Triệu Chứng Xuất Huyết Tiền Phòng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xuất Huyết Tiền Phòng Do Chấn Thương

Xuất huyết tiền phòng là một biểu hiện thường gặp của chấn thương đụng giập. Đa số các trường hợp, máu tự tiêu đi. Nhưng có một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng. Vì có thể có biến chứng nên xuất huyết tiền phòng cần được theo dõi cẩn thận.

Sinh lý bệnh.

– Cơ chế chấn thương.

Chấn thương đụng giập gây căng giãn các tổ chức ở vùng rìa, căng giãn củng mạc ở vùng xích đạo, màn chắn mống mắt thể thủy tinh bị dị lệch về phía sau, nhãn áp tăng cao, tổ chức ở gần góc tiền phòng bị xé rách. Hầu hết các xuất huyết tiền phòng là do rách mặt trước thể mi gây vỡ vòng động mạch lớn, các nhánh hắc mạc hồi quy hoặc các tĩnh mạch thể mi. Xấp xỉ 15% xuất huyết tiền phòng là do vỡ các động mạch mống mắt, bong thể mi hay đứt chân mống mắt.

Hình 22.5. Lực ép lên nhãn cầu gây vỡ mạch và xuất huyết tiền phòng.

Các dấu hiệu ở mắt khác kèm theo

– Viêm mống mắt do chấn thương đôi khi xảy ra trong xuất huyết tiền phòng.

Sắc tố từ mống mắt tan rã ra có thể rải rác trên nội mô giác mạc và phủ lên vùng bè. Có khi có teo mống mắt và vòng Vossius (biểu mô sắc tố ở vùng đồng tử bị ép dính lên mặt trước thể thủy tinh).

– Đôi khi có giãn đồng tử do đứt cơ co đồng tử. Ngược lại, nếu đồng tử co thì phải cẩn thận kiểm tra xem có viêm mống mắt đi kèm hay không. Có thể có đứt chần mống mắt. Thường có trợt biểu mô giác mạc trong chấn thương đụng giập, cần lưu ý xem có vỡ nhãn cầu đi kèm xuất huyết tiền phòng hay không. Vỡ nhãn cầu hay xảy ra ở vùng rìa giác củng mạc (vết rách song song với xích đạo) hay ở đầu các cơ trực (vết rách vuông góc với vùng rìa), khi đó thường đi kèm với các dấu hiệu khác như phù nề kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc, tiền phòng sâu, nhãn áp hạ, soi đáy mắt thấy mép vết rách củng mạc. Nội mô giác mạc có thể bị tổn thương từ mức độ phù nề cho đến mức độ thấm máu (nhất là khi nhãn áp tăng cao). Thể thủy tinh có thể bị đục hay bị lệch.

Các tổn thương ở bán phần sau thường là nguyên nhân chính gây ra giảm thị lực sau khi máu tiền phòng đã tiêu hết. Có thể xuất huyết dịch kính, phù võng mạc, lỗ rách võng mạc, xuất huyết võng mạc hay rách hắc mạc. Teo thị thần kinh có thể là hậu quả của chấn thương hay tăng nhãn áp.

Máu chảy ra từ một mạch máu bị vỡ được cầm là do áp lực nội nhãn, co mạch, và hiện tượng tạo nút fibrin/tiểu cầu.

Cục máu đông trong tiền phòng được bao bọc trong một màng, màng này dính chặt vào các tổ chức xung quanh. Máu đông có thể đóng khuôn lại thành một khối hai thuỳ, một thuỳ nằm ở ngoài tiền phòng, một thuỳ nằm ở hậu phòng.

Cục máu đông thường ổn định sau 4-7 ngày.

Thủy dịch có khả năng làm tan rã cục máu đông rất cao. Plasminogen được chuyển thành plasmin có tác dụng làm tan rã cục máu đông.

Các hồng cầu tự do và các sản phẩm thoái hoá từ fibrin thoát ra ngoài qua vùng bè. Mống mắt có khả năng hấp thụ ít.

Cần loại trừ khả năng có vỡ nhãn cầu.

Để tiện so sánh giữa các lần khám với nhau, cần phải mô tả một cách chi tiết, sử dụng milimét để mô tả độ cao của xuất huyết hay mô tả xuất huyết chiếm bao nhiêu phần trăm của tiền phòng hay xuất huyết đi từ mấy giờ đến mấy giờ. cần phân biệt phần có cục máu đông với phần không có cục máu đông.

