trẻ em có sự thay đổi tính cách, đặc biệt là trở nên dễ khó chịu. Dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng này là nó là một sự thay đổi so với trước đây. 1 đứa trẻ thường ít nói có thể hay hét to, hoặc đứa trẻ nói nhiều lại ít nói hơn. Các phản ứng có thể không nhất thiết trùng với các tình huống. Ví dụ, trẻ có thể cười về điều gì đó mà không hề buồn cười, hoặc trở nên giận dữ mà không có lý do nào cả.

1 đứa trẻ với khối u não có thể gặp khó khăn tăng dần trong đi lại hoặc thậm chí ngồi do sự mất cảm giác cân bằng của bộ não. Trẻ có thể vấp ngã thường xuyên hơn hoặc va đập vào tường. Các hình thức phối hợp chẳng hạn như ăn uống có thể bị thay đổi, và trẻ có vẻ trở nên “vụng về” hơn. Thường thì trẻ em không nhận thấy những thay đổi này ở chính mình. Cách nói chuyện cũng có thể thay đổi với việc nói lắp hoặc nói quá chậm.

Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi bị nhức đầu, và có thể nôn mửa ít. Nôn cũng có thể rất mạnh mà thường được gọi là “nôn vọt”

Khối u não thường gây triệu chứng nhìn đôi và các thay đổi thị giác khác. Trẻ có thể phàn nàn việc khó nhìn thấy hoặc đọc sách, hay đúng hơn là bạn có thể để ý rằng trẻ thường quay đầu để nhìn vào đối tượng và thường xuyên ngả đầu về phía đối tượng để nhìn được rõ hơn.

Ở trẻ sơ sinh, các đường nối các vùng trong não chưa đóng kín và các phần mềm tại chỗ vẫn còn hiện diện. Khi 1 khối u làm tăng áp lực nội sọ nó có thể khiến những chỗ mềm (các thóp) phình lên, và cha mẹ thậm chí còn có thể cảm nhận được phần nối giữa các phần xương sọ tách rời ra. Do sự mở rộng này, cha mẹ có thể nhận thấy rằng đầu đứa bé có vẻ to hơn bình thường.

Đánh giá của các triệu chứng

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tin tưởng vào bản năng của những bậc cha mẹ. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng trên hoặc các triệu chứng khác làm bạn lo lắng, hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa. Có rất nhiều bệnh lý khác ngoài u não có thể gây ra những triệu chứng này, và chúng cũng cần chẩn đoán càng sớm càng tốt. Hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để chẩn đoán 1 khối u não.

Nguồn: http://vienyhocungdung.vn

Triệu Chứng Bệnh U Não Giai Đoạn Cuối

U não não giai đoạn cuối là điều không ai mong muốn. Để không xảy ra những điều đáng tiếc, nắm rõ triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh u não giai đoạn cuối là điều cần thiết.

U não là gì?Triệu chứng U não giai đoạn cuối là gì?

U não là bệnh lý nguy hiểm thường gặp, được nhận diện bằng sự tăng trưởng của khối u lành tính hoặc ác tính bên trong não. U não là bệnh ngoài ý muốn, không thể phòng ngừa nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được nhận diện ở giai đoạn đầu.

U não gồm 2 dạng: u não lành tính và u não ác tính. Mỗi loại bệnh có những dấu hiệu đặc trưng nhận biết.

Đây là dạng u não thường gặp, tuy nhiên khối u não lành tính thường khó phát hiện, bởi các biểu hiện bệnh thường khá mờ nhạt. Do đó, rất nhiều người bệnh thường nhầm lẫn chúng với các triệu chứng của bệnh thông thường.

– Đau đầu Buồn nôn, nôn mửa

– Tầm nhìn có vấn đề

– Thay đổi nhân cách hoặc hành vi

– Nói khó

– Động kinh

– Dần đánh mất cảm giác hoặc vận động ở một cánh tay hoặc một chân.

Tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn khi càng về cuối. Phát hiện sớm và tiến hành điều trị sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh.

U não ác tính phát triển qua từng giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn khác nhau, triệu chứng phụ thuộc vào kích thước khối u trong não.

Vào thời kỳ đầu, u não ác tính thường bắt đầu bằng chứng nhức đầu thường xuyên, đặc biệt nghiêm trọng vào buổi sáng.

Tiếp đến, đó là sự xuất hiện của hiện tượng co giật, ngừng thở.

Trong 1 số trường hợp, người bệnh có thể rơi vào trạng thái mất ý thức về cơ thể, lú lẫn, tê liệt.

