Triệu Chứng Zona Ở Nách / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Zona Ở Nách

Nguyên nhân gây bệnh zona ở nách

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh nói chung là do một loại virus có tiền sử gây bệnh thủy đậu gây ra. Đối với những người đã mắc bệnh thủy đậu và được điều trị khỏi thì virus này vẫn còn tồn tại ở bên trong cơ thể người bị bệnh tại các vùng mô thần kinh gần tủy sống và não. Sau thời gian vài năm sau nếu như gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu thì virus này sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh như người có sức đề kháng yếu, bị suy nhược cơ thể, thường xuyên căng thẳng, stress…

Zona thần kinh ở nách do virus gây bệnh thủy đậu gây ra

Dấu hiệu để nhận biết bệnh zona thần kinh nách

Để nhận biết bệnh nhân bị zona ở nách bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: Trước tiên sẽ có cảm giác đau, ngứa, căng, phồng và nhức tại những vị trí bị virus tấn công, chẳng hạn như nách. Thông thường những cơn đau này xuất hiện dai dẳng trong vòng 1 – 3 ngày kèm theo đó là những nổi đỏ, tấy và phồng lên tại vị trí đau. Khoảng 10 – 12 ngày sau tại vị trí đau sẽ tụ mủ. Bệnh tự khỏi và biến mất sau khoảng 2 – 3 tuần. Đối với những người có cơ thể, sức đề kháng khỏe mạnh thì sẽ ít để lại sẹo. Còn đối với những người có sức đề kháng yếu thì thường để lại sẹo.

Lúc bệnh khởi phát bệnh nhân còn cảm thấy hơi đau, rát tại những vùng da ở nách cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, chóng mặt… Sau đó thì những mụn nước có kích thước to, nhỏ sẽ mọc không đều thành các chùm trên nền da bị tổn thương đó.

Bên trong những mụn nước này sẽ chứa dịch trong hoặc hơi hồng. Đôi khi sẽ có mủ sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Vài ngày sau mụn nước bị vỡ ra, lở nhẹ và đóng thành một lớp mài có màu trắng hoặc hồng nhẹ.

Bệnh xuất hiện ban đầu với vùng da ửng đỏ

Một số triệu chứng khác kèm theo đó là nổi hạch ngay nách gần với vùng da bị bệnh. Sờ vào người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh ở nách

Chữa zona thần kinh nách bằng phương pháp điều trị dân gian

+ Sử dụng mật ong: Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mật ong có thành phần giúp kháng virus. Do đó khi bạn bôi mật ong lên vùng da bị bệnh thì sẽ giảm làm giảm đau, kháng viêm và nhanh hồi phục làn da khỏe mạnh.

+ Sử dụng tinh dầu tỏi: Tinh dầu tỏi có khả năng kháng viêm và gây ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng bông tăm sạch và chấm một giọt tinh dầu tỏi sau đó dùng để thoa lên vị trí vùng da dưới nách bị tổn thương. Nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ và để lại qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch bạn sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Sữa tươi hoặc sữa chua: Trong 2 loại sữa này có chứa những lợi khuẩn giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh. Để phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất thì bạn nên sử dụng khi còn đang lạnh.

Chữa zona ở nách bằng thuốc tây

Cách chữa zona thần kinh nách bằng thuốc tây

Một số loại thuốc tây được các bác sĩ khuyên dùng khi bị zona ở cổ, nách hay các bộ phận khác trên cơ thể là thuốc giảm đau, thuốc kháng virus, kem bôi capsaicin… Những thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh zona ở nách. Làm giảm đau, giảm ngứa, đồng thời ngăn chặn và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Hạn chế những biến chứng nghiêm trọng xuất hiện trong cơ thể con người.

Bệnh Zona Thần Kinh Ở Mắt Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh zona thần kinh ở mắt là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm tỷ lệ người mắc Zona lên đến 1,5-3,0%, đây là nỗi ám ảnh của khá nhiều người vì các cơn đau do bệnh lý gây nên.

Zona là bệnh do Vacirella Zoster virus gây nên, được dân gian quen gọi là bệnh giời leo. Vacirella Zoster virus tấn công vào dây thần kinh, hạch giao cảm, chúng nhân lên tại hạch rễ sau và gây nên viêm cấp tính. Viruslan dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi, đau đớn, bỏng rát.

Cơn đau, bỏng rát theo con đường đi của dây thần kinh cảm giác đó chi phối.

Ở người lớn, người tương đối cao tuổi dễ có khả năng mắc bệnh do hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số nhóm bệnh như: bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin…), tiểu đường, ung thư, viêm não – màng não, suy giảm miễn dịch, những sang chấn tinh thần, suy nhược thân thể, xạ chữa trị, …

Bệnh Zona thần kinh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên các vùng da như mặt, cổ, lưng, ….trong đó Zona thần kinh ở mắt được xem là nguy hiểm nhất cần phải thận trọng.

