Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên

Thứ Ba, 10-10-2017

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết tiêu hóa cao) là tình trạng bệnh lý tiêu hóa khá nghiêm trọng. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa và vào trong lòng ống tiêu hóa.

Vị trí xuất huyết tiêu hóa trên thường nằm tại phần trên ống tiêu hóa, vị trí từ thực quản đến góc Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh đường tiêu hóa, chiếm hơn 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên như:

Bên cạnh các loại bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa, có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó có các vấn đề như:

Yếu tố về thời tiết.

Các bệnh hô hấp, nhất là cảm cúm.

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm, nhất là aspirin, các thuốc corticoid,…

Các yếu tố tâm lý như stress, tức giận,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng mắc bệnh.

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên

Thường có biểu hiện nôn ra máu. Máu thường đỏ tươi, khi nôn có lẫn với thức ăn. Một số bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu.

Đi ngoài ra máu. Trong phân thường có lẫn máu tươi hoặc lẫn phân đen, mùi khắm, hắc.

Một số bệnh nhân cũng gặp phải dấu hiệu chảy máu răng miệng, chảy máu cam.

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng phụ như lạnh da, vã mồ hôi, da trắng bệch cũng như nhợt niêm mạc.

Có dấu hiệu huyết áp thấp, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt.

Một số bệnh nhân thiếu oxy lên não có thể gặp phải cảm giác vật vã, mệt và li bì.

Xuất huyết tiêu hóa dưới có tỉ lệ mắc phải khoảng 20% trong số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Vị trí xảy ra xuất huyết tiêu hoa dưới thường xuất hiện từ góc Treitz đến vị trí hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa trên thường có nguồn gốc từ đại trực tràng đến ruột non.

1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Số ca mắc bệnh tỉ lệ thuận theo độ tuổi. Ngoài ra những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới có thể do các vấn đề về bệnh lý như:

Viêm túi thừa và các bệnh lý túi thừa là nguyên nhân khá phổ biến gây ra xuất huyết tiêu hóa dưới, chiếm từ 30% những trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh lý mạch máu nhất là loạn sản mạch máu.

Tình trạng u đại trực tràng và những bệnh lý trực tràng do xạ trị trong điều trị.

Các vấn đề viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ.

Một số bệnh lý hậu môn trực tràng trong đó có bệnh trĩ gây ra chảy máu cấp, bệnh đường ruột.

Bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày.

Ngoài a, một số bệnh lý hiếm như loét Dieulafoy, bệnh lý đại tràng do dùng NSAID, các bệnh lý do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng.

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường có ít triệu chứng hơn. Bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng chính như:

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường có triệu chứng là đi cầu ra máu tươi hoặc có phân đen.

Có thể kèm theo một số dấu hiệu đi kèm như mất sức, mệt mỏi.

Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau âm ỉ và kéo dài tại vùng bụng dưới.

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là 2 bệnh lý khác nhau ở vị trí chảy máu, nhưng đều có một đặc điểm chung là rất nguy hiểm, có những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng trong những trường hợp xuất huyết ồ ạt. Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong công tác điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Những phương pháp giúp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa gồm có chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non, nội soi đại tràng, chụp mạch máu chọn lọc,…

Các bước chẩn đoán gồm có:

Chảy máu nhẹ: bệnh nhân thường mất khoảng 250 ml máu. Bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu đi kèm hầu như không có hoặc không đáng kể. Lượng máu bị mất thường dưới 500 ml, huyết áp của bệnh nhân khoảng trên 90 mmHg.

Chảy máu ở mức độ trung bình: lượng máu bị mất từ 250 -500 ml, cơ thể bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng, có các triệu chứng phụ đi kèm. Lượng máu bị mất thường dao động trong khoảng dưới 1500 ml và trên 500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể từ 80 – 90 mmHg.

Chảy máu nặng: bệnh nhân mất trên 1000 ml, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhận biết, cơ thể có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt, vật vã,… Lượng máu bị mất có thể trên 1500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể tụt xuống dưới 80 mmHg.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên – dưới

Ngay khi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị, dù nặng hay nhẹ. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể lường trước được.

