Triệu Chứng Zona Mắt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Zona Mắt Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Có khoảng 10-20% những người bị zona xuất hiện các mụn nước ở trong hoặc xung quanh mắt, hay còn được gọi tắt là zona mắt. Bệnh zona mắt có thể gây ra sẹo, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác.

Yếu tố nguy cơ

-Bệnh zona do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này cũng được biết đến là nguyên nhân của bệnh thủy đậu. Nếu bạn từng bị thủy đậu, virus varicella-zoster sẽ tồn tại trong cơ thể và tái hoạt động sau nhiều năm, dẫn đến bệnh zona nói chung, zona mắt nói riêng.

-Bệnh th­ường gặp vào mùa xuân – thu và mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh), như­ng xảy ra ở ngư­ời lớn nhiều hơn (3/4 số bệnh nhân zona trên 45 tuổi), đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (8 – 11% bệnh nhân nhiễm HIV bị zona). Ngoài ra, người có dùng các thuốc loại corticoid lâu ngày thường dễ bị zona.

Triệu chứng bệnh zona mắt

– Ở bệnh nhân mắc zona mắt, các mụn nước có thể xuất hiện trên mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc cánh mũi; chúng có thể mọc cùng lúc với các mụn nước trên da hoặc vài tuần sau khi các nốt trên da đã biến mất. Một số người chỉ có triệu chứng zona ở mắt.

-Kèm theo mụn nước, bệnh nhân có thể có: Cảm giác đau kiểu bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, đỏ mắt hoặc xung quanh mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.

-Bệnh nhân cũng có thể bị sưng ở các bộ phận của mắt như: Mi mắt, võng mạc, giác mạc.

Những mụn nước do zona thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần nhưng những triệu chứng ở trên mặt và mắt của có thể mất vài tháng để lành lại.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân vài ngày một lần. Sau khi đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám 3-12 tháng/ lần để kiểm tra các biến chứng như glaucoma, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng kéo dài đến thị lực.

Biến chứng của bệnh zona mắt

Bệnh zona có thể dẫn đến sưng, phù giác mạc, gây tăng nhãn áp. Bệnh nhân zona mắt có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc… Một số trong các biến chứng này có khả năng gây mù lòa cho bệnh nhân.

Chẩn đoán Zona mắt

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh zona bằng cách quan sát những mụn nước trên mi mắt, da đầu và thân mình, hoặc cũng có thể lấy dịch ở nốt mụn nước để làm xét nghiệm tìm virus varicella-zoster. Bác sĩ mắt sẽ khám đầy đủ các bộ phận của mắt như giác mạc, thủy tinh thể,võng mạc… để tìm những tổn thương do virus gây ra.

Điều trị Zona mắt

Điều trị triệu chứng giảm bỏng rát và đau gồm: đắp gạc lạnh. Chống viêm, thuốc chống virus, thuốc nhỏ kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc dinh dưỡng bề mặt (nước mắt nhân tạo)… Liệu pháp kháng virus đường uống (Acyclovir 800mg) làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20 – 30%.

Phòng bệnh zona mắt

-Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona, đặc biệt người dễ nhiễm như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn nhiễm yếu.

-Tiêm Vaccin kháng Varicella – Zoster như Zostavax.

-Khi bệnh cần điều trị tích cực, kịp thời để giảm nguy cơ bị những biến chứng nặng có thể đe dọa đến thị lực. Những bệnh nhân bị zona mắt nên được một bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.

-Khi nghi ngờ bị zona mắt cần đi khám, tốt nhất khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc bác sĩ chuyên hoa tại bệnh viện mắt để được điều trị càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là dùng các thuốc kháng virus để ngăn sự phát triển của chúng.

Tuy nhiên, dùng thuốc gì, liều dùng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh hoặc người nhà không tự chẩn đoán, tự động mua thuốc chữa trị nếu không có chuyên môn về y học.

Bệnh Zona Ở Mắt Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh zona ở mắt có nguy hiểm không?

