Triệu Chứng Yếu Thận Âm / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

9 Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu

14/07/2014 15:05 – 90503 lượt xem

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các nội tạng khác. Vì thế, nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận

Những triệu chứng bệnh thận yếu thường gặp:

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các nội tạng khác. Vì thế, nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Những người dễ bị hư thận:

– Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu. – Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật. – Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng. – Người thích uống trà đặc. – Người làm việc bên máy tính thời gian dài. – Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục. – Người hay ngồi lâu trong thời gian dài. – Người làm “chuyện ấy” quá thường xuyên. – Người hay uống thuốc tráng dương. – Người già.

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và gió, “chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay.

Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Thận có chức năng “nạp” khí: Do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.

Nguyên nhân đa phần là do thận khí hư yếu gây ra.

Đau lưng- vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh: – Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, có bệnh lâu ngày, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức….

– Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Người táo bón thường có các biểu hiện như hậu môn nứt và dễ bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng… Những tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

7 Triệu Chứng Suy Thận Âm Mà Bạn Phải Biết

Chúng ta đều biết, cơ thể con người có 2 quả thận. Suy thận âm và suy thận dương là hai thuật ngữ dùng trong đông y. Nói một cách gần gũi hơn, suy thận âm chính là suy thận trái,suy thận dương chính là suy thận phải.

Tại sao nói suy thận âm chủ yếu xuất hiện ở giới trẻ? Thực tế nguyên nhân chính gây suy thận âm chính là : căng thẳng, áp lực công việc, ngồi lâu không vận động, ham muốn tình dục quá mức. Đa số những nguyên nhân trên đều xuất hiện ở dưới trẻ.

Đau lưng: lưng đau thắt khi bạn ngồi lâu, hoặc giữ nguyên một tư thế ( lưu ý đau lưng còn là triệu chứng của nhiều bệnh khác).

Tiểu đêm: một đêm đi tiểu một hai lần, tiểu đêm như thế thì chắc chắn thận của bạn đang có vấn đề.

Cảm giác ớn lạnh: cơ thể luôn trong tình trạng lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh có thể dẫn đến nhức các khớp.

Táo bón: đừng nghĩ táo bón là do bạn có vấn đề về hệ bài tiết của cơ thể, theo y học chứng minh thì nguồn gốc của táo bón chính là suy thận.

Hen xuyễn: chứng năng nạp khí của thận vào phổi bị suy yếu do suy nhược nên lượng khí vào phổi thì ít mà khí ra thì nhiều, điều này dẫn đến tình trạng thở dốc, khó chịu khi hít thở.

Đi tiểu liên tục, tiểu gấp: đây chính là triệu chứng dễ nhận biết nhất của suy thận.

Tóm lại, nếu bạn có những triệu chứng trên thì rất có thể bạn đang bị suy thận âm. Cách tốt nhất lúc này là hãy đi đến bệnh viện gần nhất để khám và chữa trị kịp thời, tránh các trường hợp biến chứng của suy thận!

Điều trị suy thận tại nhà cực kì hiệu quả với Cố Thận Hoàn – sản phẩm từ nhà thuốc Hoà Đà. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm!

Từ khi bạn chưa mua sản phẩm cho tới khi bạn cầm trên tay và sử dụng sản phẩm đó, nếu bạn còn thắc mắc hay lo lắng gì thì đội ngũ tư vấn viên dày dặn kiến thức chuyên môn cũng như dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Hoa Đà Việt Nam vẫn luôn dõi theo và sẵn sàng giải đáp bất cứ vấn đề nào cho bạn.

Người Bị Thận Yếu Có Triệu Chứng Gì?

Thứ Năm, 02-08-2018

Muốn nhận biết các triệu chứng của bệnh thận yếu không phải điều dễ dàng vì rất khó xác định được triệu chứng của bệnh. Bệnh thận yếu không chừa một ai, bởi lối sống không khoa học và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của đa số nhiều người hiện nay.