Sau quá trình thăm khám, khi đã xác định được vị trí xuất huyết tiêu hóa, mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng một số phương pháp chính:

Lưu ý sau điều trị

Sau điều trị xuất huyết tiêu hóa, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Đường Tiêu Hóa Trên

Xuất huyết đường tiêu hóa trên là hiện tượng xuất huyết, chảy máu ở đường tiêu hóa trên, thường phát sinh từ thực quản, dạ dày hoặc tá tràng. Máu có thể xuất hiện trong dịch nôn hoặc ở dạng phân màu đen, hắc ín hoặc có mùi tanh. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, bao gồm thiếu máu hoặc nghiêm trọng hơn là gây tử vong.

Xuất huyết đường tiêu hóa trên có thể chiếm khoảng 75% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa và ước tính nguy cơ tử vong là khoảng 11%. Do đó, đây là một tình trạng nguy hiểm, cần điều trị cấp cứu và thường phải nhập viện để theo dõi.

Nguyên nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên. Nguyên nhân thường phụ thuộc vào giải phẫu vị trí của các bộ phận trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm:

-Nguyên nhân từ thực quản: Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, ung thư thực quản, hội chứng Mallory – Weiss, viêm loét thực quản do nhiễm trùng, polyp thực quản… -Nguyên nhân từ dạ dày – tá tràng: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp, tĩnh mạch dạ dày giãn trong tăng áp cửa, Polyp dạ dày tá tràng, thoát vị hoành… – Chảy máu từ mật – tụy: Chảy máu đường mật, chảy máu từ tụy.

– Chảy máu do các bệnh về máu: Sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, suy tủy, suy gan nặng…

Các triệu chứng khi bị xuất huyết tiêu hóa

Nôn ra máu đỏ, máu đen, máu cục, dịch máu, dịch cặn đen là triệu chứng điển hình nhưng cũng cần phân biệt với ho ra máu, khạc ra máu, chảy máu từ miệng, răng, lợi, mũi họng. Ngoài ra cũng phải phân biệt với nôn thức ăn màu đen, thức ăn ứ đọng lâu ngày.

Đại tiện phân đen. Trường hợp xuất huyết tiêu hóa ồ ạt có thể đi ngoài ra máu đỏ sẫm. Cần phân biệt phân đen do thuốc (viên sắt, bismuth …), do thức ăn.

Các biểu hiện của mất máu: mạch nhanh, hoa mắt, chóng mặt, da xanh… tuỳ mức độ thiếu máu. Bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác đối với từng bệnh.

Xuất Huyết Tiêu Hóa, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa khá đa dạng, nhưng điển hình là nôn ra máu và/ hoặc đi ngoài phân đen.

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa không chỉ do có các vấn đề về đường tiêu hóa, mà còn do cả những vấn đề ngoài đường tiêu hóa…

I. Đại cương về xuất huyết tiêu hóa

– Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng ống tiêu hóa gây nên biểu hiện nôn ra máu và/ hoặc ỉa ra phân đen.

Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên của ống tiêu hóa: từ thực quản đến góc Treitz.

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa.

– Bệnh xuất huyết tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Song tỷ lệ người mắc bệnh này ở nam thường cao hơn nữ. Tuổi hay gặp là từ 20 – 50 tuổi.

– Các yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất huyết tiêu hóa là: vào lúc giao mùa, khi bị cảm cúm, dùng một số thuốc như Aspirin – corticoid, sau một số sang trấn về tinh thần.

II. Nguyên nhân – bệnh sinh của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa hay gặp trong các bệnh lý như:

– Loét dạ dày

– Loét tá tràng

– Viêm trợt niêm mạc dạ dày cấp sau uống một số thuốc: aspirin, thuốc chống viêm non corticoid…

– Ung thư dạ dày

– Polip dạ dày – tá tràng

– Một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp khác như: u thần kinh, u máu, u cơ trơn, thoát vị lỗ thực quản cơ hoành, hội chứng Mallory Weiss, viêm loét thực quản,…

– Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch trên gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch lách,…

– Chảy máu đường mật do sỏi mật, viêm loét đường mật, áp xe đường mật.