Ngoài ra, đặc trưng của u não ác tính thường là các triệu chứng như thay đổi tính khí, hạn chế về thị giác, khứu giác, buồn nôn, ói mửa.

Bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã di căn và lan rộng gây tổn thương não nghiêm trọng. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau thắt dữ dội khiến cơ thể cứng ngắc, tứ chi rơi vào tình trạng liệt. Sự vận động của người bệnh trở nên khó khăn. Các hiện tượng nôn mửa, co giật diễn ra thường xuyên hơn.

U não ác tính rất nguy hiểm, có thể tước đoạt tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Bởi vậy, ngay khi phát hiện, bệnh nhân cần gặp bác sỹ ngay lập tức.

Điều trị u não giai đoạn cuối như thế nào

Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, đó là những phương pháp điều trị u não giai đoạn cuối mà người bệnh cần áp dụng.

Với phương pháp phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u nhằm giảm áp lực trong não. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần chế độ nghỉ ngơi dài ngày và chăm sóc đặc biệt.

Phương pháp xạ trị được dùng cho những khối u không thể cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật. Xạ trị là cuộc chiến đau đớn và đầy khó khăn.

Hóa trị là cách dùng thuốc để giảm bớt đau đớn trong quá trình điều trị bệnh tật. Các loại thuốc điều trị u não hiện được sử dụng là thuốc. Steroid giúp ức chế các tế bào ung thư, giảm thiểu những cơn đau cho người bệnh.

U não giai đoạn cuối, đặc biệt u não ác tính cực kỳ nguy hiểm. Bất cứ lúc nào thần chết cũng rình rập trước sinh mạng người bệnh. Ngoài các biện pháp điều trị u não bằng y học, tạo 1 tinh thần lạc quan, thoải mái cho người bệnh cũng giúp kéo dài sự sống.

Bệnh U Não Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh u não có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh u não

Một nửa số người bị mắc bệnh u não đều bị nhức đầu. Bạn thường bị đau đầu kèm theo hiện tượng hắt hơi, nặng đầu, choáng váng do khối u chèn vào trong não.

Giống như nhức đầu thì buồn nôn cũng là một triệu chứng khá mơ hồ để nhận biết bệnh u não. Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt vào buổi sáng. Tuy buồn nôn không phải triệu chứng phổ biến của bệnh u não, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Các nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh u não đôi khi thay đổi tính cách thất thường như bực bội, khó chịu và điều đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính họ. Họ cũng có thể rơi vào trạng thái bốc hỏa, hoang tưởng, phóng đại hiện tượng, sự việc hay bất ngờ ham muốn tình dục, có thể cười ngay cả với những điều không hài hước…

Có đến 30% những người bị bệnh u não có hiện tượng động kinh và co giật từng cơn. Một số người có thể bị co thắt cơ bắp, co giật tay, chân hoặc co giật toàn bộ cơ thể, đôi khi họ còn có thể bị bất tỉnh. Đó là triệu chứng phổ biến khi khối u tấn công não bộ. Ngoài ra, u não còn khiến người bệnh nhìn chằm chằm trong vài phút hoặc bị rối loạn thị giác hay mất ý thức cũng có thể xảy ra.

Một số khối u não sẽ khiến cho người bệnh gặp vấn đề về thị lực và thính giác. Gặp trục trặc với thị lực có thể bao gồm là nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy, mờ và có nhiều hạt li ti nổi lên trước mắt; và khi tai có vấn đề như điếc một bên tai hay ù tai thì đó là rối loạn thính giác của bệnh nhân u não, vậy bạn cũng nên đi khám ngay để kiểm tra sức khỏe hiện tại của mình.

Người bị bệnh u não đôi khi có một dáng đi bất thường do một bên cơ thể đã bị yếu đi, cơ thể trở nên vụng về, mất thăng bằng hoặc khi đi bộ hay va vào các vật cản.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u não?

Phương pháp điều trị thường gặp nhất là phẫu thuật. Trong trường hợp khối u nằm ở một số nơi trong não mà không thể phẫu thuật để loại bỏ được, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và xạ trị để thu nhỏ các khối u. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, hóa trị và xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Nếu khối u đang ở sâu trong não hoặc ở các khu vực khó tiếp cận được, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng dao gamma, một dạng bức xạ với độ tập trung cao.

Bạn nên tìm hiểu những biến chứng và tác dụng phụ dài hạn của các phương pháp điều trị trên để từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, bạn sẽ được tập một số bài tập khác để phục hồi những chức năng bị mất do khối u, có thể là những bài tập vận động nếu bạn bị liệt, bài tập nói nếu bạn bị chứng mất nói hoặc bài tập nuốt nếu bạn bị bất thường về chức năng nuốt.