Trong Bệnh Nhân Alzheimer / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Alzheimer Và Chăm Sóc (Alzheimer’S Disease And Caregiving)

Tổng quan

Bệnh Alzheimer (AD) là bệnh gây ra những thay đổi bất thường trong não, chủ yếu ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng trí tuệ khác. Alzheimer là một loại bệnh, chứ không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Mất trí nhớ là triệu chứng thường gặp đầu tiên. Khi bệnh tiến triển, việc mất khả năng lý luận, ngôn ngữ, khả năng ra quyết định, phán đoán và các kỹ năng quan trọng khác khiến người bệnh không thể kiểm soát cuộc sống hàng ngày nếu không có sự giúp đỡ của người khác, thường là thành viên gia đình hoặc bạn bè. Đôi khi, họ sẽ có những thay đổi khó khăn về tính cách và hành vi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Bệnh Alzheimer đặt ra những thách thức thực sự cho cả người được chẩn đoán bị AD và những người chịu trách nhiệm chăm sóc. Điều này không có nghĩa là sẽ không còn thời gian vui vẻ, chia sẻ tiếng cười, và tình bạn. AD thường phát triển từ từ, có thời gian để điều chỉnh theo chẩn đoán, lập kế hoạch trước, và dành thời gian có chất lượng với nhau.

Gần 15 triệu người Mỹ chăm sóc miễn phí cho người mắc bệnh Alzheimer hoặc bệnh sa sút trí tuệ khác (Dữ Kiện & Con Số Năm 2011 của Hiệp Hội Alzheimer). Tiến sĩ Alois Alzheimer, bác sĩ tâm thần học và nhà thần kinh học người Đức, được cho là đã xác định được trường hợp “bệnh sa sút trí tuệ tiền lão suy” được công bố đầu tiên năm 1907, một tình trạng hiện được gọi là bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer là hình thức phổ biến nhất của bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Các thuật ngữ “Alzheimer” và “bệnh sa sút trí tuệ” thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng tình trạng bệnh không giống nhau. “Bệnh sa sút trí tuệ” là thuật ngữ có nghĩa là một người không còn có khả năng tự kiểm soát do suy giảm nhiều khả năng trí tuệ kéo dài, ảnh hưởng đến trí nhớ, sự chú ý, và lý luận. Bệnh sa sút trí tuệ có thể do nhiều bệnh trạng khác nhau gây ra, như thương tích nặng ở đầu hoặc đột quỵ nghiêm trọng. Các bệnh sa sút trí tuệ phổ biến khác là bệnh sa sút trí tuệ cơ thể Lewy, bệnh sa sút trí tuệ vùng trán-thái dương, bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, và bệnh sa sút trí tuệ Parkinson (xem tờ thông tin của FCA, Bệnh Sa Sút Trí Tuệ: Đây Có Phải Là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Không và Bệnh Này Có Nghĩa Là Gì?).

Mặc dù chưa hiểu rõ nguyên nhân và sự tiến triển của AD, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi đầu tiên trong não xảy ra nhiều nhất là 15 năm trước khi các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ biểu hiện ở người bị AD. Một số kiểu chụp não có thể phát hiện ra những thay đổi này. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa đủ tiên tiến để có thể được sử dụng thực tế trong việc dự đoán người sau này sẽ phát triển bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng cho thấy những cơn đột quỵ nhỏ thường gặp ở những người bị bệnh Alzheimer, điều này chỉ làm cho các triệu chứng của AD xấu hơn. Với những gì chúng ta biết về phòng ngừa đột quỵ, duy trì huyết áp khỏe mạnh, tránh hoặc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, và không hút thuốc là bốn việc chính bạn có thể làm để giảm nguy cơ.

Bệnh này có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi 30, nhưng thường được chẩn đoán sau tuổi 60, và nguy cơ bị bệnh tăng theo tuổi tác. Ở độ tuổi 90, khoảng 40% dân số có thể bị ảnh hưởng. Tính di truyền của AD rất phức tạp, và kiế thức về điều này đang thay đổi nhanh chóng. Ngoại trừ một tỷ lệ nhỏ các gia đình có một gen duy nhất gây bệnh, việc thành viên gia đình bị AD chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn ở mức vừa phải. Bệnh Alzheimer được báo cáo là nguyên nhân gây tử vong cao thứ sáu ở Hoa Kỳ.

Triệu chứng

Người bị AD có thể cho thấy các triệu chứng của bệnh từ ba đến năm năm trước khi chẩn đoán. Giai đoạn này, khi sự thay đổi xuất hiện nhưng bệnh chưa chuyển biến xấu, được gọi là “suy giảm nhận thức nhẹ” hoặc MCI. Cần hiểu rằng không phải tất cả mọi người bị MCI sẽ mắc AD. Thực tế, khoảng 40-50% số này có thể không bao giờ mắc AD. (Xem Tờ thông tin của FCA Suy Giảm Nhận Thức Nhẹ (MCI).) Những vấn đề ban đầu thường được xem là những thay đổi bình thường do lão hóa, và chỉ khi nhìn lại thì người chăm sóc mới nhận thấy rằng các triệu chứng đã diễn ra trong nhiều năm. Mặc dù trung bình, người bệnh sống được thêm bốn đến tám năm sau khi chẩn đoán, nhưng việc họ sống thêm 20 năm không phải là hiếm. Để dễ dàng hiểu được những thay đổi xảy ra khi bệnh tiến triển, AD thường được chia thành ba giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Tuy nhiên, sự phát triển và tiến triển của các triệu chứng ở mỗi cá nhân là khác nhau.

Chẩn đoán và thông tin khoa học về bệnh Alzheimer

Hiện nay không có xét nghiệm duy nhất dẫn đến việc chẩn đoán AD. Trước tiên, bác sĩ cần chứng minh được rằng mất trí nhớ là bất thường và kiểu triệu chứng phù hợp với AD. Việc này đôi khi đòi hỏi kiểm tra trí nhớ chuyên biệt. Sau đó, bác sĩ cần loại trừ các bệnh khác có thể gây ra cùng triệu chứng. Ví dụ, các triệu chứng tương tự có thể do trầm cảm, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, rối loạn tuyến giáp và rối loạn chuyển hóa khác, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng ma túy và rượu, hoặc các tình trạng khác gây ra. Nếu các triệu chứng là đặc trưng của AD và không tìm thấy nguyên nhân khác, chẩn đoán sẽ được đưa ra. Dưới sự giám sát của bác sĩ lành nghề, chẩn đoán này là rất chính xác.

