Triệu Chứng Xuất Huyết Mắt / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Những Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Và thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đó chính là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển

Loại bệnh sốt xuất huyết này thường gặp ở những người lần đầu tiên mắc bệnh vì lúc đó họ chữa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng.

Sốt cao lên đến 40,5 độ C

Nhức đầu nghiêm trọng

Đau ở phía sau mắt

Đau khớp và cơ

Buồn nôn và nôn mửa

Phát ban

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt, sau đó sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có chảy máu

Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, cháy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da gây ra những vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn tới tử vong.

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu. Kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Bệnh nhân thường gặp phải loại này trong lần nhiễm trùng sau, khi đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường có biểu hiện nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Dạng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em, nhưng đôi khi cũng ở người lớn. Đặc biệt, dạng bệnh này có thể gây tử vong, nhất là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus có thể lây lan qua đường muỗi cắn. Loài muỗi truyền bệnh đó có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Chúng sẽ đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách chích họ. Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên chỉ muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh cho người.

Thông thường, virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi khoảng 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày. Và cũng trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes aegypti hút máu thì virus cũng được truyền vào cho muỗi.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau vòng 2 tuần. Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ điều trị cho bạn để tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc hạ sốt và giảm đau cơ khớp như paracetamol.

Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng hơn có thể sẽ gây sốc hoặc chảy máu. Hãy lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế cấp cứu để tránh những hậu quả không đáng có.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Bạn thực hiện như sau:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để phòng tránh muỗi vào.

Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối.

Mặc quần áo phủ kín, nhất là khi bạn đi vào những khu vực muỗi mang mầm bệnh.

Thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.

Luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày, nhất là trẻ nhỏ.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sốt xuất huyết là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc bệnh. Do đó, mỗi lần dịch sốt xuất huyết bùng phát, rất nhiều người đã bị tử vong và hao tốn rất nhiều chi phí y tế. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh. Tự giác vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dẹp ao nước đọng hoặc những nơi loăng quăng có thể phát triển…

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Triệu Chứng Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Nặng

Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ có chuyển biến đi từ nhẹ đến nặng, từ những thời điểm có mầm mống bệnh nhưng không có triệu chứng biểu hiện đến những thời điểm tái phát và lần lượt xuất hiện các triệu chứng đáng nghi. Đặc biệt khi bệnh lý ở trạng thái nặng, sẽ có nhiều triệu chứng khiến bệnh nhân lo lắng. Cùng tìm hiểu các triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu nặng qua bài viết bên dưới.

Đi ngoài ra máu được xem là một trong các biểu hiện của triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu đối với bệnh nhân ở cấp độ nặng, sau khi đã trải qua các dấu hiệu ở cấp độ nhẹ như: xuất hiệu các nốt đỏ, sung, ổ tụ máu, chảy máu răng, chảy máu cam, cơ thể mệt mỏi, dễ bị tổn thương ngoài da, hay rong kinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Xuất huyết não được xem là biểu hiện nặng nhất và nguy hiểm nhất đối với các triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu nặng. Tuy nhiên, cơ thể của người bệnh cũng sẽ có các biểu hiện khác gây nguy hiểm không kém như: tràn dịch phổi do huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Sốc do mất máu, hôn mê do dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh. Trường hợp bệnh nhân xuất huyết não cũng sẽ dễ gây ra tử vong, dù kịp thời đưa đến viện. Một số trường hợp có thể hồi phục, đi lại được và phần lớn bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Đây là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não, làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não và vỡ mạch não.

Hãy mở máy và gọi ngay vào0938 006 088 để được tư vấn về

Triệu Chứng Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Huyết Khối

Hiện nay có nhiều người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu đã tìm đến phương pháp dùng thảo dược và thực phẩm chức năng đặc điểm nổi bật không bị tác dụng phụ sau một thời gian người bệnh có thể bỏ thuốc tây và Corticoid. Dần dần hết phù nề, cơ thể sẽ trở lại thon thả vóc dáng ban đầu sức khỏe và sức đề kháng tăng lên, tiểu cầu có thể không phải cao ở trên cả mong muốn nhưng dần dần ổnđịnh. Bớt phải nhập viện thường xuyên tinh thần không còn u uất lo lắng và mệt mỏi. Đây là một phương pháp mới và vô cùng hiệu quả cho bản thân những người bệnh xuất huyết giảm tiều cầu và thân nhân người bệnh.

Triệu chứng ban đầu được chẩn đoán như sau:

Thiếu máu tan máu vi mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn thần kinh, sốt và suy thận.

Cụ thể: lâm sàng

Sốt, thiếu máu, xuất huyết rối loạn thần kinh, nhức đầu, lú lẫn, hôn mê, đau bụng, nôn, tiêu chảy.

Xét nghiệm bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối cận lâm sàng:

Huyết đồ: thiếu máu tan huyết với các hồng cầu vỡ thành mảnh và những hồng cầu có nhân xuất hiện trong máu ngoại vi, tăng hồng cầu lưới. Giảm số lượng tiểu cầu. giảm huyết sắc tố, giảm haptoglobin

Giảm hoạt tính ADAMTS13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with a Thrombospondin type 1 motif, member 13);

Kháng thể kháng ADAMTS13: Dương tính;

Tăng bulirubin huyết: gián tiếp (tan huyết) và trực tiếp (tổn thương tế bào gan).

Nước tiểu: protein niệu, đái máu (thấy hồng cầu trong nước tiểu).

Tăng D- Dimer và/ hoặc FDP;

Tăng cao LDH;

Tăng ure,

Phản ứng Coombs trực tiếp âm tính

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối

Tiên lượng: dè dặt. Nếu không điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối diễn biến tới kết cục nguy kịch trong 50-89% trường hợp vì tai biến não hoặc thận. Số bệnh nhân còn lại có thể khỏi hẳn sau một đợt cấp tính duy nhất hoặc tái phát và trở thành mạn tính.

Điều trị: thay huyết tương nhiều lần có thể làm cho bệnh nhân thuyên giảm. Corticoid, thuốc kháng ngưng kết tiểu cầu và cắt lách ở những biện pháp điều trị đã được đề xuất.

Việc sử dụng Corticoid có 90% bệnh nhân sử dụng đều bị phản ứng phụ vì vậy không nên sử dụng lâu dài gây ảnh hưởng sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hãy mở máy và gọi ngay vào0938 006 088 để được tư vấn về