Triệu Chứng Xuất Huyết Não Ở Trẻ Sơ Sinh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Xuất Huyết Não Trẻ Sơ Sinh

1. Bệnh xuất huyết não ở trẻ là bệnh gì?

Xuất huyết não là một loại đột quỵ. Đây là tình trạng khi máu tràn vào mô não gây tổn thương não. Khi máu lan tỏa vào trong mô não sẽ gây ra hiện tượng phù não, máu tạo thành một khối ở trong não gọi là hiện tượng tụ máu.

Thường thì bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và nhanh chóng, vì vậy nếu trẻ bị bệnh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh trở nặng thì trẻ rất dễ tử vong chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao, không có trường hợp nào có thể chữa trị khỏi và thường nếu còn sống thì chỉ khả năng bị tàn phế vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân trẻ bị xuất huyết não

Bệnh xuất huyết não dường như là nặng nhất trong các loại bệnh thường gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân cần chú ý như sau.

Trẻ bị chấn thương vùng đầu, hoặc vận động nhiều bị té, ngã bị đập đầu xuống đất và đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp.

Trẻ bị tăng huyết áp

Trẻ bị các vấn đề về gan, u não

Trẻ bị rối loạn đông máu

Mạch máu bất thường

Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nếu phát hiện sớm các mẹ nên đưa đi viện nhanh nhất có thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Dấu hiệu và di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Để có thể được điều trị đúng lúc và không gây tử vong đến trẻ, mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu và những di chứng để lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này của trẻ, mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau.

Dấu hiệu phát hiện bệnh xuất huyết não ở trẻ

Nhức đầu dữ dội

Buồn nôn, ói mửa liên tục

Hôn mê, mất tỉnh táo

Mắt lờ đờ, không mở được

Chân, tay trẻ mềm và yếu

Bất tỉnh, mê sảng

Cơ địa của từng trẻ là khác nhau vì vậy nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào thì cần liên hệ với các bác sĩ ngay lập tức để cho phương thức điều trị đúng đắn.

Di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Tàn phế: Khi bị xuất huyết não nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vận động của trẻ, trẻ không thể làm chủ được bản thân mà cần phải sống phụ thuộc vào người khác cả đời.

Tâm lý: Sau khi trải qua căn bệnh quái ác này tinh thần trẻ dễ bị chấn động, trẻ thường xuyên buồn tủi và cô đơn khi phải nằm một chỗ. Dễ làm cho trẻ bị tự kỷ và tuổi thọ không cao.

Ngôn ngữ: Sau này lớn lên trẻ sẽ gặp khó khăn trong lời nói của mình. Vì xuất huyết não làm cho trẻ bị méo miệng, không thể phát âm rõ ràng, nếu trường hợp nặng trẻ chỉ có thể bập bẹ được vài câu.

Nhận thức: Trí nhớ trẻ bị giảm sút nghiêm trọng, trẻ không tự nhớ được những việc đã làm trong những ngày gần nhất.

Hô hấp: Trẻ bị bệnh này thường hay gặp phải vấn đề hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Không tự chủ được trong vệ sinh: Đây là di chứng nặng nề nhất mà trẻ gặp phải khi việc tiểu tiện cũng phải nhờ đến người khác làm, dễ gây cho trẻ cảm giác cáu gắt, bực bội, khó chịu.

Ngoài những biến chứng trên, nếu không điều trị sớm bệnh xuất huyết não sẽ trở nên khó chữa và gây tử vong ở trẻ.

Dấu Hiệu, Triệu Chứng Nhận Biết Sớm Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Sơ Sinh

Trong năm 2017, nước ta có ít nhất 30 người tử vong vì sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca là trẻ nhỏ. Nói riêng về sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bệnh diễn biến rất nhanh song lại khó nhận biết vì trẻ còn quá nhỏ, dẫn đến khả năng nguy hiểm đến tính mạng rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân, làm sao để nhận biết và chữa trị? Cùng Mabio tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

Sốt xuất huyết, hay còn được gọi với tên sốt Dengue, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một trong 4 nhóm virus Dengue, dễ gặp nhất vào mùa mưa. Trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu là một trong những mục tiêu tấn công chính của bệnh.

Mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc sốt xuất huyết, trong đó các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, hay các nước Châu Phi là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho mầm bệnh phát triển.

Sốt xuất huyết tiến triển nhanh, lại có khả năng lây nhiễm nên rất dễ bùng phát thành dịch. Vì vậy, sốt xuất huyết nói chung và sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh nói riêng cần có được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.

Năm 2017, mặc dù chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam được triển khai khá quyết liệt, song vẫn có tới 90.000 ca mắc bệnh và hàng chục người bệnh tử vong trong đau thương. Điều này chứng tỏ chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác phòng và chữa bệnh trong thời gian tới.

Nguyên nhân và con đường lây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và người lớn là virus Dengue, và loài muỗi Aedes chính là con đường lây nhiễm. Khi muỗi đốt phải người bị sốt xuất huyết, trên vòi của muỗi mang virus Dengue, virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể và tấn công người lành khi con muỗi đốt sang người tiếp theo.