Các hồng cầu tự do được định lượng bằng ký hiệu 1+ đến 4 +. Khám cẩn thận có thể xác định được vị trí chảy máu. Đánh giá xuất huyết tái phát bằng cách dựa vào có một lốp màu đỏ tươi phủ trên một cục máu đông màu đỏ xẫm và máu tiền phòng nhiều lên.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Nếu có tiền sử chảy máu kéo dài cần xét nghiệm chức năng gan, thời gian thromboplastin từng phần, số lượng tiểu cầu, thời gian máu chảy – máu đông.

Điều trị nội trú hay điều trị ngoại trú

– Điều trị nội trú có ưu điểm là theo dõi được dễ dàng, phát hiện sớm các biến chứng, theo dõi được chế độ thực hiện y lệnh nhưng giá thành cao.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nêu rõ sự khác biệt giữa điều trị nội trú với điều trị ngoại trú.

– Phương pháp điều trị hỗ trợ.

Có tác giả cho rằng cần băng kín hai mắt và bất động tại giường. Theo nhiều người không có khác biệt về kết quả lâm sàng giữa bất động hoàn toàn tại giường với vận động nhẹ nhàng. Băng cả hai mắt chỉ làm cho bệnh nhân thêm lo lắng, đặc biệt là rất bất tiện với trẻ nhỏ. Không nhất thiết phải hạn chế đọc sách.

Dùng thuốc an thần nhẹ. Bệnh nhân nằm đầu cao 30o để cho máu lắng xuống dưới, quan sát đáy mắt được dễ dàng hơn.

– Điều trị bằng thuốc:

Dùng thuốc co đồng tử, thuốc giãn đồng tử liệt thể mi, các thuốc làm tiêu sợi fibrin, estrogen, corticosteroid và nhiều loại thuốc khác, nhưng kết quả mang lại rất khác nhau theo quan điểm của mỗi tác giả.

– Các thuốc liệt thể mi và các thuốc gây co đồng tử.

Tra thuốc giãn đồng tử liệt thể mi làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn nhất là khi có viêm mống mắt, giúp cho khám đáy mắt được dễ dàng hơn. Không nên tra thuốc co đồng tử vì nguy cơ làm viêm mống mắt nặng thêm.

– Các steroid

Tra steroid tại chỗ có tác dụng làm nhẹ bơt khó chịu do viêm mống mắt gây ra. về việc sử dụng steroid toàn thân thì có nhiều quan điểm khác nhau.

Một số tác giả thì cho rằng steroid toàn thân có tác dụng làm ổn định cục máu đông, tránh nguy cơ chảy máu trở lại. Theo nhiều người thì lại cho rằng kết quả điều trị mang lại không rõ ràng, vì steroid dùng đường toàn thân có nhiều biến chứng nên để dành cho những trường hợp đặc biệt thì hơn.

– Các thuốc chống tiêu sợi fibrin.

Các thuốc chống tiêu sợi fibrin như aminocaproid acid, tranexamic được đưa vào điều trị do có tác dụng chống chảy máu tái phát. Vì thủy dịch có tác dụng tiêu cục fibrin càng lâu, mạch máu bị tổn thương càng có thời gian để liền sẹo.

+ Aminocaproic acid (Amicar) là chất ức chế cạnh tranh với chất chuyển plasminogen

Các thuốc chống tiêu fibrin loại tra mắt: Có tác giả cho rằng nên sử dụng aminocaproic loại tra mắt để làm giảm nguy cơ chảy máu tái phát (vốh hay xảy ra nếu dùng thuốc đường toàn thân).

+ Các thuốc tiêu fibrin. Hiện nay có nhiều người quan tâm đến thuốc hoạt hoá plasminogen tổ chức để điều trị xuất huyết tiền phòng và xuất huyết dịch kính. Thuốc này có thể được chỉ định khi có máu cục lớn trong tiền phòng dễ gây bít góc tiền phòng hay thấm máu giác mạc.

– Phẫu thuật điều trị xuất huyết tiền phòng do chấn thương.

+ Chỉ định can thiệp phẫu thuật:

Máu cục lâu ngày mà không tiêu: Nếu máu cục lớn tồn tại quá 10 ngày mà không tiêu, có nguy cơ tạo dính góc tiền phòng thì cần phẫu thuật. Nếu máu quá nhiều chiếm toàn bộ tiền phòng không tiến triển sau 5 ngày thì cần phải phẫu thuật tháò máu.

