Tỷ Lệ Mắc Bệnh Dại Ở Chó / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Tỷ Lệ Cao Huyết Áp Ở Việt Nam

Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm hiện đang rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó là một mối nguy hại rất lớn đối với sức khỏe của con người, là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tử vong hàng đầu đối với người lớn tuổi. Nhận thức được mối nguy hiểm như vậy, nên căn bệnh cao huyết áp thường xuyên được tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng để hạn chế phần nào sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh.

Còn tại một quốc gia phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, các thống kê cho thấy có khoảng 50 triệu người bị cao huyết áp ( năm 1991) chiếm 20% tổng dân số và trên 30 % trong số người lớn hơn 18 tuổi. Con số này tiếp tục gia tăng chóng mặt lên 74,5 triệu người vào năm 2006. Theo đó, cứ 3 người lớn có một người bị cao huyết áp.

Đó là ở các quốc gia phát triển, vậy ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỷ lệ cao huyết áp là như thế nào? Tỷ lệ cao huyết áp ở Việt Nam là bao nhiêu?

Một tin buồn là tỷ lệ cao huyết áp ở các nước Châu Á, Châu Phi trong đó có Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước phát triển và đang có chiều hướng gia tăng một cách nhanh chóng.

Cũng có thể hiểu nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế – xã hội tại các quốc gia này còn thấp, ngân sách cho y tế và phúc lợi xã hội không đủ để giải quyết mọi vấn đề. Mà cao huyết áp chỉ là một trong số hàng chục, hàng trăm bệnh được liệt kê trong danh sách các bệnh cần được quan tâm giải quyết.

Một thống kê khác về tỷ lệ cao huyết áp ở Việt Nam được thực hiện bởi GS. Phạm Gia Khải năm 2002 ở miền Bắc, tần suất tăng huyết áp ở người trưởng thành là 16,3%. Đến năm 2009, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc Gia tại 8 tỉnh thành phía Bắc cho thấy tỷ lệ bệnh tăng huyết áp chiếm 25,1% ở người trên 25 tuổi. Điều đáng lưu ý là có một số lượng rất lớn người bị tăng huyết áp chưa được điều trị hoặc có được điều trị nhưng chưa đầy đủ.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện tại Vườn Dược Thảo đang có một số sản phẩm hỗ trợ bệnh cao huyết áp. Các bạn có thể tham khảo cuối bài viết hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.

Đặc Điểm Bệnh Tật Và Tỷ Lệ Mới Mắc Bệnh Sạm Da Nghề Nghiệp Ở Công Nhân Xăng Dầu Năm 2009

ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ TỶ LỆ MỚI MẮC BỆNH SẠM DA NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN XĂNG DẦU NĂM 2009 Nguyễn Minh Hiếu* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Bệnh sạm da nghề nghiệp do xăng dầu là bệnh nghề nghiệp ñược bảo hiểm. Các nghiên cứu trước đây chỉ cung cấp tỷ lệ hiện mắc bệnh, chưa cho thấy ñược tỷ lệ mới mắc bệnh ñể ñánh giá hiệu lực của công tác phòng chống bệnh tật. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố về ñiều kiện lao ñộng, tình hình bệnh tật, tỷ lệ mắc bệnh về da và tỷ lệ mới mắc bệnh sạm da nghề nghiệp của công nhân tại Công ty xăng dầu khu vực M năm 2009. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu. Xác ñịnh một số yếu tố về ñiều kiện lao động, tình hình bệnh tật, tỷ lệ hiện mắc bệnh về da ở thời ñiểm tháng 7/2009 và thông qua hồi cứu kết quả khám bệnh năm 2008 ñể xác ñịnh tỷ lệ mới mắc bệnh sạm da nghề nghiệp từ 7/2008 ñến 7/2009 tại ñơn vị.. Kết quả nghiên cứu: Phần lớn các ñiểm làm việc là ñạt tiêu chuẩn vệ sinh lao ñộng. Tỷ lệ các ñiểm chưa ñạt tiêu chuẩn là: nhiệt ñộ cao (38%), ñộ ẩm cao (7%), tốc ñộ gió thấp (5%) và nồng ñộ hơi xăng dầu cao (4,4% ). Nhóm bệnh thường gặp là răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, hệ tuần hoàn; hệ tiêu hóa, bệnh về da… Trong số 42,37% mắc các bệnh về da tại thời ñiểm 7/2009, bệnh sạm da có tỷ lệ cao nhất (29,70%), viêm da cơ ñịa (9,82%), sẩn ngứa dị ứng (3,67%), nấm da (2,24%) và 5,54% các bệnh da khác. Tỷ lệ hiện mắc bệnh sạm da nghề nghiệp là 17,07 %, có tương quan thuận với tuổi nghề (r= 0,58) và không khác biệt giữa nam và nữ; tỷ lệ mới mắc(từ 7/2008 ñến 7/2009) là 7,16%. Vị trí sạm da thường gặp theo thứ tự là mặt (100%), cổ (24,38%), chi trên (19,8%), chi dưới (9,38%). Sử dụng thường xuyên khăn che mặt và găng tay bảo vệ da có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh sạm da. Kết luận: Công nhân Công ty xăng dầu khu vực M có tỷ lệ hiện mắc bệnh sạm da nghề nghiệp năm 2009 là 17,07% và tỷ lệ mới mắc (từ 7/2008 ñến 7/2009) là 7,16%. Để phòng ngừa bệnh cần trang bị thêm phương tiện bảo hộ lao ñộng và tăng cường giáo dục sử dụng thường xuyên các trang bị bảo vệ da (khăn che mặt, găng tay).

