Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa

Chào BS! Khoảng 3 hôm trước tôi đột nhiên bị ói ra máu và trong người lúc nào cũng mệt mỏi. Những người thân trong gia đình nói tôi có thể bị xuất huyết tiêu hóa. Xin hỏi các bác sĩ nhưng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa và bệnh xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hoa Nguyễn (30 tuổi, Tây Ninh)

Chào bạn!

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra từ mạch máu nằm trong ống tiêu hoá; biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, ỉa phân đen (hoặc máu tươi) và các dấu hiệu mất máu. Xuất huyết tiêu hoá là một loại bệnh cấp tính. Nó để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ổn thương và viêm đau dạ dày cấp hoặc mãn tính.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa như:

♦ Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng.

♦ Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

♦ Bệnh ung thư dạ dày.

♦ Viêm da dày.

♦ Bệnh suy tủy xương.

♦ Bệnh bạch cầu đa sinh cấp tính và mãn tính.

♦ Sử dụng một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu.

♦ Các bệnh lý đường mật.

♦ Do ngộ độc.

Các triệu chứng của xuất huyết phụ thuộc vào những vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Khi bị xuất huyết tiêu hóa thông thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

► Đau thượng vị dữ dội, đột ngột, nhất là bệnh nhân có loét hành tá tràng hoặc dạ dày.

► Chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa bệnh nhân có thể nôn ra máu

► Ho ra máu: máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày, có phản ứng kiềm.

► Thở nhanh, có khi sốt nhẹ.

► Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh chảy máu dạ dày, tá tràng thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.

► Đi phân ngoài đen hoặc có máu: khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường đi ra phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng; phân có máu tươi có thể do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở đoạn thấp của đường tiêu hóa.

► Khi tình trạng xuất huyết gây mất máu kéo dài bệnh nhân sẽ gặp một số tình trạng như: bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm hay không

♦ Nếu bệnh nhân chỉ xuất huyết tiêu hoa nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị sốt xanh xao mệt mỏi, ay sẩm mặt mày, nước tiểu cô đặc, lúc này nếu điều trị bằng cách truyền nước, điện giải thì bệnh nhân sẽ hồi phục.

♦ Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm và không được xử ly kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng dẫn đến lo âu, hốt hoảng, nhức đầu, khát nước, ngất xỉu do thiếu oxy, suy thận và nặng hơn có thể bị xuất huyết đến chết

♦ Những bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch khi bị thiếu máu sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn sẽ bị hôn mê, nhũn não.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa như thế nào

⇒ Khi bị xuất huyết tiêu hóa người nhà cần giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường.người nhà cần, ủ ấm cho bệnh nhân. Tiếp đó người than của bệnh nhân cần gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.

⇒ Hiện nay xuất huyết đường ruột nếu được phát hiện sớm thì điều trị bằng cách kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, một số loại thuốc Tây được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa trị bệnh xuất huyết tiêu hóa.

⇒ Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm đau và loại bỏ các triệu chứng xuất huyết đường ruột. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dễ tái phát. Và đáng lo ngại là việc sử dụng quá mức các loại thuốc bán tự do ngoài thị trường có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/

Xuất Huyết Tiêu Hóa, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa khá đa dạng, nhưng điển hình là nôn ra máu và/ hoặc đi ngoài phân đen.

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa không chỉ do có các vấn đề về đường tiêu hóa, mà còn do cả những vấn đề ngoài đường tiêu hóa…

I. Đại cương về xuất huyết tiêu hóa

– Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng ống tiêu hóa gây nên biểu hiện nôn ra máu và/ hoặc ỉa ra phân đen.

Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên của ống tiêu hóa: từ thực quản đến góc Treitz.

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa.

– Bệnh xuất huyết tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Song tỷ lệ người mắc bệnh này ở nam thường cao hơn nữ. Tuổi hay gặp là từ 20 – 50 tuổi.

– Các yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất huyết tiêu hóa là: vào lúc giao mùa, khi bị cảm cúm, dùng một số thuốc như Aspirin – corticoid, sau một số sang trấn về tinh thần.

