Triệu Chứng Xuất Huyết Bao Tử / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xuất Huyết Dạ Dày (Xuất Huyết Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư…Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. Nội dung bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chảy máu dạ dày nhanh chóng, hiệu quả

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì

Nếu xuất huyết không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Việc cầm máu rất khó khăn vì vết thương ở bên trong dạ dày do hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Tình trạng xuất huyết bao tử có thể gặp cả ở nam và nữ giới tuy nhiên đàn ông vẫn có tỷ lệ cao hơn do uống nhiều rượu bia. Bệnh thường gặp ở những người độ tuổi từ 20 đến 50. Xuất huyết dạ dày ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây tổn thương dạ dày.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Đây là triệu chứng xuất huyết dạ dày điển hình, bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi hoặc máu nâu đen. Đôi khi nôn ra cả thức ăn có lẫn máu sau đó máu mới trào ra. Màu sắc máu nôn ra cũng cho chúng ta biết được nhiều điều.

Ví dụ nôn ra máu sẫm màu thường là do xuất huyết tiêu hóa trên như dạ dày, máu sẫm màu thường là kết quả của nguồn chảy máu ít và ổn định. Còn máu đỏ tươi thường là kết quả của một đợt chảy máu cấp tính đến từ thực quản hoặc dạ dày, máu chảy nhanh.

Đau vùng thượng vị

Người bị xuất huyết dạ dày thường bị đau thượng vị, cơn đau được cảm nhận ở vị trí giữa bụng trên, ngay dưới lồng ngực. Có nhiều vấn đề về tiêu hóa cũng có thể gây đau thượng vị như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược dạ dày…Vì vậy khi bị đau vùng thượng vị bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh

Thiếu máu

Tình trạng xuất huyết dạ dày mãn tính có thể gây mất máu do thiếu sắt. Nhiều bệnh nhân không cảm nhận được là mình đang bị mất máu do nó xảy ra với số lượng nhỏ với nhu động ruột nên không đáng kể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng mất máu có thể đi kèm gồm xanh xao, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực, nôn ra máu

Đi ngoài ra phân đen, mùi tanh

Máu chảy ra từ dạ dày có thể chuyển sang màu đen khi nó đi qua cơ thể và tương tác với các enzym trong quá trình tiêu hóa. Điều này làm cho chúng ta khó phát hiện khi có máu trong phân. Còn trường hợp máu trong phân có màu đỏ tươi thì là do xuất huyết tiêu hóa dưới ở trực tràng hoặc đại tràng.

Mệt mỏi, chán ăn

Sẽ có gì là lạ khi bạn bị mất cảm giác ăn ngon miệng trong 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không muốn ăn, mệt mỏi, chán nản trong thời gian dài thì hãy đi khám ngay vì đây có thể là triệu chứng của vấn đề tiêu hóa nào đó, trong đó có xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Nhiều tình trạng sức khỏe có thể gây chảy máu dạ dày, dưới dây là một số nguyên nhân phổ biến

Sinh lý mạch máu: Angiodysplasia là tình trạng mở rộng bất thường của các mạch máu trong đường tiêu hóa khiến chúng trở nên mỏng và dễ vỡ dẫn đến xuất huyết.

Khối u lành tính và ung thư: Khối u lành tính và ung thư ở dạ dày có thể gây chảy máu khi chúng làm suy yếu niêm mạc của đường tiêu hóa. Một khối u lành tính là một sự phát triển mô bất thường không phải là ung thư.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: tình trạng này chiếm 40% nguyên nhân xuất huyết dạ dày và thường gặp ở những người có tiền sử bị đau vùng thượng vị. Trường hợp này, bệnh nhân thường bị ói ra máu, đi ngoài phân đen

Do sử dụng thuốc kháng sinh: ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc chống đông máu có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày dẫn đến chảy máu. Bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này

Hội chứng Mallory Weiss: tình trạng này xảy ra ở người bị nôn nhiều, nhất là sau khi uống rượu. Khi nôn nhiều sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không

Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Ban đầu, nếu xuất huyết nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, huyết áp không thay đổi nhiều, thể trạng cơ thể bình thường. Tuy không gây mất máu nhiều như dạng cấp tính nhưng có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu

Nếu xuất huyết bao tử nặng sẽ gây mất máu cấp tính. Bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch. Chảy máu nhiều ở dạ dày dẫn đến thở dốc, co giật, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời

Điều trị xuất huyết dạ dày

Cho dù là xuất huyết dạ dày cấp tính hay mãn tính thì bệnh nhân cũng cần được cấp cứu ở bệnh viện càng sớm càng tốt. Chỉ nên thực hiện các biện pháp sơ cứu tại nhà trong thời gian chờ đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng phải trả giá đắt.

Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày tại bệnh viện

Trường hợp chảy máu nhẹ bác sĩ sẽ theo dõi từ 1 đến 2 ngày, tiến hành nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu nữa thì cho xuất viện, uống thuốc theo đơn

Trường hợp xuất huyết bao tử nặng thì phải cầm máu ngay lập tức sau đó dùng thuốc kháng sinh từ 10 đến 14 ngày nếu do vi khuẩn HP. Tiếp tục điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét trong khoảng 6 đến 8 tuần sau đó.

Kết hợp Đông y và Tây y chữa xuất huyết dạ dày

Ưu điểm của thuốc Tây là tác dụng cầm máu nhanh, kịp thời, kháng viêm tốt, giúp giảm đau nhưng nếu sử dụng lâu dài thì rất dễ gây biến chứng. Mặt khác sử dụng thuốc đông y giúp mang lại hiệu quả bền vững, trị tận gốc các nguyên nhân gây xuất huyết, giảm nguy cơ bệnh tái phát

Lựa chọn loại thuốc Đông y chữa xuất huyết dạ dày phù hợp không phải là điều dễ dàng vì nếu mua phải thuốc dởm sẽ gây kích ứng cho cơ thể. Cao Bình vị Tâm Minh Đường là một trong những loại thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày

Thuốc có chứa các thành phần như kim ngân, nhân trần, hoàng bá, bạch mao căn, cây chỉ thiên, được đánh giá là lục dược bình vị giúp cầm máu nhanh, kháng khuẩn tốt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày một cách an toàn.

Theo thống kê tại nhà thuốc Tâm Minh Đường đã có hơn 6280 người bệnh đã dứt điểm xuất huyết tiêu hóa nhờ Cao Bình Vị, công năng phản ứng tốt trên 80% cơ thể người bệnh.

Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ để được tư vấn và đặt mua sản phẩm tại

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng Chảy Máu Bao Tử

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày tiếng anh là gì? Tên khoa học của bệnh lý này là Gastrointestinal Bleeding. Đây là tình trạng máu chảy ra ngoài lòng mạch của dạ dày, với những biểu hiện cơ bản là tình trạng đi ngoài ra máu, nôn ra máu ( có thể là máu tươi hoặc màu nâu cà phê). Đây là một trạng thái cấp cứu và cần được phát hiện, điều trị ngay trước khi chúng gây nguy hại đến sức khỏe.

Mức độ của tình trạng xuất huyết là khác nhau tùy vào trường hợp và nguyên nhân gây bệnh. Những tình huống chảy máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, sốc hoặc có nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết ở dạ dày

Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng xuất huyết ở dạ dày, hầu hết các trường hợp đều do viêm loét dạ dày – tá tràng, polyp dạ dày hay ung thư dạ dày hình thành. Bên cạnh đó, một vài thói quen xấu trong sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày gây ra xuất huyết.

Một số nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày đó là:

Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân phổ biến chiếm đến hơn 70% các ca bệnh bị xuất huyết bao tử. Những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày và ruột non ngày càng lan rộng, khi bệnh diễn tiến nặng sẽ ăn sâu vào trong mạch, gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Khối u ở dạ dày: Những khối u dạ dày lành tính hay ác tính đều có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa. Những khối u này sẽ bị ma sát trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn, gây chảy máu và tổn thương lòng mạch. Ở trường hợp này, xuất huyết chỉ xảy ra ở dạng nhẹ, dai dẳng lâu ngày và sẽ không khỏi cho đến khi khối u được loại bỏ.

