Triệu Chứng Xuất Huyết Nội / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Xuất Huyết Nội Sọ

Ðại đa số xảy ra đột ngột với đau đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng HA hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm, tỷ lệ. Vị trí tổn thương hay gặp ở bao trong (50 %).

– Trên lâm sàng để xác định vị trí các ổ xuất huyết, các dấu về nhãn cầu rất quan trọng.

– Xuất huyết bao trong hai mắt lệch ngang về phía bên đối diện với bên liệt, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường; xuất huyết đồi thị hai mắt đưa xuống dưới vào phía mũi, đồng tử nhỏ, không phản ứng với ánh sáng.

– Khi xuất huyết thân não hai mắt có thể lệch ngang về phía đối diện với tổn thương, kích thước đồng tử bình thường, còn phản ứng với ánh sáng.

– Lâm sàng có cơn mất não hoặc động kinh, rối loạn thần kinh thực vật, nặng thường dẫn đến tử vong là do tụt kẹt. Còn có thể có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng ADH, tăng HA, thay đổi tái phân cực, ngừng tim. Có khi có dấu màng não.

– Thăm dò cận lâm sàng: nhanh là chụp não cắt lớp vi tính cho thấy vùng tăng tỷ trọng, sau hai tuần thì giảm tỷ trọng dần và tiến tới đồng tỷ trọng nhưng còn thấy dấu hiệu đè ép, sau đó để lại hình dấu phẩy giảm tỷ trọng.

– Cộng hưởng từ não phát hiện tốt nhất đặc biệt là ở hố sau (hình ảnh tăng tỷ trọng -màu trắng) và có thể cho biết dị dạng mạch.

– Chụp động mạch não: vị trí khối máu tụ, di lệch mạch máu và dị dạng mạch.

– Chọc dò dịch não tủy: nếu có máu là chắc, lúc đầu không có máu nhưng nếu áp lực tăng sau vài ngày chọc có máu hoặc màu vàng là chắc có khối máu tụ trong nhu mô não.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu cao chủ yếu trung tính, bilirubin máu tăng trong chảy máu nhiều hay rối loạn đông máu…

Copy ghi nguồn: https://health-guru.org

Link bài viết: Triệu chứng của xuất huyết nội sọ

Trĩ Nội Xuất Huyết (Đi Tiêu Ra Máu)

Trĩ Nội xuất huyết là một bệnh khá phổ biến thời nay. Bệnh Trĩ có nhiều loại: – Trĩ Nội độ 1 xuất huyết: thường chảy máu khi đi tiêu. – Trĩ Nội độ 2: có búi trĩ sa xuống khi đi tiêu, khi vệ sinh xong, đứng dậy thì búi trĩ tự co lên được. Có thể kèm xuất huyết. Còn có Trĩ nội độ 3, Trĩ Ngoại, Sa Trực Tràng. Nhưng trong phạm vi bài này chỉ giới thiệu các bệnh Trĩ xuất huyết (chảy máu).

