Tuyên Truyền Bệnh Sởi Rubella / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Tuyên Truyền Phòng Chống Bệnh Sởi, Rubella

Ngày ban hành:

Ngày có hiệu lực:

SỞI, RUBELLA

Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra.

Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp.

Mọi người chưa bị mắc bệnh sởi bao giờ hoặc chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi, rubella đầy đủ đều có thể bị mắc sởi, rubella.

Bệnh sởi, rubella rất dễ lây lan vì vậy có thể tạo thành các ổ dịch tại các lớp học, cộng đồng hoặc trong bệnh viện khi có một trường hợp mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; bệnh có thể có các biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… và dễ dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi, rubella ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, rubella hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ trong gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, rubella tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho chính bản thân, cho trẻ sau khi sinh ra hoặc tạo miễn dịch cộng đồng xung quanh bảo vệ trẻ đã sinh.

Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn sau khi đi ngoài đường về, cần vệ sinh mũi họng, bàn tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ.

Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí, dùng nồi nước lá xông để khử trùng không khí cho nhà ở, lớp học của nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo, phòng học của các trường, phòng làm việc, phòng hội họp tập trung đông người.

Thông báo cho trạm y tế xã phường ngay khi có biểu hiện sốt, phát ban để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly kịp thời.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, rubella.

Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

Cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÀ NỘI

File đính kèm:

Bệnh Sởi Quai Bị Rubella

BỆNH SỞI QUAI BỊ RUBELLA – MỐI ĐE DỌA VỚI TRẺ EM

Nguồn gốc xuất phát bệnh là do đứa trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Mỗi khi họ ho, hắt hơi hay đơn giản là nói chuyện, virus gây bệnh sẽ phát tán ra không khí, khi ta tiếp xúc sẽ dễ dàng mắc bệnh. Căn bệnh này dễ mắc tuy nhiên cũng dễ khỏi, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày đôi khi bạn không cần sử dụng thuốc , với những trẻ bệnh sởi quai bị rubella đã chuyển sang giai đoạn nặng thì biến chứng xuất hiện thật ghê gớm. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi quai bị rubella là điều quan trọng với mỗi gia đình

Triệu chứng phát ban của sởi

1/Bệnh sởi ở trẻ em

Triệu chứng ban đầu là xuất hiện phát ban trên mặt rồi dần lan ra toàn thân kèm theo sốt, ho, mắt đỏ, chảy nước mũi. Đến khi ban sởi biến mất để lại trên da những vết thâm. Bệnh nặng hơn thành biến chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, giác mạc kém, viêm não dẫn đến suy dinh dưỡng.

Khi bệnh còn đang ở giai đoạn nhẹ, cho đứa trẻ uống ngay thuốc hạ sốt, thuốc ho kèm theo chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng và chia thành nhiều lần ăn.

2/ Bệnh quai bị ở trẻ em phổ biến hơn cả

Biểu hiện ban đầu là sưng tuyến nước bọt bên mang tai, khó nuốt, sốt và mệt mỏi. Bệnh tình trở nên trầm trọng hơn khi dẫn đến các biến chứng viêm giác mạc, viêm tuyến lệ, viêm màng não mủ. Loại virus này không chỉ tấn công trẻ em mà cả ở người trưởng thành đặc biệt với đàn ông , tỉ lệ viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh rất cao

Để chăm sóc trẻ khi mắc Bệnh quai bị cho mau khỏi, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao, ăn các loại thức ăn lỏng, mềm, không quá khô, dễ nuốt để tuyến nước bọt khỏi đau nhức, cho trẻ súc miệng thường xuyên để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn, nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh

Nước hoa quả tốt cho sức đề kháng

3/Rubella

Cũng giống như sởi, rubella xuất hiện phát ban ở cổ và lan dần sang người kèm theo sốt, triệu chứng sưng hạch, đau khớp có thể xảy ra nhưng tỉ lệ rất nhỏ. Rubella thường nhẹ hơn sởi và quai bị vì ít dẫn đến biến trứng, bệnh có thể tự khỏi nhưng đối với phụ nữ mắc rubella thì tỉ lệ thai nhi sinh ra bị dị tật, chậm phát triển cao hơn 2 loại bệnh kia

Việc cần làm là giữ gìn sức khỏe cho trẻ thật tốt, dùng thuốc hạ sốt ngay khi sốt cao kết hợp chế dộ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý. Đặc biệt nước trái cây rất có lợi cho sức đề kháng của trẻ.