Tổn thương mạch máu: Những mạch máu ở vùng dạ dày, tá tràng rất dễ bị tổn thương do các tác nhân kích thích. Chúng phình giãn, thậm chí bị vỡ và dẫn đến những biến chứng cụ thể như xuất huyết dạ dày. Những yếu tố gây tổn thương mạch máu có thể kể đến như loạn sản mạch, Hemangioma, Dieulafoy (nguy cơ gây tử vong cao).

Bên cạnh đó, một số yếu tố về sức khỏe cũng gây nên tình trạng rối loạn đông máu và dẫn đến xuất huyết tại dạ dày như:

Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu là một loại tế bào máu giống như hồng cầu hay bạch cầu. Chúng có chức năng cầm máu bằng cơ chế làm đông máu ngay lập tức mỗi khi mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khác nhau mà lượng tiểu cầu này giảm xuống cực thấp, từ đó chúng không có khả năng làm đông máu gây nhiều bệnh lý. Có thể kể đến một số bệnh như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, máu lẫn trong nước tiểu, chảy máu ở nướu,…

Xơ gan: Chứng xơ gan lâu ngày sẽ gây nên tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa, theo đó áp lực bên trong lòng mạch của dạ dày và gây xuất huyết. Biểu hiện này thường gặp nhiều ở những người bị xơ gan ở giai đoạn cuối.

Thiếu hụt vitamin K: Vitamin K là một loại chất quan trọng có nhiệm vụ hỗ trợ làm đông máu và ức chế tình trạng chảy máu kéo dài. Nếu vi khuẩn không được cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết, dạ dày có thể xuất hiện tình trạng chảy máu. Ngoài xuất huyết dạ dày, thiếu vitamin K còn gây xuất huyết não và màng não ở trẻ.

Sử dụng các loại thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu thường được sử dụng để ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch gây tắc nghẽn. Việc lạm dụng thuốc chống đông hoặc dùng quá nhiều hoàn toàn có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn đông máu, biến chứng xuất huyết trong cơ thể.

Trên thực tế, tình trạng xuất huyết ở dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó, một số yếu tố cộng hưởng cũng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Một số nhân tố tác động tạo điều kiện thuận lợi cho xuất huyết đường tiêu hóa thêm trầm trọng như:

Dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày dễ nhận biết

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý tương đối dễ nhận biết bởi nó được biểu hiện rất đặc trưng. Một số dấu hiệu báo trước bạn đang mắc phải chứng xuất huyết đường tiêu hóa như sau:

Đau vùng thượng vị dữ dội, đau tăng nặng và tần suất gia tăng hơn so với thông thường.

Có cảm thấy hiện tượng nóng rát, mệt mỏi, cồn cào ruột sau khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid, thuốc Corticoid.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, có thể buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, bệnh xuất huyết dạ dày có những biểu hiện riêng đặc trưng rất điển hình mà người bệnh dễ dàng nhận biết đó là:

Nôn ra máu là hiện tượng dễ gặp nhất của xuất huyết đường tiêu hóa nói riêng và đặc biệt là xuất huyết dạ dày. Tùy vào vị trí xuất huyết khác nhau và mức độ tổn thương mà máu lẫn trong dịch nôn sẽ không đồng nhất. Lượng máu có thể dao động từ vài chục ml cho đến hàng lít, chúng lẫn với dịch tiêu hóa, thức ăn và có màu đỏ, hồng, nâu sẫm.

Ngoài ra, nhiều trường hợp nôn ra máu còn là biểu hiện của việc xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Khi đó, dịch nôn sẽ có màu máu nâu đen, đông ngay khi vừa được nôn ra bên ngoài.

Nếu bạn thắc mắc phân biệt giữa nôn ra máu và ho ra máu như thế nào? Trong tình huống nôn ra máu do các tác nhân khác bạn sẽ nhận thấy máu màu đỏ tươi, có bọt và không kèm theo thức ăn hay dịch vị dạ dày.

Nguyên nhân là do khi xuất huyết dạ dày, máu hòa lẫn cùng thức ăn chảy vào đường ruột và đi cùng phân ra ngoài. Tuy nhiên vì máu được phân hóa, chúng sẽ gây tình trạng phân có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu. Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều hoàn toàn có thể gây nên tình trạng đại tiện thấy máu đỏ tươi.