+ Các kỹ thuật can thiệp phẫu thuật

Mở tiền phòng và rửa tiền phòng: Đây là cách đơn giản nhất và an toàn nhất hay được áp dụng. Có thể lấy sạch máu và làm hạ nhãn áp với cách này. Nếu chảy máu tái phát hay nhãn áp tăng thì có thể mổ lại dễ dàng.

Một bên đưa kim dẫn nước muối sinh lý vào trong tiền phòng, bên kia dùng phanh ấn nhẹ lên mép đường rạch kia để cho máu thoát ra. C- Nếu làm như vậy mà không lấy được sạch máu thì mở rộng một đường rạch để đưa đầu máy cắt dịch kính (sử dụng chế độ rửa hút) vào. D- Còn sót ít máu không cần phải lấy hết. Khâu đóng lại hai đường mở giác mạc.

Cắt máu cục trong tiền phòng bằng đầu máy cắt dịch kính: Có thể áp dụng phương pháp này khi kỹ thuật rửa tiền phòng qua hai đường rạch bị thất bại, hay khi có chảy máu nhiều trong lúc phẫu thuật. Máu chảy ra được liên tục và hút ra cho tới mức tự nó cầm lại. Có thể nâng cao chai dịch truyền lên để nâng cao nhãn áp có tác dụng cầm máu. Nếu mắt không còn thể thủy tinh hay có mang thể thủy tinh nhân tạo thì có thể phối hợp với điện đông cầm máu. Nếu tổn thương quá nặng bao gồm cả mống mắt, thể thủy tinh và dịch kính thì sử dụng đầu máy cắt dịch kính để vừa lấy máu, vừa cắt mống mắt – thể thủy tinh – dịch kính. Vì rạch trên giác mạc được tôn trọng, có thể phẫu thuật lỗ rò sau này khi cần thiết.

– Biến chứng của xuất huyết tiền phòng.

+ Chảy máu tái phát.

Chảy máu thứ phát là do cục máu đông tiêu đi quá sớm trước khi vết thương thành mạch liền sẹo. Chảy máu tái phát thường có tiên lượng xấu vì nguy cơ tăng nhãn áp rất cao, thấm máu giác mạc hay dính góc tiền phòng. Dùng nhiều aspirin cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu tái phát. Thái độ xử lý tuỳ thuộc vào nhãn áp, có thấm máu giác mạc hay không.

+ Glôcôm

Nhãn áp tăng có thể xuất hiện sớm hay muộn. Nhãn áp tăng có thể là do hồng cầu, tiểu cầu, fibrin gây bít góc tiền phòng hay do chấn thương gây tổn hại hệ thống ống dẫn thủy tinh ống dẫn thủy dịch, cần lưu ý dùng nhiều cortison cũng là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Người trẻ có khả năng chịu đựng được nhãn áp cao lâu hơn mà không mà không sợ nguy cơ gây tổn hại thị thần kinh. Điều trị nội khoa bằng thuốc tra mắt kháng cảm thụ bêta (tra timolol maleat 0,5% 2 lần/ngày) và kháng men carbonic anhydrase (uống acetazolamid 250mg mg 4 lần /ngày). Nếu cần sử dụng thuốc ưu trương (uống glyceron 2ml/kg hay truyền tĩnh mạch dung dịch mannitol 20%, 2ml / kg trong 30 phút). Có thể phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không có kết quả.

Nếu nhãn áp tăng xuất hiện muộn, có thể là do dính sau gây mống mắt và gây hình múi cà chua, glôcôm do tế bào khổng lồ làm bít góc tiền phòng hay do lùi góc tiền phòng Điều trị sẽ được bàn đến sau.

+ Thấm máu giác mạc.

Thấm máu giác mạc thường xuất hiện trong xuất huyết tiền phòng nhiều, cục máu đông trong tiền phòng lâu ngày, nhãn áp tăng hay nội mô giác mạc bị tổn thương. Hình ảnh giải phẫu bệnh cho thấy các sản phẩm thoái hoá của hồng cầu và hemosiderin thấm vào các giác mạc bào. Khám lâm sàng thấy có những hạt nhỏ màu vàng trong nhu mô giác mạc phía sau, không thấy rõ cấu trúc dạng sợi của nhu mô khi để đèn ở độ phóng đại cao. Nếu thấy có thấm máu giác mạc, cần chỉ định tháo máu và rửa tiền phòng. Nói chung thấm máu giác mạc thường tự lui sau nhiều tháng hay nhiều năm mà không cần phải ghép giác mạc. Giác mạc trong gần từ chu biên vào trung tâm. Ghép giác mạc sớm được chỉ định với nhóm có nguy cơ nhược thị hoặc với một số trường hợp đặc biệt.