II. Nguyên nhân – bệnh sinh của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa hay gặp trong các bệnh lý như:

– Loét dạ dày

– Loét tá tràng

– Viêm trợt niêm mạc dạ dày cấp sau uống một số thuốc: aspirin, thuốc chống viêm non corticoid…

– Ung thư dạ dày

– Polip dạ dày – tá tràng

– Một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp khác như: u thần kinh, u máu, u cơ trơn, thoát vị lỗ thực quản cơ hoành, hội chứng Mallory Weiss, viêm loét thực quản,…

– Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch trên gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch lách,…

– Chảy máu đường mật do sỏi mật, viêm loét đường mật, áp xe đường mật.

– Một số bệnh về máu như: suy tủy, bạch cầu cấp – mãn, xuất huyết giảm tiểu cầu…

– Một số bệnh lý toàn thân: suy gan, suy thận nặng, suy hô hấp nặng, tăng huyết áp, chấn thương, bỏng rộng, ngộ độc cấp…

– Bệnh thành mạch do nhiễm trùng, dị ứng: Cúm ác tính, dị ứng toàn thân, hội chứng Scholein – Henock.

III. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Tùy vị trí và mức độ xuất huyết mà tính chất của chất nôn ra là khác nhau:

– Số lượng có thể ít hoặc nhiều. Có thể 1 hay nhiều lần 1 ngày.

– Máu đen, máu đỏ tươi, hay máu cục có thể lẫn thức ăn.

– Trước một người bệnh nôn ra máu cần phân biệt với người bệnh:

+ Ho ra máu: Máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong ngày.

+ Chảy máu cam: Máu chảy theo đường mũi, đỏ tươi và khạc ra đường mồm. Có khi bệnh nhân nuốt vào nên nôn ra máu cục.

Muốn phân biệt được rõ ràng, cần biết tiền sử bệnh, kết hợp thăm khám mũi họng

+ Ăn tiết canh, hay ăn hay uống những thuốc hay những thứ có màu giống màu máu tươi hay màu máu đông rồi nôn ra… đều có thể gây nhầm lẫn với nôn ra máu trong xuất huyết tiêu hóa.

* Triệu chứng đi ngoài phân đen

– Phân thường sệt, đen như bã cà phê, mùi khắm.

– Số lượng nhiều, ít tùy từng bệnh nhân: Nếu chảy máu nhiều, phân thường lỏng. Nếu chảy máu ít, phân vẫn thành khuôn.

– Trước một bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân đen thì cần phân biệt với: Uống Bismuth, viên sắt, than hoạt,…

Tùy theo mức độ mất máu mà bệnh nhân có biểu hiện tình trạng toàn thân của thiếu máu cấp từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng khác nhau:

– Ngất xỉu, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, có khi vật vã, dãy dụa…

– Mạch quay, nhịp tim nhanh.

– Huyết áp động mạc tối đa giảm có khi xuống dưới 90mmHg.

– Đái ít, có khi vô niệu.

– Công thức máu: Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.

Mức độ giảm tùy theo mức độ mất máu. Tuy nhiên, trong hoặc ngay sau chảy máu thì các xét nghiệm trên chưa phản ánh chính xác mức độ mất máu.

– Sinh hóa máu: Ure máu tăng trong trường hợp mất máu nặng.

+ Nếu nghi ngờ chảy máu do bệnh lý về thực quản – dạ dày – tá tràng: Cho chụp X – Quang dạ dày, hoặc nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.

IV. Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

– Dựa vào các yếu tố dịch tễ.

– Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Cần hỏi kỹ tiền sử ăn uống, sử dụng thuốc,…để xác định được tính chất của chất nôn và phân.

– Chuẩn đoán dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng: công thức máu, kết quả nội soi.

– Các trường hợp chỉ có triệu chứng đi ngoài ra máu cần quan sát kỹ tính chất của phân.

– Chuẩn đoán mức độ xuất huyết dựa vào các triệu chứng toàn thân, mạch, huyết áp tâm thu.