Thành viên gia đình hoặc bạn bè nhận thấy những vấn đề về trí nhớ hoặc hành vi bất thường của bệnh nhân thường yêu cầu đánh giá bệnh Alzheimer. Bác sĩ thường bắt đầu đánh giá bằng cách kiểm tra bệnh sử và thực hiện khám sức khoẻ, cũng như đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân (các quá trình tâm thần về nhận thức, trí nhớ, phán đoán và lý luận). Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định liệu có cần thêm kiểm tra nữa không Bác sĩ chăm sóc chính có thể giới thiệu bệnh nhân đến trung tâm chẩn đoán bệnh Alzheimer được chỉ định, hoặc bác sĩ thần kinh, bác sĩ chuyên khoa bệnh sa sút trí tuệ, hoặc lão khoa để khám bệnh chuyên sâu hơn. Việc khám bệnh này có thể bao gồm đánh giá y khoa, xem xét bệnh sử toàn diện, xét nghiệm máu, và chụp não (MRI hoặc PET), tiếp theo là đánh giá thần kinh và tâm lý học thần kinh chuyên sâu. Đánh giá bệnh sa sút trí tuệ nên bao gồm phỏng vấn các thành viên gia đình hoặc những người khác có quan hệ mật thiết với người được đánh giá.

Thông tin khoa học về việc xác định “chỉ dấu sinh học” của AD đang có nhiều tiến bộ nhanh chóng. Chỉ dấu sinh học là những phát hiện bất thường trong máu, dịch não tủy (CSF), hoặc trên ảnh chụp não, là chỉ báo cho AD. Bằng chứng thuyết phục cho thấy các xét nghiệm CSF đặc biệt có thể hữu ích về mặt chẩn đoán. Hiện nay, cũng có thể thấy amyloid, một protein bất thường chính trong AD, trong não bằng cách sử dụng chụp PET. Khi kiến thức ngày càng tiến bộ, các xét nghiệm này có thể được sử dụng trong lâm sàng. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, rõ ràng là chỉ riêng các xét nghiệm này sẽ không đủ để chẩn đoán AD. Việc chẩn đoán vẫn sẽ phụ thuộc vào đánh giá kỹ lưỡng và có kỹ năng.

Điều trị sau chẩn đoán

Chưa có ai hiểu hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, và hiện tại chưa có biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, những tiến bộ đáng kể của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây, bao gồm cả việc phát triển một số loại thuốc cho AD giai đoạn đầu có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức trong một thời gian.

Ba loại thuốc chính, donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon) và galantamine (Reminyl), đã chứng tỏ có lợi trong việc cải thiện trí nhớ, với ít tác dụng phụ mà thường là gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Exelon được sản xuất ở dạng miếng dán, rất hữu ích cho những người gặp khó khăn khi nuốt thuốc. Thật tiếc, những loại thuốc này không hiệu quả cho tất cả mọi người, và hiệu quả của chúng giới hạn ở giai đoạn đầu và giữa của AD. Một loại thuốc khác là memantine HCl (Namenda) cũng được chỉ định để giúp trì hoãn sự tiến triển của AD và thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc trên. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc để giúp giảm kích động, lo lắng, và hành vi không thể dự đoán, cũng như cải thiện giấc ngủ và điều trị trầm cảm.

Chăm sóc thường xuyên của bác sĩ đóng vai trò quan trọng. Những thay đổi lớn, đột ngột về tình trạng tâm thần có thể là triệu chứng chính của các tình trạng có thể điều trị quan trọng như là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), viêm phổi, hoặc thậm chí gãy xương. Nếu bác sĩ biết rõ bệnh nhân, họ có thể nhanh chóng nhận ra sự thay đổi về tình trạng tâm thần. Nhưng nếu họ được giới thiệu một bệnh nhân bị sa sút trí tuệ mà họ không gặp trong nhiều năm, có thể rất khó để biết liệu có bất cứ thay đổi nào không và không thể bắt đầu khám chẩn đoán phù hợp.

Chăm sóc người bị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer được gọi là bệnh gia đình, bởi vì căng thẳng mạn tính khi nhìn thấy người thân từ từ suy giảm ảnh hưởng đến mọi người. Việc điều trị hiệu quả sẽ giải quyết nhu cầu của cả gia đình. Người chăm sóc phải tập trung vào nhu cầu của chính họ, dành thời gian cho sức khỏe của họ, và nhận sự hỗ trợ, nghỉ ngơi thường xuyên sau công việc chăm sóc để có thể luôn khỏe mạnh trong cuộc hành trình chăm sóc này. Hỗ trợ tình cảm và thực tiễn, tư vấn, thông tin nguồn lực, và các chương trình giáo dục về bệnh Alzheimer đều giúp người chăm sóc mang đến sự chăm sóc tốt nhất có thể cho người thân.

Dĩ nhiên điều dễ nhất một người có thể nói và điều khó chấp nhận nhất là lời khuyên chăm sóc bản thân khi bạn là người chăm sóc. Theo một người chăm sóc, “sự chăm sóc mà bạn dành cho bản thân là sự chăm sóc mà bạn dành cho người thân của mình.” Thường khó có thể nhìn được xa hơn những công việc chăm sóc đang chờ đón bạn mỗi buổi sáng.

Thông qua đào tạo, người chăm sóc có thể học cách kiểm soát các hành vi đầy thách thức, cải thiện kỹ năng giao tiếp, và bảo đảm an toàn cho người bị bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy người chăm sóc ít bị căng thẳng hơn và có sức khỏe tốt hơn khi họ học các kỹ năng thông qua khóa đào tạo người chăm sóc và tham gia vào (các) nhóm hỗ trợ (trực tuyến hoặc trực tiếp). Việc tham gia vào các nhóm này có thể cho phép người chăm sóc chăm sóc người thân ở nhà lâu hơn.

Khi bạn bắt đầu làm người chăm sóc gia đình, thật khó để biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ bạn chỉ vừa mới nhận ra rằng người thân cần được trợ giúp và không còn tự phục vụ như trước đây nữa. Hoặc có lẽ sức khỏe của họ đã có sự thay đổi đột ngột.

Bây giờ là lúc hành động, và lưu tâm đến những người, dịch vụ, và thông tin sẽ giúp bạn chăm sóc. Bạn càng được hỗ trợ sớm thì càng tốt.