Cẩn Thận Với Tình Trạng Xuất Huyết Tiền Phòng!

Xuất huyết tiền phòng là gì?

Đây là hiện tượng thường xảy ra sau chấn thương, khi có sự tích tụ máu ở khoang trước của mắt do mạch máu bị vỡ. Tuy rằng đều là tình trạng chảy máu mắt, nhưng chảy máu tiền phòng không đơn giản và vô hại như chảy máu ở kết mạc. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này được phân thành nhiều mức độ dựa vào lượng máu tích tụ trong mắt:

Độ 0 (vi mạch): Không nhìn thấy máu tụ, nhưng khi kiểm tra bằng kính hiển vi có thể thấy các tế bào hồng cầu trong khoang trước.

Độ 1: Lượng máu tụ ít hơn 1/3 tiền phòng

Độ 2: Lượng máu chiếm từ 1/3 đến 1/2 tiền phòng

Độ 3: Lượng máu lớn hơn 1/2 nhưng chưa chiếm hết tiền phòng

Độ 4: Toàn bộ tiền phòng bị ngập máu. Nếu máu có màu đỏ tươi thì được gọi là xuất huyết tiền phòng toàn phần.

Triệu chứng chảy máu mắt

Tùy vào mức độ xuất huyết mà biểu hiện có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Thông thường, xuất huyết tiền phòng sẽ có các triệu chứng điển hình bao gồm:

Đau mắt (có thể xuất hiện do chấn thương hoặc do tăng nhãn áp)

Thị lực giảm

Tầm nhìn bị mờ, có mây che

Nhạy cảm với ánh sáng

Quan sát thấy máu trong mắt

Đặc biệt, người bệnh còn có thể cảm thấy đau đầu dữ dội trong trường hợp chảy máu tiền phòng làm tăng nhãn áp.

Nguyên nhân gây xuất huyết

Khoảng 70% tình trạng xuất huyết tiền phòng xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nam giới từ 10 đến 20 tuổi. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương va đập nhãn cầu làm vỡ một số mạch máu trong mắt. Đây là lý do tại sao khi gặp phải chấn thương khiến mắt bầm tím hoặc đen thì bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Thường gặp nhất là chấn thương từ các hoạt động như chơi thể thao, tai nạn nghề nghiệp, té ngã, đánh nhau hoặc do bắn súng hơi. Mặc dù hiếm xảy ra hơn, nhưng một số trường hợp khác cũng có thể dẫn đến chảy máu mắt, bao gồm phẫu thuật mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể, sự bất thường ở các mạch máu bên trong mắt, nhiễm trùng mắt do virus herpes,…

Ngoài ra, chảy máu tiền phòng cũng có thể xảy ra một cách tự phát, đặc biệt là ở những người đang dùng các thuốc chống đông máu (warfarin hoặc aspirin) và bệnh nhân bị rối loạn đông máu (bệnh ưa chảy máu). Bệnh đái tháo đường hoặc sự phát triển của khối u trong mắt cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu tiền phòng tự phát.

Xuất huyết tiền phòng có nguy hiểm không?

Ngược lại, nếu lượng máu nhiều và đông tụ sẽ làm các ống dẫn lưu ở ngoại vi của tiền phòng bị tắc nghẽn hoặc tổn thương cấu trúc. Điều này làm ảnh hưởng đến dòng chảy bình thường của thủy dịch ra khỏi mắt, gây tăng nhãn áp suốt đời hoặc nặng hơn là tổn thương dây thần kinh thị giác không thể phục hồi dẫn đến mất thị lực. Đối với tình trạng này, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kiểm tra các ống dẫn lưu bằng thủ thuật nội soi để xác định xem tổn thương đã xảy ra hay chưa, từ đó quyết định phương pháp điều trị xuất huyết tiền phòng, cũng như biện pháp theo dõi lâu dài.

Một số trường hợp, người bệnh có thể bị xuất huyết bên trong mắt lần thứ hai sau chấn thương ban đầu. Lần chảy máu mới này có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn lần chảy máu ban đầu.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc những người có đặc điểm di truyền của bệnh này đều có nguy cơ bị tổn thương mắt do chảy máu tiền phòng cao hơn. Ngoài ra, giác mạc bị ố và dính mống mắt cũng là biến chứng có thể xuất hiện ở người bị chảy máu mắt.