1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ Nội xuất huyết như: – Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn. – Ăn nhiều đồ cay, nóng như: hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, rau húng, mắc khén, món lẩu, món nướng, mỳ tôm… – Táo bón – Kiết lỵ – Những người lao động nặng nhọc: do mang vác vật nặng, phải nín thở, cố sức, dẫn đến tăng áp lực, đẩy khí qua đường hậu môn, gây Trĩ. Hoặc do xúc cát, sỏi, hồ xây dựng, phải nín thở. Hoặc do luyện tập Nội công, Khí công sai cách, không thót hậu môn… – Phụ nữ khi sinh đẻ, phải cố rặn nhiều, không biết cách thót hậu môn (bác sĩ cũng không biết để hướng dẫn)… Trong đó: ăn, uống nhiều rượu bia, cay, nóng, táo bón, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn là những nguyên nhân chính gây Trĩ Nội xuất huyết.2. Phân biệt Trĩ Nội xuất huyết với Đại Tràng, Trực Tràng xuất huyết: Các bệnh trên rất khó phân biệt, dù nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Để phân biệt chính xác, phải thăm khám tại bệnh viện. – Trĩ Nội xuất huyết: chủ yếu do uống rượu, cay, cay, nóng, táo bón, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn… – Đại Tràng, Trực Tràng xuất huyết: chủ yếu do khối U, hoặc Po – líp ở Đại Tràng, Trực Tràng gây nên. – Có ý kiến cho rằng: máu ra trước phân là do Đại Tràng, Trực tràng. Máu ra sau phân do Trĩ Nội xuất huyết. Thực tế cả ba bệnh trên đều gây xuất huyết lúc trước hoặc sau phân, nên rất khó phân biệt bằng cảm quan. Phải thăm khám, nội soi ở bệnh viện.3. Kiêng cữ với bệnh Trĩ Nội xuất huyết: – Hạn chế uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá. – Không ăn đồ cay, nóng, lẩu, nướng – Không ăn các loại ra, quả có vị chát, vị chát gây táo bón. Khi ăn rau lang, cần luộc qua rồi mới xào.4. Bệnh Trĩ Nội nên ăn: – Nên ăn nhiều đồ mát, giảm nhiệt, chống xung huyết, như: mướp đắng (khổ qua)… – Ăn nhiều các loại rau có độ nhớt cao, để giảm táo bón như: đậu bắp, mồng tơi, rau đay, quả mướp hương… – Giảm nguy cơ táo bón, bằng cách ăn thực phẩm nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng: cà tím, khoai lang luộc, hạt vừng (mè) rang sơ, chuối chín, đu đủ chín (chuối chưa chín có vị chát, gây táo bón)…5. Phương pháp điều trị Trĩ Nội xuất huyết bằng Đông Y: Trĩ Nội xuất huyết là một bệnh dễ chữa nhất, trong tất cả các bệnh xuất huyết. Để điều trị tốt cần kết hợp dùng thuốc cầm máu và thuốc chữa nguyên nhân:*Thuốc cầm máu: (xem các bài viết ở mục các vị thuốc cầm máu)*Thuốc chữa nguyên nhân: – Do Thấp Nhiệt (ăn nhiều đồ cay nóng): thì dùng phương pháp Thanh Nhiệt Trừ Thấp. – Do Táo Bón: nếu nhẹ thì dùng phương pháp Nhuận Hạ. Nặng thì dùng Tả Hạ (tẩy xổ). Nếu táo bón kinh niên do Huyết Hư (thiếu máu) thì dùng Bổ Huyết Nhuận Hạ, hoặc Bổ Huyết kiêm Tả Hạ… – Do Kiết lỵ: thì dùng thuốc Thanh Nhiệt Trừ Thấp đẻ chữa lỵ.6. Các vị thuốc chữa Trĩ Nội xuất huyết: Chỉ Huyết Thảo, Bạch Cập, Nữ Trinh Đằng, Xú Thảo, Hạn Liên Thảo…7. Các bài thuốc chữa Trĩ Nội xuất huyết:*Bài 1: Tiện Huyết Vũ Gia Thang (bài thuốc gia truyền dòng họ Vũ ở làng Mai, Nam Định): 1. Chỉ Huyết Thảo: 40g 2. Xú Thảo: 20g 3. Bạch Cập: 20g+ Gia giảm theo nguyên nhân:+ Táo bón gia: Xích Thủ Ô chế: 20g, Hắc Chi Ma: 30g, Đương Quy: 12g, Thục Địa: 20g.+ Các loại khác không cần gia giảm. – Cách dùng: đổ 800ml nước, sắc còn 40ml, chia uống 5 lần trong ngày. Đun uống luôn 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết, Đại Tràng xuất huyết, Trực Tràng xuất huyết. – Kiêng cữ: không uống rượu, bia, không ăn cay, nóng.**Bài 2: Tá Tiết Hạ 1 (bà thuốc gia truyền dân tộc Nùng Bắc Kạn): Nữ Trinh Đằng Diệp tươi: 100g – Cách dùng: rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt nước cốt uống, ngày 3 lần. Hoặc sắc với 600ml, còn 400ml, chia 5 lần uống trong ngày. Sắc uống liền 3 – 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết.***Tá Tiết Hạ 2 (bài thuốc gia truyền dân tộc Nùng, Bắc Kạn): 1. Nhả Vầy Mèo (cỏ Xước): 30g 2. Nhả Tha Vằn Boóc Đeng (Thài lài tía): 30g 3. Hồng Ty Tuyến (cây Cẩm): 30g – Cách dùng: giã vắt nước cốt uống, ngày 3 lần. Hoặc sắc với 600ml nước, còn 400ml, chia uống 5 lần trong ngày. Ngay 1 thang, sắc uống luôn 3 – 5 ngày. – Tác dụng: chữa Trĩ Nội xuất huyết. – Thay thế: nếu không có cỏ xước thì thay bằng cây Nghể tía (Nghể dại, Thủy Liễu, Nhả Vầy Mèo): 20g. Lưu ý: Nhả Vầy Mèo có 3 loại: cỏ Xước, Nghể tía và một cây giống cây Nhân Trần, rất thơm, hay dùng tắm cho bé sơ sinh, để bé dễ ngủ – loại này không dùng.