– Một số bệnh về máu như: suy tủy, bạch cầu cấp – mãn, xuất huyết giảm tiểu cầu…

– Một số bệnh lý toàn thân: suy gan, suy thận nặng, suy hô hấp nặng, tăng huyết áp, chấn thương, bỏng rộng, ngộ độc cấp…

– Bệnh thành mạch do nhiễm trùng, dị ứng: Cúm ác tính, dị ứng toàn thân, hội chứng Scholein – Henock.

III. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Tùy vị trí và mức độ xuất huyết mà tính chất của chất nôn ra là khác nhau:

– Số lượng có thể ít hoặc nhiều. Có thể 1 hay nhiều lần 1 ngày.

– Máu đen, máu đỏ tươi, hay máu cục có thể lẫn thức ăn.

– Trước một người bệnh nôn ra máu cần phân biệt với người bệnh:

+ Ho ra máu: Máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong ngày.

+ Chảy máu cam: Máu chảy theo đường mũi, đỏ tươi và khạc ra đường mồm. Có khi bệnh nhân nuốt vào nên nôn ra máu cục.

Muốn phân biệt được rõ ràng, cần biết tiền sử bệnh, kết hợp thăm khám mũi họng

+ Ăn tiết canh, hay ăn hay uống những thuốc hay những thứ có màu giống màu máu tươi hay màu máu đông rồi nôn ra… đều có thể gây nhầm lẫn với nôn ra máu trong xuất huyết tiêu hóa.

* Triệu chứng đi ngoài phân đen

– Phân thường sệt, đen như bã cà phê, mùi khắm.

– Số lượng nhiều, ít tùy từng bệnh nhân: Nếu chảy máu nhiều, phân thường lỏng. Nếu chảy máu ít, phân vẫn thành khuôn.

– Trước một bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân đen thì cần phân biệt với: Uống Bismuth, viên sắt, than hoạt,…

Tùy theo mức độ mất máu mà bệnh nhân có biểu hiện tình trạng toàn thân của thiếu máu cấp từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng khác nhau:

– Ngất xỉu, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, có khi vật vã, dãy dụa…

– Mạch quay, nhịp tim nhanh.

– Huyết áp động mạc tối đa giảm có khi xuống dưới 90mmHg.

– Đái ít, có khi vô niệu.

– Công thức máu: Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.

Mức độ giảm tùy theo mức độ mất máu. Tuy nhiên, trong hoặc ngay sau chảy máu thì các xét nghiệm trên chưa phản ánh chính xác mức độ mất máu.

– Sinh hóa máu: Ure máu tăng trong trường hợp mất máu nặng.

+ Nếu nghi ngờ chảy máu do bệnh lý về thực quản – dạ dày – tá tràng: Cho chụp X – Quang dạ dày, hoặc nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.

IV. Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

– Dựa vào các yếu tố dịch tễ.

– Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Cần hỏi kỹ tiền sử ăn uống, sử dụng thuốc,…để xác định được tính chất của chất nôn và phân.

– Chuẩn đoán dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng: công thức máu, kết quả nội soi.

– Các trường hợp chỉ có triệu chứng đi ngoài ra máu cần quan sát kỹ tính chất của phân.

– Chuẩn đoán mức độ xuất huyết dựa vào các triệu chứng toàn thân, mạch, huyết áp tâm thu.

– Dựa vào khối lượng máu mất, tính chất của chất nôn, phân.

– Xét nghiệm công thức máu: Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit…

– Chuẩn đoán mức độ của xuất huyết tiêu hóa dựa theo các chỉ số sau:

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương: tim, não, thận. Không còn khả năng chịu đựng mất máu.

+ Rối loạn chuyển hóa, rối loạn tri giác, vô niệu, khát nước, chân tay lạnh…

– Huyết áp tâm thu: <80 mmHg

– Hồng cầu: <2 triệu/ mm 3.

