Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan, hình thành sẹo ở gan do các nguyên nhân khác nhau như viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính…Trong trường hợp nghiêm trọng, gan sẽ đi đến giai đoạn cuối, không thể cứu chữa. Vậy bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Các giai đoạn xơ gan cần lưu ý là gì?
Xơ gan là tình trạng xơ hóa gan, hình thành sẹo ở gan trong thời gian dài do các nguyên nhân khác nhau như viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính… Chức năng gan sẽ bị suy giảm khiến tuần hoàn máu ở gan trở nên khó khăn.
3.1. Bệnh xơ gan giai đoạn 1
Giai đoạn này gan đã bị viêm tuy chưa có triệu chứng rõ rệt. Các mô sẹo bắt đầu hình thành làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng, chán ăn, buồn nôn, có dấu hiệu sụt cân.
Giai đoạn xơ gan độ f1 này dễ bị bỏ qua vì lầm sang bệnh khác. Vì vậy nếu phát hiện sớm ở ngay giai đoạn đầu và điều trị kịp thời thì gan có thể được phục hồi như chưa bị bệnh.
Giai đoạn 1 hay còn gọi đây là giai đoạn xơ gan “còn bù” người bệnh chưa có triệu chứng gì rõ rệt, lúc này gan còn tốt. Bệnh nhân chỉ thấy hơi mệt, chán ăn, sợ thức ăn nhiều dầu mỡ, cảm thấy khó tiêu. Trong giai đoạn này, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giải độc mát gan để cải thiện tình trạng bệnh. Thỉnh thoảng bệnh nhân thấy đau sườn phải, lòng bàn tay dị ứng đỏ. Phát hiện giai đoạn đầu của bệnh xơ gan thường qua siêu âm bụng hoặc xét nghiệm tổng quát chức năng gan.
Đây là giai đoạn ở gan người bệnh xuất hiện nhiều hơn các mô sẹo, xơ hóa. Các mô liên kết dư thừa được tạo thành do các mô gan bị hư hỏng. Chức năng gan bị suy yếu rõ làm cơ thể bị rối loạn chuyển hóa do các chất độc không được thải ra. Cần phải điều trị và theo dõi người bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ
3.3. Bệnh xơ gan giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 của bệnh xơ gan bác sĩ sẽ cân nhắc để bệnh nhân được ghép gan. Các dấu hiệu như: sụt cân, vàng da, viêm da, tăng giảm đường huyết…
Xơ gan độ f3 làm độ xơ hóa của gan tăng cao, chức năng gan bị rối loạn. Các chất độc ngày càng ứ đọng nhiều trong cơ thể, làm người bệnh mệt mỏi, phù nề tay chân.
Bệnh xơ gan có diễn tiến âm thầm. Khi đến cấp độ 3 đã là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan. Cấu trúc gan bị biến dạng gây chảy máu và tăng huyết áp trong gan. Triệu chứng thường gặp là rụng tóc, tâm thần rối loạn, ngứa, lượng đường máu thay đổi… Điều trị giai đoạn này chủ yếu sử dụng các phương pháp kiềm chế sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng. Đồng thời, kết hợp các loại dinh dưỡng 6 thực phẩm dành cho bệnh xơ gan điều trị bệnh.
3.4. Bệnh xơ gan giai đoạn 4
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan. Một số triệu chứng rõ rệt như buồn ngủ, tinh thần mệt mỏi, sốt cao, suy thận, viêm màng bụng… Gan đã hoàn toàn bị xơ hóa, không thực hiện được chức năng của mình nữa.
Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan có 4 giai đoạn và giai đoạn 4 là cấp độ nguy hiểm nhất.
Giai đoạn này người bệnh có thể bị phù chân, cổ trướng cần có chế độ ăn nhạt,sử dụng thuốc nước. Nếu dịch ứ đọng nhiều phải chọc hút. Người bệnh nôn ra máu do giãn tĩnh mạch phải được chăm sóc y tế cẩn thận, điều trị kháng sinh khi bị nhiễm trùng. Bệnh nhân bị kém trí nhớ hôn mê do độc tố không được loại bỏ. Giai đoạn 4 có những biến chứng về sức khỏe có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, cung cấp calo đầy đủ bằng chế độ ăn hợp lý. Ghép gan là phương pháp duy nhất mang lại sự sống cho bệnh nhân. Tuy vậy, ghép gan rất tốn kém và phải có gan hiến tặng phù hợp mới phẫu thuật được.
