Tư Vấn Bệnh Suy Giáp / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Nhờ Chuyên Gia Tư Vấn: Bệnh Suy Giáp Có Nguy Hiểm Không?

Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Ngọc. Thời gian gần đây tôi mới đi khám và phát hiện mình mắc bệnh suy giáp. Tôi rất lo lắng về bệnh tình của mình. Xin hỏi bác sĩ bệnh suy giáp có nguy hiểm không. Cảm ơn bác sĩ.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor

Tình trạng suy giáp khá phổ biến, ước tính có hàng triệu người đang bị suy giáp mà chưa hề được chẩn đoán. Trên thực tế, có đến 10% phụ nữ có thể bị thiếu hụt hormone tuyến giáp ở mức độ nào đó.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giáp, bạn Ngọc có thể xem thông tin tổng quan TẠI ĐÂY.

Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Vì cơ thể cần một lượng hormone tuyến giáp nhất định để duy trì chuyển hóa trong cơ thể nên khi bị suy giáp tuyến yên sẽ tạo ra hormone kích thích tuyến giáp bổ sung (TSH) để tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Và việc chịu kích thích liên tục của mức TSH cao này có thể khiến tuyến giáp bị to ra và hình thành bướu cổ. Nếu không được điều trị, các triệu chứng suy giáp thường sẽ tiến triển nặng hơn. Và đôi khi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng có thể de dọa tính mạng.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Những biến chứng của bệnh suy giáp bạn có thể gặp phải

– Dị tật bẩm sinh: Nếu bạn đang mang thai và bị rối loạn tuyến giáp không được điều trị, con bạn có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Em bé sinh ra với những phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp không được điều trị có thể có các vấn đề phát triển thể chất và tinh thần quan trọng vì hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não. May mắn thay, nếu những vấn đề này được giải quyết ngay sau khi sinh, đứa trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một phần của việc tầm soát sơ sinh, bao gồm một nhóm các xét nghiệm máu để loại trừ một số bệnh lý.

– Bướu cổ: Khi tuyến giáp của bạn cố gắng tạo ra một lượng hormone đầy đủ, sự kích thích quá mức có thể khiến tuyến giáp to ra, làm biến dạng cổ, còn được gọi là bướu cổ. Nếu bướu cổ phát triển quá lớn, có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản và các dây thần kinh quặt ngược, gây ra các triệu chứng như nuốt khó, nghẹt thở, khàn giọng…

– Vấn đề tim mạch: Bệnh suy giáp thậm chí ở dạng nhẹ nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim bạn. Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim vì nó làm tăng mức cholesterol “xấu”. Quá nhiều cholesterol xấu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Suy giáp cũng có thể dẫn đến sự tụ dịch xung quanh tim, tràn dịch màng ngoài tim, có thể khiến tim khó bơm máu hơn.

– Vô sinh: Nếu nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, nó có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngay cả khi được điều trị đúng cách đối với bệnh suy giáp, liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp, không có gì đảm bảo rằng người phụ nữ sẽ có lại khả năng sinh sản.

– Phù niêm: Phù niêm là một triệu chứng của suy giáp nặng, xuất hiện khi bệnh tiến triển trong một thời gian dài mà không được điều trị. Phù niêm rất hiếm gặp vì rất khó để nhận ra và tìm kiếm điều trị. Tình trạng suy giáp này có thể đe dọa tính mạng. Phù niêm có thể làm chậm quá trình chuyển hóa, dẫn đến trạng thái hôn mê. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh phù niêm, chẳng hạn như mệt mỏi cực độ hoặc không chịu được lạnh, hãy đi điều trị ngay lập tức.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y học ngày nay, bạn có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh thông qua việc điều trị bệnh. Vì vậy, chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh suy giáp là nắm được các triệu chứng của bệnh và tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp. Bệnh suy giáp có thể kiểm soát được bằng cách điều trị đúng cách và nó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Một số thông tin có thể hữu ích cho bạn:

Suy Thận Có Uống Được Nước Dừa Không? Tư Vấn Của Chuyên Gia

Suy thận có uống được nước dừa không? Trong nước dừa có chứa nhiều kali và natri nên người có vấn đề về thận không nên uống nước dừa thường xuyên. Nước dừa sẽ khiến nồng độ natri và kali trong máu tăng cao dẫn đến thận hoạt động quá công suất gây tổn thương thận.

Người bị suy thận có uống được nước dừa không?

