Triệu Chứng Xuất Huyết Não Nhẹ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xuất Huyết Não Nhẹ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị Xuất Huyết Não Nhẹ

Xuất huyết não là một dạng đột quỵ, tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sự sống của người bệnh về lâu dài (liệt người, hôn mê, sống thực vật,…). Xuất huyết não thường khởi phát một cách đột ngột, tiến triển nhanh và dữ dội thông qua các triệu chứng như:

Đau nhức đầu.

Chóng mặt, ù tai, choáng váng.

Tê liệt nửa người, một bên chân hoặc tay yếu hẳn.

Nói ngọng, nói khó.

Mắt mờ, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Đầu óc lú lẫn, có lúc trống rỗng, bỗng dưng quên đi một sự việc bất kỳ hoặc lúc nhớ lúc quên.

Co giật, cứng cổ.

Nôn ói,…

1.1. Tai biến xuất huyết não nhẹ ít nguy hiểm tính mạng như xuất huyết não nặng

Với bệnh nhân bị xuất huyết não nhẹ thường có các biểu hiện lâm sàng nhẹ và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như giảm khả năng giao tiếp, rối loạn ý thức, không tỉnh táo, lú lẫn. Trong khi đó ở thể nặng thì người bệnh bị co cứng toàn thân, co giật, đôi khi có nôn chất đen và sốt, hôn mê sâu, thậm chí đột tử.

Các triệu chứng xuất huyết não thể nhẹ có thể xảy ra trong chốc lát, xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Tuy nhiên, đó sẽ là cảnh báo cho một cơn đột quỵ xuất huyết não nghiêm trọng trong vòng 90 ngày tiếp theo nếu người bệnh chủ quan và bỏ qua điều trị.

1.2. Xuất huyết não nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn như xuất huyết não nặng

Như ta đã biết, sau một cơn tai biến xuất huyết não “càn quét” luôn để lại các tổn thương mô não. Nếu tổn thương này càng lan rộng thì các chức năng cơ thể (như vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị lực,…) sẽ càng yếu đi hoặc biến mất hoàn toàn.

Với người bệnh xuất huyết não nhẹ đang phải sống chung với các di chứng về thần kinh hoặc vận động thì cơ hội phục hồi và đi lại được sau một quá trình điều trị tích cực là rất cao. Theo thống kê, chỉ có 1/5 số bệnh nhân xuất huyết não sống sót là có khả năng tự lập và trở lại cuộc sống bình thường tại một thời điểm nào đó (ít nhất là 1 năm sau bệnh), hầu hết đó là các trường hợp xuất huyết não nhẹ.

1.3. Dù xuất huyết não nhẹ có nguy hiểm hay không thì người bệnh vẫn cần điều trị sớm

Trên thực tế, hệ thống động mạch não thông nối với nhau nên các động mạch còn nguyên có thể cấp máu bù cho những động mạch bị tổn thương và làm nhòe đi các triệu chứng bệnh. Điều này dẫn đến việc khó nhận biết được xuất huyết não thể nhẹ hay nặng, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn.

Do đó, trong bất kỳ tình huống nào thì người bệnh cần được cấp cứu 115 ngay nếu xuất hiện dấu hiệu của xuất huyết não. Cho dù là xuất huyết não nhẹ và chưa gây nguy hiểm đến tính mạng thì người bệnh vẫn nên tiến hành điều trị ngay để khống chế các triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ xuất huyết não tiến triển nặng trong tương lai.

2. Cách chẩn đoán mức độ nặng hay nhẹ của xuất huyết não

2.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện kinh điển của tai biến xuất huyết não là bệnh khởi phát đột ngột bởi các triệu chứng như đau đầu, huyết áp tăng cao, nôn mửa,… Sau đó vài phút có thể xuất hiện các khuyết thiếu thần kinh cục bộ như giảm vận động và cảm giác đối bên với các vùng tổn thương não.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể biểu hiện kích thích, thờ ơ, sững sờ hoặc hôn mê. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tích khối máu tụ tăng nhanh chóng trong một vài giờ đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời (hiệu quả điều trị tối đa trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện) thì nguy cơ xuất huyết não thể nặng và cơ hội cứu sống thấp.

