Triệu Chứng Xơ Vữa Đông Mạch / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Xơ Vữa Động Mạch

Xơ vữa động mạch thường xảy ra ở các động mạch vừa và lớn, không xuất hiện ở các động mạch có áp lực thập như: Tĩnh mạch, động mạch phổi, các động mạch nhỏ. Nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thể kể đến bệnh động mạch vành hoặc bệnh mạch máu não.

Thế nào là xơ vữa động mạch?

Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm cản trở dòng máu lưu thông khiến thành mạch bị xơ cứng, lòng mạch bị thu hẹp gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan.

Xơ vữa động mạch được biết đến là một loại xơ cứng động mạch đặc thù. Tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra do sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch được gọi là mảng bám, những mảng bám này có thể gây hạn chế dòng máu lưu thông.

Khi các mảng bám vỡ ra có thể hình thành các cục máu đông. Mặc dù tình trạng xơ vữa động mạch là vấn đề thuộc về tim nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch có diễn biến thầm lặng và thường không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Chỉ tới khi động mạch bị hẹp đáng kể hoặc tắc nghẽn khiến nó không thể cung cấp đủ máu cho các cơ quan và mô thì bệnh mới được phát hiện.

Có những trường hợp chỉ cần một cục máu đông cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu, nguy hiểm hơn nó có thể vỡ ra và khiến người bệnh bị đau tim hoặc đột quỵ.

Một số triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể từ trung bình tới tình trạng bệnh nặng là phụ thuộc các mạch bị ảnh hưởng.

– Triệu chứng khi bị xơ vữa động mạch trong động mạch vành tim: Người bệnh có thể bị đau ngực hoặc đau thắt ngực.

– Xơ vữa động mạch ở động mạch ở tay và chân: Nó có thể có các triệu chứng giống như bệnh động mạch ngoại biên khiến người bệnh bị đau chân khi đi bộ.

– Triệu chứng khi bị xơ vữa động mạch trong các động mạch dẫn đến não:

+ Có thể xuất hiện dấu hiệu như bị tê hoặc yếu đột ngột ở tay hoặc chân;

+ Người bệnh khó nói hoặc nói chậm;

+ Bị mất thị lực tạm thời ở một bên mắt;

+ Cơ mặt bị chùng xuống…

Những dấu hiệu trên là biểu hiện của một cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu để tình trạng này diễn ra lâu mà không được điều trị thì bệnh có thể tiến triển thành đột quỵ.

Phòng ngừa xơ vữa động mạch

Để phòng ngừa xơ vữa động mạch các bạn nên thực hành chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều trái cây và rau củ quả trong thực đơn; Nên hạn chế các chất béo không lành mạnh. Trong sinh hoạt hàng ngày nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu.

Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút để tăng cường vận động, giảm mỡ thừa trong cơ thể. Với những người do đặc thù công việc mà phải ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, người làm việc máy tính) nên thường xuyên đứng dậy để đi bộ, chơi thể thao trước và sau ngày làm việc, kết hợp với việc nhà như: Làm vườn, vệ sinh nhà cửa…

Bên cạnh đó các bạn cũng có thể kết hợp với liệu pháp massage. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe có lịch sử lâu đời và có nhiều tác dụng cho sức khỏe cũng như tinh thần. Cụ thể, massage giúp giãn mạch và tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng.

Trên các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ nhiệt hồng ngoại, massage không trọng lực sẽ giúp giảm áp lực lên hệ xương, tác động sâu vào bên trong cơ thể. Ngoài ghế massage toàn thân, các bạn cũng có thể sử dụng các loại máy massage như: Máy massage chân, đệm ghế massage lưng, máy massage mini… cũng rất tốt!

Bệnh Xơ Vữa Động Mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các động mạch trong cơ thể, gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị được.

1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì

2. Triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch

4. Biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch

5. Điều trị bệnh xơ vữa động mạch

6. Phòng chống bệnh xơ vữa động mạch

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Xơ vữa động mạch (tên tiếng Anh là Arteriosclerosis) xảy ra khi những mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các động mạch còn lại của cơ thể trở nên dày và cứng – đôi khi làm cản trở dòng máu đến các nội tạng và mô của bạn. Các động mạch khỏe mạnh sẽ linh hoạt và đàn hồi, nhưng qua thời gian, thành động mạch có thể trở nên cứng lại – một tình trạng thường được gọi là sự cứng động mạch.

Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một thể đặc biệt của xơ cứng động mạch, tuy nhiên các thuật ngữ này đôi khi được dùng thay thế cho nhau. XVĐM hình thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch (mảng bám), cái mà có thể gây cản trở dòng máu.

Các mảng bám này có thể vỡ ra, bắt đầu hình thành cục máu đông. Mặc dù XVĐM thường được xem như là một vấn đề về tim, nó có thể gây ảnh hưởng đến bất kì động mạch nào khác của cơ thể bạn. XVĐM có thể ngăn ngừa và chữa trị được.

XVĐM phát triển dần dần. XVĐM khi ở mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng.

Bệnh nhân thường sẽ không có triệu chứng cho đến khi một động mạch bị quá hẹp hoặc bị tắc nghẽn khiến nó không thể cung cấp đủ máu tới các cơ quan và mô của bạn. Đôi khi một cục máu đông gây tắc hoàn toàn dòng máu chảy, thậm chí là vỡ ra và có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Triệu chứng XVĐM từ trung bình đến nặng phụ thuộc vào những động mạch nào bị ảnh hưởng bởi nó, cụ thể là:

Nếu các động mạch ở tim của bạn bị xơ vữa: bạn có thể biểu hiện triệu chứng, như đau ngực hoặc nặng ngực (đau thắt ngực).

Nếu các động mạch đi đến não của bạn bị xơ vữa: bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như đột ngột bị tê hay yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói đớ, mất tạm thời thị lực một mắt, hoặc cơ mặt bạn bị xệ xuống. Các dấu hiệu này biểu hiện một cơn thiếu máu thoáng qua (TIA), nếu như không điều trị có thể dẫn đến đột quỵ.

Nếu động mạch ở tay hoặc chân bạn bị xơ vữa: bạn có thể có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, như đau chân khi đi bộ (cơn đau như chuột rút).

Nếu động mạch thận của bạn bị xơ vữa: bạn sẽ bị tăng huyết áp hoặc suy thận.

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh XVĐM như trên, hãy đi gặp bác sĩ. Đồng thời hãy để ý đến các triệu chứng sớm của việc dòng máu cung cấp không đủ, như đạu ngực (đau thắt ngực), đau chân hoặc cảm giác tê.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn XVĐM trở nên nặng hơn và ngừa cơn nhồi máu tim, đột quỵ hoặc các trường hợp cấp cứu y khoa khác.

Động mạch ở tim bị xơ vữa sẽ dẫn đến những cơn đau thắt ngực

XVĐM là một bệnh tiến triển chậm có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được xác đinh XVĐM có thể bắt đầu từ thương tổn lớp bên trong của một động mạch. Thương tổn này có thể gây ra bởi:

Tăng huyết áp

Tăng cholesterol

Tăng Trigly-ceride (một loại chất béo trong máu )

Thuốc lá và các loại thuốc hút khác

Kháng in-su-lin, béo phì hoặc tiểu đường

Các bệnh viêm nhiễm, như viêm khớp, bệnh lupus ban đỏ hoặc nhiễm trùng, hoặc tình trạng viêm nhiễm không rõ nguyên nhân

Một khi thành trong động mạch bị tổn thương, các tế bào máu và các chất khác thường đọng lại ở nơi thương tổn và tích tụ ở lớp trong động mạch.

Qua thời gian, các lớp chất béo (mảng bám) hình thành bởi cholesterol và các sản phẩm tế bào khác cũng tích tụ ở nơi thương tổn và trở nên cứng hơn, làm hẹp các động mạch. Các cơ quan và mô được dẫn máu đến bởi các động mạch bị tắc nghẽn sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Hơn nữa, lớp mảng bám mỏng có thể vỡ ra, đẩy cholesterol và các chất khác vào dòng máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông, làm ngăn máu chảy đến một bộ phận nào đó của cơ thể, chẳng hạn khi dòng máu chảy đến tim bị tắc nghẽn gây ra cơn nhồi máu tim. Một cục máu đông có thể đi đến các nơi khác của cơ thể, làm tắc dòng chảy đến cơ quan khác.