Các nguồn lực được liệt kê ở cuối tờ thông tin này sẽ giúp bạn xác định các lớp đào tạo và nhóm hỗ trợ tại địa phương. (Xem hai tờ thông tin của FCA: Hướng Dẫn cho Người Chăm Sóc về Hiểu Hành Vi Sa Sút Trí Tuệ, và Bệnh Sa Sút Trí Tuệ, Chăm Sóc và Kiểm Soát Sự Chán Nản; cũng như bài viết Mười Chiến Lược Chăm Sóc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ trong Thực Tế).

Gặp khó khăn khi ghi nhớ các sự kiện hoặc cuộc trò chuyện gần đây, tháng hoặc ngày trong tuần

Lặp đi lặp lại một câu hỏi hoặc câu chuyện

Mất khả năng quản lý tài chính, viết séc sai thông tin

Rút khỏi các hoạt động xã hội và thờ ơ nói chung; gặp khó khăn khi bắt đầu một hoạt động

Khó nấu ăn và mua sắm hơn; có thể để chảo cháy trên bếp, và quên thức ăn trong tủ lạnh

Khả năng phán đoán kém, khó đưa ra quyết định sáng suốt; dễ dàng bị ảnh hưởng bởi người khác

Xu hướng làm mất đồ hoặc không nhớ đồ vật được để ở đâu khi chúng được “cất đi cẩn thận”

Có thể bị mất phương hướng trong môi trường quen thuộc hoặc dễ dàng bị lạc

Khả năng lái xe giảm sút; các tuyến đường lái xe lạ hoặc lái xe ở một nơi xa lạ sẽ gây khó khăn

Phủ nhận rằng có điều gì đó sai

Trong giai đoạn đầu, cả người chăm sóc và người bị AD sẽ muốn dành thời gian điều chỉnh theo chẩn đoán và lập kế hoạch cho tương lai:

Tìm hiểu: Bạn càng biết nhiều về AD thì càng dễ dàng thực hiện vai trò người chăm sóc. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về giai đoạn đầu và giữa của AD; nhưng đừng lo lắng về giai đoạn cuối. Tìm những người chăm sóc khác để nói chuyện cũng có thể là cách tốt để tìm hiểu và hiểu rõ trải nghiệm của riêng bạn. Một trong những điều khó khăn nhất cần tìm hiểu là phân biệt giữa bệnh và người thân của bạn. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, người chăm sóc có thể thấy mình đang suy nghĩ: “Anh ấy đang làm điều này để chọc tức tôi!” hoặc “Cô ấy chỉ đang lười biếng mà thôi.” Trong những trường hợp này, hành vi gây khó chịu cho người chăm sóc thường là kết quả của tiến trình bệnh, chứ không phải là người bị AD cố gắng làm tổn thương hoặc gây chán nản cho người chăm sóc.

Hỗ trợ về tình cảm: Chẩn đoán AD có thể là trải nghiệm đau đớn cho cả người được chẩn đoán và người chăm sóc. Người bị AD có thể không nhớ hoặc không thừa nhận bị bệnh hoặc đã từng được cho biết là họ mắc bệnh Alzheimer. Cố gắng thuyết phục họ là vô ích và khiến người chăm sóc chán nản. Người chăm sóc cần được hỗ trợ phù hợp về tình cảm thông qua tư vấn, nhóm hỗ trợ, hoặc các thành viên khác trong gia đình. Mục đích là thiết lập hệ thống hỗ trợ về tình cảm sẽ phát triển và thay đổi cùng với bạn khi vai trò chăm sóc của bạn và những thách thức về cảm xúc thay đổi. Trầm cảm rất phổ biến ở những người chăm sóc người bị AD và cần được giải quyết.

Vai trò của gia đình: Khi bệnh tiến triển, người bị AD sẽ khó hoàn thành các vai trò thông thường của họ trong gia đình. Ví dụ, nếu người đó là lái xe duy nhất trong gia đình, các thành viên gia đình phải tìm phương tiện vận chuyển thay thế (ví dụ, học lái xe, tuyển lái xe tình nguyện từ gia đình và bạn bè, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện cho người khuyết tật ). Nếu người bị AD thường chuẩn bị tất cả các bữa ăn, bây giờ là lúc người chăm sóc bắt đầu học cách nấu ăn. Nếu người bị AD chịu trách nhiệm về tài chính trong gia đình, một người khác sẽ phải đảm nhận vai trò này. Tập trung vào những vấn đề này sớm sẽ cho phép người bị AD giúp người chăm sóc chuẩn bị cho tương lai.

Tài chính: AD có thể là căn bệnh tốn kém. Điều quan trọng là bắt đầu vạch ra các chiến lược để đáp ứng yêu cầu tài chính ngày càng tăng đối với gia đình khi bệnh tiến triển. Lập kế hoạch tài chính nên bao gồm việc xem xét phạm vi bảo hiểm, ví dụ như bảo hiểm y tế, khuyết tật, chăm sóc lâu dài. Hãy lưu ý rằng Medicare không thanh toán cho dịch vụ chăm sóc lâu dài hoặc chăm sóc giám hộ. Medicaid, mạng lưới an toàn cho những người có thu nhập hạn chế, cung cấp bảo hiểm cho những người hội đủ điều kiện. Tư vấn bảo hiểm y tế có sẵn miễn phí cho người cao tuổi. Để tìm kiếm trợ giúp trong cộng đồng, hãy xem trang web của Eldercare Locator: chúng tôi (liên kết bên ngoài).

Pháp lý: Cuối cùng, người bị AD sẽ cần trợ giúp đưa ra các quyết định y tế và quyết định tài chính, và đưa ra tất cả các loại quyết định cá nhân quan trọng như ai sẽ chăm sóc cho họ. Các tài liệu pháp lý nên được hoàn thành càng sớm càng tốt trong tiến trình bệnh, kể cả trước khi chẩn đoán. Việc chờ đợi quá lâu có thể khiến người đó không còn được coi là có khả năng ký các tài liệu pháp lý. Giấy Ủy Quyền về Tài Chính và Giấy Ủy Quyền về Chăm Sóc Sức Khỏe (Chỉ Thị Chăm Sóc Sức Khỏe Nâng Cao) có thể đảm bảo rằng người bị AD được chăm sóc bởi các thành viên gia đình hoặc bạn bè đáng tin cậy. Nếu không có các tài liệu này, người chăm sóc có thể phải nộp đơn xin tư cách giám hộ thông qua thủ tục tòa án để có quyền ra quyết định thay mặt cho người bị AD. Gia đình cũng có thể mất quyền tiếp cận tài khoản ngân hàng nếu thành viên gia đình đồng sở hữu (các) tài khoản. Tài liệu pháp lý rõ ràng có thể giúp ngăn người nào đó cố gắng lợi dụng hoặc yêu cầu bồi thường nguồn lực tài chính để đạt được lợi ích cá nhân. Có sẵn các dịch vụ pháp lý miễn phí và chi phí thấp cho người cao tuổi. Xem phần nguồn lực trong tờ thông tin này cho các tổ chức có thể trợ giúp về các vấn đề pháp lý.

