Triệu Chứng Xuất Huyết Nội Tạng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Xuất Huyết Nội Sọ

Ðại đa số xảy ra đột ngột với đau đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng HA hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm, tỷ lệ. Vị trí tổn thương hay gặp ở bao trong (50 %).

– Trên lâm sàng để xác định vị trí các ổ xuất huyết, các dấu về nhãn cầu rất quan trọng.

– Xuất huyết bao trong hai mắt lệch ngang về phía bên đối diện với bên liệt, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường; xuất huyết đồi thị hai mắt đưa xuống dưới vào phía mũi, đồng tử nhỏ, không phản ứng với ánh sáng.

– Khi xuất huyết thân não hai mắt có thể lệch ngang về phía đối diện với tổn thương, kích thước đồng tử bình thường, còn phản ứng với ánh sáng.

– Lâm sàng có cơn mất não hoặc động kinh, rối loạn thần kinh thực vật, nặng thường dẫn đến tử vong là do tụt kẹt. Còn có thể có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng ADH, tăng HA, thay đổi tái phân cực, ngừng tim. Có khi có dấu màng não.

– Thăm dò cận lâm sàng: nhanh là chụp não cắt lớp vi tính cho thấy vùng tăng tỷ trọng, sau hai tuần thì giảm tỷ trọng dần và tiến tới đồng tỷ trọng nhưng còn thấy dấu hiệu đè ép, sau đó để lại hình dấu phẩy giảm tỷ trọng.

– Cộng hưởng từ não phát hiện tốt nhất đặc biệt là ở hố sau (hình ảnh tăng tỷ trọng -màu trắng) và có thể cho biết dị dạng mạch.

– Chụp động mạch não: vị trí khối máu tụ, di lệch mạch máu và dị dạng mạch.

– Chọc dò dịch não tủy: nếu có máu là chắc, lúc đầu không có máu nhưng nếu áp lực tăng sau vài ngày chọc có máu hoặc màu vàng là chắc có khối máu tụ trong nhu mô não.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu cao chủ yếu trung tính, bilirubin máu tăng trong chảy máu nhiều hay rối loạn đông máu…

Copy ghi nguồn: https://health-guru.org

Link bài viết: Triệu chứng của xuất huyết nội sọ

Trĩ Nội Xuất Huyết (Đi Tiêu Ra Máu)

Trĩ Nội xuất huyết là một bệnh khá phổ biến thời nay. Bệnh Trĩ có nhiều loại: – Trĩ Nội độ 1 xuất huyết: thường chảy máu khi đi tiêu. – Trĩ Nội độ 2: có búi trĩ sa xuống khi đi tiêu, khi vệ sinh xong, đứng dậy thì búi trĩ tự co lên được. Có thể kèm xuất huyết. Còn có Trĩ nội độ 3, Trĩ Ngoại, Sa Trực Tràng. Nhưng trong phạm vi bài này chỉ giới thiệu các bệnh Trĩ xuất huyết (chảy máu).