– Dựa vào khối lượng máu mất, tính chất của chất nôn, phân.

– Xét nghiệm công thức máu: Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit…

– Chuẩn đoán mức độ của xuất huyết tiêu hóa dựa theo các chỉ số sau:

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương: tim, não, thận. Không còn khả năng chịu đựng mất máu.

+ Rối loạn chuyển hóa, rối loạn tri giác, vô niệu, khát nước, chân tay lạnh…

– Huyết áp tâm thu: <80 mmHg

– Hồng cầu: <2 triệu/ mm 3.

– Huyết sắc tố: <40 g/l

– Hematocrit: <20%

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ vừa:

– Lượng máu mất: Khoảng 20 – 30% (500 – 1500ml)

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương, còn khả năng chịu đựng mất máu.

+ mệt mỏi, da xanh, vã mồ hôi, tiểu ít.

– Mạch quay: 100 – 120 lần/ phút.

– Huyết áp tâm thu: 80 – 90 mmHg

– Hồng cầu: 2 – 3 triệu/ mm 3.

– Huyết sắc tố: 40 – 60 g/l

– Hematocrit: 20 – 30%

* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ:

– Lượng máu mất: <10% thể tích máu (<200ml)

– Triệu chứng toàn thân:

+ Giảm tưới máu các cơ quan ngoại biên: Da, cơ,…

+ Tỉnh nhưng người mệt mỏi.

– Mạch quay: 90 – 100 lần/phút.

Chuẩn đoán nguyên nhân góp phần tích cực cho việc điều trị xuất huyết tiêu hóa triệt để. Đồng thời giúp bệnh nhân phòng bệnh.

Nguyên nhân chia thành 2 nhóm chính: Xuất huyết tiêu hóa do chính tổn thương ở hệ thống tiêu hóa và xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của bệnh toàn thân.

* Xuất huyết tiêu hóa do tổn thương ở hệ tiêu hóa:

– Tổn thương ở miệng, lợi

– Tổn thương thực quản: Viêm thực quản cấp, vỡ vòng nối tĩnh mạch cửa chủ.

– Tổn thương dạ dày: Hội chứng Mallory – Weiss, viêm trợt dạ dày chảy máu ồ ạt, loét dạ dày, ung thư dạ dày.

– Tổn thương đường mật.

* Xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của các tổn thương ngoài đường tiêu hóa:

– tổn thương do dùng thuốc: Sau khi uống Aspirin, thuốc giảm đau,…

– Viêm thành mạch dị ứng: Hội chứng Scholein – Henoch thể bụng.

– Sau Stress hoặc choáng váng nặng.

– Bệnh máu: Bệnh bạch cầu cấp – mạn, bệnh suy tủy xương,…

Xuất Huyết Đường Tiêu Hóa Dưới

Xuất huyết đường tiêu hóa là triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa. Máu thường xuất hiện trong phân hoặc khi nôn mửa nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy, mặc dù có thể khiến phân có màu đen hoặc màu hắc ín. Mức độ xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa tính mạng. Công nghệ chẩn đoán hình ảnh tinh vi có thể xác định nguyên nhân gây xuất huyết. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. (vị trí/nguyên nhân xuất huyết).

2. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết đường tiêu hóa dưới có thể biểu hiện rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể là bất cứ nơi nào trên đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu – miệng – đến nơi kết thúc – hậu môn – và phụ thuộc vào tốc độ chảy máu. Triệu chứng có thể rất rõ ràng như: * Nôn ra máu, dịch nôn có thể có màu đỏ hoặc màu nâu sẫm và giống với bã cà phê. * Phân đen hoặc hắc ín * Chảy máu trực tràng, máu thường xuất hiện bên trong phân hoặc cùng với phân.Triệu chứng tiềm ẩn như: * Chóng mặt * Khó thở * Ngất xỉu * Tức ngực * Đau bụngTriệu chứng sốc Nếu xuất huyết đột ngột và tiến triển nhanh, bệnh nhân có thể bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc bao gồm: * Tụt huyết áp * Không đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên, với số lượng nhỏ * Mạch nhanh * Bất tỉnh

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bạn có triệu chứng sốc, bạn hoặc người nhà nên đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị. Nếu nôn ra máu, nhìn thấy máu trong phân hoặc phân màu đen, hắc ín, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đối với các chỉ định khác của xuất huyết đường tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Phòng ngừa

* Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid. * Hạn chế uống rượu. * Hạn chế sử dụng hút thuốc lá * Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản.

