Triệu Chứng Xuất Huyết Cấp Tính / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Viêm Dạ Dày Xuất Huyết Cấp Tính Tại Bệnh Viện Đa Khoa Quỳnh Nhai

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) dưới cấp là tình trạng chảy máu do tổn thương ống tiêu hóa xuất phát từ góc Treitz xuống đến hậu môn. Chảy máu từ đại-trực tràng chiếm 95-97%, từ ruột non chỉ 3-5%.

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DƯỚI CẤP

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) dưới cấp là tình trạng chảy máu do tổn thương ống tiêu hóa xuất phát từ góc Treitz xuống đến hậu môn. Chảy máu từ đại-trực tràng chiếm 95-97%, từ ruột non chỉ 3-5%.

Nguyên nhân: K đại-trực tràng, polyp đại tràng, viêm loét đại-trực tràng, trĩ, túi thừa ruột non- ruột già, dị dạng mạch máu ruột non-ruột già, GIST (Gastrointestinal Stromal Tumor: U biểu mô đệm đường tiêu hóa). Hiếm gặp hơn, viêm ruột non xuất huyết, bướu ruột non, túi thừa Meckel, lồng ruột, nhồi máu mạc treo, bệnh Crohn.

CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYÉT TIÊU HÓA DƯỚI CẤP:

1. Lâm sàng:

– Hội chứng thiếu máu cấp: Mạch nhanh, HA tụt khi thay đổi tư thế, hoa mắt, da niêm xanh xao, thiếu máu…

– Tiêu ra máu đỏ tươi.

– Khám: tùy bệnh mà có triệu chứng đặc hiệu như sốt, đau bụng, khối u ở bụng.

– Thăm trực tràng: có máu dính theo găng tay. Đôi khi phát hiện được nguyên nhân như K hậu môn-trực tràng, trĩ, polyp.

2. Cân lâm sàng:

– Nội soi đại tràng: có thể sinh thiết nếu là bướu, polyp.

– X quang đại tràng có cản quang: khảo sát nguyên nhân như bướu đại tràng, pdyp.

– Chụp động mạch tạng chọn lọc, chụp đồng vị phóng xạ tìm dị dạng mạch máu.

– Nội soi ruột non trong lúc mổ: xác định vị trí chảy máu ở ruột non.

– Chụp MSCT scan bụng: chẩn đoán GIST ĐIỀU TRỊ:

1. Điều trị cấp cứu:

– Đánh giá sinh hiệu, mức độ mất máu.

– Mở đường truyền, bù thể tích tuần hoàn, truyền máu.

– Cầm máu: Nesamid, Sesilend, Vitamin K1…

– Truyền máu

– Thở oxy.

– Trường hợp khó chẩn đoán XHTH trên hay dưới, đặt thông mũi-dạ dày để loại trừ XHTH trên.

2. Nội soi đại tràng điều tri:

Dùng điện cực đốt cầm máu, hiệu quả 80% các bệnh túi thừa, dị dạng mạch máu.

3. Thuyên tắc mạch máu:

Dùng phương pháp Seldinger, đưa catheter vào ĐM đùi đến nhánh mạch máu mạc treo trực tiếp chỗ xuất huyết, bơm thuốc vận mạch hoặc chất gelatin, microcoil để kiểm soát xuất huyết.

4. phẫu thuật:

a/. Chỉ định:

– Chảy máu nặng hay tái phát nhiều lần.

– Truyền hơn 6 đơn vị máu, mà tình trạng huyết động không ổn định. b/. Điều trị nguyên nhân:

Tùy nguyên nhân điều trị.

– Trĩ: khâu cầm máu, cắt búi trĩ.

– Polyp chảy máu: cắt polyp.

– Túi thừa Meckel xuất huyết: mổ cắt túi thừa Meckel.

– U ruột non-đại tràng: mổ cắt đoạn ruột kèm khối u, phục hồi sự lưu thông của ruột.

1. Đỗ Bá Hùng (2003). Chảy máu tiêu hóa dưới, Bệnh học Ngoại khoa tiêu hóa, Bộ môn Ngoại- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr.87-92.

2. BL Bass, DJ Tumer (2004). Acute Gastrointestinal Hemorrhage. Sabiston Textbook of Surgery, p.1241-1264.

Cấp Cứu Xuất Huyết Tiêu Hóa Cấp Độ Nặng

Xuất huyết tiêu hoá cấp độ nặng là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, người bệnh có dấu hiệu nôn ra máu đi ngoài ra máu. Việc cấp cứu người bệnh cần thực hiện càng sớm càng tốt

Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa cấp độ nặng

Phát hiện sớm dấu hiệu bị xuất huyết tiêu hóa cấp độ nặng giúp kịp thời cấp cứu người bệnh:

Thông thường xuất huyết tiêu hóa không có dấu hiệu báo trước, người bệnh thường nôn ộc ra máu đỏ tươi, không có thức ăn, nôn ra có thể đông lại.