– Huyết sắc tố: <40 g/l

– Hematocrit: <20%

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ vừa:

– Lượng máu mất: Khoảng 20 – 30% (500 – 1500ml)

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương, còn khả năng chịu đựng mất máu.

+ mệt mỏi, da xanh, vã mồ hôi, tiểu ít.

– Mạch quay: 100 – 120 lần/ phút.

– Huyết áp tâm thu: 80 – 90 mmHg

– Hồng cầu: 2 – 3 triệu/ mm 3.

– Huyết sắc tố: 40 – 60 g/l

– Hematocrit: 20 – 30%

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ:

– Lượng máu mất: <10% thể tích máu (<200ml)

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan ngoại biên: Da, cơ,…

+ Tỉnh nhưng người mệt mỏi.

– Mạch quay: 90 – 100 lần/phút.

Chuẩn đoán nguyên nhân góp phần tích cực cho việc điều trị xuất huyết tiêu hóa triệt để. Đồng thời giúp bệnh nhân phòng bệnh.

Nguyên nhân chia thành 2 nhóm chính: Xuất huyết tiêu hóa do chính tổn thương ở hệ thống tiêu hóa và xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của bệnh toàn thân.

* Xuất huyết tiêu hóa do tổn thương ở hệ tiêu hóa:

– Tổn thương ở miệng, lợi

– Tổn thương thực quản: Viêm thực quản cấp, vỡ vòng nối tĩnh mạch cửa chủ.

– Tổn thương dạ dày: Hội chứng Mallory – Weiss, viêm trợt dạ dày chảy máu ồ ạt, loét dạ dày, ung thư dạ dày.

– Tổn thương đường mật.

* Xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của các tổn thương ngoài đường tiêu hóa:

– tổn thương do dùng thuốc: Sau khi uống Aspirin, thuốc giảm đau,…

– Viêm thành mạch dị ứng: Hội chứng Scholein – Henoch thể bụng.

– Sau Stress hoặc choáng váng nặng.

– Bệnh máu: Bệnh bạch cầu cấp – mạn, bệnh suy tủy xương,…

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một vấn đề rất đáng lo ngại bởi sức khỏe của trẻ còn non nớt sẽ gặp khó khăn trước những tổn thương từ bên trong lẫn bên ngoài. Những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm để kịp thời xử trí và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Đây là triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đặc trưng nhất mà bố mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường ở cơ thể trẻ. Trẻ nôn ra máu có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày: sau bữa ăn, khi trẻ nô đùa,… Để phát hiện triệu chứng này, bố mẹ nên quan sát các chất và dịch bị nôn trớ. Trẻ có thể nôn ra thức ăn kèm theo các cục máu sẫm màu hoặc đỏ tươi tùy vào mức độ tổn thương bên trong đường tiêu hóa của trẻ.

Đi ngoài ra máu hoặc phân màu đen

Một triệu chứng khác của bệnh xuất huyết tiêu hóa ở trẻ đó là đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Triệu chứng này cho thấy tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ rất nghiêm trọng. Máu có lẫn trong thức ăn và các chất cặn bã sau khi được đào thải ra ngoài. Nếu gặp triệu chứng này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm để điều trị kịp thời.

Trẻ bị nóng sốt thất thường

Trẻ bị nóng sốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp xuất hiện song song với tình trạng xuất huyết tiêu hóa nhưng cũng có những trường hợp nóng sốt đơn thuần khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác do các bệnh cảm cúm thông thường. Thân nhiệt của trẻ thường dao động từ 38oC và có thể sốt vào các khung giờ khác nhau trong ngày.

Đây là dấu hiệu đi kèm ở bệnh xuất huyết tiêu hóa mà trẻ sơ sinh gặp phải. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ chưa thể diễn đạt để người lớn có thể hiểu. Vì thế, trẻ thường quấy khóc hoặc rên rỉ, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để đưa trẻ tới cơ sở ý tế thăm khám sớm nhất.