Vũ Thủy

Bệnh Trĩ Nội Xuất Huyết Nguy Hiểm Tới Mức Nào?

Trĩ nội xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.

Thế nào là trĩ nội xuất huyết?

Lúc này bệnh đã ở trong tình trạng rất nghiêm trọng, búi trĩ có thể đã sa hẳn ra bên ngoài, gây áp xe hậu môn, tắc nghẽn hậu môn, có nguy cơ hoại tử búi trĩ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Đặc trưng của trĩ nội xuất huyết là thường xuyên chảy máu tươi mỗi khi đại tiện. Máu chảy không ngừng và ngay cả khi bệnh nhân không đại tiện cũng bị chảy máu, chỉ cần vận động nhẹ là máu chảy.

Trĩ nội xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Trĩ nội xuất huyết nếu không được cầm máu và chăm sóc tốt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tiềm ẩn rất nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe của người bệnh.

Thiếu máu: trĩ nội xuất huyết tức là luôn có tình trạng chảy máu. Nếu máu chảy mà không được cầm máu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Bệnh nhân có thể bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hệ miễn dịch suy giảm và dễ mắc phải nhiều bệnh khác.

Nhiễm trùng máu: chảy máu thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua các mạch máu và gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Rối loạn ý thức, rối loạn vận động, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chảy máu, sốc máu thậm chí tử vong.

Các búi trĩ chảy máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các mạch máu bị mỏng đi, dễ bị rách và xuất huyết ồ ạt thêm.

Máu chảy thường xuyên có thể làm cho khu vực hậu môn luôn luôn ẩm ướt, không khô ráo. Đây có thể là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công khiến các vết loét khó lành lại được.

Trĩ nội xuất huyết còn có thể biến chứng thành áp xe có mủ, ung thư, hoại tử búi trĩ.

Đầu tiên là hiện tượng máu chảy khi đại tiện. Máu có thể nhiều hay ít, máu chảy nhỏ giọt hoặc thành từng tia. Máu thường có màu đỏ tươi.

Khó chịu và đau vùng hậu môn. Quan sát khu vực hậu môn sẽ thấy vùng quanh hậu môn căng phồng, cảm giác có một búi mềm, căng gần hậu môn, có thể gây đau hoặc căng hậu môn khi đại tiện.

Trong trường hợp bệnh nhân nặng hơn có thể thấy phân rỉ ra ngoài hậu môn.

Bệnh nhân bị chảy máu kéo dài có hiện tượng xanh xao, da mặt nhợt nhạt, choáng hoặc dễ ngất xỉu.