7. Điều trị

Thông thường, xuất huyết đường tiêu hóa sẽ tự cầm. Nếu không, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nơi chảy máu. Trong nhiều trường hợp, thuốc hoặc phương pháp để kiểm soát chảy máu có thể được thực hiện đồng thời với các phương pháp phát hiện chạy máu. Ví dụ, có thể điều trị loét dạ dày chảy máu trong nội soi đường tiêu hoá trên hoặc cắt polyp trong khi nội soi đại tràng. Nếu chảy máu đường tiêu hóa trên, bạn có thể được cho dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đường tiêm tĩnh mạch để ức chế sản xuất axit dạ dày. Sau khi xác định được nguồn chảy máu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần tiếp tục dùng PPI hay không. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất và liệu bạn có tiếp tục bị chảy máu nữa hay không, bạn có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch hoặc có thể truyền máu. Bạn phải ngưng sử dụng thuốc chống đông máu, bao gồm cả aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid,

8. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

* Hệ thống máy nội soi cao cấp, có khả năng phóng đại gấp 300 lần cho hình ảnh sắc nét, chức năng nhuộm màu ảo hiện đại giúp bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tổn thương ở đường tiêu hóa. * Đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tiêu hóa có trình độ chuyên môn cao: chúng tôi Đào Văn Long; chúng tôi Nguyễn Duy Thắng; BS CKII Phạm Thị Lan Hương;… * Chi phí khám và điều trị hợp lý, dịch vụ khám chữ bệnh chất lượng cao; * Trang bị nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực thăm dò chức năng đường tiêu hóa trên nhằm chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản nói chung và barret thực quản nói riêng. * Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Thuốc kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược. * Trực tiếp Giáo sư, bác sĩ đầu ngành thực hiện kỹ thuật quét Argon Plasma trong điều trị các loạn sản, barret thực quản. Người bệnh được xuất viện ngay trong ngày và được các BS quan tâm chặt chẽ trước, trong và sau khi tái khám.

9. Để đặt lịch khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long, Quý khách vui lòng liên hệ:

* Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long * Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa,Hà Nội. * Hotline 19008904/ 02462811331 * Zalo: 0986954448 * Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong/

Cách Phòng Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

Mệt mỏi, chán ăn

Đại tiện phân đen hoặc có máu, mùi phân có mùi khắm thối

Đau bụng đột ngột và dữ dội

Vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, có khi ngất xỉu

Mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh, thở khó…

Lưu ý: Chảy máu do xuất huyết tiêu hóa dễ bị nhầm lẫn với chảy máu do trĩ, bệnh polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng… Vì vậy, khi thấy hiện tượng bất thường, bệnh nhân cần đi khám để xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

-Xuất huyết tại dạ dày: Các nguyên nhân gây viêm loét như rượu, xoắn khuẩn Helocobacter pylori, aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

-Xuất huyết tại ruột: Loét thành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp.

Cách phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa

Để phòng tránh bệnh xuất huyết tiêu hóa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Không nên uống rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn, ga

-Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào

-Không dùng các loại thức ăn có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả để dạ dày hoạt động tốt hơn.

-Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường tại đường tiêu hóa.

-Ăn uống khoa học, lành mạnh để vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giảm nhẹ hoạt động cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn.

-Người bệnh đang điều trị xuất huyết tiêu hóa cần hợp tác cùng bác sĩ, tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tiến hành thay đổi lối sống để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, tránh tái phát về sau.

-Tránh xa căng thẳng – stress, không nên thức khuya…