Quá Kích Buồng Trứng: Tỷ Lệ, Biểu Hiện Và Biến Chứng

Quá kích buồng trứng là biến chứng nghiêm trọng của kích thích buồng trứng ở các phương pháp hỗ trợ sinh sản. QKBT đe dọa tính mạng ở mức độ nghiêm trọng vì nó có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch, bao gồm đột quỵ và thiếu máu chi dưới.

Ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS) hay Hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT) xảy ra khi buồng trứng bị kích thích quá mức và tăng kích thước do sử dụng thuốc điều trị vô sinh (hoặc hiếm gặp do đột biến của thụ thể FSH).

QKBT đặc trưng bởi cảm giác trướng bụng khó chịu, tăng kích thước buồng trứng và có dạng nang, xuất hiện dịch màng bụng.

Sinh bệnh học của QKBT là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và sự dịch chuyển dịch từ lòng mạch sang không gian thứ ba.

Ở những bệnh nhân nhạy cảm, sử dụng hCG để trưởng thành nang trứng và kích hoạt rụng trứng là sự kích thích chính dẫn đến tình trạng này, do sự sản xuất quá mức yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) tại buồng trứng, làm tăng tính thấm của thành mạch, mất chất lỏng vào không gian thứ ba và gây ra các biểu hiện của QKBT.

+ Dạng khởi phát sớm (xuất hiện trong 8 ngày đầu sau khi dùng hCG)

Tỷ lệ quá kích buồng trứng

có khả năng đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh. Tình trạng này có thể tạo nên gánh nặng kinh tế quan trọng do phải nghỉ làm, nghỉ ngơi tại giường hoặc nhập viện và chi phí điều trị ở những trường hợp nặng.

Mặc dù rất hiếm gặp tình trạng QKBT nghiêm trọng, nhưng tình trạng rối loạn điện giải có thể gây tử vong ở phụ nữ trẻ đang điều trị vô sinh.

Tỷ lệ phụ thuộc vào từng tình huống lâm sàng:

– Khi kích thích rụng trứng trên nhóm bệnh nhân được kích thích buồng trứng bởi clomiphene citrate hoặc ức chế aromatase để giao hợp theo thời gian hoặc IUI, có thể gây tăng kích thước buồng trứng với QKBT mức độ nhẹ, hiếm khi thấy QKBT mức độ trung bình đến nặng.

– Trong IVF, tỷ lệ mắc QKBT mức độ trung bình và nặng lần lượt là 3-6% và 0,1-2%.

– Trong một nghiên cứu tổng hợp về các chu kỳ IVF, tỷ lệ mắc OHSS nghiêm trọng đã được ghi nhận theo thời gian là: từ 0,06% năm 1987 lên 0,24% năm 1996.

– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ mắc OHSS nặng là 0,2 đến 1% trong tất cả các chu kỳ kích thích buồng trứng.

Các trường hợp xảy ra quá kích buồng trứng

– Sử dụng gonadotropin kích thích buồng trứng với đáp ứng buồng trứng quá mức, biểu hiện bằng sự phát triển nhiều nang trứng, nồng độ estradiol huyết thanh cao và tăng kích thước của buồng trứng.

– Sử dụng hCG ngoại sinh để kích hoạt các bước cuối cùng của quá trình trưởng thành tế bào trứng.