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT sọ não) là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được ưu tiên lựa chọn để đánh giá tình trạng xuất huyết não và loại trừ đột quỵ nhồi máu não. Chụp CT sọ não có độ tin cậy đến 95% (mặc dù có những tổn thương rất nhỏ và khó phát hiện).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được dùng trong chẩn đoán cấp cứu xuất huyết não. Tuy nhiên, chụp CT sẽ được thay thế cho bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI.

Các trường hợp xuất huyết não có thể kèm rối loạn nhịp tim do hoạt động hệ thần kinh giao cảm tăng. Do vậy, chụp điện tâm đồ là cách chẩn đoán có sự chèn ép thân não khi xuất huyết não mở rộng hay không.

2.3. Chẩn đoán xác định

Là kết quả được đưa ra sau khi kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

2.4. Phân loại và mức độ xuất huyết não

Để phân loại và đánh giá mức độ xuất huyết não nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chí trong Thang điểm đột quỵ đã được sửa đổi của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS).

3. Cách điều trị xuất huyết não nhẹ

3.1. Điều trị cấp cứu

Lưu thông đường thở (Đây là hoạt động ưu tiên hàng đầu)

Nâng cao đầu giường 30 độ để máu lưu thông về tim tốt hơn, giảm áp lực nội sọ và giảm nguy cơ phù não. Đồng thời, để đầu người bệnh nghiêng về một bên nhằm tránh cho đờm dãi hoặc chất nôn trào vào đường hô hấp, chống tụt lưỡi xuống họng.

Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng tối thiểu 1 – 2 tuần. Thay thế ngay bằng các loại thuốc hoặc chất truyền phù hợp để đưa nhanh INR (là chỉ số về thời gian đông máu) về mức bình thường (< 1.4).

Kiểm soát tim mạch và huyết áp

Theo dõi liên tục trên máy đo 24/24 giờ các chỉ tiêu về mạch đập và huyết áp. Ở bệnh nhân xuất huyết não nhẹ, huyết áp động mạch trung bình có thể tăng lên khiến cho áp lực nội sọ tăng, ngược lại nếu huyết áp tụt xuống sẽ làm giảm dòng máu lên não và dẫn đến tổn thương não nặng nề hơn.

Cần phân biệt giữa người bệnh tăng huyết áp phản ứng (do tai biến xuất huyết não) và người bệnh có bệnh tăng huyết áp trước đó. Nếu là tăng huyết áp phản ứng thì số đo huyết áp tâm thu ít khi vượt quá 180mmHg, không có triệu chứng tổn thương các cơ quan đích, không cần điều chỉnh huyết áp, sau 3 – 5 ngày điều trị thì huyết áp sẽ trở lại bình thường.

Phù não thường xuất hiện sau 2 – 3 giờ đột quỵ xuất huyết não, đạt tối đa sau 24 giờ, tồn tại và kéo dài từ 5 – 10 ngày. Hậu quả là tăng áp lực trong sọ, giảm áp lực tưới máu não và có thể gây tụt, kẹt não nên phải điều trị tích cực.

Một số loại thuốc chống phù não hiện nay như Mannitol, Glycerol, Magie sunfat,…

Phẫu thuật không mang lại lợi ích cho phần lớn các trường hợp xuất huyết não nhẹ. Do đó, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị nội khoa để hạn chế nguy hiểm thêm cho bệnh nhân.

3.2. Điều trị giảm nhẹ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cân đối tổng nhu cầu năng lượng cho người bệnh ở mức từ 1.800 – 2.200 kcal mỗi ngày là phù hợp.

Lựa chọn các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xuất huyết não nhẹ như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), chất béo thực vật và thực phẩm giàu omega-3 (dầu đậu nành, dầu vừng, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…), các loại rau củ quả nhiều xơ và acid folic (súp lơ, cải cúc, cải bó xôi, bắp cải,…).

Chia thành nhiều bữa ăn hằng ngày, không cho người bệnh ăn quá no nhằm giúp giảm áp lực cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp.