4.1. Tìm hiểu triệu chứng của bệnh xơ gan
Ở giai đoạn 1 người bệnh gần như không có triệu chứng rõ rệt. Sang giai đoạn 2 bệnh nhân đã có các biểu hiện của xơ gan như sụt cân, mệt mỏi, ăn không ngon, vàng da… Giai đoạn 3 hiện tượng cổ trướng sẽ xuất hiện, bệnh nhân bị ảnh hưởng đến trí nhớ. Nếu bệnh nhân là phụ nữ có thể sẽ mất kinh nguyệt, còn là nam giới sẽ không còn khả năng tình dục. Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh xơ gan. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan là yếu cơ, nước tiểu nâu, xương dễ gãy, nôn ra máu, vàng da… Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh về gan.
4.2. Phát hiện qua nguyên nhân
Nguyên nhân xơ gan thường gặp nhất ở Việt Nam là do viêm gan B và viêm gan C. Đứng sau đó là do gan nhiễm mỡ và uống rượu bia quá nhiều. Ngoài ra còn do đọng sắt, đồng trong gan, bệnh gan tự miễn hoặc do tắc mật…
Người bệnh nên điều trị sớm nếu mắc viêm gan B hoặc viêm gan C để tránh tình trạng bệnh tiến triển thành xơ gan. Nếu xơ gan do rượu bia thì cần phải ngừng uống ngay lập tức. Không được tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc để mát gan, giải độc, có thể làm bệnh nặng hơn. Cần có sự tư vấn của bác sĩ khi bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Theo thống kê trung bình mỗi năm tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú bị xơ gan, viêm tụy do rượu.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, uống rượu nhiều sẽ làm tổn thương bộ phận gan, tế bào gan bị hoại tử, thoái mỡ, tổ chức xơ phát triển dẫn đến xơ gan. Xơ gan làm ảnh hưởng mạnh đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể như khả năng thải độc, tạo mật, quá trình đông máu… Các bệnh nhân xơ hoá gan do uống rượu nhiều hầu hết đến viện trong tình trạng muộn, đã có biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hoá, vàng da, cổ trướng, viêm tụy.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ bị bệnh gan cao hơn gần 2 lần so với người có cân nặng bình thường. Béo phì có thể có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Vì vậy bạn phải có chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng và lối sống năng động. Hàng ngày bạn hãy dành 30 phút để tập luyện thể dục cộng với bữa ăn lành mạnh, nhiều rau xanh.
Do đó cần có chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối, nên thực hiện các biện pháp giảm cân khoa học, an toàn mà vẫn hiệu quả.
Xơ gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Nhiều người không có triệu chứng nhưng một số có triệu chứng mơ hồ như kén ăn và mệt mỏi. Các nguy cơ từ viêm gan mạn tính dẫn đến xơ gan, ổ bụng bị tích tụ dịch, chức năng não suy giảm.
4.3. Phát hiện qua kết quả xét nghiệm
Các chuyên gia y tế sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách kiểm tra máu, siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan. Qua kết quả xét nghiệm máu các tổn thương gan nhanh chóng được phát hiện. Chụp cộng hưởng từ sẽ thấy được dấu hiệu gan bị bệnh. Xét nghiệm chức năng gan để đo được lượng men gan và protein. Sinh thiết gan sẽ giúp bác sĩ tìm hiểu được nguyên nhân gây tổn thương gan. Đây là một xét nghiệm thường quy và có độ tin cậy rất cao. Lời khuyên của bác sĩ là bên nên khám tầm soát sàng lọc gan có bác sĩ giỏi theo định kỳ để sàng lọc các bệnh về gan.
Chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi xơ gan có mấy giai đoạn? Ở mỗi giai đoạn đều có những lưu ý riêng. Hiện nay, số bệnh nhân tử vong do ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh ung thư ở Việt Nam. Bạn nên chủ động giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa căn bệnh này bằng cách khám kiểm tra chuyên sâu sức khỏe gan mật toàn diện càng sớm càng tốt!