Nhiều người bệnh suy thận thắc mắc, bên cạnh việc sử dụng thuốc lợi tiểu để chữa bệnh thì có uống được nước dừa không. Từ lâu, nước dừa là một loại nước uống giải khát phổ biến với người dân Việt Nam. Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi khoáng như các loại vitamin, folate, kali, canxi, mangan, selen,…

Theo các chuyên gia sức khỏe, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp cơ thể bù nước, giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tim mạch và tiêu hóa,… Vì vậy, nhiều người bệnh đã lựa chọn uống nước dừa thường xuyên để điều trị một số bệnh về thận như sỏi thận, tiểu rắt, bí tiểu…

Còn đối với người bị suy thận, người bệnh vẫn có thể uống nước dừa bình thường như một loại nước giải khát bình thường. Chú ý, bạn không được lạm dụng nước dừa hoặc uống nước dừa quá nhiều. Vì nước dừa có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị suy thận như:

Khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải nước

Tăng natri trong máu khiến thận dễ bị tổn thương

Tăng kali trong máu dẫn đến gây hại cho thận khi lọc máu

Bài tiết nhiều khiến cơ thể mệt mỏi do mất các chất điện giải

Nhu cầu dinh dưỡng của người bị suy thận

Đối với những người bị suy thận cấp thường có những dấu hiệu giảm mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu nhỏ hơn 0,5 ml/kg/giờ. Đặc biệt, có nồng độ creatinin trong huyết tương tăng thêm 0,5mg/dl hoặc trên 50% so với người bình thường.

Đối với những người bệnh suy thận mãn tính có thể khiến chức năng của thận mất dần. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh có những biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, vàng vọt, đau đầu, tiểu nhiều lần, thậm chí khi đến giai đoạn cuối có thể gây tử vong.

Do đó, người bệnh suy thận phải cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Người bệnh suy thận không nên ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi như tôm, cua, nghêu, sò…

Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế sử dụng những đồ ăn có chứa nhiều muối, vì muối khiến cơ thể giữ nước, làm tăng hoạt động làm việc của thận. Mỗi ngày chỉ nên bổ sung 2 – 4g muối và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc và mức độ của bệnh.

Điều quan trọng nhất chính là duy trì chế độ uống nước nhiều. Đây là một trong những phương pháp lọc thận tốt nhất, hỗ trợ lọc bỏ những chất dư thừa ra ngoài cơ thể.

Người bị suy thận nên uống gì tốt nhất?

Ngoài việc tuân thủ theo chế độ ăn uống đúng, thuốc điều trị theo đơn thì người bệnh nên uống bổ sung thêm những loại nước sau đây để hỗ trợ điều trị và hồi phục chức năng thận:

Nước sắc quế nhục, đậu đen, đại táo

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho tất cả vào nồi cùng 1 lít nước sắc còn 200ml

Bước 2: Chia thành 2 lần uống sáng và tối

Nước sắc bầu khô

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bầu khô bỏ hạt, cắt thành miếng

Cách thực hiện: Nếu người lớn thì sắc 120g/ ngày lấy nước uống sáng và tối. Nếu là trẻ em thì giảm bớt hoặc người bệnh nặng thì tăng thêm.

Nước sắc lá chè, rễ cây vạn niên thanh

Nguyên liệu:

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 200ml nước lấy nước uống trong ngày

Nước lá sen, trần bì

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách thực hiện: Cho tất cả vào nồi sắc cùng 300ml nước, đun cho đến khi nước sôi, lấy nước uống

Nước vỏ dưa hấu

Chuẩn bị nguyên liệu: Vỏ dưa hấu phơi khô

Cách thực hiện: Lấy khoảng 50g vỏ dưa hấu khô sắc nước uống thay nước

Nước sắc kén tằm

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 cái kén tằm

Cách thực hiện: Cho kén tằm vào sắc với nước, uống 1 lần/ngày, uống trong 5 ngày

Nước sắc hạt bí

Chuẩn bị nguyên liệu: Hạt bí xanh

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 10 – 25g hạt bí xanh, sắc trong ấm 300ml nước đun sôi

Cách 2: dùng 120g bí xanh bỏ vỏ, ép lấy nước uống

Tư Vấn Về Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Tôi thường bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Thường khoảng một hoặc 2 tháng bị một lần. Khí đó tôi mua thuốc ở hiệu thuốc tây uống 3 ngày thì khỏi. Xin hỏi tôi có thể chữa dứt điểm tình trạng này được không? Huyết áp của tội thấp, khoảng 95/60. Nguyễn Mạnh Hùng, 57 tuổi, 456/1 cao thắng, p12,q10