Một số dấu hiệu xuất huyết bao tử khác

Trong tình huống máu chảy quá nhiều, bệnh nhân hoàn toàn có thể bị sốc với những dấu hiệu như mạch đập nhanh, tụt huyết áp bất thường, người không tỉnh táo, đổ nhiều mồ hôi.

Hầu hết những trường hợp xuất huyết dạ dày đều xảy ra rất đột ngột (cấp tính) và cần được điều trị ngay. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp bị xuất huyết dạ dày kinh niên với mức độ rất ít và kéo dài. Khi đó những biểu hiện thường không trở nên rõ ràng, người bệnh cần hết sức cẩn thận.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng cần được chẩn đoán xác định và điều trị càng sớm càng tốt để tránh mất máu quá nhiều. Trong trường hợp được xử lý kịp thời, bệnh có thể được kiểm soát nhanh chóng và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên bệnh lâu ngày hoàn toàn có thể dẫn đến tình huống mất máu gây sốc và tử vong.

Thực tế cho thấy, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu như tình trạng xuất huyết không được kiểm soát tốt trong 24 giờ đầu tiên. Bởi vậy bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu xuất huyết bao tử.

Bị xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Rất nhiều người bệnh lo lắng không biết rằng chứng xuất huyết bao tử có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn được không. May mắn rằng tình trạng này có thể được kiểm soát tốt và chữa trị khỏi dứt điểm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị theo phác đồ chuyên sâu kết hợp với lối sống khoa học trong và sau thời gian điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ cần nhiều thời gian để điều trị chứng xuất huyết dạ dày. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm từ lần đầu hoàn toàn có thể bị tái đi tái lại nhiều lần trong năm gây chứng xuất huyết bao tử mãn tính.

Trong trường hợp mất máu quá nhiều, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe như suy nhược cơ thể, sốc đột ngột, thậm chí là tử vong. Vì thế việc phát hiện, điều trị sớm là việc làm hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng xuất huyết

Xuất huyết dạ dày cần được chẩn đoán một cách chính xác trước khi điều trị bệnh. Đặc biệt bác sĩ cần xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu, vùng chảy máu cũng như mức độ tổn thương hiện tại để dự phòng các phương án hợp lý nhất.

Những biện pháp chẩn đoán xuất huyết dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành thăm hỏi tình trạng bệnh, khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình. Đồng thời thực hiện dự đoán các khả năng của xuất huyết dạ dày thông qua các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Nội soi dạ dày: Nội soi là phương pháp không thể thiếu trong tiến trình kiểm tra xuất huyết dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ xác định được vị trí xuất huyết và tiến hành xử lý ngay. Tuy nhiên nội soi không phát hiện được những điểm xuất huyết ẩn.

Chụp X – quang Baryt: Đây là phương pháp chụp X – quang sử dụng chất cản quang để phát hiện rõ hệ thống tiêu hóa. Phương pháp này hiện nay ít được chỉ định trong chẩn đoán xuất huyết dạ dày nhưng nó vẫn đem lại hiệu quả về chẩn đoán.

Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu nhằm xét nghiệm công thức máu, từ đó hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết có phải do tính chất máu hay không.

Đặt sonde dạ dày: Phương pháp này sử dụng ống thông từ mũi xuống vùng dạ dày để rửa dạ dày. Chúng có thể xác định được bạn đang bị xuất huyết đường tiêu hóa trên hay dưới.

Mở bụng: Nếu những biện pháp chẩn đoán trên không cho kết quả tốt, phương án cuối cùng có thể thực hiện đó là mở bụng để thăm dò. Bác sĩ có thể xác định rõ vùng đang bị xuất huyết và cầm máu ngay trong quá trình điều trị.

Mục đích của việc thăm khám, chẩn đoán là xác định rõ vị trí chảy máu, nguyên nhân gây xuất huyết và mức độ chảy máu. Ngoài ra, dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những tiên lượng về diễn biến của bệnh, đề ra phương án chữa trị phù hợp nhất.