Các hành vi khó khăn xuất hiện thường xuyên, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các ví dụ phổ biến bao gồm: tức giận, nghi ngờ, phản ứng thái quá, và hoang tưởng (ví dụ như tin rằng các thành viên gia đình đang ăn cắp tiền hoặc vợ/chồng đang ngoại tình)

Lặp lại các câu hỏi hoặc câu nói nhiều hơn

Đi lang thang (tức là thấy bồn chồn hoặc kích động vào cuối buổi chiều muộn và buổi tối)

Các vấn đề về ăn uống, phép tắc ăn uống suy giảm

Đi tiểu không tự chủ (không kiểm soát được) hoặc gặp “tai nạn” về đi tiểu

Tích trữ đồ đạc, đặc biệt là giấy

Hành vi tình dục không phù hợp

Hành vi bạo lực- đánh đập, la hét, trang bị vũ khí để tự vệ

Sẽ đi từ cần giúp đỡ chọn quần áo và nhớ thay quần áo đến cần giúp đỡ mặc quần áo

Sẽ tiến triển từ cần nhắc nhở về chăm sóc cá nhân đến cần giúp đỡ tắm rửa, uống thuốc, đánh răng, cạo râu, chải đầu, đi vệ sinh, v.v.

Khó khăn hơn với việc diễn đạt bằng lời, cũng như khả năng hiểu, đặc biệt khi cố gắng gọi tên đồ vật

Các vấn đề về không gian (ví dụ, gặp khó khăn khi tìm đường, đôi khi kể cả ở nhà)

Mất khả năng đọc, viết và số học; khó theo dõi mạch câu chuyện của chương trình truyền hình

Mất khả năng phối hợp, thường dẫn đến các vấn đề về cử động chân hoặc bước đi

Sẽ cần chăm sóc hoặc giám sát; có thể trong 24 giờ một ngày

Đôi khi có thể mất khả năng nhận ra thành viên gia đình và bạn bè

Trong giai đoạn giữa của AD, vai trò của người chăm sóc sẽ mở rộng đến toàn thời gian. Việc bảo đảm an toàn cho người bị AD sẽ được ưu tiên. Cả người bị AD và người chăm sóc sẽ cần giúp đỡ và hỗ trợ.

Đối phó với các hành vi khó khăn: Chúng ta thường sử dụng trực giác để giúp quyết định nên làm gì. Thật tiếc, đối phó với bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác lại phản trực giác; tức là, thông thường điều đúng đắn cần làm hoàn toàn trái ngược với những gì có vẻ đúng đắn và cần làm. (Xem bài viết của FCA, Mười Chiến Lược Chăm Sóc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ trong Thực tế.)

Hỗ trợ về tình cảm: Những người chăm sóc người thân bị AD thường xuyên cảm thấy bị cô lập, và cảm giác đau buồn và mất mặt khi người họ đang chăm sóc thay đổi (xem tờ thông tin của FCA, Chăm Sóc và Mất Mát Mơ Hồ). Nhận hỗ trợ về tình cảm từ các chuyên gia, gia đình, bạn bè và/hoặc nhóm hỗ trợ, cũng như nghỉ ngơi định kỳ sau trách nhiệm chăm sóc là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người chăm sóc. Hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.

Chăm sóc nghỉ ngơi: Người chăm sóc cần nghỉ giải lao thường xuyên hoặc “nghỉ ngơi” sau khi chăm sóc và hỗ trợ. Chăm sóc nghỉ ngơi bao gồm trợ giúp tại nhà (thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, bạn bè, người chăm sóc được thuê, hoặc người chăm sóc tình nguyện) và trợ giúp ngoài nhà (cơ sở chăm sóc ban ngày dành cho người lớn hoặc ở tại cơ sở chăm sóc có hỗ trợ trong thời gian ngắn). Family Care Navigator trên chúng tôi có thể giúp bạn tìm Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực, đây là nơi có các nguồn lực về nghỉ ngơi tại cộng đồng địa phương của bạn. (Xem tờ thông tin của FCA Chăm Sóc Tại Nhà: Hướng Dẫn về Lựa Chọn Chăm Sóc Cộng Đồng và Đưa Ra Lựa Chọn Chăm Sóc Hàng Ngày để tìm hiểu về các chương trình có thể giúp giảm bớt yêu cầu đối với người chăm sóc.)

An toàn: Tạo môi trường an toàn và thoải mái là rất quan trọng. Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp hoặc chuyên gia trị liệu vật lý có thể tư vấn và giúp đỡ trong việc bảo đảm ngôi nhà trở nên an toàn hơn cho cả người chăm sóc và người được chăm sóc. Yêu cầu bác sĩ của bạn, Hiệp Hội Alzheimer địa phương, hoặc Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực giới thiệu bạn đến chuyên gia có kinh nghiệm trong việc cải tạo nhà và các thiết bị trợ giúp. Đối với những người bị AD có nguy cơ bị lạc bên ngoài ngôi nhà của họ, cảnh sát địa phương nên được thông báo, và người đó nên đăng ký tham gia chương trình Trở Về An Toàn của Hiệp Hội Alzheimer.

Chăm sóc y tế: Người bị AD sẽ cần được chăm sóc y tế liên tục cho cả AD và bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác có thể phát sinh. Theo thời gian, người chăm sóc sẽ cần cập nhật tình trạng cho nhân viên y tế. Hãy chắc chắn cung cấp thông tin được ghi trong bệnh án của bệnh nhân để bác sĩ có thể nói chuyện thoải mái với bạn. Cần phát triển mối quan hệ tích cực với (các) bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Bạn sẽ cần họ hiểu vai trò người chăm sóc của bạn, lắng nghe ý kiến của bạn, và làm việc với bạn như một thành viên trong nhóm để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp.