– Sản xuất và giải phóng các chất tăng trưởng nội mô mạch máu bởi các tế bào hạt của hoàng thể.

– Liên kết các chất được sản xuất với các thụ thể của chúng và kích hoạt tín hiệu xuôi dòng, dẫn đến tăng tính thấm thành mạch.

– Mang thai sau khi kích thích buồng trứng, trong đó sự tăng tiết hCG từ nhau thai có thể kích thích tăng tiết VEGF từ buồng trứng.

Các trường hợp có nguy cơ mắc quá kích buồng trứng

Một số trường hợp có nguy cơ mắc QKBT:

– Đã từng bị QKBT.

– Số lượng tế bào trứng thu được trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm: nguy cơ tăng lên khi số lượng tế bào trứng tăng lên.

– Sử dụng gonadotropin màng đệm ở người (hCG) thay vì progesterone để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể.

– Mang thai, không chỉ làm tăng nguy cơ mắc QKBT muộn mà còn tăng thời gian và mức độ nghiêm trọng của QKBT do sự kích thích kéo dài bởi hCG nội sinh.

Biểu hiện lâm sàng của quá kích buồng trứng

Biểu hiện lâm sàng của là do tăng kích thước buồng trứng (có thể gây khó chịu ở bụng) và tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến tích tụ dịch trong khoang bụng.

– QKBT “sớm” thường ở mức độ nhẹ đến trung bình và bắt đầu từ 4 đến 7 ngày sau khi dùng thuốc kích rụng trứng (hCG).

– QKBT “muộn” thường bắt đầu ít nhất 9 ngày sau khi dùng liều hCG rụng trứng trong chu kỳ có đậu thai.

QKBT muộn nghiêm trọng hơn vì tăng hCG của thai kỳ làm trầm trọng thêm quá trình QKBT. Các triệu chứng ban đầu bao gồm trướng bụng và có thể đau do tăng kích thước của buồng trứng và tích tụ dịch bụng.

QKBT có thể được phân thành bốn giai đoạn dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, dấu hiệu và kết quả xét nghiệm.

QKBT nhẹ thường thấy sau khi kích thích buồng trứng với gonadotropin để thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ có phản ứng buồng trứng mạnh. Thông thường, không cần chăm sóc đặc biệt, nhưng cần theo dõi toàn trạng của bệnh nhân.

Các đặc điểm lâm sàng bao gồm đặc điểm của QKBT nhẹ cộng với bằng chứng siêu âm của dịch ổ bụng. Tăng kích thước buồng trứng lên đến 12 cm trong chiều dài nhất của chúng. Khó chịu ở bụng và các triệu chứng tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) thường xuyên và nặng hơn so với QKBT nhẹ.

Ngoài những biểu hiện của QKBT mức độ vừa, QKBT nặng được xác định bằng sự xuất hiện của dịch ổ bụng với cơn đau bụng dữ dội, ở một số bệnh nhân còn có tràn dịch màng phổi.

Phụ nữ bị QKBT nặng có thể tăng cân từ 15 đến 20 kg trong vòng 5 đến 10 ngày và biểu hiện tăng bạch cầu tiến triển. Cổ trướng và tràn dịch màng phổi có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi, dẫn đến thiếu oxy.

Thương gặp tình trạng hạ đường huyết, thiểu niệu hoặc vô niệu, buồn nôn. Mức độ creatinine trên 1,6 mg / dL.

Chức năng của các cơ quan và hệ thống quan trọng bị tổn hại nghiêm trọng.

Vô niệu với suy thận cấp, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp và đông máu nội mạch lan tỏa (huyết khối tĩnh mạch và động mạch) có thể dẫn đến tử vong.

Tràn dịch màng phổi kèm theo tràn dịch màng ngoài tim. Nhiễm trùng huyết và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) có thể làm phức tạp thêm hình ảnh lâm sàng.

Bất cứ khi nào thể tích buồng trứng tăng lên, đều sẽ nguy cơ bị xoắn buồng trứng.

Biến chứng này được đặc trưng bởi sự tăng kích thước buồng trứng, đau bụng, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, tăng bạch cầu tiến triển và thiếu máu. Xoắn buồng trứng có thể phải cần tới phẫu thuật.

Hiện tượng máu đông là không thường xuyên xảy ra, nhưng là một trong số các biến chứng nghiêm trọng nhất của QKBT.