Có khoảng 10-20% những người bị xuất hiện các mụn nước ở trong hoặc xung quanh mắt, hay còn được gọi tắt là zona mắt. Bệnh zona mắt có thể gây ra sẹo, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh zona mắt và các biến chứng của nó bằng cách tiêm phòng nếu bạn trên 50 tuổi.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona mà hầu hết mọi người đều chú ý tới đó là cảm giác đau và bỏng rát, thường xuất hiện ở một bên cơ thể, đặc biệt là ở thân mình, bao gồm:

Những dấu hiệu sớm khác có thể xuất hiện như:

Trong vòng 2-3 ngày sau, da sẽ phát ban đỏ ở khu vực bạn cảm thấy đau. Vì virus phát triển dọc theo dây thần kinh nên ban thường mọc thành một đường thẳng ở một bên cơ thể hoặc một bên mặt.

Sau một vài ngày, mụn nước sẽ mọc lên trên vùng da đỏ. Cuối cùng, những mụn nước này sẽ vỡ ra và có thể chảy máu, sau đó đóng vảy và bắt đầu lành lại. Các ban zona thường kéo dài 2-6 tuần.

Những triệu chứng của zona mắt

Khi bạn bị zona mắt, các mụn nước có thể xuất hiện trên mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc cánh mũi của bạn; chúng có thể mọc cùng lúc với các mụn nước trên da hoặc vài tuần sau khi các nốt trên da đã biến mất. Một số người chỉ có triệu chứng zona ở mắt.

Kèm theo mụn nước, bạn có thể có:

Cảm giác đau kiểu bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt

Đỏ mắt hoặc xung quanh mắt

Chảy nước mắt

Ngứa mắt

Nhìn mờ

Nhạy cảm với ánh sáng

Bạn cũng có thể bị sưng ở các bộ phận của mắt như:

Mi mắt

Võng mạc – lớp nhạy cảm với ánh sáng nằm ở phía sau nhãn cầu

Giác mạc – một lớp trong suốt ở phía trước nhãn cầu

Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến bác sĩ mắt để được điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế những biến chứng lâu dài của bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Nếu bạn đã từng bị thủy đậu khi còn trẻ, bạn sẽ có nguy cơ bị zona sau này. Khoảng 1/5 những người bị thủy đậu sẽ xuất hiện zona. Virus varicella-zoster không hoạt động hay còn gọi là tồn tại ở thể ngủ trong cơ thể. Chúng ẩn mình trong các tế bào thần kinh gần cột sống, nhưng có thể tái hoạt động khi bạn về già.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc zona:

Bị thủy đậu khi còn trẻ

Từ 50 tuổi trở lên do hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi

Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV/ AIDS

Sử dụng các thuốc ứng chế miễn dịch như hóa trị, xạ trị trong ung thư, sử dụng thuốc thải ghép trong ghép tạng

Căng thẳng

Đặc biệt, zona có thể phát triển nghiêm trọng ở các đối tượng như:

Phụ nữ có thai

Trẻ đẻ non

Những người suy giảm miễn dịch

Biến chứng của zona mắt

Những mụn nước zona có thể biến mất sau một vài tuần nhưng đau vẫn còn tiếp diễn sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Biến chứng này gây ra do tổn thương thần kinh hay còn gọi là chứng đau thần kinh sau zona, gặp chủ yếu ở người lớn tuổi. Ở hầu hết mọi người thì triệu chứng này thường tiến triển tốt lên theo thời gian.

Ở mắt, sưng giác nghiêm trọng có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh zona cũng có thể dẫn đến sưng, phù giác mạc, gây tăng nhãn áp.

Điều trị zona mắt có thể giúp bạn tránh được những vấn đề lâu dài, bao gồm mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh zona bằng cách quan sát những mụn nước trên mi mắt, da đầu và thân mình. Họ cũng có thể lấy dịch ở nốt mụn nước của bạn để làm xét nghiệm tìm virus varicella-zoster.

Bác sĩ mắt sẽ khám đầy đủ các bộ phận của mắt bạn như giác mạc, thủy tinh thể,võng mạc… để tìm những tổn thương do virus gây ra.