Sự căng thẳng của công việc chăm sóc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy chắc chắn chăm sóc bản thân bằng cách nhận chăm sóc y tế thường xuyên cho chính mình. Nếu bạn cần nhập viện hoặc cần thời gian nghỉ ngơi sau nhiệm vụ chăm sóc, chăm sóc nghỉ ngơi khẩn cấp có thể được sắp xếp. Người chăm sóc bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng có thể cần xem xét các lựa chọn thay thế cho người thân, chẳng hạn như cơ sở nội trú.

Lập kế hoạch cho tương lai: Nhiều người chăm sóc muốn giữ người thân ở nhà càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, nếu cần chăm sóc nhiều hơn, hoặc kiểu chăm sóc khác với những gì có thể được cung cấp tại nhà, thì chăm sóc nội trú thường là lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Nhiều cơ sở chăm sóc được hỗ trợ có các chương trình được thiết kế đặc biệt cho những người bị bệnh sa sút trí tuệ. Thuê người trợ giúp tại nhà là một giải pháp thay thế cho việc chuyển người thân của bạn đến cơ sở chăm sóc. (Để biết thêm thông tin về các bước tiếp theo này, xem tờ thông tin của FCA, Nhà ở Một Nơi Xa Gia Đình: Chuyển Chỗ Ở cho Cha Mẹ Của Bạn và Thuê Người Trợ Giúp Tại Nhà.)

Sắp xếp: Những gia đình chăm sóc người thân bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối nên cân nhắc cẩn thận để sắp xếp bệnh nhân ở cơ sở điều dưỡng chuyên môn hoặc cơ sở chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ, nơi có thể giám sát và quản lý đầy đủ.

Một lần nữa, cần nhớ rằng những ảnh hưởng thay đổi cuộc đời của bệnh Alzheimer đối với cả người được chẩn đoán mắc AD và người đảm nhận trách nhiệm chăm sóc không có nghĩa là sẽ không còn thời gian vui vẻ nữa. Mặc dù những thách thức là có thật, sự tiến triển chậm thông thường của bệnh này mang đến thời gian để chia sẻ tiếng cười, sự gần gũi, và trải nghiệm xã hội. Bạn sẽ có cơ hội quản lý trướccác vấn đề pháp lý và tài chính và điều chỉnh theo chẩn đoán để có thể tận dụng tối đa thời gian cùng nhau.

Nguồn lực

Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA) tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua đào tạo, các dịch vụ, nghiên cứu và vận động. Thông qua Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia, FCA cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, chính sách công, và chăm sóc hiện tại và hỗ trợ phát triển các chương trình của nhà nước và tư nhân cho người chăm sóc, cũng như trung tâm cuộc gọi miễn phí cho người chăm sóc gia đình và chuyên gia trên toàn quốc. Đối với cư dân Vùng Vịnh San Francisco, FCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ gia đình trực tiếp cho người chăm sóc những người mắc bệnh Alzheimer, đột quỵ, ALS, thương tích ở đầu, Parkinson và các rối loạn não suy yếu khác gây tổn thương cho người trưởng thành.

Tài liệu thông tin và lời khuyên của FCA

Danh sách tất cả các tờ thông tin và lời khuyên có sẵn trực tuyến tại www.caregiver.org/fact-sheets.

Hướng Dẫn cho Người Chăm Sóc về Hiểu Hành Vi Sa Sút Trí TuệChăm Sóc và Mất Mát Mơ HồChăm Sóc Tại Nhà: Hướng Dẫn về Nguồn Lực Cộng ĐồngBệnh Sa Sút Trí Tuệ, Chăm Sóc và Kiểm Soát Sự Chán NảnBệnh Sa Sút Trí Tuệ:Đây Có Phải Là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Không và Bệnh Này Có Nghĩa Là Gì?Bệnh Tiến Triển: Duy Trì và Tiếp TụcThuê Người Trợ Giúp Tại NhàNhà ở Một Nơi Xa Gia Đình: Chuyển Chỗ Ở cho Cha Mẹ Đưa Ra Lựa Chọn Về Chăm Sóc Hàng NgàySuy Giảm Nhận Thức Nhẹ (MCI)Mười Chiến Lược Chăm Sóc Bệnh Sa Sút Trí Tuệ trong Thực Tế

Những tổ chức và đường dẫn khác

Trung Tâm Giáo Dục và Giới Thiệu về Bệnh Alzheimerwww.nia.nih.gov/alzheimers (liên kết bên ngoài) Trung tâm cung cấp thông tin về bệnh Alzheimer, nghiên cứu hiện tại, và các thử nghiệm lâm sàng.

Quỹ Alzheimer Hoa Kỳwww.alzfdn.org (liên kết bên ngoài) Quỹ Alzheimer Hoa Kỳ hỗ trợ, trợ cấp nghỉ ngơi, và cung cấp đường dây điện thoại miễn phí cho những người chăm sóc gia đình muốn nói chuyện với nhân viên công tác xã hội, các bài viết trực tuyến, giáo dục và đào tạo chuyên môn, và Thanh Thiếu Niên AFA.

Eldercare Locatoreldercare.acl.gov (liên kết bên ngoài) Eldercare Locator giúp người cao tuổi và người chăm sóc của họ tìm các dịch vụ địa phương bao gồm tư vấn bảo hiểm y tế, dịch vụ pháp lý miễn phí và chi phí thấp, và thông tin cho các Cơ Quan Lão Hóa của Khu Vực tại địa phương.

Tờ thông tin này được chuẩn bị và cập nhật bởi Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình và được Bruce R. Reed, Tiến Sĩ, Giáo Sư Thần Kinh Học, Phó Giám Đốc, Trung Tâm Bệnh Alzheimer UC Davis xem xét. © 2012 Family Caregiver Alliance. Tất cả các quyền được bảo hộ.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Mắc Alzheimer Giai Đoạn Cuối

Trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh nhân Alzheimer, mọi người chỉ chú ý đến việc giữ người thân thật an toàn và thoải mái. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn thì bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho những khó khăn cuối đời của người thân. Đó là thời gian bạn phải quyết định một cách vô cùng khó khăn để lựa chọn giữa việc để người thân ra đi thanh thản hay cố gắng duy trì sự sống của họ? Hay khi nào cần chăm sóc y tế để kéo dài thêm sự sống của người sắp chết?

Hãy đảm bảo là những ý kiến của họ sẽ được ghi lại, nếu cần hãy có thêm người chứng kiến để khi cần thiết đây sẽ là những hướng dẫn cho người thân và các nhân viên chăm sóc y tế khi người Alzheimer bước vào giai đoạn cuối hoặc chuyển địa điểm chăm sóc hoặc đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp.