Bệnh xuất huyết dạ dày và cách chữa trị

Sau quá trình chẩn đoán về vị trí, nguyên nhân xuất huyết và mức độ tổn thương tại dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các biện pháp điều trị tương ứng. Xuất huyết dạ dày cấp tính cần được điều trị ngay, bồi hoàn thể tích máu, hồi sức cơ thể.

Chữa xuất huyết bao tử theo y học hiện đại

Y học phát triển như ngày nay thì việc điều trị xuất huyết bao tử đã trở nên rất dễ dàng và đơn giản. Có nhiều phương pháp chữa trị bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân, chúng sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của từng người.

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để uống trực tiếp giúp giảm biểu hiện của xuất huyết dạ dày như sau:

Dạ dày đang chảy máu sẽ tiến hành tiêm các loại thuốc: Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,…

Thuốc kháng H2 và nhóm thuốc ức chế Proton: Nizatidine, Rabitidin, Cimetidin,…

Nhóm thuốc trung hòa axit và kháng axit trong dạ dày để phòng ngừa các phản ứng viêm.

Nội soi dạ dày: Nội soi được dùng trong chẩn đoán bệnh và điều trị xuất huyết bao tử. Nếu người bệnh được rửa dạ dày nhưng máu vẫn chảy, bác sĩ sẽ dùng đầu điện, chất cầm máu dạng xịt, kim chích cầm máu, kẹp cầm máu, tia laser,… để áp dụng tại chỗ nhằm giảm lượng máu tiết ra.

Phương pháp mổ hở: Trong tình huống người bệnh bị xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy ồ ạt và có tiên lượng tử vong cao bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, mổ và cầm máu trực tiếp để máu không bị chảy ra nữa.

Các biện pháp tây y có thể mang lại hiệu quả điều trị xuất huyết dạ dày một cách nhanh chóng, đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Tuy nhiên, cách chữa này cũng sẽ tồn tại một số nguy hiểm như: Tác dụng phụ khi dùng thuốc, nguy hiểm trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là đối với chị em xuất huyết dạ dày khi mang thai. Do đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn những đơn vị khám chữa uy tín để đảm bảo sức khỏe.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng phương pháp dân gian

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay các biện pháp dân gian trong điều trị bệnh. Các bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu sẵn có ở vườn nhà, rất an toàn và dễ áp dụng.

Một số bài thuốc hữu ích trong chữa trị chứng xuất huyết bao tử bạn đọc có thể tham khảo để sử dụng hỗ trợ điều trị như sau:

Bài thuốc chữa bệnh từ củ nghệ

Nghệ là một loại gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn của gia đình. Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin giúp kháng viêm, sát khuẩn và giúp triệu trị tốt những biểu hiện của chứng xuất huyết dạ dày, viêm loét bao tử,…

Người bệnh có thể dùng nghệ kết hợp mật ong để điều trị bệnh:

Phơi khô củ nghệ tươi vàng, nghiền nhỏ rồi trộn cùng với sắn dây, chuối non.

Sử dụng 3 muỗng bột đó đem pha cùng một thìa mật ong trong nước ấm.

Mỗi ngày bạn uống khoảng 3 lần, chúng sẽ giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Gừng tươi trong thành phần có chứa một số hoạt chất tốt như Shogaol, Gingerol,… với tác dụng làm ấm dạ dày, kháng viêm kháng khuẩn, giảm các triệu chứng viêm loét, làm lành tổn thương tại niêm mạc. Do đó, gừng cũng được sử dụng là một vị dược liệu giúp kiểm soát chứng xuất huyết bao tử.

Chuẩn bị một củ gừng tươi.

Rửa sạch, băm nhuyễn rồi đem đi nấu cùng với khoảng 300ml nước lọc.

Sau khi nước sôi được 5 phút, tắt bếp rồi để nguội bớt.

Đem lọc bỏ phần bã gừng, chắt nước rồi cho thêm khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất.

Sử dụng nước trà gừng để uống khoảng 3 lần/ ngày để làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Chữa xuất huyết dạ dày từ nha đam

Nha đam với bị ngọt mát, hơi nhớt nên có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc rất tốt. Loại cây này là một trong số những nguyên liệu không thể thiếu trong bài thuốc chữa đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, xuất huyết bao tử,…

Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi rửa sạch.