I. Nhận biết các triệu chứng của bệnh thận yếu

Bệnh thận yếu, suy thận xảy ra khi thận không thể hoạt động theo đúng chức năng của nó. Thận không thể loại bỏ chất thải trong máu khiến độc tố không được đào lọc ra ngoài. Thận yếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng của các cơ quan nội tạng khác như gan, tụy, phổi,…

Mỗi năm tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh thận yếu, suy thận cấp độ ngày càng tăng vì thiếu hiểu biết, phát hiện bệnh muộn khiến việc chữa trị diễn ra khó khăn, tốn kém. Việc nhận biết những biểu hiện của bệnh thận yếu là điều mà ai cũng phải biết.

1. Rùng mình, chân tay lạnh là triệu chứng của thận yếu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân có triệu chứng bị suy thận. Thời gian diễn ra cảm giác ớn lạnh, rùng mình thường đột ngột, bất ngờ. Không kể địa điểm, thời tiết, cảm giác rùng mình có thể lan đến đầu gối, khuỷu tay và làm chân tay lạnh buốt, tê cứng.

Kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, uể oải, ham ngủ nhiều và ngủ không sâu, thường giật mình.

2. Tiểu đêm – triệu chứng bệnh thận yếu

Một trong các dấu hiệu thường gặp và dễ nhận biết nhất là tình trạng đi tiểu nhiều về đêm, đặc biệt là thường xảy ra ở nam giới.

Một đêm nếu bạn phải thức giấc giữa chừng và đi vệ sinh khoảng 2-3 lần/ đêm, có khi là 5-7 lần/đêm và lượng nước tiểu nhiều gấp 2 lần thường ngày.

Khi đi tiểu đêm, bạn thường xuyên cảm thấy đau rát, mót tiểu, bàng quang căng tức và không thể nhịn được. Lúc này, rất có thể bạn đã gặp phải các dấu hiệu bệnh yếu sinh lý.

3. Màu nước tiểu thể hiện triệu chứng bệnh thận yếu

Ngoài việc thức dậy đi tiểu đêm nhiều lần, bạn có thể nhìn màu nước tiểu để xác định mình có triệu chứng thận yếu, suy thận hay không.

Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc vàng sậm với những người uống ít nước. Tuy nhiên khi mắc bệnh thận yếu, nước tiểu của bạn sẽ có những biểu hiện sau:

Nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ: rất có thể nước tiểu của bạn có lẫn cả máu. Ngoài khả năng mắc bệnh thận yếu, bạn có thể đang bị viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu hoặc bị nhiễm trùng, sỏi thận,…

Nước tiểu có màu vàng đục: khác với màu nước tiểu thông thường, màu vàng sẽ đục hơn và người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám thử.

Nước tiểu có cặn: ngoài việc nước tiểu có màu đục, có thể nước tiểu sẽ có những cặn nhỏ li ti. Đây chắc chắn là các dấu hiệu của bệnh thận yếu.

Nước tiểu sủi bọt: nước tiểu có nhiều bọt, mùi hắc và lâu tan thể hiện vấn đề về rối loạn chức năng thải độc của hệ bài tiết, đặc biệt là chức năng của thận.

Nước tiểu khác với bình thường: nếu như màu nước tiểu của bạn khác với màu nước tiểu bình thường của bạn, bạn nên trực tiếp đi xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh nhanh chóng.

4. Mất cân bằng sinh lý là triệu chứng bệnh thận yếu

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Hơn nữa, thận là một phần của hệ bài tiết, giúp cơ thể đào thải chất độc và thanh lọc máu.

Bệnh thận yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề về yếu sinh lý nam như: di tinh, xuất tinh sớm, mộng tinh, rối loạn cương dương, có thể bệnh thận yếu sẽ khiến bạn bị liệt dương, vô sinh.

5. Hoa mắt, chóng mặt, tai ù , mất ngủ

Khi bạn thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đừng vội xem thường những cảnh báo sức khỏe này.

Ngoài khả năng nhiễm phong hàn, cảm cúm thông thường thì rất có thể bạn đã gặp các vấn đề về thận. Khi thận bị tổn thương, các cơ quan nội tạng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng rối loạn chức năng sinh lý.

