Triệu Chứng Xuất Huyết Dưới Da / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Xuất Huyết Dưới Da Là Bệnh Gì?

Triệu chứng xuất huyết dưới da biểu hiện ở bên ngoài khá rõ ràng, giúp người bệnh sớm nhận ra được mức độ nguy hiểm một phần để đi đến bệnh viện xác định ngay mình mắc căn bệnh gì từ đó sẽ quyết định phương pháp chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Một số triệu chứng người bị xuất huyết dưới da thường gặp phải

Xuất huyết tự nhiên không do va chạm, nhưng đa phần được phát hiện ở sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, biểu hiện kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, có người rong kinh (56% tỷ lệ nữ giới mắc phải).

Vết bầm xuất hiện không do va đập

Có khi xuất huyết dưới da dưới dạng chấm, nốt, mảng. Các nốt này không xuất hiện cùng một lúc nên có nhiều màu khác nhau, thường là đỏ, tím, xanh, vàng (chiếm tỷ lệ 90%).

xuất huyết dưới da gây ra Nốt đỏ xuất hiện trên da cũng là triệu chứng của

Nhiều khi lại xuất hiện lần đầu là chảy máu ở chân răng (tỷ lệ chiếm 65%), hoặc ở mũi, còn biểu hiện đái máu và đường tiêu hóa rất ít gặp (chỉ gặp khoảng 1% và 9%).

Điều nguy hiểm là có những biểu hiện rất ít gặp nhưng lại nguy hại cho tính mạng người bệnh đó là chảy máu não và màng não, nếu đây là biểu hiện đầu tiên thì thầy thuốc ít nghĩ tới bệnh của dòng tiểu cầu.

Ngoài ra triệu chứng xuất huyết dưới da nên người bệnh có biểu hiện thiếu máu ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo số lần xuất huyết và số lượng máu bị mất.

Trong khi đó gan, lách, hạch không to.

Người bệnh có thể sốt nhẹ khi bị xuất huyết nhiều. Khi hết triệu chứng xuất huyết dưới da thì tình trạng sốt và thiếu máu được hồi phục rất nhanh, người bệnh lại sinh hoạt bình thường.

Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da đỏ trên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tiến triển. Ngoài ra vết thâm tím xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những vết bầm tím không rõ lý do.

Trong bệnh ưa chảy máu (haemophilia), máu khó đông và chảy kéo dài. Thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím. Những vết bầm tím không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu ung thư máu. Hay biểu hiện đầu tiên của xuất huyết giảm tiểu cầu. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên thấy những vết bầm tím bất thường.

Nếu bạn đang uống thuốc, thuốc có thể là nguyên nhân gây bầm tím. Một số loại thuốc nếu dùng nhiều như aspirin, thuốc tránh thai, steroid vv…có thể khiến da dễ bị bầm tím.

Trong bệnh ban xuất huyết, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ, dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể gây ngứa ở những trường hợp nặng. Bôi kem chống nắng hoặc kem thuốc theo đơn có thể giúp loại bỏ tình trạng này.

Vitamin C có vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu hụt vitamin C khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả là gây bầm tím.

Xuất huyết giảm tiểu cầu bắt đầu với những vết bầm tím hay còn gọi là triệu chứng xuất huyết dưới da

Hiện nay người ta cho rằng đây là một thể tăng năng lách nguyên phát trong đó lách lấy ra từ tuần hoàn một số nhiều tiểu cầu hơn. Các tiểu cầu này dễ vỡ hơn bình thường vì có những kháng thể tự có kháng tiểu cầu. Các thể mạn tính nhiều khi do tự tạo miễn dịch:

Các triệu chứng xuất huyết dưới da có thể chỉ là do va chạm mạnh làm vỡ mạch máu ngoại vi, trường hợp này có thể khỏi trong vài ngày. Nhưng nếu là triệu chứng của các bệnh lý về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu thì cần phải theo sự điều trị của các bác sĩ. Nếu bệnh nhân đang điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu thì các bác sĩ cũng cho rằng nên dùng sản phẩm từ thảo dược để tránh những biến chứng do tác dụng phụ của thuốc Tây gây ra. Sản phẩm IPT Bloodwell được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên duy nhất hỗ trợ điều trị bệnh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết mang lại hiệu quả cao, vì các thành phần của sản phẩm là thảo dược nên hoàn toàn không có tác dụng phụ.