Chế biến thực phẩm theo cách thanh đạm, hạn chế chiên xào và nêm nhiều gia vị như mặn, cay nóng.

Thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, cắt nhỏ để người bệnh dễ nhai nuốt và tiêu hóa.

Khuyến khích người bệnh tự thao tác ăn uống để tăng cơ hội cử động tay, để họ nhai nuốt chậm rãi và không thúc ép.

Làm sạch cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng nước ấm, lau khô trước khi mặc đồ và thay quần áo sạch mỗi ngày.

Thay đổi tư thế nằm sang các bên từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông dễ dàng, tránh hầm bí và lở loét da.

Xoa bóp cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng phấn rôm hoặc rượu thuốc giúp phòng ngừa nguy cơ lở loét da.

Phục hồi chức năng vận động sớm

Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các động tác co duỗi chân tay 2 lần/ngày để các cơ được vận động, không bị co cứng sau tai biến xuất huyết não nhẹ.

Xoa bóp các chi, các khớp cho bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ teo cơ, cứng khớp do nằm lâu trên giường bệnh.

Tập cho bệnh nhân chuyển đổi các tư thế nằm nghiêng, ngồi dậy, đứng dậy, sử dụng xe lăn hoặc nạng,…

Cho bệnh nhân điều trị kết hợp vật lý trị liệu bằng điện châm, thủy châm.

4. Điều trị xuất huyết não nhẹ bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn

Bên cạnh các phương pháp điều trị cấp cứu và chăm sóc phục hồi sau xuất huyết não nhẹ, người bệnh có thể dùng kết hợp sản phẩm bảo vệ sức khỏe như An Cung Trúc Hoàn có tác dụng hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết, làm lành các tổn thương não bộ, thúc đẩy lưu thông máu đến các phần cơ thể tê yếu, điều hòa huyết áp, bồi bổ thể trạng toàn diện và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của đột quỵ xuất huyết não nặng trong tương lai.

Điểm nổi bật của sản phẩm Đông dược An Cung Trúc Hoàn chính là công thức bí truyền từ một bài thuốc rất lâu đời của các Thái y dòng họ Nguyễn Quý dùng để chữa bệnh tai biến liệt giường cho vua chúa trong triều đình. Cho đến nay, bài thuốc đã được hoàn thiện về các mặt như thành phần, cách bào chế và quy cách sản phẩm nhằm gia tăng công hiệu và sự tiện dụng cho người dùng.

Không những vậy, sản phẩm đã trải qua kiểm chứng lâm sàng trên hơn 1,000 bệnh nhân bị xuất huyết não, nhồi máu não, nhũn não,… và cho thấy kết quả khả quan chỉ sau 7 – 10 ngày điều trị. Do thuốc được tổng hợp từ 100% dược liệu tự nhiên gồm Thiên Trúc Hoàng, Ô Rô, Nấm Lim Xanh, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Địa Long và không tìm thấy bất cứ thành phần tân dược nào khác nên rất lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng dù là với thể xuất huyết não nhẹ hay nặng.

Kết luận:

Xuất huyết não nhẹ có thể tiến triển thành một cơn xuất huyết não nặng và gây nguy hiểm trong tương lai nếu không được điều trị từ sớm. Để có một liệu trình phòng ngừa và chữa trị dứt điểm xuất huyết não nhẹ bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn, các bác chỉ cần nhấc máy liên lạc với Lương y Nguyễn Quý Thanh ngay qua số hotline 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trực tuyến qua website chúng tôi

Sốt Xuất Huyết Thể Nhẹ

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gặp khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan từ người này qua người khác thông qua muỗi vằn truyền virus gây bệnh. Muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt. Bệnh dễ bùng phát vào mùa mưa vì thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển và lây lan bệnh.