Điều trị

Bác sĩ có thể điều trị zona bằng các thuốc kháng virus (ví dụ như acyclovir, famciclovir, valacyclovir) nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, giúp các mụn nước chóng lành và biến mất nhanh hơn, giảm đau.

Bắt đầu điều trị thuốc trong vòng 3 ngày sau khi các ban đỏ xuất hiện có thể giúp bạn tránh các biến chứng lâu dài do zona.

Để giảm sưng mắt, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc steroid dạng viên hoặc dạng nhỏ mắt. Nếu bạn bị đau thần kinh sau zona, các thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng.

Tiên lượng

Những mụn nước do zona thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần nhưng những triệu chứng ở trên mặt và mắt của bạn có thể mất khoảng vài tháng để lành lại.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bạn vài ngày một lần. Sau khi bạn đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bạn nên đến bác sĩ 3-12 tháng/ lần để kiểm tra các biến chứng như glaucoma, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng kéo dài đến thị lực.

Phòng bệnh

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccin. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng vaccin cho những người từ 60 tuổi trở lên nhưng năm 2011, Cục quản lí thuốc và thực phẩm đã mở rộng giới hạn đến những người từ 50-59 tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết khi nào bạn nên đi chủng ngừa. Nghiên cứu chỉ ra rằng vaccin có thể làm giảm 50% mắc zona và 66% những biến chứng lâu dài.

Nếu bạn bị zona, bạn nên tránh tiếp xúc với những người chưa từng bị thủy đậu. Điều này đặc biệt quan trọng trong gian đoạn lây nhiễm, khi bạn xuất hiện mụn nước trên da. Một người chưa bao giờ bị thủy đậu có thể bị nhiễm virus varicella-zoster và phát triển thủy đậu nhưng có thể không bị zona. Bạn cũng cần lưu ý tránh tiếp xúc với những người đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch suy yếu vì zona có thể phát triển nghiêm trọng ở những đối tượng này.

Tránh gãi, gây trầy xước các nốt ban zona và rửa tay sau khi chạm vào chúng.

Dấu Hiệu Zona Thần Kinh Ở Mắt Và Cách Chữa An Toàn

Bệnh zona thần kinh ở mắt khi xuất hiện có thể làm giảm thị lực, để lại sẹo và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh zona và những biến chứng nguy hiểm của bệnh bằng cách tiêm vắc-xin khi bạn đang trong độ tuổi 50 hoặc hơn.

Bệnh zona thần kinh ở mắt và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh zona là bệnh hình thành và phát triển do sự xâm nhập của một loại virus có tên varicella-zoster. Khi xuất hiện, bệnh gây ra những đợt phát ban. Đồng thời tạo nên nhiều đám mụn nước trên gương mặt và trên những bộ phận khác của cơ thể như ngực, lưng. Varicella-zoster cũng là một loại virus gây nên bệnh thủy đậu.

Dù quá trình điều trị bệnh thủy đậu đã kết thúc, bệnh đã khỏi nhưng virus varicella-zoster vẫn còn tồn tại trong cơ thể dưới dạng ngủ đông. Khi loại virus được kích hoạt hoặc gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây ra bệnh zona thần kinh.

Đau rát hoặc đau nhói là triệu chứng bệnh zona thần kinh đầu tiên mà hầu hết các bệnh nhân đều cảm nhận được. Triệu chứng thường xuất hiện ở một bên của cơ thể và ở khu vực thân cây gồm ngực, eo, lồng ngực… Kèm theo tình trạng đau rát, đau nhói là những cơn đau đầu, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ và một số triệu chứng khác tương tự như bệnh cúm.

Khi bệnh xuất hiện từ hai đến ba ngày, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát tại những khu vực đang phát ban và da đỏ. Virus zona phát triển và di chuyển dọc theo dây thần kinh. Chính vì thế, những đợt phát ban thường sẽ xảy ra và tạo thành một đường ở một bên của khuôn mặt hoặc cơ thể.