Nếu không có muỗi Aedes, bệnh sốt xuất huyết không thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.

Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết khi còn nhỏ là do nhiễm 1 trong 4 loại virus này.

Khi lớn lên, trẻ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do bị 3 virus Dengue còn lại tấn công. Nói cách khác, sốt xuất huyết không phải là bệnh chỉ mắc 1 lần trong đời. 1 người có thể bị sốt xuất huyết tới 4 lần nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Trên thực tế, sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với sốt cảm cúm thông thường hoặc sốt phát ban. Các triệu chứng, dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại càng khó nhận biết vì trẻ còn quá nhỏ. Khi khó chịu, trẻ chỉ biết quấy khóc chứ không thể diễn tả được những gì mà mình đang phải trải qua.

Để biết được trẻ có đang bị sốt xuất huyết hay không, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau:

– Trẻ sốt cao đột ngột, dùng nhiệt kế đo liên tục thấy sốt trên 38,5 độ C.

– Trẻ không ăn, bỏ bú, bụng chướng, quấy khóc.

– Dưới da bị xuất huyết dạng chấm, nốt.

– Chảy máu chân răng, cháy máu cam.

– Trẻ nôn khan, nôn ra máu.

Nếu trước đó trẻ đã từng bị sốt xuất huyết thì ở lần mắc bệnh tiếp theo, các triệu chứng thường nặng hơn và tiến triển nhanh hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

– Trẻ sốt cao trên 2 ngày liên tục.

– Trẻ lừ đừ, ngủ li bì, vã mồ hôi, chân tay lạnh.

– Nôn nhiều.

– Đi tiểu ít, đi ngoài ra phân đen là dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?

– Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, sau đó thực hiện kiểm tra máu xem có sự hiện diện của virus hay kháng thể với virus Dengue hay không.

Lúc này, cha mẹ cần cung cấp cho bác sĩ về tình hình mà con mình gặp phải trong những ngày trước đó, trẻ có nằm trong vùng dịch bệnh hay không, trước đó trẻ đã uống những thuốc gì… để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

– Điều trị: Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và người lớn. Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cẩn phải đặc biệt cẩn trọng vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến trẻ mất mạng.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt. Các cơ sở y tế nhỏ lẻ ở địa phương không thể làm xét nghiệm máu và không thể cho kết quả chẩn đoán chính xác có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Hiện chưa có vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết dành cho trẻ sơ sinh và người lớn. Do đó cha mẹ phải chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách:

– Nơi sinh sống phải đảm bảo thoáng mát, thường xuyên có ánh nắng chiếu vào để tiêu diệt nơi trú ẩn của muỗi.

– Không để nước trong chum vại, chai lọ lâu ngày. Vật dụng nào không dùng đến phải để khô và úp xuống để muỗi không có nơi đẻ trứng.

– Thường xuyên vệ sinh nơi ở của trẻ, xịt các loại thuốc diệt trừ muỗi quanh nơi ở.

– Trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trong khu dân cư gia đình sinh sống, không để trẻ đến trường (nếu đã cho bé đi nhà trẻ), đưa trẻ di chuyển ra xa vùng dịch bệnh.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lạ.

– Nếu đưa trẻ ra ngoài vào buổi tối, hãy mặc quần áo dài tay để muỗi không đốt trẻ.

– Đi ngủ phải mắc màn.

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất dễ nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Nguồn: chúng tôi

Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết Và Xử Lý

Xuất huyết dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho các mạch máu tại những vị trí này bị rách hoặc bị đứt dẫn tới chảy máu dạ dày. Có một số ý kiến cho rằng căn bệnh này chỉ những người trưởng thành mới có thể gặp phải, trẻ sơ sinh thì không thể nào mắc bệnh xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên ý kiến này hoàn toàn sai lầm. Thực chất ngay cả ở trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải căn bệnh này. Vì sao ư?

Với người lớn, xuất huyết dạ dày là một trong những căn bệnh tương đối phổ biến, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, do bản thân dạ dày của người đó đã đang mang sẵn những bệnh lý khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhưng chủ yếu là xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học… Với trẻ sơ sinh, xuất huyết dạ dày thường do những nguyên nhân như sức đề kháng ở trẻ sơ sinh còn non yếu, các loại vi khuẩn, vius dễ dàng tấn công làm tổn thương đến hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày, dẫn đến chảy máu dạ dày. Trẻ bị thiếu vitamin K hay việc cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng khiến bệnh xuất huyết dạ dày dễ dàng xuất hiện.

Ngoài ra, xuất huyết dạ dày cũng có thể xảy ra ở những trẻ bị những bệnh bẩm sinh về tim, suy hô hấp, trẻ bị sinh non hay những trẻ bị ngạt trong quá trình được sinh ra. Xuất huyết dạ dày gây tác động cực kỳ xấu đến sức khỏe của bé thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý phát hiện bệnh và điều trị sớm cho trẻ.