Tập trung vào sự thoải mái chứ không phải là kéo dài sự sống

Khi bệnh Alzheimer tiến triển nặng hơn, người thân của bạn không chỉ mất khả năng giao tiếp, các kỹ năng sống tối thiểu mà còn phải chịu đựng sự đau đớn. Hãy tìm các dấu hiệu của tình trạng này, chẳng hạn như các hành vi gây rối diễn ra với tần suất dày đặc hơn hoặc rối loạn giấc ngủ; các dấu hiệu thực thể bao gồm cơn đau, sưng hoặc da tái nhợt. Hãy nói với các chuyên gia y tế để họ điều chỉnh kế hoạch điều trị nhằm đảm bảo sự thoải mái nhất cho người thân của bạn.

Cuối cùng bạn cũng nên quyết định xem liệu việc kéo dài sự sống có ý nghĩa gì cho người thân của bạn hay không. Trong rất nhiều trường hợp việc lọc huyết tương, cho ăn qua xông, sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn thực sự không cần thiết và chỉ kéo dài thêm sự đau đớn của người bệnh. Tốt nhất hãy để họ được ra đi trong sự thoải mái và yên bình.

Hãy xem xét đến các khoa chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc hạn chế sự đau đớn và chăm sóc để tạo ra sự thoải mái vào những ngày cuối đời. Chăm sóc giảm nhẹ chỉ dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng không thể sống quá 6 tháng.

Mặc dù rất khó đế có thể dự đoán được giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer trong thời gian bệnh tiến triển, nên chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân Alzheimer trong thời gian này được coi là phù hợp.

Một số dấu hiệu cuối đời của bệnh nhân Alzheimer mà bạn cần lưu ý:

Mất khả năng giao tiếp, nói chuyện, thể hiện ý muốn

Không thực hiện được hoặc thậm chí là chỉ thể hiện được ý muốn về các hoạt động vệ sinh cá nhân như đại, tiểu tiện…

Không thể đi bộ được nữa

Không thể nhấc được đầu lên

Có ít nhất một biến chứng của việc mất trí nhớ như là viêm phổi, nhiễm trùng hoặc sút cân.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp ở các cơ sở y tế, cơ sở dưỡng lão. Chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh nặng. Chăm sóc giảm nhẹ là việc kết hợp giữa các biện pháp y tế và chăm sóc tinh thần để giúp các triệu chứng bệnh được xoa dịu, giảm các cơn đau, giúp tinh thần người bệnh thoải mái, bảo vệ nhân phẩm và phẩm giá của người bệnh.

Hãy tìm hiểu sớm và cân nhắc có nên gửi người thân của bạn đến đó trong trường hợp cần thiết vì điều này nhiều khi mang lại lợi ích cho cả người Alzheimer và chính bạn nữa.

Kết nối với người bệnh qua các giác quan

Thậm chí người thân của bạn không nhận ra bạn hoặc không thể nói chuyện với bạn được thì bạn vẫn có thể trấn an hoặc thể hiện sự yêu thương qua các cử chỉ. Cố gắng kết nối với các giác quan của người bệnh để an ủi họ:

Xúc giác: nắm tay người thân và giữ lại một lúc, chải tóc hoặc nhẹ nhàng xoa bóp ở chân, tay và ngón chân của họ

Khứu giác: hương thơm của lọai nước hoa quen thuộc, một bó hoa hay một món ăn ưa thích sẽ giúp người bệnh trở lên dễ chịu hơn.

Thị giác: hãy cho người thân của bạn xem những clip có khung cảnh thiên nhiên êm đềm, những âm thanh êm dịu hoặc những khu vườn êm ả có tiếng chim hót. Hoặc đơn giản chỉ sự xuất hiện của bạn bên cạnh cũng khiến họ thoải mái hơn.

Thính giác: Đọc to một câu chuyện cho dù người thân của bạn không thể hiểu được câu chuyện đó nhưng âm điệu và giọng của bạn sẽ làm họ cảm thấy yên lòng hơn.

Ra đi trong phẩm giá

Giúp người Alzheimer có những giây phút nhẹ nhàng lúc cuối đời là một hành trình khó khăn. Khi bệnh tiến triển nặng hơn bạn sẽ có những lúc bối rối khi đưa ra những quyết định cho người thân của ban. Một trong những điều quan trọng nhất là đảm bảo sự tôn trọng, phẩm giá và sự thoải mái trong những giờ phút cuối đời của người thân.

Đây là những khó khăn lớn nhất trong quá trình chăm sóc người Alzheimer. Hãy vững vàng lên, chúng tôi tin bạn sẽ vượt qua!

Bệnh Alzheimer: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây mất trí có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thay đổi của não bộ. Những loại mất trí khác ngoài Alzheimer bao gồm: mất trí cơ thể Lewy, rối loạn frontotemporal và mất trí nhớ mạch máu. Người ta thường mắc chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp – một sự kết hợp của hai hoặc nhiều rối loạn, ít nhất một trong số đó là chứng mất trí. Ví dụ, một số người có cả bệnh Alzheimer và bệnh mất trí nhớ mạch máu. Bệnh Alzhemier được đặt theo tên của Bác sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906, Bác sĩ Alzheimer nhận thấy những thay đổi trong mô não của một người phụ nữ đã chết vì một bệnh tâm thần bất thường. Các triệu chứng của cô bao gồm mất trí nhớ, các vấn đề ngôn ngữ và hành vi không thể đoán trước. Sau khi bà qua đời, ông đã kiểm tra não của mình và tìm thấy nhiều khối bất thường (bây giờ gọi là mảng amyloid) và các bó sợi bị rối (bây giờ gọi là neurofibrillary).