Một vài ngày sau đó, đám mụn nước sẽ gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Nếu không cẩn thận, mụn nước sẽ vỡ và có thể gây chảy máu. Phát ban do bệnh zona gây ta có thể xuất hiện kéo dài từ hai đến sáu tuần. Trong thời gian này, những mụn nước cũng dần dần đóng vảy, sau đó lành lại.

Virus varicella-zoster là một nguyên nhân gây bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh. Khi loại virus này phát triển và gây ảnh hưởng đến mắt thì nó có tên gọi là herpes zoster ophthalmicus. Tồn tại hai loại virus gây bệnh zona thần kinh ở mắt. Đó là:

HSV1 hoặc Herpes simplex type 1: Đây là loại virus hình thành nên những vết loét lạnh trên miệng, trên môi và có thể gây nên một số vấn đề về mắt. HSV1 hoặc Herpes simplex type 1 có khả năng tác động và khiến một giác mạc bị nhiễm bệnh.

HSV2 hoặc Herpes simplex type 2: Loại virus này cũng có thể khiến giác mạc bị viêm. Chúng xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm gặp.

Tương tự như nhiều loại virus khác, cả hai loại virus gồm Herpes simplex type 1 và Herpes simplex type 2 đều đã tồn tại trong cơ thể của bệnh nhân trong một thời gian dài. Chúng sống dọc theo dây thần kinh. Cho đến khi những loại virus này được kích hoạt và bùng phát, chúng sẽ nhân lên. Sau đó di chuyển từ khu vực này của cơ thể sang một hoặc nhiều khu vực khác. Virus sẽ tấn một cách mạnh mẽ hơn khi bạn có một hệ miễn dịch suy yếu.

Theo kết quả thống kê có khoảng 10% đến 20% người bị zona có triệu chứng xảy ra ở xung quanh mắt. Khi xảy ra ở khu vực này, bệnh có thể để lại sẹo. Đồng thời khiến bệnh nhân bị giảm thị lực và gây ra nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh zona và những biến chứng nguy hiểm của bệnh bằng cách tiêm vắc-xin khi bạn đang trong độ tuổi trên 50.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt

Khi mắc bệnh zona thần kinh ở mắt, triệu chứng phát ban phồng rộp sẽ xảy ra trên trán, mí mắt, ở chóp hoặc ở một bên mũi. Những đợt phát ban ở mắt có thể xuất hiện đồng thời với với các đợt phát ban ở da. Hoặc vài tuần sau khi những đợt phát ban, mụn nước ở da biến mất thì tình trạng này mới xuất hiện trên mắt.

Cùng với hiện tượng phát ban và nổi mụn nước, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như:

Đau nhói hoặc đau rát trong mắt

Đỏ ở phía trong và xung quanh mắt

Kích ứng mắt và chảy nước mắt

Nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn mờ

Một số bộ phận khác của mắt sẽ có dấu hiệu sưng như: Mí mắt và võng mạc bởi đây là lớp nhạy cảm với ánh sáng tồn tại ở phía sau mắt hay giác mạc là một lớp rõ ràng tồn tại ở phía trước mắt.

Nếu nhận thấy vùng mắt của bạn xuất hiện một hoặc nhiều những biểu hiện nêu trên, bạn nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ và trao đổi thông tin để được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi quá trình chữa trị bệnh diễn ra càng sớm thì bệnh nhân càng ít có nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm lâu dài.

Bệnh zona thần kinh ở mắt nguy hiểm như thế nào?

Phát ban xảy ra do bệnh zona sẽ mờ dần sau một vài tuần điều trị. Tuy nhiên tình trạng đau rát sẽ tiếp tục xảy ra trong nhiều tuần hoặc thêm nhiều tháng nữa. Biến chứng này được hình thành bởi sự xuất hiện của tổn thương thần kinh còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh postherpetic (đau sau zona).

Tình trạng dây thần kinh postherpetic xuất hiện phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Ở hầu hết bệnh nhân, triệu chứng đau thần kinh sẽ trở nên nhẹ hơn theo thời gian.