Các động mạch sẽ bị cứng lại qua thời gian. Bên cạnh tuổi tác, những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ XVĐM bao gồm:

Tăng huyết áp

Tăng cholesterol

Béo phì

Hút thuốc lá

Tiền căn gia đình có người sớm bị bệnh tim

Thiếu tập thể dục

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Bệnh XVĐM làm cho thành động mạch bị xơ cứng lòng động mạch bị hẹp lại khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, máu không cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, máu không đủ để cung cấp đến cơ tim có thể gây đau thắt ngực và trong trường hợp xấu nhất có thể gây đau tim dẫn đến tử vong.

Nếu động mạch ở não bị xơ cứng thì bệnh nhân có thể bị rối loạn tuần hoàn não và nặng nhất là bị đột quỵ do tắc mạch máu não hoặc nhũn não.

Các biến chứng của XVĐM phụ thuộc vào động mạch nào bị tắc, cụ thể là:

Bệnh động mạch vành: Khi XVĐM làm hẹp những ĐM ở gần tim, bạn có thể mắc bệnh mạch vành, làm gây ra đau ngực (đau thắt ngực), một cơn nhồi máu tim hoặc suy tim.

Bệnh động mạch cảnh: Khi XVĐM làm hẹp các động mạch đi đến gần não, bạn có thể mắc bệnh mạch cảnh, gây ra cơn thoáng thiếu máu não (TIA) hoặc đột quị.

Bệnh động mạch ngoại biên: Khi XVĐM làm hẹp động mạch ở tay hoặc chân, bạn có thể có các vấn đề về tuần hoàn máu gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Điều này có thể làm bạn kém nhạy với nóng hoặc lạnh, làm tăng nguy cơ bị bỏng hoặc tê cóng. Trong một số trường hợp, tuần hoàn kém ở tay hoặc chân có thể gây chết mô (hoại tử).

Phình động mạch: XVĐM có thể gây phình động mạch, một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Phình động mạch là sự to ra của thành động mạch.

Hầu hết những người bị phình động mạch đều không biểu hiện triệu chứng. Đau và nhói ở vùng phình mạch có thể xảy ra và là một cấp cứu y khoa.

Nếu phình mạch vỡ ra, bạn có nguy cơ đối mặt với tình trạng xuất huyết nội. Mặc dù điều này thường xuất hiện đột ngột, một tình huống rò rỉ từ từ vẫn có thể xảy ra. Nếu một cục máu đông trong phình mạch vỡ ra, nó có thể làm nghẽn một động mạch ở xa.

Suy thận mạn: XVĐM có thể gây hẹp động mạch thận, ngăn không cung cấp oxy cho thận. Qua thời gian, điều này làm ảnh hưởng chức năng thận, làm giữ lại các chất thải không thoát ra khỏi cơ thể bạn được.

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể tìm ra các dấu hiệu của động mạch bị hẹp, to ra hoặc cứng lên, bao gồm:

Tùy thuộc vào kết quả khám bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán, gồm có:

Mạch yếu hoặc vắng mạch dưới vùng động mạch bị hẹp

Giảm huyết áp ở vùng chi bị ảnh hưởng

Âm thổi ở động mạch, phát hiện bằng ống nghe

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm có thể phát hiện tình trạng tăng cholesterol và đường máu, làm tăng nguy cơ XVĐM. Bạn sẽ cần nhịn ăn uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc từ 9-12 giờ trước khi làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ nhắc bạn trước nếu xét nghiệm được thực hiện trong lúc bạn khám.

Siêu âm Doppler: Bác sĩ có thể sử dụng máy siêu âm đặc biệt (Siêu âm Doppler) để đo huyết áp tại các điểm khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân. Những phép đo này có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tắc nghẽn cũng như tốc độ của dòng máu chảy trong động mạch

Chỉ số cánh tay – mắt cá chân: Thử nghiệm này có thể cho biết liệu bạn có XVĐM ở chân và bàn chân hay không.

Bác sĩ có thể so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay của bạn. Đây được gọi là chỉ số cánh tay – mắt cá chân. Một sự khác biệt bất thường có thể chỉ ra bệnh mạch máu ngoại biên, thường là do XVĐM gây ra.

Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi nhận tín hiệu điện khi chúng chạy qua tim. Điện tâm đồ có thể cho thấy bằng chứng của một cơn nhồi máu tim trước đó. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn xảy ra hầu hết lúc gắng sức, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong quá trình đo điện tâm đồ.