Những thay đổi trong não khi mắc bệnh Alzheimer

Sự tổn thương não sẽ bắt đầu xuất hiện từ khoảng 10 năm trước khi các vấn đề về bộ nhớ, nhận thức xuất hiện. Trong giai đoạn tiền lâm sàng của bệnh, người ta thường không có triệu chứng, nhưng trong não đã bắt đầu có sự thay đổi xấu. Những chất cặn bã bất thường của protein tạo thành những mảng amyloid và những đám rối tau (tau là một loại protein). Điều này sẽ làm cho các tế bào thần kinh khỏe mạnh ngừng hoạt động, mất kết nối với các tế bào thần kinh khác và gây chết. Tổn hại ban đầu xuất hiện diễn ra ở vùng hippocampus, phần não chịu trách nhiệm trong việc hình thành ký ức. Khi nhiều tế bào thần kinh chết đi, các phần bổ sung của não bị ảnh hưởng và chúng bắt đầu co lại. Đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, tổn thương lan rộng và mô não đã bị thu hẹp đáng kể.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer rất khác nhau đối với nhiều người. Đó có thể là suy giảm nhận thức ở các khía cạnh như nhận dạng từ ngữ, các vấn đề về tầm nhìn, không gian, suy luận hoặc phán đoán kém. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các dấu hiệu sinh học của não như dịch não tủy và máu để sớm phát hiện những thay đổi trong não nhằm chẩn đoán bệnh Alzheimer

Khi bệnh Alzheimer bắt đầu tiến triển, bệnh nhân sẽ bị mất trí nhớ và gặp phải những khó khăn trong quá trình nhận thức. Họ có thể đi lang thang và bị lạc, khó xử lí các vấn đề về tiền bạc và hóa đơn, thường hay lặp lại các câu hỏi ngớ ngẩn, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hằng ngày và thay đổi về tính cách, hành vi. Bệnh thường sẽ được phát hiện trong giai đoạn nảy

Trong giai đoạn này, tổn hại sẽ diễn ra ở vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát ngôn ngữ, lập luận, xử lí cảm giác và ý thức. Chứng mất trí nhớ và rối loạn sẽ trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân bắt đầu sẽ khó khăn trong việc nhận ra gia đình và bạn bè. Họ sẽ khó thực hiện được những điều mới mẻ, các nhiệm vụ nhiều thao tác như mặc quần áo hoặc đối phó với những tình huống mới. Những bệnh nhân ở giai đoạn này có thể gặp các vấn đề về ảo giác, hoang tưởng và hành động bốc đồng.

Cuối cùng, các mảng bám, những mớ lan truyền khắp não và mô não co lại đáng kể. Những bệnh nhân Alzheimer nặng không thế giao tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào người khác chăm sóc. Vào cuối giai đoạn, người bệnh chỉ nằm trên giường cho đến khi chết.

Hầu hết những người mắc hội chứng Down đều phát triển bệnh Alzheimer. Điều này có thể là do những người mắc hội chứng Down có thêm một bản sao nhiễm sắc thể 21, có chứa gen tạo ra amyloid có hại.

2. Các yếu tố về sức khỏe, môi trường và lối sống

Nghiên cứu cho thấy rằng một loạt các yếu tố ngoài di truyền có thể gây ra sự phát triển và quá trình phát triển của bệnh Alzheimer. Ví dụ, tồn tại mối quan hệ giữa suy giảm nhận thức và các bệnh về mạch máu như bệnh tim, đột quỵ, và huyết áp cao, cũng như các bệnh về trao đổi chất như tiểu đường và béo phì. Nghiên cứu đang thực hiện sẽ giúp chúng tôi hiểu được và làm thế nào để giảm các nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Một chế độ ăn uống bổ dưỡng, hoạt động thể chất, tham gia xã hội có thể giúp mọi người khỏe mạnh khi họ già đi. Những yếu tố này cũng có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Các thử nghiệm lâm sàng đang thử nghiệm một số khả năng này.

Các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp và công cụ để giúp xác định xem một người có vấn đề về trí nhớ có phải là do bệnh Alzheimer hay do các nguyên nhân khác. Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, bác sĩ có thể:

Hỏi người đó về thành viên trong gia đình, bạn bè, những câu hỏi về sức khỏe tổng thể, các vấn đề sức khỏe trong quá khứ, khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày, thay đổi hành vi và tính cách

Tiến hành kiểm tra bộ nhớ, giải quyết vấn đề, khả năng đếm và ngôn ngữ

Thực hiện các xét nghiệm y tế như xét nghiệm máu và nước tiểu

Thực hiện chụp cắt lớp não (CT), chụp cộng hưởng từ(MRI) và chụp cắt lớp phóng xạ( PET) để loại trừ nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác

Các xét nghiệm này có thể được lặp lại để xác định rõ hơn về tình trạng trí nhớ của người đó và các chức năng nhận thức khác đang thay đổi theo thời gian. Bệnh Alzheimer có thể được chẩn đoán chắc chắn chỉ sau khi chết, bằng cách liên kết các biện pháp lâm sàng với kiểm tra mô não trong khám nghiệm tử thi.

Những người có trí nhớ và suy nghĩ kém nên nói chuyện với bác sĩ của họ để tìm hiểu xem triệu chứng của họ là do Alzheimer hay nguyên nhân khác, chẳng hạn như đột quỵ, khối u, bệnh Parkinson, rối loạn giấc ngủ, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng . Chứng mất trí không phải do Alzheimer có thể điều trị được.

Nếu chẩn đoán là bệnh Alzheimer, bắt đầu điều trị sớm trong quá trình phát bệnh có thể giúp duy trì hoạt động hàng ngày trong một thời gian, mặc dù quá trình tiến triển của bệnh không thể dừng lại. Chẩn đoán sớm cũng giúp các gia đình lập kế hoạch cho tương lai người bệnh. Họ có thể chuẩn bị về tiền bạc, sắp xếp cuộc sống cho người bệnh sau này.

Ngoài ra, chẩn đoán sớm cho mọi người để giúp họ có cơ hội lớn hơn để tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng đang thử nghiệm.

Bệnh Alzheimer là một loại bệnh lí phức tạp và không chắc chắn rằng một loại thuốc nào có thể can thiệp hoặc điều trị thành công nó. Phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc giúp mọi người duy trì chức năng tâm thần, điều khiển hành vi và làm chậm sự suy giảm nhận thức, mất trí nhớ.