Đem nạo lấy phần thịt trong suốt, rửa với nước muối pha loãng.

Lấy thịt nha đam đem xay nhuyễn để lấy được tinh chất nha đam.

Mỗi ngày, sử dụng 1 cốc nước nha đam trước bữa ăn chính khoảng 30 phút để chúng tạo lớp màng gel bảo vệ niêm mạc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu sôi nước nha đam, thêm một chút đường phèn cho dễ uống.

Những bài thuốc dân gian điều trị xuất huyết dạ dày đều có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế những phác đồ điều trị khoa học. Vì thế, người bệnh cần thăm khám cẩn thận, hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề kết hợp điều trị mẹo dân gian trước khi thực hiện để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Điều trị bệnh bằng thảo dược Đông y

Nền Y học cổ truyền từ xưa đến nay luôn giúp điều trị tốt nhiều bệnh lý, trong đó có xuất huyết dạ dày. Nếu thuốc Tây không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là thời gian điều trị phục hồi bệnh vì lo ngại tính kháng sinh, kháng viêm mạnh thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp Đông y.

Thảo dược Đông y có rất nhiều loại thuốc với công dụng giảm đau, cầm máu, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tổn thương tại các vết loét, trung hòa dịch vị, tái tạo niêm mạc và bồi bổ cơ thể. Vì vậy việc sử dụng các bài thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị dứt điểm xuất huyết bao tử từ căn nguyên, mà còn tăng cường đề kháng, nâng cao chức năng ngũ tạng.

Các bài thuốc Đông y đều là sự kết hợp của các vị dược liệu có trong tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn, lành tính mà chúng mang lại. Việc kết hợp, gia giảm các vị thảo dược như thế nào người bệnh cần thăm khám tại các đơn vị Y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc bắt mạch, kê đơn chính xác.

Những dược tính trong thảo dược tự nhiên thường ít phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, vì thế trong quá trình điều trị bệnh nhân cần hết sức kiên trì. Tuyệt đối bạn không nên tự ý gia giảm các vị thuốc hay bỏ dở liệu trình giữa chừng để tránh bệnh kéo dài không khỏi.

Cách phòng ngừa xuất huyết hiệu quả

Bệnh xuất huyết dạ dày vẫn có khả năng tái phát sau khi đã điều trị thành công. Vì thế để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá vì chúng không hề tốt cho hệ thần kinh, dạ dày và sức khỏe tổng thể.

Luôn duy trì tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng quá độ gây áp lực lên dạ dày.

Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây ít axit, sữa chua, ngũ cốc,…

Tránh xa đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp nhiều chất bảo quản.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau khi chưa có chỉ định về liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý dạng cấp cứu rất phổ biến. Bệnh có thể gây mất máu nhiều, gây nên các biến chứng khó lường cho sức khỏe. Vì thế ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của sức khỏe, bạn cần đến ngay bệnh viện để được khám và chẩn đoán kịp thời.

CÁC BÀI VIẾT TIÊU HÓA – DẠ DÀY TRÊN CÁC TRANG UY TÍN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG

https://trungtamytedpbackan.com/benh-dau-da-day.html

Sốt Xuất Huyết Bao Lâu Thì Khỏi

Tác giả : Như Bích

Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương

Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Bệnh có tự khỏi được không?

Các chuyên gia y tế cho biết, sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm, do virus Dengeu gây ra. Vật chủ trung gian lây truyền loại virus này chính là muỗi vằn, đốt từ người này sang người khác.

Theo thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó Trưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) cho biết: sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.

Do là bệnh lý do virus gây ra nên bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào chữa khỏi sốt xuất huyết. Tất cả các biện pháp sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để hỗ trợ điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, bù nước và điện giải. Nhằm chống chảy máu và chống suy tuần hoàn.

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Để nhận biết khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết, người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau:

Cơ thể đỡ mệt mỏi – Dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết

Sốt cao đến 39-40 độ trong 2-3 ngày liên tiếp chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh sốt xuất huyết. Trường hợp này cần được nhanh chóng chuyển tới bệnh viện để thăm khám.