Loại virus này ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận bên trong và ngoài mắt bao gồm giác mạc và dây thần kinh thị giác, cần phải lưu ý vì có khả năng gây viêm loét giác mạc, để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng thị lực và có khả năng dẫn đến mù lòa.

Bệnh Zona thần kinh ở mắt cũng như Zona nói chung, thường xuất hiện những nốt mụn đỏ nhỏ hình thành trên mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc cánh mũi và thường gặp phải vào mùa thu hoặc mùa xuân, do virus gây ra. Các mụn nước này có thể xuất hiện đồng thời hoặc sau khi vết rộp da biến mất sau vài tuần.

Tuy nhiên, cũng có một số người chỉ có triệu chứng ở mắt và kèm theo những đau đớn khó chịu. Bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính và tái phát lại nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh ở mắt thường gặp bao gồm:

Các dát đỏ ban đầu hình thành sau đó biến thành mụn nước như bị bỏng mọc rải rác hoặc thành dải xung quanh mắt, mi mắt,….

Đôi khi gây đỏ mắt hoặc xung quanh vùng mắt, kèm theo tình trạng chảy nước mắt, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…

Người bệnh có cảm giác bị mỏi mắt, mờ mắt, cảm giác đau kiểu bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, thậm chí có cảm giác bị tê liệt khi bệnh phát triển nặng.

Khi xâm nhập vào giác mạc gây viêm loét giác mạc, làm cho người bệnh thấy cộm xốn, kích thích chảy nước mắt và thậm chí gây mờ mắt.

Các triệu chứng bệnh Zona ở mắt thường xuất hiện rất nhanh khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến bác sĩ mắt để được điều trị càng sớm càng tốt tránh gây những biến nguy hiểm.

Khi có biểu hiện bệnh Zona thần kinh ở mắt người bệnh cần hết sức cẩn trọng vì bệnh phát triển rất nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Mắt bị khô, để lại sẹo ở mí mắt hoặc giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, kết mạc, liệt dây thần kinh mắt và dẫn đến mù mắt vĩnh viễn rất nguy hiểm.

Có trường hợp bị biến chứng đau tai, tê liệt và mất cảm giác trên mặt, mất vị giác.

Biến chứng bệnh Zona thần kinh ở mắt ở người già có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm màng não.

Nặng có thể gây biến chứng viêm tai – mũi- họng gây điếc.

Chính vì những biến chứng vô cùng nguy hiểm khi bệnh Zona thần kinh xảy ra ở mắt, vì vậy mà người bệnh khi phát hiện bệnh Zona thần kinh ở mắt thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện mắt để khám và điều trị hiệu quả hợp lý. Đặc biệt là bệnh xảy ra ở 2 mắt thì càng cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt phòng ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt

Sử dụng thuốc:

Việc sử dụng thuốc để tiêu diệt virus gây bệnh và ngăn chặn bệnh phát triển vẫn được bác sĩ cũng khuyên dùng như: Famciclovir, Acyclovir, Valacyclovir, các thuốc chứa chất Steroid,… cùng với những loại thuốc giảm đau thường dùng là Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Khi sử dụng các loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc sử dụng.

Chăm sóc và giữ gìn tổn thương trên da.

Tránh gãi, gây trầy xước các nốt ban Zona và rửa tay sau khi chạm vào chúng.

Bên cạnh các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần chú ý kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt, chăm sóc phù hợp để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả chữa trị bệnh. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, tăng cường ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý,…

Những thông tin trên chúng tôi vừa cung cấp về bệnh Zona thần kinh ở mắt về những triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị về căn bệnh này, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị sớm tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BSCKII. NGUYỄN ĐỖ THANH LAM

Bệnh Zona Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh zona, hay còn có tên dân gian là bệnh giời leo, là một trong những bệnh phổ biến tiêu biểu ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Ngoài ra, đây được xem là một bệnh thường gặp ở trẻ em và được tạo ra từ cùng loại nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện tốt để lan truyền bệnh nhanh chóng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về bệnh này để có hướng xử lý kịp thời khi con mình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh Zona Có những triệu chứng cơ bản thường gặp ở trẻ bị mắc bệnh Zona như sau: – Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, đau họng, khó chịu. Đây là điều kiện tốt để virus bệnh tấn công và làm cho cơ thể bị suy nhược hơn. – Sốt: thường là bị sốt cao, tầm 38 đến 40 độ. Trẻ có thể bị sốt từ lúc mới bệnh.