ITP Bloodwell giúp tăng cường sinh sản tiểu cầu, hỗ trợ điều trị suy giảm tiểu cầu

Hãy mở máy và gọi ngay vào0938 006 088 để được tư vấn về

Hiện Tượng Xuất Huyết Dưới Da Ở Trẻ Em Là Gì?

Theo cập nhật mới nhất trên các trang tin tức y tế thì tỷ lệ trẻ bị xuất huyết dưới da khá phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da là gì, cách điều trị da sao và cần lưu ý vấn đề gì khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dưới da như thế nào cho đúng.

Theo các chuyên gia hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ xem xuất hiện khi một mạch máu trong cơ thế bị vỡ. Lúc này chúng ta sẽ nhận thấy có một lượng nhỏ máu bị thoát ra theo khỏi mạch máu bình thường. Biểu hiện cụ thể của xuất huyết dưới da chính là những nốt đỏ hoặc đen dễ nhận thấy ở mắt thường. Nếu bạn đột nhiên thấy trẻ có hiện tượng và biểu hiện như trên thì nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Điều gì khiến trẻ bị xuất huyết dưới da?

Là một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị xuất huyết dưới da và cũng là giảng viên đang giảng dạy các lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khẳng định có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da.

Bị ngã, va chạm hay đập mạnh vào một vị trí nào đó khiến trẻ bị xuất huyết dưới da.

Trong cơ thể đã xuất hiện hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch máu.

Hiện tại cơ thể đang thiếu Vitamin C cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dưới da ở trẻ em.

Hiện tượng xuất huyết dưới da có thể từ một số bệnh nội khoa như Bệnh thận, bệnh gan, lao, đái tháo đường,…

Trẻ có thể đã bị nhiễm khuẩn như: thương hàn, sởi, sốt xuất huyết… làm cho da xuất hiện các nốt đỏ, xuất huyết màu đỏ hoặc màu đen.

Biểu hiện của hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ em phổ biến là gì?

Bạn thấy những chấm nhỏ hay còn gọi là nốt xuất huyết petechiae. Có thể trẻ sẽ có xuất huyết dưới dạng mảng lớn hơn. Các chuyên gia gọi hiện tượng này là ban xuất huyết purpura.

Dùng tay ấn vào da thấy màu da nhạt rồi khi thả ra thì thấy vết đỏ xuất hiện trên da. Đây là cách nhận biết hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ em đơn giản và chính xác nhất.

Nghẹt mũi cũng làtriệu chứng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt tuổi sơ sinh. Trẻ ngạt mũi cũng kèm theo các biểu hiện khác đi kèm.

Hiện tượng xuất huyết dưới da được biểu hiện rõ ràng như một bệnh chuyên khoa ở trẻ em ngày càng phổ biến và có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm khác.

Bị bệnh gì thì trẻ sẽ bị xuất huyết dưới da?

Nếu trẻ bị xuất huyết dưới da và có xuất hiện những vết đỏ hoặc màu đen thì bạn sẽ liên hệ đến những căn bệnh như sau:

Nếu như giảm chất lượng tiểu cầu hoặc giảm về mặt số lượng của tiểu cầu gây ra hiện tượng xuất huyết làm giảm tiểu cầu. Hiện tượng này hết sức nguy hiểm.

Trẻ có thể bị tổn thương thành mạch bẩm sinh hay do mắc phải.

Trẻ bị rối loạn cơ chế đông máu nên sẽ bị xuất huyết dưới da.

Trẻ có thể bị bệnh nhiễm khuẩn như sốt xuất huyết, bạch hầu, não mô cầu, sởi, thương hàn…

Các bệnh về miễn dịch, dị ứng cũng có biểu hiện như thế.

Trẻ bị rối loạn đông máu như Hemophilie.

Những bệnh nội khoa như: trẻ bị xơ gan, suy thận hay tiểu đường.

Trẻ thiếu vitamin như Vitamin C, PP.

Hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ em diễn ra phổ biến và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nên bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Người Bệnh Bị Sốt Xuất Huyết Dưới Da

Do “đặc thù” của bệnh sốt xuất huyết dưới da là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không để bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh.

Những vấn đề bất tiện, khó khăn mà người bệnh xuất huyết dưới da đang gặp phải

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Bệnh sốt xuất huyết dưới da ban đầu là xuất huyết dưới da và kèm sốt sẽ xảy ra một trong hai trường hợp. Có thể là sốt xuất huyết và cũng có thể là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Gặp trường hợp trên phải đi khám các bác sĩ mới xác định được cụ thể là bệnh gì mới có thể điều trị đúng được

Dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng sốt kèm xuất huyết dưới da, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng.