Bệnh thận yếu kéo dài sẽ làm bệnh nhân dễ mắc phải bệnh viêm gan, tăng huyết áp, hen suyễn,…

6. Lưng đau gối mỏi – triệu chứng của bệnh thận yếu

Một dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý bình thường khác là tình trạng lưng đau gối mỏi. Khi có các triệu chứng này, nhiều bệnh nhân vẫn lầm tưởng mình chỉ mắc các bệnh về xương khớp hoặc cơ thể đang ở trong trạng thái không được khỏe.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tình trạng đau lưng, tay chân nhức mỏi cũng có thể xảy ra do thận yếu. Thận yếu khiến quá trình nước tiểu di chuyển xuống bàng quang bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng đau lưng. Hơn nữa, thận yếu làm quá trình bài tiết và tuần hoàn của cơ thể kém đi, khiến người bệnh luôn cảm thấy mỏi mệt, có thể thể hiện rõ ở vùng chân.

7.Triệu chứng của bệnh thận yếu: táo bón

Mặc dù táo bón có thể là do chức năng của đường ruột xảy ra vấn đề nhưng cũng có thể nguyên nhân xuất phát từ việc thận yếu.

Bởi khi bạn bị suy thận, chức năng chuyển hóa thức ăn, sàng lọc và đào thải của thận bị yếu đi, ảnh hưởng trực tiếp đến phần làm việc của đường ruột gây táo bón.

8. Khó thở, buồn nôn là triệu chứng của bệnh thận yếu

Ngoài chức năng bài tiết, thận còn có chức năng cùng phổi “nạp khí” cho cơ thể. Khi đó, cơ thể bạn sẽ luôn cảm thấy hụt hơi, khó thở, mệt mỏi.

Bên cạnh việc cảm thấy khó thở là việc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Mắc bệnh thận yếu làm các chất độc không được bài tiết ra ngoài kịp thời, gây rối loạn chức năng tiêu hóa. Các chất độc này sẽ gây ra kích thích men tiêu hóa, làm cơ thể luôn nôn nao, cảm giác buồn nôn khó chịu.

9. Triệu chứng của bệnh thận yếu gây rụng tóc

10. Hơi thở có mùi hôi là triệu chứng của bệnh thận yếu

Lượng độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra các ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Nếu như hơi thở của bạn có mùi hôi, đặc biệt là mùi khí amoniac ( mùi nước tiểu bốc hơi), rất có thể cơ thể bạn đang “cầu cứu” về vấn đề thận yếu, suy thận.

Đồng thời, khi mắc bệnh thận yếu, vô tình bạn sẽ không cảm thấy muốn ăn thịt nữa và cân nặng tăng giảm thất thường. (Có thể béo phì hoặc sụt cân bất ngờ)

11. Dấu hiệu nhận biết thận yếu – tiền mãn kinh

Độ tuổi mãn kinh ở nam giới và nữ giới rơi vào khoảng 40-50 tuổi. Tuy nhiên rất nhiều người cảm thấy dấu hiệu mãn kinh đến sớm như: mất ngủ, người bồi hồi, thường hồi hộp, tim đập nhanh, giảm ham muốn tình dục,…

Việc cảm nhận dấu hiệu tiền mãn kinh đến sớm hơn thời gian này cũng là triệu chứng của việc mắc bệnh thận yếu, cần đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

12. Xác định triệu chứng của bệnh thận yếu do phù nề, bọng mắt

Thận yếu khiến các chức năng của nó bị suy giảm nghiêm trọng. Thận hỏng không thể loại bỏ được các chất thải dư thừa nữa, khiến cơ thể bị tích tụ nhiều cặn bẩn, chất dinh dưỡng không cần thiết gây ra tình trạng phù nề.

Tình trạng này thể hiện rõ nhất ở bọng mắt, vùng chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay. Kèm theo dấu hiệu phù nề chính là cảm giác ngứa rát trên da, nổi mẩn đỏ cực kì khó chịu. Bệnh càng nặng mức độ phù nề càng tăng, cực kì nguy hiểm.