Đối với bệnh zona thần kinh ở mắt, tình trạng sưng giác mạc nghiêm trọng sẽ hình thành sẹo vĩnh viễn ngay tại vị trí bệnh. Ngoài ra, bệnh zona cũng có thể làm tăng áp lực mắt gây sưng võng mạc. Từ đó dẫn đến bệnh tăng nhãn áp. Đây là một bệnh lý gây chấn thương giác mạc và gây tổn thương thần kinh thị giác.

Việc tiến hành điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt càng sớm sẽ càng giúp bệnh nhân tránh khỏi những vấn đề lâu dài. Đặc biệt, các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn tránh mất thị lực vĩnh viễn.

Phương pháp chẩn đoán zona thần kinh ở mắt

Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bệnh zona thần kinh chỉ bằng cách kiểm tra và quan sát phát ban trên mí mắt, cơ thể và da đầu. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thu về một chất lỏng từ vỉ. Sau đó đưa chất lỏng đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự có mặt của virus varicella-zoster.

Đối với những trường hợp zona thần kinh ở mắt, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định kiểm tra ống kính, giác mạc, võng mạc và nhiều bộ phận khác của mắt. Từ kết quả kiểm tra này, bác sĩ sẽ tìm ra tình trạng của bệnh cũng như các nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt

Một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị bệnh zona thần kinh xảy ra trên mắt là dùng thuốc kháng virus. Vì thế, để kiểm soát bệnh và các triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc valacyclovir (Valtrex), acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir). Đây đều là những loại thuốc có khả năng phòng ngừa sự phát triển và lây lan của virus, giúp giảm đau. Đồng thời giúp tình trạng phát ban và những mụn nước lành nhanh hơn.

Việc sử dụng thuốc kháng virus trong phòng ba ngày kể từ khi cơ thể phát ban có thể giúp người bệnh hạn chế được sự xuất hiện của những biến chứng lâu dài do bệnh zona gây ra.

Để cải thiện tình trạng sưng ở mắt, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc steroid dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên. Trong trường hợp xuất hiện thần kinh postherpetic, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh cải thiện chứng đau thần kinh.

Những đợt phát ban của bệnh zona sẽ lành lại trong khoảng thời gian từ một đến ba tuần. Tuy nhiên những triệu chứng xuất hiện quanh mắt hoặc quanh mặt có thể mất đến vài tháng để chữa lành. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn một vài lần trong giai đoạn đầu của bệnh.

Sau khi tình trạng nhiễm trùng được điều trị, bệnh nhân cần đến bệnh viện và gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra sẹo, bệnh tăng nhãn áp và những bệnh lý, vấn đề dài hạn khác có thể tác động và làm ảnh hưởng đến thị lực cứ sau 3 đến 12 tháng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt

Để phòng ngừa sự hình thành và phát triển bệnh zona thần kinh ở mắt, bạn cần áp dụng một số biện pháp sau:

Một trong những biện pháp phòng ngừa sự hình thành bệnh zona và bệnh zona ở mắt hữu hiệu là tiêm vắc-xin bệnh zona. Việc tiêm vắc-xin sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tới hơn 50%. Bên cạnh đó biện pháp này có thể tác động và làm giảm nguy cơ tổn thương thần kinh dài hạn hơn 66%.

Đối với trẻ em, để đến khi lớn tuổi không mắc bệnh zona thần kinh, trẻ nên được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu.

Đối với những người cao tuổi, cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp phòng ngừa sự xuất hiện và phát triển mạnh của bệnh zona. Đặc biệt là bệnh zona thần kinh ở mắt.

Trong trường hợp mắc bệnh zona, người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những trường xung quanh. Điều này vô cùng quan trọng trong suốt giai đoạn truyền nhiễm, là thời gian mà người bệnh có mụn nước trên da. Nếu một người không có tiền sử bị thủy đậu sẽ có khả năng bị nhiễm virus thủy đậu dù cho đối tượng này sẽ bị thủy đậu và không mắc bệnh zona.