Khắc phục trĩ nội xuất huyết bằng cách nào?

Trĩ nội xuất huyết gây chảy máu không kiểm soát nên rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế bệnh nhân nên điều trị sớm ngay từ khi búi trĩ nội mới hình thành để hạn chế nguy cơ chuyển thành trĩ nội xuất huyết.

Mặc dù là bệnh có diễn tiến chậm qua từng giai đoạn nhưng nếu bệnh nhân phát hiện sớm thì khả năng dứt điểm được bệnh rất cao.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ nội xuất huyết hiện nay khá đa dạng, tùy theo mức độ của người bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên nguyên tắc chung khi điều trị bệnh trĩ nội xuất huyết là phải cầm máu cho bệnh nhân trước khi điều trị.

Nếu bệnh nhân bị chảy quá nhiều máu và nhà ở xa các cơ sở y tế thì có thể lấy một cục đá lạnh để chườm vào búi trĩ. Sau đó khẩn trương đến những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Các bác sĩ sẽ sử dụng phẫu thuật hoặc tiểu phẫu để thắt mạch máu hoặc làm đông mạch máu để các búi trĩ không bị chảy máu nữa. Ngoài ra bệnh nhân cần phải sử dụng thêm một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng sưng đau, tiêu diệt vi khuẩn ở vết thương và làm lành vết thương.

Điều trị dứt điểm trĩ nội xuất huyết ở phòng khám trĩ Thành Đô

Để điều trị nhanh chóng và dứt điểm bệnh trĩ nội xuất huyết bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín như phòng khám trĩ Thành Đô Bắc Ninh. Đây là một phòng khám tốt được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả và chất lượng. Đã điều trị thành công bệnh trĩ nội xuất huyết cho hàng trăm lượt bệnh nhân ở trong và ngoài tỉnh.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên bệnh nhân bị trĩ nội xuất huyết đã biết được bệnh nguy hiểm như thế nào từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời.

Những Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Và thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đó chính là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển

Loại bệnh sốt xuất huyết này thường gặp ở những người lần đầu tiên mắc bệnh vì lúc đó họ chữa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng.

Sốt cao lên đến 40,5 độ C

Nhức đầu nghiêm trọng

Đau ở phía sau mắt

Đau khớp và cơ

Buồn nôn và nôn mửa

Phát ban

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt, sau đó sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có chảy máu

Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, cháy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da gây ra những vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn tới tử vong.

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu. Kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Bệnh nhân thường gặp phải loại này trong lần nhiễm trùng sau, khi đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường có biểu hiện nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Dạng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em, nhưng đôi khi cũng ở người lớn. Đặc biệt, dạng bệnh này có thể gây tử vong, nhất là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus có thể lây lan qua đường muỗi cắn. Loài muỗi truyền bệnh đó có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Chúng sẽ đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách chích họ. Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên chỉ muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh cho người.

Thông thường, virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi khoảng 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày. Và cũng trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes aegypti hút máu thì virus cũng được truyền vào cho muỗi.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau vòng 2 tuần. Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ điều trị cho bạn để tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc hạ sốt và giảm đau cơ khớp như paracetamol.

Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng hơn có thể sẽ gây sốc hoặc chảy máu. Hãy lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế cấp cứu để tránh những hậu quả không đáng có.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Bạn thực hiện như sau:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để phòng tránh muỗi vào.

Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối.

Mặc quần áo phủ kín, nhất là khi bạn đi vào những khu vực muỗi mang mầm bệnh.

Thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.

Luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày, nhất là trẻ nhỏ.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sốt xuất huyết là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc bệnh. Do đó, mỗi lần dịch sốt xuất huyết bùng phát, rất nhiều người đã bị tử vong và hao tốn rất nhiều chi phí y tế. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh. Tự giác vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dẹp ao nước đọng hoặc những nơi loăng quăng có thể phát triển…

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.