II. Bị thận yếu nên làm gì?

Lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất đến những người đang có các triệu chứng của bệnh thận yếu là nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và xét nghiệm. Thời gian phát hiện bệnh sớm sẽ rút ngắn thời gian chữa trị, tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền bạc.

Để quá trình chữa bệnh thận yếu diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không dùng rượu bia, không hút thuốc lá hay các chất kích thích gây hại cho cơ thể.

Áp dụng chế độ thực đơn dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả tươi xanh và “nói lời tạm biệt” với các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hơn nữa, người bệnh nên ăn thanh đạm, ít chế biến và nêm nếm để giảm tải áp lực cho thận.

Không ăn quá 6g muối/ngày để giúp thận làm việc hiệu quả hơn.

Dùng máy đo để kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol trong máu mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

Đảm bảo đủ nước cho cơ thể là 2 lít mỗi ngày để đảm bảo nước cho cơ thể hoạt động. Quá ít nước hoặc quá nhiều nước đều có hại cho cơ thể.

Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai và tăng khả năng tuần hoàn máu, hỗ trợ thận làm việc tốt hơn.

Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu sẽ khiến ảnh hưởng đến việc lọc canxi trong nước tiểu, làm bàng quang và thận gặp các vấn đề.

Thường xuyên hít thở ( tập yoga, luyện khí công) để tăng khả năng điều hòa của cơ thể, hỗ trợ thận thải độc cho cơ thể.

Thăm khám định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần để theo dõi tiến triển của bệnh và có những can thiệp, điều trị phù hợp.

Chứng Thận Khí Hư Yếu Ở Trẻ Em

Chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em là tên gọi chung chỉ khí hoá sinh ra Thận tinh tiên thiên ở trẻ em bất túc, Thận dương không chưng hoá được Thận âm đến nỗi cơ năng sinh trưởng và phát dục bị trở ngại; Chứng này bẩm thự từ cha mẹ, tinh của tiên thiên bất túc gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là trí khôn kém, tinh thần ngơ ngẩn, thể chất gầy còm, tinh thần uỷ mị, con ngươi mắt lộn ngược có lúc lên cơn kinh hãi co giật.

Chứng Thận khí hư nhược ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Ngũ nhuyễn, Ngũ trì, Thông hãm, Giải lô, Kê hung, Quy bối v.v..

Cần chẩn đoán phân biệt với các Chứng Tiểu nhi Thận dương hư, Tiểu nhi Tỳ Thận đều hư, Tiểu nhi Can Thận đều hư.

Phân tích

Chứng Thận khí hư nhược ở trẻ em có thể gặp trong nhiều loại tật bệnh. Như ở trẻ sơ sinh cho đến sau khi đầy đủ tuổi tôi mà năm bộ phận như đỉnh đầu thân thể, miệng, chân tay và da thịt mất đi sự phát dục bình thường. Mềm yếu bại liệt gọi là Ngũ Nhuyễn hoặc Ngũ nan, cũng gọi là Nhược chứng, Nhuyễn chứng. Đây là phần nhiều là chứng Thận khí hư là nhược, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đầu cổ mềm: đầu cổ vô lực, không ngẩng lên được, nghẹo sang trái, lệch sang phải; Chân tay mềm: Chân tay mềm yếu vô lực không cần nắm được vật gì thậm chí không thể vung vẩy được; Miệng mềm: Miệng mềm môi trễ, môi mỏng vô lực cắn nhai khó khăn chảy rãi ra hai bên mép; Cơ nhục mềm: Cơ nhục toàn thân mềm nhẽo, lỏng lẻo, hình thể gầy còm; Trẻ mắc bệnh phần nhiều là kém trí khôn, tinh thần uỷ mị; Đây là do phú bẩm bất túc tinh khí chưa đầy đủ, Tạng Phủ hư yếu, gân xương cơ nhục mất sự nhu dưỡng gây nên. Sách cổ kim y thống đại toàn của Từ Xuân Phủ viết: “Có khi sinh ra không đủ ngày tháng, hoặc uống các thuốc đoạ thai mà thai vẫn hình thành, hao thương chân khí”. Sách Bảo anh toát yếu viết: “Năm loại bệnh này là do bẩm thụ khí hư nhược của năm Tạng, không thế tư dưỡng dồi dào cho nên xương mạch không mạnh, chân tay thân mình mềm yếu”; Điều trị nên bổ ích tiên thiên Can Thận và hậu thiên Tỳ Vị, sử dụng bài Bổ thận địa hoàng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) và Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).

