Triệu Chứng Xuất Huyết Giác Mạc / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xuất Huyết Võng Mạc: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết võng mạc là một trong những triệu chứng của bệnh lý võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, những tổn thương võng mạc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là bệnh về mắt khiến máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít. Nguyên nhân thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…

Đây là một bệnh lý phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, đau, đỏ… nên đi khám mắt ở bệnh viện có chuyên khoa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.

Nguyên nhân xuất huyết võng mạc

Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Những triệu chứng xuất huyết võng mạc

Các triệu chứng để nhận biết bệnh nhân võng mạc bị xuất huyết bao gồm:

Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mắt, ruồi bay, thấy mạng nhện hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, nhìn thấy sương mù hoặc bóng tối, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi.

Tầm nhìn bị bóp méo

Nặng nhất là đột ngột mù.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn cảm giác đau đầu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh nhân bị cận thị nặng: Cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh và giới văn phòng, về lâu tình trạng cận thị nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: ở đối tượng này hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.

Bệnh nhân tăng huyết áp: người bị cao huyết áp dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: khiến các mạch máu bị vỡ, dẫn đến võng mạc bị xuất huyết.

Trẻ sơ sinh: đặc biệt là trẻ sinh non có xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Các mạch máu bất thường này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa Mắt để được bác sĩ xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa cho mắt còn lại.

Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Ở Việt Nam cũng đang triển khai các kỹ thuật này ở những trung tâm nhãn khoa lớn.

Để chăm sóc mắt, các nhà khoa học khuyên mắt cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Khi thấy có dấu hiệu xuất huyết võng mạc, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Nguyên Nhân Và Cách Làm Giảm Khô Giác Mạc

Nguyên nhân và cách làm giảm khô giác mạc

Nguyên nhân khô giác mạc

Khô giác mạc là rối loạn của phim nước mắt do thiếu hụt lượng nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhiều, có thể gây tổn thương cho bề mặt nhãn cầu vùng khe mi và kèm theo những triệu chứng khó chịu của mắt.

Mắt bị khô là hậu quả do mất cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt bao gồm:

Nước mắt được tiết ra từ các tuyến trong và quanh mi mắt. Tiết nước mắt sẽ giảm theo tuổi, do các bệnh tại mắt và toàn thân hoặc do tác dụng phụ của dùng thuốc. Điều kiện khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng làm giảm số lượng nước mắt vì bốc hơi nước nhanh. Khi số lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá nhanh sẽ gây ra khô mắt.

Màng phim nước mắt của chúng ta có 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp đảm nhiệm một chức năng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp mỡ phẳng giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc sẽ gây ra khô mắt.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khô mắt

Nữ giới dễ bị khô mắt hơn do thay đổi hormone sau khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, và thời kỳ mãn kinh.

Sử dụng các thuốc kháng histamin, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau có thể làm giảm số lượng nước mắt tiết ra.

Người bị viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường và tổn thương tuyến giáp có thể có hội chứng khô mắt. Viêm nhiễm của mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc bất thường của mi mắt (lật mi, hở mi) cũng là nguyên nhân gây ra khô mắt.

Tiếp xúc với khói thuốc lá, nhiều gió hoặc thời tiết hanh khô sẽ làm bốc hơi của nước mắt nhanh. Khi làm việc với máy tính trong thời gian dài hoặc làm việc quá tập trung không chớp mắt thường xuyên được cũng góp phần gây khô mắt.

Người thường xuyên làm việc với máy tính rất dễ xảy ra hiện tượng mắt bị khô

Người bệnh luôn cảm giác đôi mắt bỏng rát, khô, mệt mỏi. Những biểu hiện thường thấy của chứng khô mắt là nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt, chảy nước mắt liên tục, ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt.

Ngoài ra, những người bị khô mắt có thể có các triệu chứng như:

– Cảm giác khô rát, cộm như có cát trong mắt– Đỏ hoặc nóng ở mắt.– Dễ chảy nước mắt– Giảm thị lực, khó khăn khi nhìn trong các hoạt động thường ngày.

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không

Bệnh khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, rát giảm hiệu suất làm việc. Nếu để lâu không chữa trị thì có thể chuyển thành khô mắt mãn tính, dần dần gây giảm thị lực nghiêm trọng.

Các biện pháp cải thiện và phòng ngừa khô giác mạc

Bệnh này không phải là bệnh khó chữa. Nhưng nếu để lâu dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho thị lực. Do đó, khi phát hiện mình có các triệu chứng trên bạn cần tuân thủ các cách sau để cải thiện tình trạng mắt.

1. Biện pháp phòng ngừa cơ bản

* Hạn chế tối đa thời gian sử dụng thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại…Và bạn cần có thời gian cho mắt nghỉ ngơi vài phút sau mỗi giờ sử dụng.

* Uống nhiều nước để bổ sung nước cho mắt hiệu (2 lít/ngày).

* Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.

* Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường.

* Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.

* Máy điều hòa, quạt máy cũng có thể làm khô mắt nên bạn hạn chế lạm dụng quá nhiều. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt.

* Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.

* Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc bay vào mắt.

* Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.

2. Đối với những người phải thường xuyên làm việc với máy vi tính

* Để tầm mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính 10-20cm.

* Khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm.

* Thường xuyên chớp mắt, nhắm chặt mắt và xoay tròn mắt để giúp điều tiết chất nhờn tốt hơn.

* Thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc với máy vi tính để mắt giải lao 20 giây và nhìn tập trung vào một vật cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét).

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Triệu Chứng Của Xuất Huyết Nội Sọ

Ðại đa số xảy ra đột ngột với đau đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng HA hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm, tỷ lệ. Vị trí tổn thương hay gặp ở bao trong (50 %).

– Trên lâm sàng để xác định vị trí các ổ xuất huyết, các dấu về nhãn cầu rất quan trọng.

– Xuất huyết bao trong hai mắt lệch ngang về phía bên đối diện với bên liệt, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường; xuất huyết đồi thị hai mắt đưa xuống dưới vào phía mũi, đồng tử nhỏ, không phản ứng với ánh sáng.

– Khi xuất huyết thân não hai mắt có thể lệch ngang về phía đối diện với tổn thương, kích thước đồng tử bình thường, còn phản ứng với ánh sáng.

– Lâm sàng có cơn mất não hoặc động kinh, rối loạn thần kinh thực vật, nặng thường dẫn đến tử vong là do tụt kẹt. Còn có thể có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng ADH, tăng HA, thay đổi tái phân cực, ngừng tim. Có khi có dấu màng não.

– Thăm dò cận lâm sàng: nhanh là chụp não cắt lớp vi tính cho thấy vùng tăng tỷ trọng, sau hai tuần thì giảm tỷ trọng dần và tiến tới đồng tỷ trọng nhưng còn thấy dấu hiệu đè ép, sau đó để lại hình dấu phẩy giảm tỷ trọng.

– Cộng hưởng từ não phát hiện tốt nhất đặc biệt là ở hố sau (hình ảnh tăng tỷ trọng -màu trắng) và có thể cho biết dị dạng mạch.

– Chụp động mạch não: vị trí khối máu tụ, di lệch mạch máu và dị dạng mạch.

– Chọc dò dịch não tủy: nếu có máu là chắc, lúc đầu không có máu nhưng nếu áp lực tăng sau vài ngày chọc có máu hoặc màu vàng là chắc có khối máu tụ trong nhu mô não.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu cao chủ yếu trung tính, bilirubin máu tăng trong chảy máu nhiều hay rối loạn đông máu…

Copy ghi nguồn: https://health-guru.org

Link bài viết: Triệu chứng của xuất huyết nội sọ