Đây không phải bệnh di truyền, nhưng là chứng bệnh hay tái phát nên muốn điều trị ổn định, bệnh nhân phải đi khám định kỳ hàng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh. Trên cơ sở đó y bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Nhiều trường hợp nhờ điều trị đúng cách bệnh nhân đã khỏi hẳn.

Nếu mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Chỉ cần có phương pháp điều trị thích hợp với nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân cẩn thẩn trong sinh hoạt, giảm tối đa nguy cơ gây sốt xuất huyết dưới da (không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn mía, xương, các thức ăn cứng, không đánh răng hoặc xỉa răng) thì sẽ tránh được các nguy hiểm mà bệnh đem đến.

Xuất huyết giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân mất sức đề kháng

Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. Các xét nghiệm cho thấy gan, lá lạch, hạch không to:

Khi thấy những triệu chứng như: hơi sốt, thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da…), đau đầu không rõ nguyên nhân phải nhập viện ngay để kịp thời điều trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hoặc cầm máu tại chỗ (bằng những biện pháp đặc biệt) và dùng thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Chăm sóc: Để người bệnh bị sốt xuất huyết dưới da nghỉ ngơi tại giường, tránh va đập, hạn chế vận động nhất là khi có xuất huyết. Vệ sinh răng miệng, tránh ăn những thức ăn dễ gây xước niêm mạc.

Người nhà bênh nhân phải bám sát theo dõi chặt chẽ tình trạng xuất huyết của bệnh nhân. Trong giai đoạn cấp tính, cần xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu mỗi tuần hoặc khi chảy máu tăng lên. Trong giai đoạn mạn tính, cần xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu hàng tháng hoặc 2 tháng tùy theo mức độ ổn định của bệnh nhân. Sau 3 tháng nếu số lượng tiểu cầu bình thường được coi là ổn định.

Nếu trong tình trạng có biến chứng phải đưa bệnh nhân đến bệnh viên ngay

Xuất huyết giảm tiểu cầu dù ở trẻ em hay người lớn đều nguy hiểm như nhau. Tuy nhiên trẻ em việc tự hồi phục được biết đến 80- 90% trường hợp khỏi hẳn, nhưng 10% -20% còn lại phải điều trị một thời gian và một số trường hợp không đáp ứng phương pháp điều trị nào? Vì vậy các Bác sĩ, Tiến sĩ của viện viện ứng dụng dị ứng Hoa kỳ khuyên rằng nên dùng kèm sản phẩm IPT Bloodwell dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược an toàn tuyệt đối không có tác dụng phụ, nhằm hỗ trợ tăng tiểu cầu lên một cách đáng kể giúp tăng cường hiệu quả cho việc điều trị.

ITP Bloodwell giúp hỗ trợ sinh sản tiểu cầu, hỗ trợ điều trị suy giảm tiểu cầu.

Hãy mở máy và gọi ngay vào0938 006 088 để được tư vấn về

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Xuất Huyết Dưới Da Của Trẻ Sơ Sinh Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Ii

80-85% xuất huyết khoang dưới nhện (XHKDN) là do vỡ phình động mạch não, trên thực tế chỉ có thể thống kê các trường hợp phình động mạch não sau khi đã vỡ, và gây XHKDN.

XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN

I. ĐAI CƯƠNG XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ 80-85% xuất huyết khoang dưới nhện (XHKDN) là do vỡ phình động mạch não, trên thực tế chỉ có thể thống kê các trường hợp phình động mạch não sau khi đã vỡ, và gây XHKDN.

♦ Tần xuất: XHKDN tăng lên theo tuổi, nhiều nhất ở lứa tuổi 60.

♦ 41% trường hợp có 1 túi phình, 20% trường hợp có nhiều túi phình.

♦ Khu trú: Động mạch (ĐM) cảnh trong, nơi phân nhánh ĐM não sau, ĐM não giữa, hố sau.

♦ Yếu tố nguy cơ chủ yếu: tăng huyết áp, hút thuốc lá, đang dùng thuốc chống đông, nghiện rượu, có thai và uống thuốc ngừa thai.

II. NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ Vỡ phình động mạch (80-85%).

♦ Các dị dạng mạch máu não (4-5%).