Bạn cần tránh tiếp xúc với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và phụ nữ đang mang thai. Bởi bệnh zona thần kinh nói chung và bệnh zona thần kinh ở mắt nói riêng đặc biệt gây nguy hiểm khi xảy ra với đối với nhóm đối tượng này.

Người bệnh cần tránh gây trầy xước và nên giữ gìn ở vị trí phát ban. Ngay sau khi chạm vào phát ban bạn nên rửa tay sạch sẽ.

Bài viết là thông tin cơ bản về dấu hiệu zona thần kinh ở mắt, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và cách chữa an toàn. Bệnh zona khi xảy ra ở mắt có khả năng để lại sẹo, làm giảm thị lực và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế, bạn nên tiêm phòng vắc-xin ở tuổi 50. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị bệnh.

Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Zona Thần Kinh

 Bệnh zona thần kinh là biến thể của virus varicella zoster, tức bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, ẩn vào trong tế bào thần kinh, rồi bộc phát ở trên da tương ứng với khu vực của dây tương ứng. Bệnh Zona thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí gây ra nhiều biến chứng, do đó, nếu sớm phát hiện ra những triệu chứng của bệnh zona thần kinh sẽ nhanh chóng giúp người bệnh có hướng điều trị tích cực.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh cần lưu ý

   ✡ Triệu chứng lâm sàng: 2-3 ngày trước khi những tổn thương xuất hiện, người bệnh thường có cảm giác như: rát rấm rứt, đau châm chít vùng da thần kinh bị virus tấn công, kèm theo triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau đầu, hạch ngoại vi có thể sưng và đau, một vài trường hợp sốt nhẹ.

   ✡ Tổn thương bề mặt da: Các mảng đỏ xuất hiện, nề nhẹ, gờ cao hơn bề mặt da, hình tròn, bầu dục dọc dây thần kinh, nằm rải rác hoặc hình thành theo từng dải, thành vệt dài, sau 1 đến 2 giờ trên các mảng đỏ xuất hiện các mụn nước chứa dịch, tập trung thành cụm, về sau sẽ chuyển đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu bị nhiễm khuẩn).

Bệnh zona thần kinh xuất hiện mụn nước theo từng dẫy

   ✡ Bệnh zona thần kinh rất dễ chẩn đoán, thông thường, mụn nước sẽ đóng vảy trong khoảng 7-10 ngày và biến mất trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Ở người lớn tuổi, zona thần kinh có thể gây đau đớn trong nhiều tháng, ngứa khủng khiếp ở khu vực bị phát ban, trường hợp nặng còn gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.

   ✡ Ngoài ra, zona thần kinh xuất hiện xung quanh vùng mắt hay trán thì khả năng gây nhiễm trùng mắt thậm chí gây mù, tấn công vào tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác. Một số trường hợp hiếm hoi, zona tấn công vào não hoặc tủy sống, do đó cần ngăn ngừa biến chứng bằng cách điều trị càng sớm càng tốt.

Cách chữa bệnh zona thần kinh

  Đừng thờ ơ với triệu chứng đau rát và những mụn nước trên da, bởi đó có thể là lời cảnh báo của căn bệnh zona thần kinh, cần đến các bác sĩ thần kinh hoặc da liễu để được khám và khắc phục càng sớm, hiệu quả mang lại càng tốt. Trong trường hợp zona thần kinh tấn công ở mắt, nên đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để ngăn ngừa nguy cơ mù mắt.

   ✡ Thông thường, bệnh zona cấp tính sẽ được áp dụng điều trị bằng một số nhóm thuốc có tác dụng: Giảm đau, chống viêm, thuốc kháng virus ở dạng bôi tại chỗ, dạng uống,… giảm ngứa tại nơi tổn thương và an thần nhẹ.

  Hãy lựa chọn cho bản thân mình một trung tâm y tế uy tín, bởi sự đầu tư cho sức khỏe, chính là sự lựa chọn thông minh nhất và Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ luôn là sự lựa chọn chính xác nhất. Liên hệ (0225) 369 9999 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ 498 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng ngay khi cần được giúp đỡ.