Nhưng việc cấp bách nhất cần làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng bệnh sởi quai bị rubella bởi vì phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Bên cạnh đó người lớn phải cho trẻ sống trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế tối đa sự tiếp xúc của trẻ với người bệnh kèm theo thực đơn ăn uống bổ dưỡng tốt nhất cho trẻ

Cho trẻ đi tiêm phòng là biện pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất

Bài Tuyên Truyền Về Phòng Chống Bệnh Dại

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại cho sức khỏe của người nuôi. Hàng năm, tại Việt anm có nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại do bị chó dại, mèo dại cắn.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật.

Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây ra, thường gây tác hại thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo.

– Loài thường mắc: động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo hoặc có thể là các loại động vật hoang dã như: dơi, chó sói, chồn, cáo… và các động vật có vú khác.

– Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.

– Đường lây truyền:Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

Bệnh dại thường chia làm 2 thể:

– Thể dại điên cuồng chia làm 3 thời kỳ.

+ Thời kỳ mở đầu của bệnh: Chó thay đổi thói quen thường ngày, bứt rứt khó chịu hoặc ngược lại vui vẻ, vồn vã hơn, cắn liếm tay chân.

+ Thời kỳ kích thích: Chó biến đổi về thần kinh, chạy lung tung, hoảng loạn, thấy bóng là vồ, tiếng sủa thay đổi, khản đặc hoặc ồ ồ, cuối cùng rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, mắt đỏ. Chó không đi lại được, bụng thóp, sợ gió, sợ nước.

+ Thời kỳ bại liệt: Chó mệt lả và bại liệt, nằm vạ vật, trễ hàm, chảy rớt dãi, rối loạn tiêu hóa, kiệt sức rồi chết

– Thể bại liệt.

+ Chó buồn bã, thích nằm trong bóng tối, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, nước bọt chảy tự do. Chó bị liệt cơ vòng không nhai, không nuốt và không cắn sủa được.

– Mèo ít bị dại hơn ở chó. Nếu mèo bị bệnh dại thì cũng có các triệu chứng gần thể bại liệt của chó, nhưng thích lánh hẳn vào chỗ tối. Mèo bị dại rất nguy hiểm.

Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 – 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.

– Thể hung dữ: thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước (Hydrop hobia), bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản…

– Thể liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

– Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.

– Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

– Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

+ Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

+ Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

+ Đối với chó nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.

+ Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

Ngoài bệnh dại, chó và mèo còn truyền nhiều căn bệnh khác, trong đó có không ít bệnh nguy hiểm, khó chữa. Vì vậy, những gia đình có trẻ em nên hạn chế nuôi chó, mèo, vì trẻ em thường hay lê la, đưa vào miệng những vật dụng trên nền nhà. Tuyệt đối không cho trẻ ôm hôn chó mèo, nhất là phần đuôi của chó mèo, vì đuôi và lông dính rất nhiều chất thải. Đặc biệt là không cho trẻ nhỏ chọc phá, trêu ghẹo chó, mèo lạ, nhất là chó, mèo chạy rong ngoài đường.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó, mèo rụng bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm và nên tắm thường xuyên cho chó, mèo.