1. Duy trì chức năng tâm thần

Một số loại thuốc được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Donepezil (Aricept®), rivastigmine (Exelon®) và galantamine (Razadyne®) được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình (donepezil có thể được sử dụng cho bệnh Alzheimer nặng). Memantine (Namenda®) được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer vừa phải đến nặng. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, những hóa chất truyền tải thông điệp giữa các tế bào thần kinh. Chúng có thể giúp giảm các triệu chứng và giúp đỡ với các vấn đề hành vi nhất định. Tuy nhiên, những loại thuốc này không làm thay đổi quá trình bệnh lý đã có từ trước. Chúng có hiệu quả đối với một số nhưng không phải tất cả mọi người và có thể chỉ giúp trong một thời gian giới hạn. FDA cũng đã phê duyệt Aricept® và Namzaric®, một sự kết hợp của Namenda® và Aricept®, để điều trị bệnh Alzheimer vừa phải đến nặng.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh Alzheimer bao gồm mất ngủ, lang thang, kích động, lo âu và hung hăng. Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do tại sao các triệu chứng này xảy ra và đang nghiên cứu các phương pháp điều trị mới – thuốc và không dùng thuốc – để kiểm soát chúng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị các triệu chứng hành vi có thể làm cho những người mắc bệnh Alzheimer thoải mái hơn.

3. Tìm kiếm phương pháp điều trị mới

Nghiên cứu bệnh Alzheimer đã phát triển đến mức độ mà các nhà khoa học có thể điều trị giải quyết các quá trình bệnh lý tiềm ẩn. Trong các thử nghiệm lâm sàng liên tục, các nhà khoa học đang phát triển và thử nghiệm một số can thiệp có thể, bao gồm liệu pháp tiêm chủng, liệu pháp thuốc, đào tạo nhận thức, hoạt động thể chất và phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh tim mạch và tiểu đường.

Chăm sóc cho người bị bệnh Alzheimer khá tốn kém về mặt chi phí. Gia đình cần phải kiên nhẫn và chăm sóc người bệnh chu đáo, để họ có thể giảm bớt các triệu chứng của loại bệnh này.

Bệnh Alzheimer, Cách Phòng Và Chữa Bệnh Alzheimer Bằng Tinh Bột Nghệ

Tinh bột nghệ có tác dụng thần kỳ trong việc phòng và chữa bệnh Alzheimer, bệnh thường gặp ở người già, người cao tuổi. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer trên thế giới ngày càng tăng cao.

Alzheimer – Một chứng bệnh thoái hóa mô thần kinh gây mất trí nhớ rất hay gặp ở người cao tuổi, người già. Hàng năm có tới hàng triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Việc tìm ra phương pháp phòng và chữa căn bệnh này đều được các nhà khoa học, y học quan tâm nghiên cứu.

Bệnh alzheimer – Chứng mất trí nhớ hay gặp ở người già

Một điều đáng mừng là gần đây, các nhà nghiên cứu của UCLA Alzheimer’s Disease Center và Veterans Affairs đã phát hiện ra công dụng làm chậm quá trình hình thành Beta amyloid – một chất gây bế tắc và làm chết những tế bào trong não bệnh nhân Alzheimer nhờ – hoạt chất chứa trong tinh bột nghệ vàng từ những thí nghiệm được tiến hành trên loài chuột. Ông Cole, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu thuộc UCLA đã kết luận: “Hoạt chất Curcumin có tác dụng mạnh hơn bất cứ loại thuốc nào để điều trị trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Azheimer”.

Tinh chất Curcumin chứa trong nghệ vàng có tác dụng trong việc phòng – chữa bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học California tại Los Angeles và Riverside cũng đưa ra tuyên bố tương tự: hoạt chất Curcumin trong củ nghệ hay tinh bột nghệ nguyên chất đều có tác dụng ức chế sự phát tán của các mảng Amyloid trong não (một nguyên nhân quan trọng gây bệnh Alzheimer).

Điều đáng nói hơn là theo những khảo sát của UCLA: Người dân Ấn Độ cỏ tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp nhất thế giới (chỉ 1% người cao tuổi mắc bệnh, trong khi tỉ lệ này tại Mỹ cao hơn gấp 16 lần) – nơi mà người dân sử dụng nghệ như một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.

Ấn Độ có tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer thấp nhất thế giới nhờ việc sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn

Một cuộc khảo cứu còn tìm thấy một loại hoạt tố trong củ nghệ gọi là bisdemethoxycurcumin làm bình thường hóa mức độ macrophage trong các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Trong các người mạnh khỏe, macrophages có chức năng tiêu diệt các tế bào bất bình thường trong cơ thể, song đối với bệnh nhân Alzheimer, nồng độ macrophage lại quá thấp để loại bỏ các mảnh amyloid gây bệnh trong não.

Hình ảnh: Macrophage (Tinh Nghệ Thu Hồng)

Macrophage (màu tím trong hình) đảm nhiệm chức năng như một vệ sĩ trong cơ thể. Tuy nhiên nồng độ macrophage ở bệnh nhân Alzheimer thấp hơn nhiều so với bình thường.

Tiến sĩ y học Anshu Rohagti thuộc bệnh viện Sir Gangaram cho rằng, việc khám phá tác dụng chữa bệnh Alzheimer của củ nghệ có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang già đi, vì trên thế giới hiện nay có khoảng trên 30 triệu người đang bị hành hạ bởi căn bệnh này và đến năm 2050 con số này có nguy cơ tăng lên gấp 4 lần.

Có nhiều cách để bổ sung tinh bột nghệ vàng hàng ngày để phòng tránh bệnh Alzheimer. Người dân Ấn Độ thường sử dụng bột Cà ri, món Cà ri, Lassi nghệ… trong các bữa ăn. Các bạn cũng có thể sử dụng nghệ bằng cách uống 1 cốc sữa nghệ vào buổi sáng và tối sau khi ăn để hấp thụ tốt cho cơ thể.

Một cốc sữa nghệ vào mỗi buổi sáng và tối giúp cơ thể có thêm hoạt chất Curcumin chống lại bệnh Alzheimer

Ngoài ra, sữa nghệ còn là một dược liệu cổ truyền thông dụng trong y khoa Ayurvedic để điều trị bệnh viêm khớp, thái hóa khớp, trị liệu ho, đau cuống họng và cảm lạnh.

Loại thức uống này cũng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn nhờ tác dụng của sữa tươi, giúp cơ thể khỏe mạnh và chữa lành các vết thương.

CAM KẾT TINH BỘT NGHỆ THU HỒNG NGUYÊN CHẤT 100%

KHÔNG HOÁ CHẤT KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN KHÔNG CHẤT PHỤ GIA KHÔNG PHẨM MÀU ĐỘC HẠI KHÔNG PHA TẠP CHẤT HOÀN TOÀN 100% TỪ THIÊN NHIÊN

PHƯƠNG CHÂM BÁN HÀNG THẬT LÀ NHẤT

TINH NGHỆ THU HỒNG LỌT TOP 100 THƯƠNG HIỆU TỐT NHẤT