Thông thường, giai đoạn nguy hiểm khiến người bệnh sốt cao liên miên sẽ kéo dài 3 ngày đầu tiên. Sau 2 – 3 ngày tiếp theo những biến chứng có khả năng xuất hiện.

Nếu đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi bắt đầu sốt mà bạn thấy cơ thể dần khỏe mạnh hơn. Điều này có nghĩa là căn bệnh sốt xuất huyết của bạn đang sắp khỏi.

Đi ngoài nhiều hơn

Sốt xuất huyết làm cơ thể bạn mất nước trầm trọng. Khiến lượng nước tiểu tiết ra ít chỉ bằng một phần rất nhỏ so với cơ thể hàng ngày. Đó là lý do người bệnh sốt xuất huyết cần uống Orezon để bổ sung lượng nước bị mất đi.

Khi bạn có thể đi ngoài với lượng nước tiểu nhiều hơn. Gần như đạt đến lượng như trước khi bị sốt xuất huyết thì đó cũng là dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết.

Ăn ngon hơn – Dấu hiệu sắp khỏi bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết dù nặng hay nhẹ đều khiến cơ thể bạn mệt mỏi và chán ăn. Thậm chí có trường hợp chỉ uống nước, húp cháo mà không thể ăn nổi đồ ăn gì bổ dưỡng vì quá mệt.

Nếu một ngày bản thân bạn cảm thấy muốn ăn, thèm ăn và ăn uống ngon hơn. Thì chúc mừng bạn, cơ thể bạn đang dần hồi phục rồi!

Không còn xuất hiện các nốt xuất huyết mới

Thông thường sốt xuất huyết sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày. Kể từ khi phát sốt đến khi xuất hiện các nốt mẩn trên người sẽ khoảng 2-3 ngày.

3-4 ngày sau đó các nốt xuất huyết sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn. Khiến bạn ngứa và khó chịu. Đó cũng là một trong dấu hiệu rõ ràng nhất biểu hiện ra ngoài cho bạn biết căn bệnh của bạn vẫn đang tiến triển.

Dấu hiệu hết sốt xuất huyết chính là khi cơ thể bạn không có thêm những nốt xuất huyết mới.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bệnh sốt xuất nặng thường có các triệu chứng như: mệt lả, nổi vân tím trên da. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh. Có biểu hiện xuất huyết da, nội tạng.

Tinh thần li bì, u ám, mạch nhanh, đi tiểu ít. Trong trường này, phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

Sốt xuất huyết thường diễn biến 7-10 ngày. Trong đó, 4 ngày đầu người bệnh sốt rất cao 39-40 độ. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hố mắt, đau đầu.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh lý này. Các biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị các triệu chứng.

Mắc sốt xuất huyết cần làm gì?

Bị sốt xuất huyết cần làm gì? Là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nhắc đến bệnh lý này, ai cũng nghĩ rằng, đó là căn bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế, khuyên người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy thật bình tĩnh để đối phó với căn bệnh này.

Bác sĩ khuyên rằng, nếu bệnh nhân sốt xuất huyết sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Cần dùng thuốc hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ).

Tuyệt đối không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen. Vì những loại thuốc này có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu nhiệt độ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa, nhiệt độ 27-28oC.

Bên cạnh việc, những lưu ý về dùng thuốc. Người bệnh cần chú ý bù nước. Tốt nhất là uống oresol. Nếu không thì nước hoa quả, nước dừa, nước rau…, Thậm chí nước lọc cũng rất tốt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe con. Để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh trở nặng.

Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không?

Rất nhiều người sợ bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, bệnh lý này không lây trực tiếp từ người sang người. Mà lây qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi.

Vì vậy, để tránh lây bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người khoẻ. Cần thực hiện các biện pháp phòng, tránh muỗi đốt cho cả người bệnh và người khoẻ. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả tốt nhất là để tránh bị muỗi đốt. Đồng thời, loại bỏ hết môi trường sống của muỗi. Ngăn không cho chúng sinh sôi và phát triển.

– Buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi

– Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

– Đậy kín các nơi có nước như chậu, lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển

– Phát quang bụi râm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

– Cho bệnh nhân sốt xuất huyết nằm trong màn. Tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com