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Van hoa Thong tin Cau giay

Hỏi Đáp Về Bệnh Sởi Và Bệnh Rubella

Hỏi đáp về bệnh sởi và bệnh Rubella

Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh sởi, Rubella, các biện pháp phòng bệnh cũng như những điều cần biết về vắc-xin phối hợp sởi – Rubella trong Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – Rubella cho trẻ 1 – 14 tuổi trên toàn quốc

LTS: Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh sởi, Rubella, các biện pháp phòng bệnh cũng như những điều cần biết về vắc-xin phối hợp sởi – Rubella trong Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – Rubella cho trẻ 1 – 14 tuổi trên toàn quốc; Dự án Tiêm chủng mở rộng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã biên soạn cuốn “Hỏi đáp về bệnh sởi và bệnh Rubella”. Báo SK&ĐS xin cung cấp tới độc giả nội dung cuốn sổ tay hỏi đáp, hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc, tư vấn cho cha mẹ và cộng đồng những thông tin hữu ích trong quá trình triển khai vắc-xin này.

Phần 3: vắc-xin sởi – rubella

1. Vắc-xin phòng bệnh sởi gồm những vắc-xin nào?

Vắc-xin phòng bệnh sởi bao gồm vắc-xin sởi đơn, vắc-xin phối hợp sởi – Rubella (MR) hoặc sởi – quai bị – Rubella (MMR).

2. Vắc-xin phòng bệnh Rubella gồm những vắc-xin nào?

Vắc-xin phòng bệnh Rubella bao gồm vắc-xin Rubella đơn và vắc-xin phối hợp sởi – Rubella (MR) hoặc sởi – quai bị – Rubella (MMR).

3. Vắc-xin sởi – Rubella là vắc-xin gì?

Vắc-xin sởi – Rubella là vắc-xin phối hợp để phòng đồng thời hai bệnh sởi và bệnh Rubella. Đây là vắc-xin sống, giảm độc lực.

Vắc-xin được đóng gói dạng bột đông khô, có màu vàng trắng kèm theo lọ dung dịch pha hồi chỉnh. Vắc-xin phối hợp sởi – Rubella phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng. Vắc-xin đóng gói dưới dạng lọ thủy tinh 10 liều/lọ. Dung môi được đóng 5ml/lọ.

Chỉ sử dụng loại dung môi đi kèm với lọ vắc-xin để pha hồi chỉnh vắc-xin. Tuyệt đối không sử dụng dung môi của nhà sản xuất khác để pha với vắc-xin sởi – Rubella cũng như không dùng nước cất để pha hồi chỉnh. Sử dụng dung môi không đúng có thể làm mất hiệu lực vắc-xin và gây ra những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin. Không bao giờ được làm đông băng dung môi.

Loại vắc-xin sởi – Rubella sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng năm 2014-2015 là vắc-xin sởi – Rubella do hãng Serum Institute, Ấn Độ sản xuất. Vắc-xin này đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới, do Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ kinh phí và do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mua và cung ứng cho Việt Nam. Vắc-xin đã được sử dụng tại hàng chục nước trên thế giới.

4. Tiêm vắc-xin sởi – Rubella có hiệu quả như thế nào?

Bệnh sởi và Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc-xin sởi – Rubella là cách duy nhất phòng bệnh chủ động và hiệu quả.

Vắc-xin phối hợp sởi – Rubella giúp bảo vệ đồng thời cho trẻ em khỏi mắc hai bệnh sởi và Rubella và phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ em. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 95%.

Cũng như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi – Rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

Tại nhiều nước, nhờ tiêm chủng vắc-xin Rubella, bệnh Rubella cũng như hội chứng Rubella bẩm sinh đã giảm mạnh, ở nhiều nước châu Mỹ, châu Âu bệnh đã được loại trừ.

5. Vắc-xin sởi – Rubella được triển khai trong Chương trình TCMR như thế nào?

Vắc-xin sởi đã được triển khai trong Chương trình TCMR trên phạm vi toàn quốc từ năm 1985 cho trẻ lúc 9 tháng tuổi. Lịch tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi được triển khai từ năm 2006.

Dự án TCMR sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phối hợp sởi – Rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-14 tuổi tại tất cả xã/phường trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và Rubella, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh.

Sau chiến dịch, vắc-xin sởi đơn và vắc-xin phối hợp sởi – Rubella sẽ tiếp tục được triển khai tiêm chủng theo lịch trong TCMR các năm tiếp theo.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)