Chào bạn,

Huyết áp của bạn chỉ 95/60, là thấp đối với nam giới. Bản thân bệnh huyết áp thấp sẽ gây mệt mỏi, choáng váng, nhất là khi đứng lên nhanh, thậm chí có thể ngất xỉu. Do đó bạn phải khám chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Rất tiếc khi chưa rõ nguyên nhân bệnh, tôi không thể trả lời là bệnh có chữa dứt được hay không.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đinh là gì? Bệnh thường gặp ở lứa tuổi nào? BUI THUY THUY TRANG, 42 tuổi, 119 Nguyen Thai Hoc. P3. TP Tay Ninh. Tay Ninh

Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình là chóng mặt, nếu không có chóng mặt thì không phải rối loạn tiền đình. Các triệu chứng kèm theo có thể là hồi hộp, tim nhanh, lo sợ, đổ mồ hôi, nặng đầu, nôn ói…

Chóng mặt thường có hai dạng. Thứ nhất là chóng mặt dữ dội, người bệnh thấy bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh quay tròn. Thường chóng mặt thành cơn ngắn, xuất hiện khi xoay đầu, thay đổi tư thế và hết khi nằm hoặc ngồi yên, xuất hiện lại mỗi khi đổi tư thế. Đợt bệnh có thể kéo dài vài giờ tới cả tháng; Thứ hai là cảm giác xây xẩm, choáng váng, lâng lâng. Loại chóng mặt này thường kéo dài, không thành cơn rõ, nặng lên khi di chuyển. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Tôi được bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, chẩn đoán bị rối loạn tiền đình. Uống thuốc đã 3 năm mà không thuyên giảm nhiều. Xin bác sĩ vui lòng hướng dẫn cách phòng và trị bệnh với các loại thuốc như thế nào. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe bác sĩ. Nguyễn Hồ Thiện Trung, 104,CMT8, TPCao Lanh,Đong Thap

Rối loạn tiền đình có hai dạng chính:

– Thứ nhất là bệnh thực sự của hệ thống tiền đình (hệ thống giữ thăng bằng nằm trong hai tai). Hầu hết các bệnh thực sự của hệ thống tiền đình thường điều trị hết nhanh. Một số trường hợp có thể tái lại nhưng nếu có cũng phải cách vài tháng đến một năm.

– Dạng thứ hai là các chóng mặt choáng váng mơ hồ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất ngủ, căng thẳng, bệnh tim phổi, thần kinh, thiếu máu…. Bệnh có thể tồn tại dai dẳng, hoặc tái đi tái lại thường xuyên nếu chưa tìm rõ nguyên nhân để điều trị dứt.

Nếu bạn thấy đã điều trị liên tục ba năm mà triệu chứng không thuyên giảm thì bạn phải khám lại ở một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để xác định nguyên nhân thực sự là gì. Sau đó bác sĩ mới có tư vấn cách điều trị và có lời khuyên cụ thể về sử dụng thuốc nếu cần.

Thân mến.

Thưa bác sĩ, tôi hay đau ở phía sau đầu, cảm giác như có ai nắm tóc mình giật mạnh vậy. Tôi thường bị vài lần trong năm. Khi đi bệnh viện, bác sĩ chuẩn đoán bị rối loạn tiền đình, kê thuốc magie-b6 và tolperisone hydrochloride. Dùng được 2 năm nhưng thấy tình hình không thuyên giảm. Xin bác sĩ cho tư vấn giúp tôi cách điều trị như thế nào là tốt nhất. Có nên hạn chế vấn đề gì để bệnh có thể giảm không? Cám ơn bác sĩ. Huỳnh Thị Ngọc Dung, 29 tuổi

Triệu chứng đau giật trên đầu có thể thuộc nhóm đau đầu căng cơ (hay đau đầu căng thẳng), đau đầu mạch máu (đau đầu migraine).

Nếu cơn đau gây khó chịu nhiều hoặc kéo dài, tái lại thường xuyên thì phải khám chuyên khoa thần kinh để điều trị liên tục, thường mất vài tháng. Nếu đau thưa và không nặng nề thì chỉ cần tập thể dục, thư giãn, tránh các căng thẳng quá mức, ngủ đủ, tránh ăn bột ngọt, phô mai, chocolate, cà phê.