1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ Nội xuất huyết như: – Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn. – Ăn nhiều đồ cay, nóng như: hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, rau húng, mắc khén, món lẩu, món nướng, mỳ tôm… – Táo bón – Kiết lỵ – Những người lao động nặng nhọc: do mang vác vật nặng, phải nín thở, cố sức, dẫn đến tăng áp lực, đẩy khí qua đường hậu môn, gây Trĩ. Hoặc do xúc cát, sỏi, hồ xây dựng, phải nín thở. Hoặc do luyện tập Nội công, Khí công sai cách, không thót hậu môn… – Phụ nữ khi sinh đẻ, phải cố rặn nhiều, không biết cách thót hậu môn (bác sĩ cũng không biết để hướng dẫn)… Trong đó: ăn, uống nhiều rượu bia, cay, nóng, táo bón, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn là những nguyên nhân chính gây Trĩ Nội xuất huyết.2. Phân biệt Trĩ Nội xuất huyết với Đại Tràng, Trực Tràng xuất huyết: Các bệnh trên rất khó phân biệt, dù nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Để phân biệt chính xác, phải thăm khám tại bệnh viện. – Trĩ Nội xuất huyết: chủ yếu do uống rượu, cay, cay, nóng, táo bón, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn… – Đại Tràng, Trực Tràng xuất huyết: chủ yếu do khối U, hoặc Po – líp ở Đại Tràng, Trực Tràng gây nên. – Có ý kiến cho rằng: máu ra trước phân là do Đại Tràng, Trực tràng. Máu ra sau phân do Trĩ Nội xuất huyết. Thực tế cả ba bệnh trên đều gây xuất huyết lúc trước hoặc sau phân, nên rất khó phân biệt bằng cảm quan. Phải thăm khám, nội soi ở bệnh viện.3. Kiêng cữ với bệnh Trĩ Nội xuất huyết: – Hạn chế uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá. – Không ăn đồ cay, nóng, lẩu, nướng – Không ăn các loại ra, quả có vị chát, vị chát gây táo bón. Khi ăn rau lang, cần luộc qua rồi mới xào.4. Bệnh Trĩ Nội nên ăn: – Nên ăn nhiều đồ mát, giảm nhiệt, chống xung huyết, như: mướp đắng (khổ qua)… – Ăn nhiều các loại rau có độ nhớt cao, để giảm táo bón như: đậu bắp, mồng tơi, rau đay, quả mướp hương… – Giảm nguy cơ táo bón, bằng cách ăn thực phẩm nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng: cà tím, khoai lang luộc, hạt vừng (mè) rang sơ, chuối chín, đu đủ chín (chuối chưa chín có vị chát, gây táo bón)…5. Phương pháp điều trị Trĩ Nội xuất huyết bằng Đông Y: Trĩ Nội xuất huyết là một bệnh dễ chữa nhất, trong tất cả các bệnh xuất huyết. Để điều trị tốt cần kết hợp dùng thuốc cầm máu và thuốc chữa nguyên nhân:*Thuốc cầm máu: (xem các bài viết ở mục các vị thuốc cầm máu)*Thuốc chữa nguyên nhân: – Do Thấp Nhiệt (ăn nhiều đồ cay nóng): thì dùng phương pháp Thanh Nhiệt Trừ Thấp. – Do Táo Bón: nếu nhẹ thì dùng phương pháp Nhuận Hạ. Nặng thì dùng Tả Hạ (tẩy xổ). Nếu táo bón kinh niên do Huyết Hư (thiếu máu) thì dùng Bổ Huyết Nhuận Hạ, hoặc Bổ Huyết kiêm Tả Hạ… – Do Kiết lỵ: thì dùng thuốc Thanh Nhiệt Trừ Thấp đẻ chữa lỵ.6. Các vị thuốc chữa Trĩ Nội xuất huyết: Chỉ Huyết Thảo, Bạch Cập, Nữ Trinh Đằng, Xú Thảo, Hạn Liên Thảo…7. Các bài thuốc chữa Trĩ Nội xuất huyết:*Bài 1: Tiện Huyết Vũ Gia Thang (bài thuốc gia truyền dòng họ Vũ ở làng Mai, Nam Định): 1. Chỉ Huyết Thảo: 40g 2. Xú Thảo: 20g 3. Bạch Cập: 20g+ Gia giảm theo nguyên nhân:+ Táo bón gia: Xích Thủ Ô chế: 20g, Hắc Chi Ma: 30g, Đương Quy: 12g, Thục Địa: 20g.+ Các loại khác không cần gia giảm. – Cách dùng: đổ 800ml nước, sắc còn 40ml, chia uống 5 lần trong ngày. Đun uống luôn 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết, Đại Tràng xuất huyết, Trực Tràng xuất huyết. – Kiêng cữ: không uống rượu, bia, không ăn cay, nóng.**Bài 2: Tá Tiết Hạ 1 (bà thuốc gia truyền dân tộc Nùng Bắc Kạn): Nữ Trinh Đằng Diệp tươi: 100g – Cách dùng: rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt nước cốt uống, ngày 3 lần. Hoặc sắc với 600ml, còn 400ml, chia 5 lần uống trong ngày. Sắc uống liền 3 – 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết.***Tá Tiết Hạ 2 (bài thuốc gia truyền dân tộc Nùng, Bắc Kạn): 1. Nhả Vầy Mèo (cỏ Xước): 30g 2. Nhả Tha Vằn Boóc Đeng (Thài lài tía): 30g 3. Hồng Ty Tuyến (cây Cẩm): 30g – Cách dùng: giã vắt nước cốt uống, ngày 3 lần. Hoặc sắc với 600ml nước, còn 400ml, chia uống 5 lần trong ngày. Ngay 1 thang, sắc uống luôn 3 – 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết. – Thay thế: nếu không có cỏ xước thì thay bằng cây Nghể tía (Nghể dại, Thủy Liễu, Nhả Vầy Mèo): 20g. Lưu ý: Nhả Vầy Mèo có 3 loại: cỏ Xước, Nghể tía và một cây giống cây Nhân Trần, rất thơm, hay dùng tắm cho bé sơ sinh, để bé dễ ngủ – loại này không dùng.

Vũ Thủy

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Xuất Hiện Chủng Virut Lạ Gây Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Hà Nội?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, chúng tôi khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Thời gian gần đây có nhiều tin đồn trong nhân dân về việc xuất hiện các ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) rất lạ ở Hà Nội. Biểu hiện ban đầu người bệnh có xuất huyết ngoài da nhưng khi khám không thấy có biểu hiện của SXH. Thực tế có đúng như vậy?