Đi phân có má đen sệt, nát như nhựa đường, có thể sệt lỏng như bã cà phê, mùi khó chịu như xác động vật chết.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa cấp độ nặng người bệnh có thể ngất, vã mồ hôi, chân tay lạnh, …

Cấp cứu người bị xuất huyết tiêu hóa cấp độ nặng

Cần phải nhanh chóng tìm cách cầm máu.

Đặt người bệnh nằm bất động tuyệt đối tại giường.

Nếu là mùa đông nằm nơi ấm, nếu mùa hè nằm nơi thoáng nhưng tránh nơi có gió lộng

Gọi xe cấp cứu và nhanh chóng di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, truyền dịch, truyền máu, thuốc cầm máu là những thứ cần thiết cho bệnh nhân lúc này. Tuy nhiên việc sử dụng nó bắt buộc phải do bác chỉ trực tiếp điều trị.

Xác định mức độ xuất huyết tiêu hoá để xử lý thích hợp (điều trị nội, ngoại, hoặc tiêm cầm máu qua nội soi…).

Theo dõi mạch, huyết áp, các chất bài tiết thật sát sao từng giờ.

Nếu xác định rõ nguyên nhân, có thể kết hợp điều trị nguyên nhân

Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa nặng luôn cần uu tiên hàng đầu là bù lại lượng dịch mất, đồng thời tái hồi lại tình trạng huyết động.

Điều tị cầm máu theo nguyên nhân, lúc này việc thực hiện nội soi dạ dày có vai trò quan trọng để xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Nếu xuất huyết tiêu hóa cấp độ nặng là do loét dạ dày-tá tràng thì cần nội soi can thiệp kết hợp dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị omeprazol tiêm TM 80mg, truyền TM 8mg/giờ. Phẫu thuật có thể chỉ định khi bệnh nhân chảy máu nặng, dai dẳng, và việc điều trị nội soi thất bại.

Trường hợp do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: nội soi can thiệp cùng với sử dụng thuốc làm giảm áp lực TM cửa.

Đối với những trường hợp bị viêm dạ dày tá tràng cấp: cần cắt bỏ yếu tố đả kích, omeprazole, nếu còn chảy máu có thể kết hợp truyền TM, do bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị.

Triệu Chứng Viêm Gan B Cấp Tính

Khác với bệnh viêm gan B mãn tính. Nếu người bệnh được phát hiện sớm các triệu chứng viêm gan B cấp tính thì bệnh sẽ hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh viêm gan B cấp tính thường mờ nhạt cho nên người bệnh rất khó nhận biết, đây chính là nguyên nhân chính khiến cho bệnh dễ dàng bước sang giai đoạn viêm gan B mãn tính.

Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm sang cho người bênh lành tính khác nếu như người bệnh đó không có biện pháp điều trị triệt để. Viêm gan B có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan hoặc ung thư gan đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

TRIỆU CHỨNG VIÊM GAN B CẤP TÍNH

Triệu chứng viêm gan B cấp tính

Thời gian ủ bệnh khoảng 4-28 tuần, trong số những người nhiễm siêu vi B cấp tính, khoảng 90% không có triệu chứng viêm gan B cấp tính , 10% có triệu chứng viêm gan B cấp tính: mệt mỏi, sốt, vàng da, chán ăn, đau cơ, đau khớp , đau hạ sườn phải chúng tôi lách to, phát ban….

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người đây không chỉ là cơ quan đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa mà còn là ” nhà máy” đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B thì gan bị các siêu virus tấn công nên khả năng đào thải càng kém đi làm cho lượng độc tố tích tụ càng nhiều trong gan nên sinh ra nhiều triệu chứng đi kèm trên da người bệnh.

Tùy theo thời điểm nhiễm siêu vi B mà tỉ lệ rơi vào nhiễm mãn tính khác nhau: nhiễm lúc sinh khoảng 90% sẽ trở thành nhiễm mãn tính (HBsAg dương tính trên 6 tháng), nhiễm lúc trưởng thành, 10% sẽ trở thành nhiễm mãn tính. Trong nhóm nhiễm siêu vi B mãn tính khoảng 20-30% viêm gan mãn tính: có thể vàng da kéo dài, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, men ALT cao kéo dài, bệnh dễ đưa đến xơ gan ung thư gan.

Các bác sĩ chuyên gan cũng cho biết thêm, bệnh viêm gan B là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất, có nhiều biến chứng nhất là ở giai đoạn cấp tính, tỷ lệ tử vong cao và có mức độ nhất định bệnh chuyển thành mãn tĩnh với tỷ lệ 10%-20% dẫn đến những hậu quả nặng như xơ gan, ung thư gan. Nếu các triệu chứng viêm gan B cấp tính có HbsAg dương tính kéo dài quá 10 tuần phải cảnh giác bệnh chuyển thành mạn tính, nếu kéo dài quá 6 tháng, chắc chắn đã trở thành mạn tính. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa gan khuyên bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế chuyên gan để được khám bệnh định kì nhằm tầm soát bệnh và những biến chứng mà bệnh gây ra cho bệnh nhân.