Lưu ý: Chỉ được uống thuốc paracetamol giảm đau nếu cơn đau không thường xuyên. Nếu uống thuốc này trên hai ngày liên tục thì về sau đau đầu có thể xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Rối loạn tiền đình ngoại biên điều trị trong khoảng thời gian bao lâu? Có thể tự khỏi mà không cần điều trị không? Vo Kim Thuy, 45 tuổi, My Tho Tien Giang

Nhiều người bị bệnh tiền đình ngoại biên có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đầy một tiếng đồng hồ, song nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới bớt.

Do đó đối với những trường hợp nặng, kéo dài hoặc tái đi tái lại thì bắt buộc phải khám tìm nguyên nhân và điều trị. Đặc biệt, nếu ngoài chóng mặt, còn kèm theo cảm giác tê yếu tay chân, yếu mặt, nói khó…thì bắt buộc phải đến bệnh viện khám ngay để điều trị kịp thời.

Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc và loại rối loạn tiền đình và mức độ đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng.

Việc đầu tiên bạn nên làm là đi khám ở chuyên khoa thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Bên cạnh đó cần phải tập thể dục, ngủ đủ giấc, không ăn bột ngọt, phô mai, chocolate sẽ giảm các cơn đau đầu. Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột, cúi ngửa đầu quá mức để tránh những cơn hoa mắt chóng mặt.

Huyết áp thấp cũng là một nguyên nhân thường xuyên gây hoa mắt chóng mặt. Bạn nên đi đo, nếu huyết áp thường xuyên thấp thì bạn phải khám chuyên khoa tim mạch đề tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Mẹ em bị tiểu đường. Vừa rồi bà bị nôn mửa, đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền định gần 10 ngày bệnh viện cho về. Nhưng hiện tại mẹvẫn còn đau đầu và tiểu đường tăng cao, huyết áp cũng tăng. Vậy cho em hỏi bệnh tình của mẹ có ảnh hưởng gì không? Bà còn bị tiểu đường 10 năm rồi. Lê Văn Việt, 29 tuổi, cát minh, phù cát, bình định

Chào bạn. Nôn mửa có rất nhiều nguyên nhân, có thể do thức ăn, do bệnh đường tiêu hóa, bệnh của hệ thần kinh, tim mạch… Đầu tiên bạn phải khám và xác định các triệu chứng khác có hay không mới xác định được nguyên nhân.

Ngay cả với bệnh huyết áp tăng cao, bản thân nó cũng gây đau đầu và nôn mửa ở một số người. Trong trường hợp của mẹ bạn nếu đã xuất viện mà các triệu chứng vẫn chưa giảm thì nên đưa mẹ quay lại tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc kịp thời.

Nếu bạn thấy các khả năng trên không đúng với mình hoặc còn có những lần xuất hiện triệu chứng tương tự dù không đi xa, thì nên đi khám chuyên khoa thần kinh để đánh giá kỹ và loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn các biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng hiện tại.

Có cách nào chữa khỏi bệnh tiền đình tại nhà nhanh nhất không thưa bác sĩ? Đầu cháu ngày nào cũng như trên mây và buồn nôn nữa.

Trước tiên bạn phải khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân là gì, từ đó sẽ quyết định có dùng thuốc không, có kèm theo các bài tập tiền đình tại nhà hay không. Nếu chưa xác định nguyên nhân thì sẽ không thể điều trị được. Ngay cả các bài tập để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình tại nhà cũng chỉ áp dụng được hiệu quả khi đã biết rõ nguyên nhân.

Xin hỏi bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Bệnh lý của tiền đình hầu hết là do nguyên nhân lành tính, chỉ một số rất nhỏ là bệnh của não. Ảnh hưởng của bệnh chủ yếu là do triệu chứng chóng mặt gây ra. Nghĩa là nếu còn chóng mặt thì các sinh hoạt, vận động của bệnh nhân sẽ khó khăn, cảm giác người không khỏe, không thoải mái… làm giảm chất lượng sống.

Ngược lại nếu bệnh nhân đã hết triệu chứng, hoạt động trở lại bình thường thì bệnh không còn ảnh hưởng gì khác. Như vậy nếu bị rối loạn tiền đình và bác sĩ đã loại trừ các bệnh lý của não (rất hiếm) thì có thể an tâm, hết triệu chứng là ổn, không có ảnh hưởng gì tiềm ẩn âm thầm bên trong.

Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình? Nếu có nguy cơ bị thì nên khám ở đâu, khám những gì? Đinh Hồng Tươi, 33 tuổi, thành phố Hải Dương

Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình là chóng mặt, nếu không có chóng mặt thì không phải rối loạn tiền đình. Các triệu chứng kèm theo có thể là hồi hộp, tim nhanh, lo sợ, đổ mồ hôi, nặng đầu, nôn ói…

Chóng mặt thường có hai dạng:

– Thứ nhất là chóng mặt dữ dội, người bệnh thấy bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh quay tròn. Thường chóng mặt thành cơn ngắn, xuất hiện khi xoay đầu, thay đổi tư thế… Triệu chứng sẽ hết khi nằm hoặc ngồi yên, xuất hiện lại mỗi khi đổi tư thế. Đợt bệnh có thể kéo dài vài giờ tới cả tháng.

– Thứ hai là cảm giác xây xẩm, choáng váng, lâng lâng. Loại chóng mặt này thường kéo dài, không thành cơn rõ, nặng lên khi di chuyển.

Nếu có triệu chứng rối loạn tiền đình thì bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh. Ngoài ra, chuyên khoa Tai Mũi Họng cũng chịu trách nhiệm điều trị các rối loạn tiền đình do bệnh trong tai.

Điều Dưỡng Sg Tư Vấn Chế Độ Ăn Cho Bệnh Nhân Suy Thận Giai Đoạn Đầu

Với bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn đầu sẽ dẫn tới khả năng thanh lọc cơ thể kém đi, đo đó cần phải có chế độ ăn uống hợp lí từ chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn ở giai đoạn đầu của suy thận, chức năng đào thải hoạt động không đúng và gặp nhiều trở ngại trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi máu. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng cần thiết đối với những bệnh nhân suy thận.

Hạn chế protein

Protein rất cần thiết cho cơ thể con người nhưng không phải lúc nào cũng cần cung cấp và khi thận bị suy cũng vậy, khả năng loại bỏ urê trong máu bị giảm nghiêm trọng. Urê là một sản phẩm chất thải của quá trình chuyển hóa protein.

Với những bệnh nhân suy thận ở giai đoạn đầu thì nên giảm lượng protein để giảm áp lực cho thận, từ đó ngăn ngừa thận bị tổn thương thêm nữa. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt, cá, hải sản, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu.

Cắt giảm lượng muối

Bên cạnh hạn chế các thực phẩm giàu Protein, cắt giảm lượng muối khỏi chế độ ăn uống hàng ngày là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Thực hiện theo một chế độ ăn ít muối bằng cách tránh hoặc hạn chế tối đa muối ăn, thực phẩm mặn, các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm ngâm, thịt chế biến, rau quả đóng hộp, thịt xông khói và xúc xích.

Giảm phốt pho

Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết khi thận bị suy sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc loại bỏ phốt pho dư thừa từ máu, mà có thể gây hại cho xương khi cơ thể bạn mất một lượng canxi để cân bằng phốt pho. Theo đó, những loại thực phẩm giàu phốt pho như sữa và sản phẩm từ sữa, các loại đậu như đậu khô, đậu phộng, đậu Hà Lan và bia và nước ngọt sẽ giúp thận nhanh chóng phục hồi.

Duy trì calo hợp lý cho cơ thể

Nhu cầu calo hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng của cơ thể mỗi người. Trong trường hợp bạn đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên có một chế độ ăn uống có hàm lượng calo thấp phù hợp với nhu cầu năng lượng và sức khỏe của bạn. Nếu cần phải tăng cân, bạn nên tăng lượng calo của bạn bằng cách tiêu thụ nhiều carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu nên ăn gì?

Bệnh nhân nên ăn:

Chất bột đường: Người suy thận có thể ăn các loại chất bột ít đạm như: bột sắn dây, miến, khoai lang, hủ tíu, khoai sọ, bún, phở…

Chất đạm: Để có một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận giai đoạn đầu, thì mọi người có thể sử dụng thịt, cá, thịt gia cầm, trứng là những thực phẩm chứa nhiều đạm. Đặc biệt, người bị suy thận kèm rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, còn đối với thịt bò ăn 1 – 2 lần/tuần. Tùy theo giai đoạn của suy thận mà lượng đạm bổ sung vào cơ thể sẽ khác nhau.

Ngoài chế độ ăn uống, theo chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bài thuốc dân gian cũng rất có tác dụng trong việc chữa suy thận như lấy phụ tử, nhục quế, mẫu đơn bì, ngưu tất, trạch tả, mạch môn, sơn thù; sa tiền tử, bạch phục linh, hoài sơn, thục địa đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lên uống. Với bài thuốc cổ truyền này rất tốt cho người bị thận, giúp lợi tiểu, thải độc cho cơ thể và khôi phục chức năng thận.