Hiện tượng máu đông có thể xảy ra ở động mạch (25%) hoặc tĩnh mạch (75%) và có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

Các biến chứng máu đông của QKBT có thể được hình thành trong các mạch máu trong, dưới màng cứng, nách và mạc treo. Máu đông trong mạch máu não thường biểu hiện dưới dạng nhồi máu do thiếu máu cục bộ.

Một số chuyên gia khuyên rằng phụ nữ bị máu đông cơ bản (ví dụ thiếu hụt antithrombin III, đột biến yếu tố V và thiếu protein C hoặc S) nên được điều trị dự phòng (như điều trị bằng heparin liều thấp) trước khi gây rụng trứng, để ngăn ngừa biến chứng huyết khối.

Chẩn đoán quá kích buồng trứng

Chẩn đoán QKBT bằng tiền sử lâm sàng và siêu âm qua ngả âm đạo, cần có tiền sử kích thích buồng trứng và sau đó là xét nghiệm hCG.

Những yếu tố dự đoán QKBT gồm có số lượng tế bào trứng thu thập, estradiol tối đa và số lượng phôi được chuyển.

Sau khi chẩn đoán QKBT được thực hiện, mức độ nghiêm trọng của bệnh phải được phân loại thành nhẹ, trung bình, nặng hoặc nguy kịch.

Bệnh lý viêm vùng chậu có gây vô sinh không?

Tìm hiểu về IUI – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Tại sao bố mẹ bình thường sinh con mắc bệnh do bất thường di truyền?

Tỷ Lệ Lây Nhiễm Hiv Qua Đường Miệng Có Cao Không?

Tất cả chúng ta đều biết nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao khi quan hệ bằng đường âm đạo và hậu môn, đặc biệt là khi không dùng biện pháp bảo vệ. Thế nhưng khi quan hệ bằng miệng thì thế nào? Đường miệng có lây HIV không? Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường miệng có cao không? HIV lây qua đường miệng như thế nào? Những thông tin chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Tìm hiểu về quan hệ tình dục bằng miệng

Theo các nghiên cứu, quan hệ bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, ngoài ra đây còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng.

Quan hệ tình dục bằng miệng có thể là một trong những cách quan hệ phổ biến, tạo khoái cảm hưng phấn cho bạn tình bằng việc dùng miệng, lưỡi để hôn, mút, dương vật hoặc âm đạo, kích thích vào những vùng nhạy cảm của dương vật hoặc âm đạo để người bạn tình cảm thấy hưng phấn, đạt được cực khoái nhất. Ngoài ra, quan hệ bằng miệng còn dùng lưỡi kích thích nhũ hoa, hậu môn.

Trước đây, khi nhắc đến quan hệ bằng miệng là một điều hết sức nhạy cảm, thậm chí cấm kỵ nhưng hiện nay quan hệ tình dục bằng miệng được xem là một điều thú vị cho chuyện yêu thêm thăng hoa, tuy nhiên cách thức quan hệ tình dục này cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV.

Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường miệng liệu có cao hay không?

HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể lây truyền theo đường miệng qua việc việc liếm mút dương vật hoặc âm đạo của bạn tình. Thực tế, khi quan hệ bằng miệng thường có tiếp xúc với niêm mạc máu, máu trong trường hợp có vết xước hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục cộng với việc trầy xước, loét trong khoang miệng, viêm nhiễm, chảy máu chân răng…có thể làm tăng xác suất lây nhiễm HIV qua đường miệng. Bên cạnh đó, nếu đối tác quan hệ là nữ, virus HIV cũng có khả năng lây truyền cao hơn nếu nữ giới đang có kinh nguyệt.

Một số trường hợp vẫn có thể nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng do trong quá trình quan hệ tình dục có hành động thô bạo với cường độ mạnh…. dẫn đến tổn thương trên niêm mạc.

Tuy rằng quan hệ bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nhưng tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường miệng sẽ thấp hơn so với việc quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Quan hệ tình dục bằng miệng có thể tạo ra khoái cảm, hưng phấn cho các cặp đôi nhưng ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV thì cách quan hệ tình dục không an toàn này còn dễ dẫn đến việc mắc phải các căn bệnh xã hội khác như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục… Các tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể lây lan qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục, nhất là ở những người chưa có đủ kiến thức bảo vệ bản thân cũng như nhận thức về tình dục an toàn. Do đó, để tránh mắc phải căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm này thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Dùng bao cao su khi thực hiện quan hệ tình dục.

Sử dụng tấm chắn miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, không quan hệ với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chung thủy với một bạn tình không bị mắc các bệnh tình dục.

Thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.