Nghiệm pháp gắng sức: Một nghiệm pháp gắng sức, còn được gọi là nghiệm pháp gắng sức thể dục, dùng để thu thập thông tin tim hoạt động như thế nào trong khi gắng sức.

Bởi vì khi bạn gắng sức, tim sẽ bơm khó khăn hơn và nhanh hơn so với khi hoạt động bình thường, nghiệm pháp gắng sức có thể tiết lộ các vấn đề của tim mà không được chú ý đến.

Nghiệm pháp gắng sức thường là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong khi nhịp tim, huyết áp và hơi thở của bạn được theo dõi.

Ở một số loại nghiệm pháp gắng sức, hình ảnh của tim có thể được chụp lại, như trong siêu âm tim gắng sức hoặc nghiệm pháp gắng sức hạt nhân. Nếu bạn không thể làm nghiệm pháp, bạn có thể được uống thuốc có tác dụng giống như khi làm cho tim gắng sức.

Thông tim và chụp mạch máu: Thử nghiệm này có thể cho thấy động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc hay không.

Một chất lỏng được đưa vào động mạch của tim thông qua một ống thông nhỏ, dài (catheter) được dẫn vào từ động mạch, thường là ở chân để đến các động mạch trong tim. Khi chất này vào động mạch, hình ảnh động mạch sẽ hiển thị trên hình ảnh X-quang và cho thấy các khu vực bị tắc nghẽn;

Các chẩn đoán hình ảnh khác: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp mạch máu cộng hưởng từ (MRA) để xem các động mạch. Những xét nghiệm này thường có thể cho thấy các động mạch lớn bị hẹp và cứng, cũng như phình động mạch và lắng đọng canxi trong thành động mạch.

Các thay đổi lối sống như chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục là những phương pháp điều trị thích hợp nhất cho XVĐM. Đôi khi, điều trị thuốc và phẫu thuật cũng là cần thiết.

Thuốc

Thuốc giảm Cholesterol: Giảm cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (LDL cholesterol), một cholesterol “xấu”, có thể làm chậm, ngưng lại, hoặc thậm chí làm giảm sự tích tụ chất béo trong động mạch. Tăng cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (cholesterol HDL), một cholesterol “tốt” cũng có tác dụng. Bác sĩ có thể chọn các thuốc đặc trị để đưa vào phác đồ điều trị của bạn.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Bác sĩ của bạn có thể cho thuốc chống kết tập tiểu cầu để làm giảm khả năng tiểu cầu tập trung ở nơi các động mạch bị hẹp, làm hình thành cục máu đông và gây thuyên tắc ở xa.

Thuốc ức chế Beta: Các thuốc này thường được sử dụng cho bệnh mạch vành. Chúng làm chậm nhịp tim và huyết áp, giảm nhu cầu của tim và làm giảm các triệu chứng đau ngực. Thuốc ức chế Beta giảm nguy cơ nhồi máu tim và các rối loạn nhịp tim.

Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI): Các thuốc này có thể giúp làm chậm tiến trình của XVĐM bằng cách làm giảm huyết áp và tạo ra các tác động có lợi cho động mạch tim. ACEI có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn nhồi máu tim.

Thuốc ức chế kênh Canxi: Các thuốc này làm giảm huyết áp và đôi khi được dùng để điều trị cơn đau thắt ngực.

Thuốc lợi tiểu: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của XVĐM. Lợi tiểu sẽ làm giảm huyết áp.

Các thuốc khác: Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ cụ thể, như tiểu đường. Các thuốc cụ thể đôi khi điều trị các triệu chứng của XVĐM, như đau chân khi gắng sức đã được mô tả.

Đôi khi các điều trị tích cực là cần thiết để chữa XVĐM. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc một tắc nghẽn động mạch gây đe dọa cơ hoặc mô da của bạn, bạn có thể phải thực hiện các phẫu thuật sau:

Phẫu thuật

Bong bóng sau đó sẽ được bơm phình lên, đè vào các mảng bám chống lại thành động mạch. Một ống stent sẽ được đặt ở đó để giữ cho động mạch luôn được mở rộng

Nong mạch và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ của bạn sẽ luồn một ống dài, mỏng (catheter) vào phần động mạch bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp. một catheter khác với quả bong bóng đã xẹp sẽ được luồn qua vùng động mạch bị hẹp đó.