Điều trị xuất huyết tiền phòng hiệu quả

Hạn chế các hoạt động trong vài ngày

Dành thời gian nghỉ ngơi ở trên giường với tư thế đầu được kê cao, kể cả lúc ngủ

Đeo kính chắn để bảo vệ mắt, tránh bị thương cũng như tránh ánh sáng lọt vào

Dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm giãn đồng tử (atropin) để giúp cho thể mi được nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho việc liền sẹo của các mạch máu bị tổn thương. Mặt khác giãn đồng tử cũng giúp hạn chế được biến chứng dính mống mắt

Corticoid tra tại chỗ được sử dụng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm thường đi kèm trong xuất huyết tiền phòng sau chấn thương

Nếu có triệu chứng đau mắt, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol để cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng không nên dùng quá nhiều

Không sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen hoặc bất kỳ loại thuốc nào có chứa aspirin vì những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở mắt

Ở những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật

Nhìn chung, đa số các trường hợp chảy máu tiền phòng có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý chữa trị tại nhà vì điều đó có thể gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích. Để đảm bảo hiệu quả điều trị xuất huyết tiền phòng, điều quan trọng nhất là cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian điều trị ngoại trú, người bệnh nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp nếu cơn đau mắt trở nên dữ dội hơn thì bạn cần phải đến bệnh viện để tái khám ngay.

Việc khám mắt định kỳ rất quan trọng đối với những người sau khi bị xuất huyết tiền phòng, vì khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, thậm chí là nguy cơ này có thể kéo dài nhiều năm sau đó. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng chảy máu tiền phòng đôi khi không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chính vì vậy, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức nếu bạn bị chấn thương mắt, ngay cả khi mắt vẫn ổn và không nhận thấy các vấn đề bất thường về thị lực.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Hello Bác sĩ

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Tránh Bệnh

Muỗi đốt là nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết điển hình sau:

Sốt cao: Theo thông tin của bệnh viện nhiệt đới trung ương bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện đầu tiên là sốt cao 39- 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, phát ban.

Xuất huyết: Bệnh nhân có thể xuất huyết ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể dưới da, trên mặt sẽ xuất hiện những những chấm mầu đỏ, vết bầm và những đốm đỏ. Người bệnh có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu ở nướu răng ói hoặc đi ngoài ra máu.

Đau bụng: Bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết sẽ cảm thấy khó chịu, muốn nôn ói, đau bụng.

Hiện tượng sốc: Khi bị nặng bệnh nhân bị sốt xuất huyết sẽ có dấu hiệu sốc, thường thấy từ những ngày thứ 4-6 của bệnh. Trong giai đoạn này bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi lì, chân tay lạnh toát. Thời gian sốc ngắn từ 12 đến 24h bệnh nhân cần được đưa đi viện ngay để điều trị kịp thời. Vì không phải tất cả bệnh nhận bị sốt xuất huyết đều sốc nhưng nên thận trọng theo dõi sát sao tránh trường hợp đáng tiếc sảy ra.

Lưu ý: Quá trình diễn biến của bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày, bệnh nhân thường gặp nguy hiểm ở những ngày cuối thư tư, thứ 5: Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, bứt dứt, huyết áp xuống thấp đôi khi còn không thể đo được.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em rất nguy hiểm

Điều trị bệnh sốt xuất huyết khỏi ngay không để lại di chứng

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện nay các bác sĩ có thể điều trị cho các bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn không để lại di chứng gì nếu như người bệnh được phát triện sớm và điều trị kịp thời.

Vì đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm thường biến chứng rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như sốc, xuất huyết, trụy mạch, thậm chí có thể tử vong. Vậy nên người nhà bệnh nhân cần hết sức chú ý khi trong nhà có người mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên tắc điều trị bệnh chung

Bệnh sốt xuất huyết có đặc trưng là mất nước, da khô vì thế cơ thể cần được truyền nước, truyền dịch cấp cứu để cân bằng lượng nước và lượng dịch trong cơ thể. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể uống thuốc, truyền nước tuy nhiên phương pháp này chỉ dành cho những bệnh nhân bị nhẹ, trong trường hợp bệnh nặng thời gian từ ngày thứ hai trở đi và bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, nôn mửa thì phải được tiêm vắc xin và phải được đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc và theo dõi.