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Degue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vì vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời tương ứng với 4 type dengue, nhưng thực tế có ít người mắc tới lần thứ 2, chủ yếu mắc lần 2, 3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO năm 2009, bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ như sau:

Sốt xuất huyết Dengue (thể nhẹ)

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue)

Sốt xuất huyết có chảy máu: Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở chân răng hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím;

Sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue): Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Vì vậy, việc điều trị và theo dõi sốt xuất huyết ở người bệnh cần phải thận trọng.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết là bệnh truyễn nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa đặc biệt các tháng 7, 8, 9 , 10 quanh năm.

Những người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ thường là người bệnh lần đầu tiên mắc sốt xuất huyết vì cơ thể chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh có triệu chứng sốt kéo dài trong 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi truyền bệnh kèm theo các triệu chứng khác như:

Đau phía sau mắt

Nhức đầu nghiêm trọng

Đau khớp và cơ

Buồn nôn và nôn mửa

Phát ban xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó

3 giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng với mức độ từ nhẹ tới nặng. Bệnh trải qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn sốt

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn sốt:

Người bệnh bị sốt cao đột ngột và liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài từ 2 – 7 ngày và khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu, có thể xuất hiện nổi mẩn, phát ban, da xung huyết, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, đau cơ khớp.

Giai đoạn nguy hiểm:

Xuất hiện vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể giảm sốt nhưng không có nghĩa là bệnh đang hồi phục. Giai đoạn này thực sự là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, nếu không chăm sóc và xử trí đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cần phải theo dõi tình trạng của người bệnh nếu có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Trường hợp bị thoát huyết tương nhiều có thẻ dẫn tới sốc với các dấu hiệu như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tiểu ít.

Dấu hiệu xuất huyết với các biểu hiện xuất huyết dưới da ( các nốt xuất huyết rải rác, chấm xuất huyết, mảng bầm tím), xuất huyết niêm mạc ( chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kì hạn), xuất huyết nội tạng ( đi ngoài phân đen, nôn ra máu). Một số người bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng có biểu hiện suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim.

Các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã, hoảng hốt ( hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng dẫn tới mất máu và tụt huyết áp) cần phải đưa ngay tới cơ sở y tế để cấp cứu nhanh chóng.

Giai đoạn hồi phục:

Giai đoạn này thường sau giai đoạn nguy hiểm từ 24 – 48 giờ, người bệnh có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Quá trình này kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ. Thể trạng của người bệnh dần tốt lên, ăn uống ngon miệng hơn, đi tiểu nhiều, nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Ở giai đoạn này cần lưu ý không nên truyền dịch quá mức có thể dẫn tới phù phổi hoặc suy tim.

Lưu ý: Giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu bệnh chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết dengue nặng. Cần cho người bệnh nhập viện ngay tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sốt xuất huyết thể nhẹ

Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục đích của điều trị giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phần lớn các trường hợp thể nhẹ thường khỏi bệnh trong vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn cần nhập viện và chăm sóc tích cực tránh biến chứng xảy ra.

Sốt xuất huyết trong 3 ngày đàu có phản ứng sốt cao như các loại sốt virus thông thường khác và chưa có biến chứng nên người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách:

Lưu ý, không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt mà chỉ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C với liều paracetamol 10-15mg/kg/lần, có nghĩa là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần và người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách 4-6h uống 1 lần kết hợp với hạ sốt bằng phương pháp vật lý như kể trên.

Bù nước:

Khi bị sốt cao cơ thể rất dễ mất nước do đó cần bù nước bằng cách cho người bệnh uoongs nước có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2 lít/ngày), uống nước hoa quả, sinh tố, bổ sung vitamin C, B1;

Chế độ ăn uống:

Cần cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp, thực phẩm giàu vitamin C…Trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết cần tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn cần chia nhỏ thành nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, trẻ đang bú mẹ tăng thêm số lần bú và kéo dài thêm thời gian bú.

Chế độ nghỉ ngơi:

Cần cho người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát, có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng nhất. Người bệnh bị sốt xuất huyết phải nằm trong màn, tránh để muỗi đốt để không lây sang cho người khác.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, chân tay lạnh, vã mồ hôi, đau bụng, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh…cần tới ngay cơ sở y tế để chữa trị ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên cần chủ động ” phòng bệnh ” bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt bằng cách:

Dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, hạn chế vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước mưa như vỏ dừa, lốp xe cũ

Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn như bể, giếng, chum, vại…diệt lăng quăng/ bọ gậy

Cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa nước như thùng, bể, lu, chum, vại…đậy nắp thùng để muỗi không đẻ trứng

Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần.