– Nếu trẻ em một hai tuổi còn chưa nói năng được, hoặc phát âm không rõ tiếng, đó là chứng nói chậm trong Ngũ trì, nên điều trị theo phép dưỡng tâm ích khí, dùng phương Xương bồ hoàn(Y tông kim giám).

Đi chậm: trẻ em gân xương mềm yếu, đứng ngồi chập chững, đi lại khó khăn. Tóc móc chậm, quá thời gian vẫn không mọc đủ… Đây là do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút kém gây nên. Mục Âu khoa tâm pháp yếu quyết sách Y tông kim giám viết: “Chứng Ngũ trì ở trẻ em nguyên nhân phần nhiều do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút kém, đến nỗi sinh ra gân xương mềm yếu, đi lại khó khăn, răng mọc chậm, ngồi không vững… Chủ yếu đều do Thận khí không đầy đủ”, về phép điều trị đối với đi chậm, đứng chậm, răng mọc chậm lấy bổ Thận dưỡng huyết làm chủ yếu, nên dùng Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết). Tóc mọc chậm thì trước tiên phải bổ khí dưỡng huyết, cho uống bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).

– Tiểu nhi đã qua nửa năm, thóp mụ vẫn lõm sâu quá lâu không kín, gọi là Thông hãm cũng Thận khí hư yếu, lâm sàng có đặc điểm chứng trạng thóp mụ lõm xuống rõ ràng thậm chí như hang hốc, sắc mặt vàng bủng không tươi, tinh thần mỏi mệt, hình thể gầy còm, đó là tiên thiên Thận khí bất túc, khí huyết Tỳ Vị đều hư không thể đầy đủ não tuỷ gây nên, Sách Bảo anh toát yếu nói: “Nghĩ như Thận chủ xương mạch thịnh khí chắc thì não tuỷ đủ mà thóp mụ kín nhanh, xương mạch thịnh thì răng mọc sớm. Thận khí khiếp thì não tuỷ mà thóp mụ không kín, đó là tinh huyết của cha mẹ bất túc; Điều trị nên đại bổ khí huyết, bồi nguyên bổ Thận, sử dụng bài Cố chân thang

– Lại như trẻ em thóp mụ lớn, khớp so không kín giống như tháo nút gọi là Giải lô, phần nhiều thuộc chứng Thận khí hư yếu, đặc điểm chứng trạng trong lâm sàng là trẻ em sinh ra không bao lâu, hộp sọ to dần các khớp mở rộng, đầu to mặt nhỏ, tròng mắt nhìn xuống, mắt không linh hoạt, tinh thần đần độn, sắc mặt trắng nhợt, hình thể gầy còm, trí khôn bạc nhược; Đây là do tiên thiên Thận khí bất túc. Bởi vì Thận sinh tủy, não là bể của tuỷ, Thận khí bất túc không thể làm đầy đủ cho não, đến nỗi tinh tuỷ sút kém, sách Âu ấu tập thành viết: “Chứng giải lô tức là khớp sọ mở rộng mà thóp mụ không kín, đây là huyết khí bất túc, tiên thiên Thận nguyên đại tổn thương. Thận chủ não tuỷ, Thận khuy thì não tuỷ bất túc, cho nên thóp mụ mới mở rộng”, điều trị nên bổ Thận ích tuỷ, ích khí dưỡng huyết, cho uống bài Nội phục bổ Thận địa hoàng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) bên ngoài dùng Phong thông tán (Chứng trị chuẩn thằng).