Triệu Chứng Các Benh Về Gút Cấp Tính

Để phát hiện sớm bệnh gút, chúng ta cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ, những người có tăng axit uric để có chế độ ăn và điều trị thích hợp nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng của người mắc bệnh gút

Sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi.

Lắng vi tinh thể ở thận (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).

Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.

Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

Điều trị bệnh gút

Bệnh nhân cần điều trị qua 3 cơ chế hạn chế tăng axit uric trong cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ:

Thuốc ức chế phản ứng tạo axit uric

Thuốc đào thải axit uric qua thận

Thuốc giảm đau trong các đợt đau cấp

Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để thúc đẩy quá trình điều trị cũng như tránh tái phát bệnh.

Chế độ ăn phù hợp cho người mắc bệnh gút

Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, chè

Không ăn đồ có vị chua làm tăng axit máu

Không ăn nội tạng động vật, nước cốt thịt sườn, cá hộp thịt hộp

Không sử dụng chế phẩm chưa nhiều cacao và sô cô la

Hạn chế ăn nhiều thịt cá, hải sản, đậu đỗ và các thực phẩm quá nhiều đạm

Sử dụng các thực phẩm chứa nhân purin như các loại hạt, ngũ cốc, bơ, trứng sữa, phomat, đường, rau củ quả.

Uống 2-3 lít nước mỗi ngày

Tại khớp xuất hiện triệu chứng sưng tấy, cảm giác nóng, đau nhiều ở ngón chân cái

Cơn đau buốt thường xảy ra vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ bởi những cơn đau kéo dài vài giờ liên tục sau đó mới bớt dần.

Cơn đau do gút giảm thường sẽ xuất hiện vùng da với dấu hiệu ngứa, đỏ, bong tróc

Bệnh nhân thường gặp tình trạng như sốt, nhiệt độ cơ thể giảm và các khớp khó cử động

Giai đoạn mãn tính:

Xảy ra các cơn đau cứng khớp, ở những khớp khác nhau

Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau dữ dội kéo dài trong khoảng một vài giờ. Nhiều trường hợp là các cơn đau buốt, kéo dài dai dẳng vài tuần đến hàng tháng trời.

Các khớp chân tay xuất hiện những u, cục và sưng túi dịch đệm ở khuỷu tay, đầu gối

Những khớp xương có thể bị biến dạng, bệnh nhân cử động khó khăn hoặc có khả năng bị teo cơ.

Bệnh gút gây nguy hiểm như thế nào?

Tổn thương xương khớp, cơn đau buốt khó chịu

Biến chứng nguy hiểm khi mắc các bệnh xương khớp nguy hiểm

Hủy hoại khớp, đầu xương bị tổn thương nghiêm trọng nhất là tàn phế suốt đời

Khi các hạt tophi bị vỡ nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn huyết

Thận bị tổn thương nặng nề, đối diện nguy cơ thận khi bị ứ nước

Tăng huyết áp, có thể gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Biến chứng bệnh loãng xương, tiểu đường, lao…

Cách chữa bệnh gút

Chữa bệnh gút bằng đông y

Đông y chữa trị bệnh thống phong ( gout) dựa trên cơ sở chứng và mạch, kết hợp ăn uống kiêng cữ đúng mực. Trong Đông y, các thầy thuốc thường chú ý tới các giai đoạn phát triển ở bệnh gút: bệnh nhân bị lần đầu hoặc tái phát 2-3 lần trở lên sẽ có cách chữa khác nhau. Ngoài ra việc theo dõi sát sao các triệu chứng sưng đỏ hoặc không sưng, khớp xương có bị biến dạng hay không cũng được chú trọng.

Bài thuốc đông y chữa trị bệnh gout:

Chuẩn bị các dược liệu quý: Xích thược, Mộc Thông, Sinh địa, Tần giao, Tri Mẫu, Bạch giới tử, Tỳ Giải, Thổ phục linh, Đại Hoàng, Phòng phong, Ngưu tất, Cam thảo, Đương quy, Hoàng Cầm, Bạch truật đem sắc lấy nước uống.

Công dụng chuyển hóa nhân purin, giúp cân bằng axit uric trong máu, giảm đau, kháng viêm, trừ thấp nhiệt, bổ can thận, http://shopnhatchatluong.com/vi/tinh-bot-nghe-vang-nano-curcumin-nhat-ban.html thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết, bổ huyết, chữa trị hiệu quả các căn bệnh gout cấp, mãn tính, phòng ngừa bệnh tái phát lại.