♦ Các nguyên nhân khác:

– Tràn máu hố yên

– Nghiện cocain

– Tăng huyết áp

– Dùng thuốc kháng đông, bóc tách động mạch, bệnh tế bào hình liềm

– U não nguyên phát và di căn

– Viêm động mạch

– Huyết khối tĩnh mạch nội sọ

♦ chấn thương.

(*) Diễn tiến tư nhiên củapphình đông mach não:

♦ Phình nhỏ < 5 mm ít khả năng vỡ.

♦ Túi phình đường kính 6-10 mm thì tỉ lệ vỡ cao hơn.

♦ Một số túi phình vỡ được bít lại nhờ huyết khối không cần can thiệp phẫu thuật.

♦ 95% các túi phình động mạch không biểu hiện triệu chứng gẽ cho đến lúc vỡ.

♦ Hom cảnh phát hiện:

– Phát hiện ngẫu nhiên khi chụp XQ vì lí do khác.

– Một túi phình đã vỡ sau ỗó chụp mạch máu phát hiện có nhiều túi phình.

III. LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

– Nhức đầu thường gặp, nhức quanh hốc mắt.

– Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): phình ĐM cảnh trong.

– Giảm thị lực vì chèn ép thần kinh thị giác: phình ĐM chỗ phân nhánh động mạch mắt.

♦ Khi phình ĐM vỡ → XHKDN có thể kèm theo:

– xuất huyết trong não 20-40%.

– xuất huyết trong não thất 13-28%.

– xuất huyết dưới màng cứng 2-5%.

♦ Thường xảy ra khi gắng sức, nhức đầu đột ngột dữ dội kéo dài nhiều ngày, ói mửa trong mấy giờ đầu, bất tỉnh trong chốc lát hoặc còn tỉnh. Nếu chỉ XHKDN sẽ không có thần kinh khu trú.

♦ Dấu thần kinh khu trú gợi ý vị trí:

– Phình ĐM cảnh trong vỡ: liệt 1/2 người đối bên, nhức trong 1 hốc mắt. Phình

ĐM thông sau: liệt vận nhãn, dãn đồng tử.

– Phình ĐM thông trước: liệt hai chi dưới, nhức vùng trán.

– Phình ĐM hố sau: nhức vùng gáy.

♦ Máu tụ trong não: gây liệt 1/2 người đối bên.

♦ Triệu chứng khác: sợ ánh sáng, phản ứng màng não: cứng gáy, Kernig (+), Brudzinski (+). Sốt nhẹ, rối lọan thần kinh thực vật: rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, đau ngực, có thể có biểu hiện như NMCT thay đổi ECG: sóng T rộng, QT kéo dài hơn bình thường, có sóng Q bệnh lý, sóng U nhô cao, các men tim tăng.

♦ Liệt VI do tăng áp lực nội sọ.

♦ 1/3 bệnh nhân có triệu chứng về mắt: khuyết thị trường, giảm thị lực, chảy máu dọc theo dây thần kinh thị giác và trong nhãn cầu.

♦ Hội chứng Terson: tình trạng xuất huyết trước võng mạc đi kèm XHKDN, có thể vỡ vào khoang thủy tinh thể gây mất thị lực, thường máu tự tan.

(*) Phân đồ lâm sàng XHKDN của Hunt và Hess:

(Độ càng lớn, mức độ càng nặng, tiên lượng xấu ở độ 4 và 5)

(*) Xếp loai theo triệu chứng lâm sàng (NIBBELINK):

IV. CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

A – Lâm sàng:

♦ Các triệu chứng chính:

– Nhức đầu đột ngột dữ dội, đạt tối đa trong vòng vài giây, ỗau vùng chẩm, trýớc trán kéo dài vài phút, vài giờ ỗến vài tuần.

– Buồn ói, ói, sợ ánh sáng, rối loạn ý thức.

♦ Các dấu thần kinh:

– Thường không có dấu thần kinh khu trú.

– Dấu màng não (+).

– Dấu thần kinh cục bộ: liệt dây III, liệt 1/2 người.

– FO: xuất huyết trước võng mạc.

– Tăng huyết áp.

– Thay đổi ý thức.

B – Cận lâm sàng:

1) Hình ảnh học:

(a) CT scan sọ não: Khi nghi ngờ XHKDN tiến hành:

♦ CT đầu không cản quang.

♦ Nếu CT (-) → chọc dịch não tủy xét nghiệm.