– Kê hung, Quy bối là tật bệnh do trẻ em sinh trưởng phát dục bị trở ngại, thuộc loại Thận khí hư yếu, chứng trạng lâm sàng có đặc điểm Kê hung thì vùng ngực dô ra phía trước, dị dạng đột xuất, gần giống như ức bụng con gà, Quy bối xương sống gồ ghề ra, chỉ có thể cứ xuống mà khó ưỡn ra phía sau. Hai chứng đều có thể trạng gầy còm, tinh thần uỷ mị, đoản hơi, cử động ỳ ạch; Chứng này phần nhiều do tinh tuỷ của mẹ cha bất túc, nguyên dương suy tổn, hậu thiên mất sự điều dưỡng, Tv Thận đều hư đếnương ngực mềm yếu biến thành dị dạng, phép trị nên bồi bổ Tỳ Thận, cho uống Bổ thiên đại tạo hoàn (Ngô Cầu phương).

Chứng trẻ em Thận khí hư nhược phần nhiều phát sinh ở trẻ em hài nhi, mặt khác còn tuỳ theo năm tháng mà tăng trưởng, chứng trạng ngày càng rõ ràng, trẻ em mắc bệnh này, phần lớn là khó chăn nuôi, cho dù hậu thiên có điều lý thích nghi, cuối cùng cũng khó mà lành mạnh. Chứng trạng thường gặp trong lâm sàng là tinh thần đần độn, kém trí khôn, hai mắt trực thị có lúc phát cơn co giật, điều trị nên “nhân nhân chễ nghi”.

Chứng trẻ em Thận khí hư nhược trong quá trình biến hoá và phát triển bệnh cơ mười phần phức tạp, bởi vì Thận là gốc của tiên thiên, là cội nguồn của sinh trưởng phát dục; Thận khí hư yếu, nguồn hoá sinh Thận tinh bất túc dẫn đến cơ năng Tạng Phủ ở toàn thân phát sinh bệnh biến. Như Thận chứa tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương, tư dưỡng các khớp, Thận khí hư yếu, không còn nguồn sinh hoá cho cốt tuỷ, làm cho chất xương ở trẻ em mềm yếu hoặc lưng gối không mạnh, chân mềm rũ không đi đứng được. Lại như Thận chủ xương, răng là bộ phận thừa của xương, vì thế răng cũng phải nhờ vào sự nuôi dưỡng của Thận tinh, Thận khí hư yếu thì thấy răng sinh trưởng chậm, đau răng, răng lung lay, thậm chí rụng. Thận hư thì não tuỷ bất túc, có thể xuất hiện các chứng kém trí khôn, tư duy đần độn. Tóc là ngoại hậu của Thận, Thận khí hư yếu thì lông tóc khô giòn dễ bị rụng; Thận khí hư yếu, hạ nguyên hư lạnh không thể chế ước được thủy đạo cho nên thấy tiểu tiện trong dài lượng nhiều hoặc đái dầm.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Thận dương hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Biểu hiện lâm sàng của hai chứng có khá nhiều chỗ giống nhau; Thận dương hư có thể là kết quả của Thận khí hư; Thận khí hư có thể là nguyên nhân của Thân dương hư; Thận dương hư bao gồm khí hư, Thận khí hư có thể phát triển thành Thận dương hư, vì thế về phương diện nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng có quan hệ rất chặt chẽ. Chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em, nguyên nhân phát bệnh hoàn toàn không phải ở bản thân đứa trẻ mà là tại cha mẹ. Vì thể trạng cha mẹ hư yếu, tinh huyết không đầy đủ hoặc buông thả rượu chè ảnh hưởng đến thai, cho đến phú bẩm bạc nhược, khí huyết bất túc mà thành; Lâm sàng biểu hiện các chứng trạng trí khôn kém, tinh thần ngơ ngẩn, phát dục chậm, thóp mụ lõm thành hang khá lâu không kín thóp, khớp hộp sọ không kín, cho dù may mà sống được, cũng có khả năng phát triển thành Thận dương hư, lúc này chứng trạng làm sàng ngoài những biểu hiện như nói ở trên, còn có các chứng sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, trí khôn kém, đêm bị đái dầm. Chứng Thận dương hư ở trẻ em còn có thể do ốm lâu thương dương gây nên, lâm sàng có chứng sắc mặt trắng nhợt, tinh thần uỷ mị, chân tay rã rời, xương cốt gầy còm, hơi thở nhỏ yếu, mũi miệng thở h i lạnh, lõm thóp mụ, chân tay quyết nghịch v.v… Dương hư không làm ấm cơ thể, các chứng do âm hàn phát sinh dần dần, có thể chẩn đoán phân biệt với chứng Thận khí hư.