Bệnh nhi SXH đang được chăm sóc tại bệnh viện

SXH của Hà Nội giảm 40% so với cùng kỳ

Trong khi các địa phương miền Trung, Tây Nguyên, SXH đang ở cao trào, theo ghi nhận của Trung tâm YTDP Hà Nội, thời điểm này có 788 trường hợp nghi mắc SXH, số mắc là 586, giảm 48% so với cùng kỳ. Có 27/29 quận, huyện có bệnh nhân bị SXH và có tới 213/577 xã, phường có bệnh nhân mắc bệnh SXH. Tuy nhiên các chỉ số này so với cùng thời điểm năm 2009 đều giảm: số ca mắc SXH giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, số nghi mắc năm 2010 so với năm 2009 giảm 41% (788 với 1.334).

SXH là bệnh lưu hành địa phương, xuất hiện và bùng phát trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Trong đó thời điểm này, nếu cơ quan y tế và người dân lơ là, SXH có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) Hà Nội cho rằng, so với năm 2009, ý thức của người dân Hà Nội, đặc biệt những nơi tập trung nhiều bệnh nhân mắc SXH năm 2009, đã được nâng cao, thêm vào đó việc giám sát, tuyên truyền của y tế cơ sở đã tốt hơn nhiều nên hạn chế được phần nào các ca SXH mới.

Dịch thường xuyên xuất hiện và bùng phát đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, các khu vực tập trung nhiều nhà trọ cho sinh viên khi điều kiện cung cấp nước sạch còn khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường, nơi ăn chốn ở chưa được đảm bảo. Ngoài ra sự lưu trú và dịch chuyển người từ vùng có dịch đến vùng chưa phát dịch (biến động dân cư) rất khó kiểm soát, đặc biệt trong những khoảng thời gian sinh viên học sinh về nghỉ hè, hoặc thời điểm diễn ra các đợt thi đại học thì nguy cơ truyền bệnh, ủ bệnh là khó kiểm soát.

Không có virut lạ gây bệnh SXH

Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết thêm: Trước hết phải nói rằng SXH là bệnh lưu hành địa phương vẫn xuất hiện theo một chu kì nhất định từ trước đến nay, phân bố rải rác tại nhiều huyện, xã, phường nhưng chưa để bùng phát thành ổ dịch. Ngay từ đầu năm, Trung tâm YTDP Hà Nội đã tham mưu cho lãnh đạo Sở có kế hoạch phòng chống dịch SXH rất sớm trước khi mùa dịch bắt đầu. Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, Chương trình mục tiêu Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã có sự đầu tư lớn về mặt tài chính cho việc phòng chống và đối phó với dịch SXH. Cụ thể năm nay y tế dự phòng Hà Nội nhận được hỗ trợ rất lớn từ các ban ngành dành cho công tác phòng chống SXH. Và ngay từ đầu năm, trung tâm đã triển khai công tác tập huấn và tổ chức hệ thống giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh từ thành phố đến các quận, huyện, địa phương. Kịp thời đưa ra các biện pháp bao vây khoanh vùng xử lý để không lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

Cũng theo ông Cảm: Theo số liệu điều tra, theo dõi về diễn biến dịch SXH ghi nhận tại Hà Nội trong nhiều năm qua kể cả các số liệu lưu lại từ cao điểm dịch năm 1998 cho thấy chủng virut gây bệnh SXH tại Hà Nội và một số quận, huyện đó là virut Dengue có 4 týp: Dengue 1 (D1); Dengue 2 (D2); Dengue 3 (D3); Dengue 4 (D4) và những týp virut này luân chuyển nhau, thay phiên nhau trong mỗi một thời kỳ dịch. Tại thời điểm này Trung tâm YTDP Hà Nội đã xác nhận chủng virut gây bệnh SXH tại Hà Nội trong mùa dịch này là týp D4. Còn những năm trước đây chủ yếu là các chủng týp D1, D2, D3. Như vậy có thể khẳng định ‘đây không phải là chủng virut lạ’ và không có dấu hiệu dịch bệnh bất thường tại thời điểm này.

Với kinh nghiệm từ công tác phòng và chống dịch từ những năm trước, Trung tâm YTDP Hà Nội khẳng định có đủ nguồn lực phương tiện, trang thiết bị để khống chế không để dịch bùng phát lan rộng. Đi đôi với công tác chuẩn bị của các ngành chức năng, để công tác phòng chống dịch SXH có hiệu quả thì người dân cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống như nằm màn, diệt bọ gậy, thau rửa và khai thông các dụng cụ úng đọng nước; làm như vậy sẽ hạn chế môi trường sống của muỗi, bọ gậy, những tác nhân gây bệnh SXH.

(CAO)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết Xuất hiện chủng virut lạ gây bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội? ( https://www.meo.vn/xuat-hien-chung-virut-la-gay-benh-sot-xuat-huyet-o-ha-noi.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.