– Đau rát trên da: đây là triệu chứng bệnh zona rõ rệt và đặc trưng. Bé có thể thấy đau rát ở da, da bị ửng đỏ và mức độ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ thấy rất khó chịu và rất đau như bị phỏng ở da. – Mọc mụn nước: sau khi bị sốt 1 – 2 ngày, những mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng da bị ửng đỏ. Mụn tập trung thành vệt dài có đường kính 3 – 5 mm, chạy theo các dây thần kinh. Bị nổi thành gồ cao hơn da bình thường. Tuy nhiên, có một vài biến chứng của bệnh zona nếu như không được chăm sóc đúng cách. Đó là những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài, khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm là khi zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này.Cách chữa trị bệnh zona Cần phải chữa và chăm sóc người bị bệnh Zona đúng cách để tránh những biến chứng sau này: – Giữ sạch vết thương: dùng băng sạch ngâm nước lạnh vào đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 7 đến 8 lần để làm dịu cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước. Không dùng vật bẩn để đụng vào vết thương. – Sử dụng thuốc giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau, chỉ nên dùng 1 viên/ ngày nếu như trẻ quá đau. – Sử dụng thuốc kháng virus: thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. – Sử dụng thuốc hỗ trợ: bao gồm các loại như kem chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, tất cả loại thuốc phải theo sự kê toa của bác sĩ.Phòng ngừa bệnh zona Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chống bệnh Zona cho trẻ em, chỉ có vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên, trẻ em việc tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng phần nào phòng tránh bệnh Zona. Do đó, nên đưa bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu vào đúng thời điểm.

Bạn có thể phòng tránh bằng cách luôn giữ cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra môi trường bên ngoài thì cần những vật dụng che chắn như áo khoác, nón, khẩu trang, đặc biệt là vào mùa mưa. Trong môi trường cộng đồng (trường học, sân chơi…) tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh. Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.

Zona Thần Kinh Và Những Triệu Chứng Thường Gặp

2 – 3 ngày trước khi bị tổn thương, người bệnh thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc. Tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu…v.v. Người bệnh gặp những triệu chứng này cần có sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ trước khi bệnh phát triển nặng hơn.

Câu hỏi bởi: Nguyễn thị tâm

Thưa bác sĩ. Tôi đang có thai tuần thứ 32 nhưng cách đây một tuần da tôi có hiện tượng đỏ ửng. Ngày hôm sau thấy xuất hiện hạt mụn nước nhỏ bám trên vùng da đỏ đó. Và tới ngày thứ 3 thì tôi đi khám ngoài và họ chuẩn đoán tôi bị zona thần kinh. Có bôi thuốc đầy đủ cho tôi nhưng giờ lại bị lan ra một số chỗ của cơ thể rất khó chịu. Vậy cho tôi hỏi tôi bị bệnh gì và cách phòng trừ như thế nào? Cám ơn bác sĩ.

Nếu là zona thì có biểu hiện đau và rát trước khi phát ra tổn thương, sau đó thì đau và rát nhiều. Zona chỉ phát ra 1 nửa cơ thể, bên phải hoặc bên trái. Nếu đau rát và phát ở cả 2 bên thì là do suy giảm miễn dịch. Nếu chỉ rát, không đau, lan khắp người thì có thể là viêm da dị ứng, nguyên nhân có thể do phấn hoa hay côn trùng. Nếu bị dị ứng thì phải dùng thuốc chống dị ứng như corticoit. Zona thì phải điều trị bài bản không thì sẽ để lại di chứng. Nhưng là dị ứng thì không ảnh hưởng. Zona phía trên thì không sao, nếu nằm ở vùng bụng sát với tử cung thì zona đau thì tử cung đau, nhưng không ảnh hưởng tói thai nhi. Bạn cần đi lại cẩn thận tránh bị ngã.

Ngứa mí mắt có phải zona thần kinh?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi. Cho cháu hỏi là mắt cháu tự nhiên thấy ngứa ở vòng quanh mí mắt bên trái, xong đến tối mắt cháu sưng đỏ lên, rát lắm ạ. Cháu đi mua thuốc thì người ta bảo cháu bị zona thần kinh. Vậy cho cháu hỏi có phải cháu bị zona không ạ? Và bị ở mắt có nguy hiểm không ạ?

Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Triệu chứng em có rất giống với biểu hiện trong bệnh Zona thần kinh do loại vi-rút cùng loại với vi-rút thủy đậu gây nên. Tổn thương Zona ban đầu là những đám đỏ, rất rát và sau đó xuất hiện mụn nước. Zona ở mắt có thể có kèm những tổn thương ở mi mắt, kết mạc, củng mạc, giác mạc… Đặc biệt có thể có di chứng sẹo, thủng giác mạc. Em cần đi khám bác sĩ để được chăm sóc và hướng dẫn chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay 54 tuổi. Vừa qua, mẹ cháu bị zona thần kinh. Sau khi phát hiện và uống thuốc 10 ngày thì không còn đau nhức nữa, các vết nhọt cũng lành lại. Tuy nhiên, mẹ cháu lại bị nhợn khắp người khi đi chân trần hay mặc quần ngắn. Cháu rất mong được bác sĩ giải đáp giúp về tình trạng của mẹ cháu và cách khắc phục. Ngoài ra, mẹ cháu có cần tiếp tục uống thước không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn. Chúc bác sĩ sức khỏe và nhiều niềm vui.

Chào em, Zona thần kinh là tổn thương của thần kinh nên cũng cũng có ảnh hưởng đến toàn thân. Khi thần kinh bị viêm thì nơi khác cũng trở nên nhạy cảm nên mẹ em có cảm giác nhợn và có khi tê bì . Mẹ em cần đi tái khám để bác sĩ cho thêm thuốc bổ thần kinh , nhiều trường hợp ZONA đã khỏi nhưng cơn đau vẫn còn nguyên em ạ. Chúc mẹ em sớm khỏe!

Bị zona thần kinh phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Tôi đang có bầu tháng cuối nhưng từ hôm nay tới giờ tôi có triệu trứng bệnh zona thần kinh nó lan dần mỗi chỗ một ít ở lưng tôi. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải làm thế nào để khỏi được ạ?

Tôi cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Xin trả lời bạn là chúng tôi không thể kê đơn thay bác sĩ chữa trị cho bạn, do đó bạn cần đến bác sĩ khám để chẩn đoán xác định và kê đơn chữa trị. Ở góc độ giải đáp, xin đưa ra một số thông tin với bạn về bệnh Zona trong thời kỳ mang thai:

Hầu hết là nhẹ và không tác động tới em bé. Việc sử dụng thuốc chữa trị phải đảm bảo an toan cho thai nhi, tuân thủ liều lượng thuốc, cách uống thuốc do bác sĩ điều tri quyết định Một số thuốc có thể được sử dụng trong chữa trị Zona ở phụ nữ mang thai. Bạn cần sử dụng thuốc kháng vi rút chẳng hạn kem Zovirax để ức chế sự phát triển của vi rút. Thuốc không tác động đếm thai nhi nhưng không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Sử dụng thuốc kháng Histamin như dung dịch Bernadyl để làm giảm biểu hiện ngứa. Để làm dịu biểu hiện rát bạn có thể bôi dung dịch Cameline 1,5 %. Việc sử dụng thuốc giảm đau cần thận trọng, cân nhắc và trao đổi kỹ với bác sĩ chữa trị trước khi uống thuốc.

Nữ 61 tuổi bị zona thần kinh

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi là nữ giới, năm nay 61 tuổi. Cho tôi hỏi, tôi bị bệnh zona thần kinh đã lành 5 tháng rồi. Tại sao người vẫn đau nhức và ngứa trong da? Nếu vậy có cần dùng thuốc nữa hay không? Có cần ăn kiêng gì không? Mong bác giải đáp cánh chữa trị để chữa trị kịp thời.

Cảm ơn bác sĩ.

Zona là bệnh thường gặp, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đây là chứng bệnh do cùng loại virut của bệnh thuỷ đậu gây lên. Đa số các bệnh nhân zona có tiền sử mắc bệnh thuỷ đậu từ khi nhỏ. Sau khi thuỷ đậu đã khỏi thì một số virut vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn nhưng không gây bệnh. Các virut này cư trú ở các hạch thần kinh nhiều tháng, nhiều năm. Gặp khi điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, các sang chấn tâm lý, suy nhực cơ thể… Chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và giây lên bệnh zona.

Bệnh zona là bệnh ngoài da nhưng lại tổn thương gốc ở dây thần kinh. Khi bị zona không cần kiêng ăn. Vẫn tắn rửa bình thường, vẫn vận động tập thể dục hàng ngày không tác động gì. Bệnh zona đã khỏi nhưng có thể vẫn đau kéo dài. Những biến chứng gây đau kéo dài là do phát hiện muộn hoặc chữa trị không đúng. Tốt nhất là chữa trị trong vòng 48 giờ. Điều trị sớm sẽ hạn chế tổn thương dây thần kinh nên sẽ giảm đau và giảm các biến chứng. Nếu chị chữa trị zona đã 4 tháng rồi mà vẫn đau thì chị vẫn có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài thêm một thời gian nữa như: Gabapetin (neurontin), hoặc Pregabalin (lyrica).

Chúc chị mạnh khỏe.