– Chứng Tỳ Thận đều hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Thận là gốc của tiên thiên, là cơ sở của hậu thiên hình thể; Tỳ là gốc của hậu thiên, không ngừng vận hoá và hoá sinh tinh vi của thủy cốc và bổ xung tinh chứa ở Thận. Vì thế Tỳ với Thận có sự giúp đỡ lẫn nhau về sinh lý, xúc tiến lẫn nhau, về bệnh lý có ảnh hưởng lẫn nhau và nhân quả với nhau.

Hình thành chứng Tỳ Thận đều hư ở trẻ em, một phương diện là do Thận khí hư yếu, hoả của Mệnh môn bất túc, không khả năng làm ấm Tỳ dương, dẫn đến Tỳ Thận đều hư. Một phương diện khác do ăn uống không điều độ tổn thương Tỳ Vị, không khả năng vận hoá tinh vi của thủy cốc, lâu ngày cũng có thể liên lụy làm cho Thận khí hư yếu mà dẫn đến chứng Tỳ Thận đều hư, ngoài những biểu hiện tinh khí nguyên dương trong Thận không dồi dào, và do Thận hư làm cho Thiên trụ mềm yếu, còn có thể thấy các chứng do Tỳ hư như môi miệng mềm, cơ nhục chân tay mềm nhẽo, Lại như hậu thiên bú mớm không điều hoà, hoặc ốm lâu thương dương mà dẫn đến chứng Tỳ Thận đều hư, thì ngoài những chứng Tỳ hư như mặt vàng gầy còm, mệt mỏi hay nằm, ăn bú lười biếng, ra đồ ăn không tiêu, có lúc nôn mứa ỉa chảy.. ế còn có thêm các chứng Thận hư như lõm thóp mụ, chất xương mềm, lông tóc khô giòn dễ rụng, chân tay giá lạnh, đây là những chứng thấy ở chứng Thận khí hư nhược trí khôn kém, tinh thần chậm chạp, gân xương mềm yếu, phát dục chậm, thóp mụ lõm thành hang v.v… tự thấy những điểm khác nhau, làm căn cứ để phân biệt hai chứng.

– Chứng Can Thận đều hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Can Thận đồng nguyên, trên sinh lý hai tạng này có thể tư dưỡng lẫn nhau, như Thận tinh có thể hoá sinh ra Can huyết, Can huyết cũng có thể lại sinh ra Thận tinh – Trên bệnh lý hai Tạng này lại có thể ảnh hưởng lẫn nhau, như Thận tinh khuy tổn có thể dẫn đến Can huyết bất túc, Can huyết bất túc cũng có thể dẫn đến Thận tinh khuy tổn. Vì vậy chứng Thận khí hư ở trẻ em thường có thể dẫn đến Can huyết bất túc, lâm sàng thường thấy xuất hiện cả chứng Can Thận đều hư như các chứng gân xương mềm yếu, chân và thân thể liệt mềm không đứng được, răng mọc chậm, thóp mụ không kín, chân tay co giật, hàm răng nghiến chặt, phân biệt được sự khác nhau với chứng Thận khí hư yếu.

Trích dẫn y văn

– Thể trạng trẻ em hư khiếp là do thai khí không tốt, thần khí bất tức, lộ nhiều tròng trắng mắt, thóp mụ sẽ hở (Thận hư – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

– Thận là Túc Thiếu âm thủy vậy, Thận hư thì sợ ánh sáng, mắt lộ tròng trắng nhiều, khớp sọ mở, sắc trắng bệch, xương tuỷ không đầy, trẻ em sợ lạnh, phần nhiều thuộc chứng Ngũ nhuyễn (Ngũ tạng sở thuộc chi chứng – Âu ấu tập thành).