♦ Chụp mạch máu não: CTA, MRA, DSA tìm nguyên nhân của xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình. Nếu kết quả chụp động mạch não (-) xếp loại XHKDN không rõ nguyên nhân.

(b) Chụp mạch máu não (DSA):

♦ Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán XHKDN do vỡ túi phình, độ nhạy 85-95%.

♦ Khảo sát:

– Giải phẫu mạch máu.

– Vị trí xuất huyết.

– Hình dạng túi phình, số lượng, vị trí.

– Xác định co thắt mạch trên X quang.

– Lên kế hoạch phẫu thuật.

♦ Nguyên tắc:

– Khảo sát mạch máu có mức nguy cơ cao nhất.

– Nếu đã có túi phình cần khảo sát cổ túi phình và hướng của cổ túi phình hoàn thành mạch não đồ 4 trục (để không bỏ sót túi phình) và xác định tuần hoàn hai bên.

1.8%.

♦ DSA (-) vẫn chưa loại được khả năng có túi phình vì:

– Dị dạng quá nhỏ.

– Phình mạch bị tắc do: cục máu đông, co thắt mạch cục bộ.

– Áp lực cục máu đông tại nhu mô kế cận túi phình, tư thế chụp chếch chưa đủ.

→ Nên chụp lại sau 2-3 tuần.

(c) MRI :

♦ MRI không nhạy bằng CT trong chẩn đoán XHKDN giai đoạn cấp, đắt tiền hơn.

♦ Riêng MRI với chuỗi FLAIR có thể phát hiện sớm XHKDN như CT.

♦ MRI có giá trị trên CT trong chẩn đoán XHKDN ở giai đoạn bán cấp, xác định những biến chứng thần kinh như thiếu máu cục bộ do co thắt mạch.

(e) Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA):

♦ Là phương pháp không xâm lấn, an toàn, độ nhạy 70-90%.

♦ Đánh giá kích thước túi phình, hướng dòng chảy trong túi phình, phát hiện huyết khối và calci hóa, những tổn thương do co thắt mạch, cũng như tình trạng co thắt mạch.

♦ MRA tầm soát những đối tượng có nhiều nguy cơ có túi phình, bệnh nhân XHKDN có DSA (-) nhưng có nguy cơ tổn thương mạch máu, kích thước nhỏ.

♦ Hiện nay MRA kết hợp với DSA là phương pháp chẩn đoán hiện đại có hiệu quả nhất cho XHKDN do vỡ phnh ĐM.

(f) Siêu âm doppler xuyên sọ: là phương pháp chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân XHKDN có biến chứng co thắt mạch muộn, không xâm lấn, có giá trị, có thể tiến hành nhiều lần.

2) Chọc dò dịch não tủy:

♦ Nếu CT scan bình thường thì chọc DNT tìm hồng cầu và xanthochromia:

– KQ độ nhạy cao nhất sau bệnh khởi phát 12h.

– KQ âm tính khoảng 10% – 15% trường hợp

– BN có DNT và CT (-) : KQ khả quan hơn.

♦ Những biến đổi trong DNT:

– Áp lực tăng, máu không đông trong 3 ống nghiệm.

– Sau khởi phát 6 giờ hoặc 1-2 ngày: DNT màu vàng (xanthochromia). Trường hợp không thấy máu đại thể: quay ly tâm tìm xanthochromia hiện diện trong 28 ngày, 70% trường hợp.

– Tìm bilirubin và oxy-hemoglobin trong DNT. Oxy-hemoglobin xuất hiện ngay khi vỡ túi phình và biến mất sau mấy ngày. Bilirubin xuất hiện sau 3 ngày và tăng dần trong khi oxy-hemoglobin thì giảm từ từ → có ý nghĩa chẩn đoán xuất huyết tái phát khi oxy-hemoglobin tăng muộn.

– Nồng độ leukotrienes trong dịch não tủy tăng, lượng máu trong DNT ảnh hưởng đến nồng độ này. Đây là cơ chế co mạch mãn tính sau XHKDN.

– Xét nghiệm nồng độ men enolase trong DNT nhiều lần liên tiếp để dự kiến tổn thương hệ thần kinh trung ương nhất là tổn hại do co mạch gây nên.

V. ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ XHKDN là một cấp cứu nội – ngoại khoa thần kinh, là sự phối hợp giữa nội khoa về điều trị triệu chứng và phẫu thuật để điều trị nguyên nhân triệt để.

