Viêm xoang cấp là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi trong một khoảng thời gian ngắn với các triệu chứng rầm rộ như: sốt nhẹ, chảy mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng đầu mặt,… khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Viêm xoang cấp vô cùng nghuy hiểm
1.Định nghĩa
Viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra một nhóm các rối loạn.
Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm có:
Cấp tính: từ 4 tuần trở lại
Bán cấp tính: 4-12 tuần
Mạn tính: trên 12 tuần
Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.
2.Nguyên nhân
Viêm mũi xoang do các nhóm nguyên nhân chính như sau:
2.1. Sau cảm cúm
Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với những viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, viêm mũi khoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển.
Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Các tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm: Streptococus Pneumonia, Haemophilus Influenza, Moraxella Catarrahalis.
2.2. Các nguyên nhân khác:
Dị ứng
Trào ngược dạ dày – thực quản
Hít phải các chất kích thích
Bất thường về giải phẫu mũi xoang
VA tái phát
Chấn thương mũi xoang
Các khối u vòm họng
Bệnh toàn thân: Suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển, bệnh xơ nang …
Bệnh viêm xoang cấp do rất nhiều nguyên nhân
3.Chuẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn
3.1. Chuẩn đoán xác định
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Cần phải nghĩ tới viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn 10 ngày chưa khỏi bệnh.
Các triệu chứng giúp chuẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính gồm có:
Các triệu chứng chính:
Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt
Sưng và nề vùng mặt
Tắc ngạt mũi
Chảy mũi, dịch đổi màu hoặc mủ ra mũi sau
Ngửi kém hoặc mất ngửi
Có mủ trong hốc mũi
Sốt
Các triệu chứng phụ:
Soi mũi trước: là cần thiết với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị viêm mũi xoang. Cần chú ý phát hiện chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn…
Thăm khám nội soi: Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang. Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, sự phù nề, sung huyết…niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn, nội soi rất hữu ích cho chuẩn đoán và lấy bệnh phẩm từ khe giữa.
3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Chuẩn đoán hình ảnh:
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp đang được lựa chọn trong chuẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh trong viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi có biến chứng.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) của xoang thường ít được thực hiện hơn CT Scanner vì phương pháp này không tạo được hình ảnh xương rõ ràng. Tuy nhiên, MRI thường có thể giúp phân biệt được những dịch nhầy còn đọng lại trong xoang với khối u của nhu mô khác dựa trên những đặc điểm đậm độ tín hiệu, mà có thể không phân biệt được trên phim CT Scanner; chính vì vậy, MRI có thể rất có giá trị để phân biệt xoang có khối u với xoang có ứ đọng dịch. MRI cũng là một phương pháp hữu ích khi nghi ngờ có bệnh tích xấm lấn ổ mắt – nội sọ.
Xét nghiệm không thực sự có giá trị trong việc đánh giá viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm mũi xoang cấp tính cũng cần tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn…
3.2. Chuẩn đoán phân biệt
Viêm mũi xoang cấp tính cần chuẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác gồm có: viêm mũi do virus (cảm cúm), đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu, đau răng, đau mũi, đau dây thần kinh V và khối u tân sinh trong xoang. Triệu chứng đau nhức vùng mặt, chảy mũi mủ, sung huyết mũi, ngửi giảm, đau răng và kém đáp ứng với thuốc co mạch có thể giúp phân biệt.
Viêm xoang cấp gây đau nhức nhiều vị trí
3.2.1. Viêm mũi do virus (cảm cúm)
3.2.2. Đau nhức khớp thái dương hàm
Đau nhức khớp thái dương hàm rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với đau của viêm xoang. Đau nhức khớp thái dương hàm thường gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trí tuệ, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
3.2.3. Đau đầu và đau nửa đầu
Đau đầu và đau nửa đầu có thể rất dễ nhầm lẫn với đau do viêm xoang. Đau nửa đầu có đặc điểm là đau ở một bên và kéo dài từ 4-72 giờ. sự xuất hiện của những cơn đau này thường ngắn và đáp ứng với thuốc chữa đau nửa đầu như là ergot alkaloids. Cảm giác căng ở vùng trán như đeo đai cùng với đau đầu đặc thù sẽ giảm đi ở những ngày sau đó.
3.2.4. Đau răng và đau dây thần kinh số 5
Đau răng có thể là do viêm xoang và có thể nhầm với đau do viêm xoang.
Đau dây thần kinh số 5 thường không phổ biến, nhưng có thể gây ra cơn đau nhói kịch phát theo đường đi của dây thần kinh số 5. Cảm giác này trái với triệu chứng đau kéo dài liên tục của viêm xoang.
3.2.5. U xoang
U xoang thường không phổ biến, nhưng với tiền sử tắc mũi và chảy máu mũi một bên cần chụp CT Scanner và nội soi mũi. X quang, u xoang được thể hiện ở 1 bên và xương bị ăn mòn.
Đăng bởi: Thành Chiến Bài Đăng : 26/12/2019 09:31:40