Nạo mảng xơ vữa: Trong một số trường hợp, các mảng bám phải được phẫu thuật lấy ra khỏi thành động mạch bị hẹp. Khi thủ thuật được thực hiện trên động mạch cổ (động mạch cảnh), nó được gọi là phẫu thuật nạo xơ vữa động mạch cảnh.

Tiêu sợi huyết: Nếu động mạch cảnh bị tắc bởi cục máu đông, bác sĩ của bạn có thể dùng thuốc để làm tan nó ra.

Phẫu thuật bắc cầu: Một mạch máu từ phần khác cơ thể hoặc một ống được làm từ sợi tổng hợp sẽ được dùng để bắc cầu. Điều này sẽ làm cho dòng máu chuyển hướng chảy quanh động mạch bị tắc hoặc hẹp.

Một số thức ăn và các chất bổ sung có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai yếu tố nguy cơ chính làm tiến triển XVĐM. Với sự đồng ý của bác sĩ, bạn có thể sử dụng các chất sau:

Các thuốc thay thế

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng các chất trên . Một số chất có thể có phản ứng với thuốc, gây ra các tác dụng phụ.

Alpha-linolenic acid (ALA)

Lúa mạch

Beta-sitosterol (có trong thuốc uống hoặc bơ thực vật như Promise Activ)

Trà đen

Blond psyllium (có trong vỏ hạt hoặc sản phẩm như Metamucil)

Calcium

Ca cao

Dầu gan cá

Coenzyme Q10

Dầu cá

Folic acid

Tỏi

Trà xanh

Yến mạch

Sitostanol (có trong thuốc uống hoặc bơ thực vật như Benecol)

Vitamin C

Bạn cũng có thể thực tập các kĩ thuật thư giãn, như yoga hoặc hít thở sâu, để giúp bạn thư giãn và giảm stress. Các bài tập này có thể giảm áp lực máu tạm thời, làm giảm nguy cơ tiến triển XVĐM.

Việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình của XVĐM. Bạn cần:

Thay đổi lối sống

– Ngưng hút thuốc:Hút thuốc sẽ gây hại cho động mạch. Nếu bạn sử dụng thuốc lá ở bất kì hình thức nào, ngưng hút là cách tốt nhất để làm hoãn lại tiến trình cảu XVĐM và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

– Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần: Tập thể dục thường xuyên khiến cho cơ bạn sử dụng oxy một cách hiệu quả.

Cố gắng tập mỗi ngày 30 phút. Nếu bạn không thể tập 1 lần suốt 30 phút, bạn có thể chia làm từng khoảng 10 phút.

Bạn có thể đi thang bộ thay vì dùng thang máy, đi bộ quanh tòa nhà trong suốt giờ ăn của bạn, hoặc làm vài động tác đứng lên ngồi xuống trong khi xem tivi.

– Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn cho một trái tim khỏe mạnh gồm có trái cây, rau củ quả và các loại hạt – ít carbohydrate, đường, chất béo bão hòa và muối – có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, huyết áp, cholesterol và đường máu.

Thử dùng bánh mì nguyên hạt thay cho bánh mì trắng, dùng táo, chuối, hoặc cà rốt như món ăn nhẹ; đọc thành phần dinh dưỡng trên các nhãn dán để kiểm soát lượng muối và chất béo mà bạn ăn. Sử dụng chất béo đơn không bão hòa, như dầu olive, và giảm hoặc không sử dụng đường.

– Giảm cân: Nếu bạn bị quá cân, giảm 2.3 tới 4.6kg có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol cao, hai yếu tố nguy cơ chính làm tiến triển XVĐM.

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp kiểm soát tình trạng của bạn nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

– Kiểm soát stress: Giảm stress càng nhiều càng tốt. Tập các bài tập để kiểm soát stress, như giãn cơ và hít thở sâu.

Nếu bạn bị cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh mạn tính khác, hãy hợp tác với bác sĩ của bạn để kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Thay đổi lối sống cũng giúp ngăn ngừa XVĐM, gồm có:

Phòng ngừa

Chỉ cần nhớ rằng hãy từng bước thay đổi, và những lối sống mà bạn thay đổi có thể quản lí được bạn trong thời gian dài.