♦ Mục tiêu điều trị:

– Ổn định bệnh nhân XHKDN và ngăn chặn biến chứng sớm.

– Phòng ngừa xuất huyết tái phát.

– Ngăn chặn co mạch gây thiếu máu cục bộ, tràn dịch não thất, động kinh và giảm Na+ huyết.

♦ Điều trị XHKDN là đa phương pháp và kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội – ngoại thần kinh và XQ can thiệp.

A – Điều trị nội khoa:

1) Điều trị chung:

♦ Săn sóc về hô hấp.

♦ Theo dõi monitor tim và monitor huyết áp ĐM.

♦ Nằm nghỉ yên tĩnh tại giường.

♦ Bổ sung dung dịch muối đẳng trương 2-3 L/ngày.

♦ Chế độ ăn: bảo đảm 2.000-3.000 calo/ngày.

♦ Dùng thuốc làm mềm phân, chống táo bón.

♦ Kháng acid dạ dày ngừa XHTH do stress, dùng thuốc ức chế H2 và bơm proton.

2) Điều trị cơ bản:

♦ Giảm đau theo bậc thang: acetaminophen, codein, morphin.

♦ Giảm kích thích: diazepam, barbiturat.

♦ Chống nôn.

♦ Chống co giật.

♦ Điều trị loạn nhịp: ức chế beta (propranolol), ức chế calci (verapamin).

♦ Điều trị phù phổi thần kinh: thở PEEP, lợi tiểu, dobutamin.

♦ Tăng huyết áp (với bệnh nhân không được phẫu thuật sớm): giảm huyết áp vừa phải. Duy trì 120-150 mmHg.

3) Dự phòng và chăm sóc các biến chứng thần kinh:

(a) Xuất huyết tái phát: là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và biến chứng tàn phế cho bệnh nhân sau XHKDN.

♦ Khoảng 20-30% bệnh nhân không mổ sẽ xuất huyết tái phát trong vòng 14 ngày đầu → cách duy nhất dự phòng hiệu quả là phẫu thuật sớm.

♦ Triệu chứng lâm sàng: đau đầu trở lại đột ngột, dữ dội, rối loạn ý thức, có thể duỗi cứng mất não.

♦ Chẩn đoán xác định: chụp CT scan lại: hiện diện lượng máu mới trên CT.

♦ Điều trị dự phòng:

– Nằm yên tĩnh, tránh tâm lý căng thẳng, táo bón, ho…

– Thuốc giảm đau an thần tránh cho bệnh nhân ở trạng thái kích thích.

– Dùng thuốc giảm áp duy trì huyết áp 120-150 mmHg.

– Hiện nay chưa có thuốc nào ngừa được biến chứng này, cách duy nhất phòng ngừa thật hiệu quả là phẫu thuật sớm.

(b) Co thắt mạch não và thiếu máu cục bộ:

♦ Tỉ lệ co thắt mạch não: 20-30%.

♦ Co mạch não được định nghĩa khi đường kính của một hay nhiều ĐM đáy não bị thu hẹp lại do lớp cơ thành mạch co rút như một đáp ứng đối với chấn thương mạch máu, các thiếu sót thần kinh xuất hiện như là hậu quả của thiếu máu cục bộ sau XHKDN.

♦ Những yếu tố nguy cơ làm co thắt mạch muộn:

– Có rối loạn ý thức khi nhập viện, có giãn não thất III trên CT lần đầu.

– Độ dày của lượng máu trong KDN và sự tràn đầy máu vào các bể nền sọ.

♦ Triệu chứng: bệnh nhân có giãn não thất III trên CT lần đầu.

– Xuất hiện dấu thần kinh định vị thêm do nhồi máu não phù hợp với khu vực mạch máu bị co thắt.

– Suy giảm ý thức.

♦ Cận lâm sàng để chẩn đoán xác định:

– CT scan sọ não.

– Siêu âm doppler xuyên so: tăng tốc độ tuần hoàn trong các ĐM chính ^ gián tiếp xác định tình trạng hẹp của các ĐM chính ở nền sọ.

– Mạch não đồ là phương pháp tin cậy, xác định sự giảm kích thước 1 hay nhiều nhánh ĐM. Là kỹ thuật xâm lấn ^ hạn chế sử dụng hàng ngày.

♦ Sau XHKDN hiện tượng co mạch bắt đầu từ ngày thứ 3 và nặng nhất vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 thì kết thúc.