Dọp dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, không treo quần áo đã mặc lâu trong nhà

Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt

Sử dụng các loại bình xịt, kem đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi…

Dùng rèm màn tẩm hóa chất diệt muỗi

Phối hợp với chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất do chưa biết bảo vệ mình nên dễ bị muỗi đốt. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm sốt cha mẹ lựa chọn sử dụng CNattu kids cho bé. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội:

Hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt

Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết

Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Dấu Hiệu Xuất Huyết Não Nhẹ Thường Gặp Nhất Mà Ít Ai Biết

Dấu hiệu xuất huyết não nhẹ thường gặp nhất mà ít ai biết

Dấu Hiệu Xuất Huyết Não Nhẹ

Những người bị xuất huyết não thường có những dấu hiệu như:

– Bỗng nhiên thấy người bệnh nhức đầu dữ dội, tay chân bủn rủn, dễ bị té ngã hoặc tê liệt 1 cánh tay, 1 bên chân.

– Khả năng nói năng khó khăn, nói không rõ tiếng, nói ấm ớ khiến người nghe không hiểu gì cả.

– Mặt bị méo xệch, miệng cũng bị méo theo.

– Cơ thể có biểu hiện vẫ mồ hôi và tiểu tiện mất tự chủ.

– Nhịp thở không đều do rối loạn nhịp tim.

– Trí nhớ giảm sút đột ngột, lúc nhớ lúc quên.

Yếu Tố Gây Xuất Huyết Não Nhẹ

Bệnh xuất huyết não có thể xuất hiện do một số yếu tố sau:

– Bệnh về u não, phình mạch hoặc các bất thường mạch máu.

– Huyết quản biến tính dạng tinh bột

– Do dị dạng động, tĩnh mạch

– Rượu, bia, thuốc lá các chất gây nghiện.

– Chế độ ăn uống không điều độ, đầy đủ chất cũng là yếu tố khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc xuất huyết não.

Chăm Sóc Người Bị Xuất Huyết Não Nhẹ Như Thế Nào?

Việc chăm sóc người bị xuất huyết não là rất cần thiết, bạn cần:

– Xoa bóp các cơ, chi cho bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ teo cơ, rút gân do ít vận động.

– Nên thường xuyên giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm nghiêng, ngồi… để tránh nguy cơ lở loét vùng lưng,

– Đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo đúng hẹn để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

– Tự thực hiện các động tác sinh hoạt cá nhân nếu có thể càng nhiều càng tốt, đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái được vận động mỗi ngày.

– Tái khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như đưa ra liệu trình điều trị phù hợp hơn.

– Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc và tránh thức khuya, căng thẳng,…

– Uống thuốc theo đúng kê toa của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Hy vọng, những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn làm rõ được vấn đề dấu hiệu xuất huyết não nhẹ và nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy nhấp chuột vào bảng chat tư vấn bên dưới để được giải đáp cụ thể.

Xuất Huyết Não Triệu Chứng Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm

Xuất huyết não là một dạng đột quỵ do máu tràn vào mô não gây tổn thương nghiêm trọng não, tỷ lệ tử vong của tình trạng này rất cao. Việc nhận biết để điều trị sớm xuất huyết não là vô cùng quan trọng, bởi nếu thời gian điều trị kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng nhận biết xuất huyết não

Xuất huyết não hay đột quỵ xuất huyết não khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể xuất hiện ngay sau khi người bệnh gắng sức về tâm lý, thể lực trong khi đang làm việc hoặc sinh hoạt bình thường, thậm chí xuất huyết não bộc phát ngay trong giấc ngủ của bệnh nhân hay khi bệnh nhân vừa thức dậy.