Bỏ hút thuốc

Ăn uống lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên

Kiểm soát cân nặng

Khi bạn điều trị xơ vữa động mạch tại Hello Doctor, bạn sẽ được bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.

Nguyên Nhân Gây Xơ Vữa Động Mạch Vành

Theo các chuyên gia về tim mạch thì xơ vữa động mạch vành là tình trạng thành mạch bị xơ, cứng kèm theo hiện tượng thu hẹp long mạch máu do các mảnh xơ vữa gây ra. Khi bị xơ vữa thì dòng máu lưu thông bị hạn chế đáng kể, gây ra hiện tượng thiếu máu nuôi các cơ quan. Nếu tình trạng này mà xảy ra ở mạch máu lưu thông đi nuôi tim thì được gọi là xơ vữa động mạch vành tim.

Tham Khảo Thêm: những triệu chứng căn bệnh suy tim dễ nhận biết

Theo những nghiên cứu của giới chuyên gia hang đầu về tim mạch thì khi mạch máu bị tắc ở đoạn mạch nào thì sẽ có biểu hiện thiếu máu ở cơ quan đó. Nếu tổn thương ở động mạch tim thì sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, lâu dài thì sẽ dẫn đến suy tim hay tình trạng thiếu máu cục bộ. Những lúc gặp phải tình trạng này thì người bệnh sẽ cảm giác khó thở, mệt mỏi, phù chân, tiểu ít đặc biết là khi nằm đầu thấp thì thở khó khan. Nếu người bệnh có những biểu hiện trên thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, làm chất lượng cuộc sống giảm sút.

Những Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành tim

– Chế độ ăn không khoa học: Trong các bữa ăn hang ngày nạp vào cơ thể quá nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, hay một số chất béo chuyển hóa trong các loại bánh quy, thịt đỏ, bánh nướng. Hay những sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao làm có cholesterol toàn phần tang cao, giúp hình thành những mảng lipid động trên thành mạch.

– Gặp tình trạng chu vi vòng eo lớn: Đối với những người sở hữu vòng eo lớn thì đó là dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa mạch máu, không chỉ riêng mạch vành.

– Lười thể dục thể thao: Những người thường xuyên vận động thì giúp cơ thể tăng cường HDL – Cholesterol. Còn nếu bạn lười vận động thì sẽ gặp phải tình trạng rối loạn lipid tăng cao, nguyên nhân gián tiếp gây ra xơ vữa động mạch.

– Hút thuốc: Đây là một trong những nguyên nhân hang đầu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu bạn hút thuốc nhiều thì sẽ làm hỏng các mạch máu, giảm lượng HDL – Cholesterol có trong máu. Ngược lại làm cho LDL – Cholesterol tăng cao do dư thừa, hình thành các mảng bám vào thành mạch.

– Tuổi Tác: Đối với những người có tuổi thì thường gặp tình trạng rối loại chuyển hóa lipid, giúp tăng lượng dự trữ trong máu hơn, làm cho ứ đọng lại trong máu và các cơ quan. Khi tuổi cao thành mạch cũng trở lên xơ cứng hơn, tính đàn hồi giảm dần theo năm tháng.

– Các bệnh tiểu đường, thận mạn, suy giáp: Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể.

– Huyết áp cao: Khi bị huyết áp cao thì áp lực trong long mạch sẽ đặt lên thành mạch từ đó gây ra tổn thương cho các nội mô, mất tính toàn vẹn, dễ dàng bị các phân tử lipoprotein bám vào tạo thành các mảng xơ vữa.

Các Chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành ra làm sao?

Hiện nay đối với việc chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành được thực hiện thông qua các xét nghiệm, hình ảnh y học và các lời khai của bệnh nhân. Đây là những bằng chứng chính xác nhất để chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành trên lâm sàn và cận lâm sàn.

Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các triệu chứng giảm khả năng gắng sức so với trước đây. Cụ thể hơn của triệu chứng này là khi mang vác nặng, đi bộ quãng đường dài hay leo cầu thang cao, thì người bệnh cảm thấy tức ngực, nhưng có gì đè ở ngực rất nặng, xảy ra tình trạng khó thở và phải nghỉ ngơi 1 lúc mới hết. Triệu trừng ngày càng nặng dần, cuộc sống ngày càng khó khan hơn. Để cả việc thay quần áo cũng thấy khó khăn, điều đó khiến cuộc sống hàng ngày giảm sút. Khi bệnh nặng thì chức năng co bóp của tim suy giảm, người bệnh sẽ gặp triệu chứng khó thở khi cả nghỉ ngơi, phải ngồi dậy để thở.