♦ Phương pháp dự phòng:

– Thăng bằng thể dịch và Na+ máu bình thường.

– Ổn định HA.

– Điều trị tăng huyết động: làm tăng tốc độ dòng chảy, cải thiện oxy, tăng lưu lượng tưới máu não do giảm độ nhớt của máu.

(c) Tràn dịch não thất:

♦ Gặp khoảng 15% trên CT.

– Tuổi cao, dấu hiệu trên CT: máu trong não thất, XHKDN lan tỏa, nhiều cục máu đông trong KDN và các bể nền sọ.

– Tăng huyết áp, phình mạch ở tuần hoàn sau.

– Điểm H-H thấp khi nhập viện.

♦ Lâm sàng: tình trạng ý thức xấu đi, liệt nhìn lên, bất thường về đồng tử.

♦ Chẩn đoán xác định: chụp lại CT, khảo sát lại kích thước của não thất.

♦ Điều trị:

– Tự cải thiện trong 50%.

– Dẫn lưu não thất: khi kích thước não thất tăng dần, tri giác tiếp tục giảm.

– 20% tràn dịch não thất cấp nặng, tồn lưu ống dẫn 5-7 ngày, đề phòng nhiễm trùng.

– Tràn dịch não thất bán cấp (vài ngày) và mãn tính (vài tuần – tháng): thường là thông thương hơn là tắc, điều trị bảo tồn, 20% bệnh nhân sau XHKDN phải đặt shunt vĩnh viễn, chỉ định khi: có sa sút tâm thần, thất điều tư thế và rối loạn tiểu tiện.

(d) Co giật:

♦ Tỷ lệ co giật thấp 5-25% ở bệnh nhân XHN.

♦ Hậu quả: gây tăng huyết áp, yêu cầu chuyển hóa cao, tổn thương thần kinh muộn.

♦ Thời điểm co giật: lúc vỡ túi phình, tái xuất huyết, thường bệnh nhân có máu tụ ở trán hay thái dương.

♦ Điều trị: phenobarbital, phenytoin chỉ điều trị vài tuần tới 6 tháng rồi dừng.

4) Dự phòng và điều trị các biến chứng nội khoa:

(a) Hạ Na+:

♦ Rất thường gặp sau XHKDN từ ngày thứ 2-10.

♦ Yếu tố gây hạ Na+ ở bệnh nhân XHKDN là: phình ĐM thông trước, não thất III giãn lớn trên CT khi nhập viện, các bệnh nội khoa đi kèm: tiểu đường, suy tim, xơ gan, suy thận mạn, dùng thuốc ngủ, thuốc lợi tiểu.

♦ Na+ giảm < 134 mmol/L trong ít nhất 2 ngày kế tiếp nhau.

♦ Nguyên tắc khi bù Na+: điều chỉnh từ từ khoảng 0.5 mEq/giờ. Mục tiêu đạt được: Na+ máu 128-130 mEq/L và bình thường sau 1-2 ngày bù.

(b) Rối loạn chức năng tim:

♦ Thường gặp trên bệnh nhân XHKDN 50-100% loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

♦ Nguyên nhân: do kích thích giao cảm quá mức, sau XHKDN qua cơ chế tác động từ vùng dưới đồi.

♦ Thời gian: trong 10 ngày đầu sau XHKDN.

♦ Chẩn đoán: bằng điện tim, định lượng men tim: CK-MB, Troponin I.

♦ Điều trị: dùng thuốc ức chế beta.

B – Điều trị ngoại khoa:

♦ Mục đích chính: loại bỏ túi phình ra khỏi tuần hoàn bằng đặt một cái kẹp (clip) vào cổ túi phình mà không làm tắc các mạch máu bình thường. Đây là phương pháp điều trị phẫu thuật chính. Trong một số trường hợp kỹ thuật có thể thay đổi bằng phương pháp điều trị nội mạch (đặt coil)…

♦ Thời điểm phẫu thuật: có nhiều ý kiến trái ngược giữa phẫu thuật sớm (48-96 giờ) tránh xuất huyết tái phát và biến chứng co mạch, và phẫu thuật muộn (10-14 ngày) lúc này không còn co thắt mạch và tái phát ít.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2013). Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học. Chương 7: Tai biến mạch máu não, tr 94-130.

2. Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2012). Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não. Chương 8: Xuất huyết khoang dưới nhện, tr 109-123.