Sau khi điều trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh như thế nào?

Những dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết: Nhiều người do không hiểu bản chất của bệnh mà tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà dẫn đến hậu quả nguy kịch. Điều này cho thấy việc am hiểu về bệnh vô cùng quan trọng, trong đó việc nhận biết người bệnh đã vượt qua được căn bệnh này như thế nào cũng là vấn đề đáng lưu ý. Theo các bác sĩ, sau vài ngày điều trị cơ thể không còn bị mất nước, virus bị tiêu diệt, bệnh nhân bớt mệt mỏi, không còn sốt. Nếu được sự cho phép của bác sĩ sau khi bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh là có thể xuât viện.

Trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho môi trường xung quanh nhà luôn sạch sẽ thoáng mát. Dọn dẹp các bình chứa nước tồn đọng không cho muỗi có kiều kiện sinh tồn.

Khi ngủ nhớ buông màn cả ngày lẫn đêm

Mặc quần áo dài tay

Phun thuốc diệt muỗi khi có muỗi

Trồng cây cảnh có tác dụng xua muỗi

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn

Bệnh Sốt Xuất Huyết, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có 3 loại:

– Thể nhẹ: Sốt xuất huyết cổ điển

– Sốt xuất huyết chảy máu

– Sốt xuất huyết dengue

Cụ thể các triệu chứng của 3 loại trên đó là:

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển

Khi người bệnh gặp phải sốt xuất huyết cổ điển sẽ có triệu chứng sốt và kéo dài trong thời gian từ 4 – 7 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Sốt cao, nhức đầu, đau khớp, cơ, buồn nôn, phát ban,…

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Khi bị sốt xuất huyết có chảy máu bạn se gặp phải tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ đi kèm với tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, bầm tím, chảy máu nướu,… Nặng hơn có thể gây ra tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue

Đây là dạng nặng nhất trong 3 loại. Dạng này bao gồm sốt xuất huyết nhẹ kết hợp với chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, máu chảy nhanh ở trong và ngoài cơ thể, huyết áp thấp,… Dạng này có thể gây tử vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do một loại virus gây ra và có thể lây lan qua muỗi cắn. Muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc có thể là loài muỗi Aedes albopictus. Loài muỗi này đưa virus gây bệnh truyền vào máu của người bệnh bằng cách chích vào người bệnh.

Chúng thường hoạt động ban ngày và muỗi cái mới có thể chích và đi truyền bệnh. Virus ủ bệnh trong cơ thể con muỗi trong khoảng 8 – 11 ngày. Và khi người bệnh bị muỗi chích, virus sẽ ủ bệnh trong người từ 2 – 7 ngày.

3. Điều trị bệnh sốt xuất huyết đúng cách và hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị sốt xuất huyết cụ thể. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sĩ, khi bạn bị sốt xuất huyết hãn uống thật nhiều nước để tránh mất nước khi bạn bị sốt cao hoặc bị nôn.

– Tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và chữa bệnh.

– Truyền dịch và chất điện giải.

– Theo dõi huyết áp của người bệnh.

– Truyền máu cho người bệnh.

– Ít hoặc không có nước mắt.

– Ít đi tiểu.

– Bị khô môi hoặc khô miệng.

– Da lạnh hoặc bị ẩm ướt.

– Người lờ đờ và thường xuyên bị nhầm lẫn.

4. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Phòng chống muỗi sản sinh

Dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, xung quanh nơi mình ở, tiến hành phát quang bụi rậm, đậm nắp chum vại để không cho muỗi đẻ trứng, sinh sôi và phát triển.

Nuôi cá ở các bể, giếng, vại, chum nhằm diệt bọ gậy và loăng quăng.

Thường kì phun thuốc diệt muỗi.

Phòng chống muỗi đốt

Khi đi ngủ cần phải bỏ màn đầy đủ.

Luôn mặc quần áo dài tay để hạn chế muỗi đốt.

Sử dụng bình xịt diệt muỗi, kem chống muỗi xịt xung quanh nơi mình ở, nơi làm việc, trên cơ thể.

Nếu phát hiện mình bị sốt xuất huyết, hãy hạn chế nhất có thể việc bạn bị muỗi đốt trong tuần đầu tiện bị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu bạn biết cách phòng chống hiệu quả. Hãy trang bị cho mình và gia đình những kiến thức cơ bản để chống lại căn bệnh này.