Nều lòng mạch bị thu hẹp độ ngột do mảnh xơ vữa gây ra thì bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim cấp. Lúc này người bệnh sẽ gặp tình trạng đau ngực trái dữ dội với khoảng thời gian trên 20 phút liên tục không giảm dù đang nằm nghỉ ngơi. Khi tình trạng này xuất hiện, cần phải đưa người bệnh nhập viện cấp cứu, nếu trần chừ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng do vùng cơ tim bị hoại tử vì thiếu máu.

Hiện nay còn một phương pháp nữa để chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành là thực hiệc chụp cắt lớp vi tính động mạch vành sử dụng thuốc phản quang. Ngoài ra với phương pháp hiện đại này bác sỹ không chỉ chuẩn đoán được bệnh xơ vữa động mạch vành chính xác mà còn có thể can thiếp giúp lưu thông máu nuôi tim trực tiếp trên mạch vành bị xơ vữa và tổn thương.

Xơ Vữa Động Mạch Vành Nguyên Nhân &Amp; Cách Điều Trị

Xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh phổ biến hiện nay, vậy đây là bệnh gì, có triệu chứng ra sao, những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?

Theo các chuyên gia, xơ vữa động mạch là một bệnh lý về tim mạch phổ biến trong cuộc sống hiện đại, trong đó một trong những tổn thương nghiêm trọng nhất của tình trạng này đó là xơ vữa động mạch vành tim khiến cho dòng máu nuôi tim bị hạn chế, tim bị thiếu máu cục bộ và giảm khả năng co bóp dẫn đến nhiều hậu quả cực kỳ nguy hiểm.

Xơ vữa động mạch vành là gì?

Theo bác sĩ tư vấn, xơ vữa động mạch là tình trạng trạng thành mạch bị xơ cứng kèm thu hẹp lòng mạch do các mảng xơ vữa khiến cho việc lưu thông máu khó khăn, dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan trên cơ thể. Xơ vữa động mạch vành là tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra tại mạch máu nuôi tim.

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, bao gồm:

Chế độ ăn thiếu lành mạnh: ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật, và chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ.

Do béo phì, vòng eo lớn: đây cũng là yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu nói chung.

Do lười vận động làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu, gián tiếp gây ra xơ vữa động mạch.

Do hút thuốc nhiều làm hỏng các thành mạch máu, giảm mức HDL-cholesterol trong máu, làm cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ, cấu thành mảng xơ vữa ở mạch máu.

Do tuổi tác cao: Ở những người cao tuổi, chuyển hóa lipid thay đổi theo hướng tăng dự trữ hơn khiến lipid bị ứ đọng lại trong máu, các mô cơ quan. Ngoài ra tuổi tác cao cũng khiến thành mạch giảm độ đàn hồi, thành mạch trở nên xơ cứng hơn.

Do người bệnh mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp, bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng của xơ vữa động mạch vành như thế nào?

Theo bác sĩ tư vấn, bệnh lý xơ vữa động mạch vành gây ra các triệu chứng như sau:

Đau ngực: Người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau ngực xuất hiện mỗi khi gắng sức, cảm xúc mạnh, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi. Cảm giác đau như đè nặng, lan lên vai trái, lan xuống cánh tay, cơn đau thường kéo dài khoảng vài phút, còn gọi là đau thắt ngực. Nếu như cơn đau ngực xảy ra đột ngột, kéo dài từ vài chục phút đến hàng giờ, nghỉ ngơi cũng không đỡ thì có thể người bệnh đang bị nhồi máu cơ tim và cần được cấp cứu kịp thời.

Những đối tượng có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành

Các chuyên gia cho biết, những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc xơ vữa động mạch vành:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành?

Để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành, cần lưu ý:

Không hút thuốc lá, nếu bạn nghiện thuốc lá thì cần bỏ thuốc lá.

Đối với những người bị tăng huyết áp cần uống thuốc và kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.

Tập thể dục thường xuyên, dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

Ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật.

Điều trị rối loạn lipid máu nếu như bị rối loạn lipid máu.