Nhận biết triệu chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Trẻ sơ sinh khi bị xuất huyết dạ dày thường sẽ có những triệu chứng khá dễ để nhận biết. Chỉ cần các bậc phụ huynh chịu khó quan tâm và chú ý một chút sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Cụ thể trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

1. Trẻ bị nóng sốt đột ngột

Trẻ bị nóng sốt thất thường là một trong những triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường hay chủ quan và cho rằng đây là biểu hiện của những bệnh cảm cúm thông thường. Vì không tìm cách điều trị sớm, bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

2. Trẻ nôn ói ra máu, đi đại tiện ra máu hoặc phân đen

Nôn ra máu, đi đại tiện có lẫn máu hoặc phân đen chính là dấu hiệu đặc trưng nhất ở những người bị xuất huyết dạ dày. Trẻ sơ sinh bị chảy máu dạ dày, khi nôn trớ thấy có lẫn với các cục máu sẫm màu, bệnh nặng có thể xuất hiện cả những tia máu tươi.

Cũng tương tự như vậy, vì khi bị xuất huyết dạ dày, máu trong dạ dày sẽ bị lẫn trong phân, do đó nếu thấy trẻ đi đại tiện ra phân đen sẫm màu, phân có mùi hắc khó chịu hoặc thấy phân có lẫn máu tươi thì rất có thể trẻ đã bị xuất huyết dạ dày.

Tình trạng nôn ra máu cho thấy bệnh của bé đã ở giai đoạn nặng, vì vậy các bậc cha mẹ cần phải có biện pháp xử lý ngay để không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

3. Trẻ bị thiếu máu

Chảy máu dạ dày làm cho trẻ nôn ra máu, đại tiện có lẫn máu khiến bé bị mất một lượng máu nhất định trong cơ thể, do đó dễ dẫn đến thiếu máu nếu tình trạng này kéo dài khiến bé xanh xao, rối loạn huyết áp hoặc nhịp tim thậm chí là làm cho bé ngất xỉu.

4. Thường xuyên bị đau bụng

Cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày, tình trạng nôn ra máu thường kéo theo cảm giác đau vùng bụng. Nhưng các ông bố, bà mẹ cũng thường xuyên chủ quan, xem đây là triệu chứng bình thường và bỏ qua dấu hiệu này ở trẻ.

Những triệu chứng của bệnh khiến bé quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, làm bé đau đớn… dẫn đến bé bị suy nhược cơ thể, làm bé mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có khi là cả tính mạng của bé. Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, các bậc cha mẹ cần phải nằm lòng những cách xử lý sau đây:

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày

Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa cần phải áp dụng các biện pháp xử lý ngay lập tức, tránh làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Đầu tiên các bậc phụ huynh cần phải đặt bé nằm đúng tư thế đầu thấp hơn chân để hạn chế việc trẻ nôn trớ, phải giữ ấm cho trẻ và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý.

Sau khi được các bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị, việc chăm sóc trẻ đúng cách ở giai đoạn này cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến quá trình hồi phục của bé. Vì thế, để bé nhanh hồi phục, cần lưu ý một số điều như sau:

+ Phải đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh.

+ Tuyệt đối không được nhai mớm thức ăn cho trẻ vì việc này sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn, virus sang bé.

+ Nếu trẻ đang trong thời gian ăn dặm thì nên chia nhỏ các bữa ăn ra, thức ăn cần được nghiền nát và không được cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ lạnh…

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não

Bệnh xuất huyết não hay còn gọi là bệnh chảy máu não, là 1 dạng của tai biến mạch máu não (chiếm khoảng 40-50%). Xuất huyết não nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.

Nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não thường rất nhiều, có thể do thay đổi lối sống hoặc do việc dùng thuốc, nhưng nguyên nhân chính vẫn do tăng huyết áp (chiếm 50 – 60%). Ở người trẻ, tai biến mạch máu não thường do dị dạng mạch máu não (50% số trường hợp được chụp mạch máu não có dị dạng). Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân của việc hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.

Biểu hiện, triệu chứng của xuất huyết não là đột qụy như: đang đi hoặc đang làm gì đó bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, thường lấy tay ôm đầu, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên; tự nhiên nói khó hẳn đi hoặc cấm khẩu; cả một tay và một chân cùng bên tự nhiên yếu hơn rồi bại dần hoặc nặng hơn thì liệt hẳn (bán thân bất toại) kèm theo liệt nửa mặt, vật vã, đái dầm, đại tiện không tự chủ, tăng tiết đờm dãi và mồ hôi (bên liệt), nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt. Tri giác vẫn còn hoặc lú lẫn (bất tỉnh nhân sự) ở 50%, hoặc hôn mê sâu ở 25%, hoặc xen kẽ lúc tỉnh lúc mê ở 25%.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết não:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân. – Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững. – Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn. – Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn. – Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. – Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên. – Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. – Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Tuổi trung bình bị xuất huyết não là 55 nhưng càng ngày độ tuổi càng trẻ hóa hơn. Bệnh nhẹ thường có rối loạn ý thức, lú lẫn… Nếu bệnh nặng chảy máu vào não nhiều, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ.

Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm vì thế cần phải chú ý những dấu hiệu của xuất huyết não. Dùng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn cũng là cách đề phòng tai biến, đột quỵ và xuất huyết não hiệu quả.