Một số triệu chứng xuất huyết não điển hình để nhận biết như sau:

Người bệnh bỗng nhiên cảm thấy nhức đầu dữ dội, chân tay run và bủn rủn, yếu một cánh tay hoặc chân, có thể ngã chúi xuống.

Khó nói, khó phát âm, nói không rõ tiếng hoặc không nói được, mặt và miệng bị méo.

Cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, tiểu tiện không tự chủ, nhịp thở thất thường không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, có thể kèm theo sốt.

Buồn nôn, ói mửa, mất tỉnh táo, có thể bị hôn mê, bất tỉnh, mê sảng.

Người bệnh cảm thấy khó nuốt, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.

Mờ mắt, gặp vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

Mất thăng bằng về phối hợp vận động, chóng mặt.

Ngay khi phát hiện những triệu chứng trên, việc cần làm đầu tiên đó là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Người xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3-4h sau khi khởi phát bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của xuất huyết não

Theo thống kê, xuất huyết não để lại biến chứng về vận động trên 92% người bệnh, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% phải gánh chịu biến chứng nặng nề do chữa trị không kịp thời.

Những biến chứng xuất huyết não bao gồm:

Liệt nửa người: Có 90% người bệnh xuất huyết não gặp biến chứng liệt nửa người. Biến chứng này được xem là loại biến chứng xuất huyết não nặng nề nhất, khiến người bệnh mất đi quyền kiểm soát hoạt động của bản thân, không thể chủ động trong cuộc sống, gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và cử động tay chân, không thể tự sinh hoạt cá nhân và phải phụ thuộc vào người thân.

Di chứng rối loạn tâm lý: Người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về tâm lý do trải qua cú sốc lớn, luôn có cảm giác cô đơn, buồn tủi, vô dụng khi thấy mình phải nằm một chỗ, bị phụ thuộc vào người thân chăm sóc, lâu dần người bệnh có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị hoặc thậm chí là dẫn đến cái chết.

Rối loạn nhận thức và hô hấp: Trí nhớ người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng, người bệnh có thể không nhớ được những gì đã xảy ra trong thời gian dài. Cùng với đó, người bệnh xuất huyết não rất dễ bị suy hô hấp, tụt lưỡi, sặc tắc đờm, gây ra viêm phổi.

Tiểu tiện không tự chủ: Đây là một biến chứng xuất huyết não phổ biến nhất, người bệnh sẽ tiểu tiện không tự chủ và mất kiểm soát, khiến người bệnh và người thân gặp rất nhiều bất tiện, phiền toái, dễ cáu gắt, mệt mỏi, bức bối.

Ngoài những biến chứng xuất huyết não trên, nếu không kịp thời điều trị, hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng tái phát bệnh nhiều lần, chi phí điều trị cao, hậu quả nặng nề và gần với nguy cơ tử vong nhiều hơn.

Điều trị xuất huyết não bằng An Cung Trúc Hoàn

Đối với xuất huyết não nặng, thì phương pháp điều trị phù hợp là phẫu thuật nhằm ngăn chặn sự chảy máu não. Thuốc An Cung Trúc Hoàn dùng trong các trường hợp xuất huyết não nhẹ nhằm ngăn chặn các tình trạng nặng hơn của xuất huyết não, ngăn chặn biến chứng xuất huyết não. Hoặc có thể dùng An Cung Trúc Hoàn điều trị phục hồi sau phẫu thuật xuất huyết não để tránh tái phát xuất huyết não, tăng cường sức khỏe tổng thể.

An Cung Trúc Hoàn điều trị hiệu quả tai biến mạch máu não, đột quỵ xuất huyết não. Phòng ngừa tai biến, phá các cục máu đông, tăng tuần hoàn máu, dẫn lưu tăng lưu thông máu, hỗ trợ điều trị các bệnh về mạch máu, tim mạch. An Cung Trúc Hoàn cải thiện nhưng di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn xuất huyết não và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh xuất huyết não và quan tâm đến thông tin của thuốc An Cung Trúc Hoàn, xin vui lòng liên hệ Trung tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh. Số điện thoại: 0988.29.25.25 – 02439.168.666 Địa chỉ 54F, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội