Triệu Chứng Xẹp Phổi Trên Lâm Sàng / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Bệnh Lao Phổi

1.1. Phân loại Lopo de carvalho Có 4 thể xếp theo số như sau:

1: là lao thâm nhiễm: a = là không có hang

2: là lao nốt b = là có hang

Ví dụ: 1a = lao thâm nhiễm; 1b = lao thâm nhiễm có hang.

1.2. Phân loại của hội lồng ngực Mỹ:

Dựa vào tổng diện tích tổn thương lao của 2 phổi và tổng đường kính của các hang lao. Chia ra:

+ Lao nhẹ: không có hang. Diện tích tổn thương < 1 phân thùy phổi.

+ Lao vừa: các hang < 4 cm, < 1 thùy phổi

1.3. Phân loại của Tổ chức y tế thế giới 1998

Phân loại bệnh lao theo điều trị .

*DOT= irectly observe treatment = Điều trị ưới sự giám sát trực tiếp (của nhân viên y tế).

** Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi cũng có thể là lao thất bại điều trị, lao mạn tính, nhưng hiếm gặp hơn và phải có bằng chứng mô bệnh hoặc vi khuẩn học.

1.4. Phân loại lâm sàng của Liên xô cũ .

+ Lao cơ quan hô hấp thuộc nhóm II, gồm 12 thể:

1.Phức hệ nguyên thuỷ.

2.Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực.

3.Lao phổi tản mạn.

4.Lao phổi thể huỵêt.

5.Lao phổi thâm nhiễm.

8.Lao xơ hang.

9.Lao xơ phổi.

10.Lao màng phổi.

11.Lao đường hô hấp trên, khí quản, phế quản.

12.Lao cơ quan hô hấp phối hợp bệnh bụi phổi nghề nghiệp.

2. Lao tiên phát ở phổi (lao sơ nhiễm)

Lao tiên phát là nhiễm trùng lao xuất hiện sau khi BK xâm nhập cơ thể lần đầu tiên.

– Lao tiên phát chủ yếu gặp ở trẻ ưới 16 tuổi, thường ở trẻ ưới 6 tuổi, chưa chủng BCG. Bệnh tiến triển lặng lẽ, ít khi có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát từ từ: sốt nhẹ và vừa (37,5 – 38,5oC) kéo dài, sốt về chiều và đêm, sốt nóng. Trẻ biếng ăn, quấy khóc, ra mồ hôi đêm, sút cân, chậm lớn. Ho kéo dài, có khi ho thành cơn. Trẻ nhỏ nuốt đờm, trẻ lớn khạc đờm đục. Rất ít gặp khởi phát cấp tính sốt cao liên tục, nhiệt độ 39 – 40oC.

– Triệu chứng thực thể:

+ Da xanh, mạch nhanh.

+ Ban đỏ nút: ít gặp, thường ở mặt trong cẳng chân hoặc đùi, ấn đau, đường kính 5 – 20mm, bờ rõ, màu đỏ sau đó sẫm dần và chuyển sang màu nâu. Tồn tại từ 1 – 2 tuần.

+ Mắt: có thể thấy viêm kết mạc bọng nước nằm ở vùng rìa giác mạc, thường ở một bên mắt, đường kính 1- 3mm, có thể có nhiều nốt phỏng, màu vàng nhạt hoặc xám.

+ Khám phổi: gõ đục vùng gian sống bả do hạch rốn phổi, trung thất to; ran nổ ở thùy dưới, vị trí thường gặp của xăng sơ nhiễm. Đôi khi có tiếng rít cục bộ do hạch to chèn ép vào phế quản; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi; hội chứng trung thất (chèn p tĩnh mạch chủ trên, chèn ép thần kinh hoành…).

+ Có thể gặp lao ngoài phổi: lao hạch ngoại vi, lao màng não (hội chứng màng não…), lao xương khớp, lao màng bụng (cổ trướng, gõ đục do hạch mạc treo to).

– Xquang phổi điển hình gồm: (1) một đám mờ thuần nhất, đường kính khoảng 1 – 7cm, ở người lớn thường có vị trí ở thuz ưới, ở trẻ em hay gặp ở thuz trên, rất hiếm khi có hang; (2) hạch rốn phổi hoặc trung thất cùng bên to; (3) các đường mờ nối liền giữa hai tổn thương nói trên (viêm mạch bạch huyết).

Ba tổn thương này tạo nên hình ảnh “quả tạ”. Hình ảnh xăng và hạch rốn phổi vôi hoá được gọi phức hợp tiên phát Ranke .

Tổn thương có thể chỉ ở nhu mô phổi hoặc chỉ ở hạch rốn phổi, hạch khí phế quản. Hình ảnh khác: viêm rãnh liên thùy, thường là rãnh liên thùy nhỏ bên phải; tràn dịch màng phổi; xẹp phổi thùy do hạch chèn ép, thường xẹp thùy giữa phải.

– Phản ứng Tuberculin trong da với 5 đơn vị Tuberculin PPD đọc sau 72 giờ (phản ứng Mantoux): có giá trị chẩn đoán khi chuyển từ âm tính sang ương tính hoặc ương tính ở trẻ chưa tiêm chủng BCG. Mantoux ương tính khi đường kính cục sẩn khi vượt quá 20%.

– Dựa vào tiền sử tiếp xúc bệnh nhân lao phổi AFB(+), sốt kéo dài, ho kéo dài, trẻ biếng ăn, sút cân, suy dinh dưỡng…

– Phản ứng Mantoux ương tính..

– Tìm thấy vi trùng lao trong đờm, dịch dạ dày…

– Tổn thương xquang gợi ý.

– Mô bệnh, tế bào ương tính (hình ảnh nang lao).

– Các xét nghiệm khác ương tính (PCR, ELISA…).

2. 5. Tiến triển, biến chứng

. 90% lao tiên phát tự khỏi không cần điều trị, phản ứng tuberculin ương tính (tình trạng nhiễm lao).

. Một số có phản ứng quá mẫn như ban đỏ nút, viêm kết mạc bọng nước…

. Một số chuyển sang lao hậu tiên phát, trong đó có những thể nặng như lao tản mạn, lao màng não, lao màng ngoài tim.

Lao hậu tiên phát là bệnh lao xuất hiện ở cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch dị ứng với lao, tức là đã mắc lao tiên phát.

Lao phổi chiếm tỷ lệ 80% các thể lao hậu tiên phát, là nguồn lây chủ yếu.

3.2. Một số thể lao phổi hậu tiên phát:

3.2.1. Lao thâm nhiễm:

– Là thể lao hay gặp nhất ở người lớn với tỷ lệ 60 – 80%. Thường có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc rõ. Khám phổi có thể thấy hội chứng đông đặc, hội chứng hang. Hình ảnh thâm nhiễm trên phim là đám mờ có kích thước lớn từ 1 cm trở lên. Thâm nhiễm lao thường ở phân thùy 1,2 thùy trên hoặc phân thùy 6 thùy dưới, đậm độ nhạt, bờ không rõ, hay có phá huỷ, tỷ lệ có hang trên 50%. Có thể gặp ở hai phổi.

Hay có các huyệt lao lan tràn theo đường phế quản sang vùng phổi lành. Có thể gặp tổn thương xơ gây co kéo cơ quan lân cận.

– Dựa vào Xquang phân chia một số thể lao thâm nhiễm như sau:

+ Thâm nhiễm tròn Assman.

+ Thâm nhiễm khu trú.

+ Thâm nhiễm mây mù.

+ Thùy viêm lao.

+ Phế quản phế viêm lao.

+ Viêm phổi bã đậu.

3.2.2. Lao xơ hang:

– Là thể lao cuối cùng của các thể lao phổi có hang, tiến triển mạn tính, nhiều biến chứng. Thể lao này thường gặp ở những bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không đúng hoặc bỏ trị, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Lao xơ hang có những đặc điểm:

– Bệnh sử lâu ngày thường từ một năm trở lên, có các đợt tiến triển xen kẽ với những đợt ổn định.

Bệnh nhân suy kiệt, có khi suy kiệt nặng “da bọc xương”; hay gặp biến chứng tràn khí màng phổi, ho máu… Ho máu “sét đánh” , lao phế quản, tâm phế mạn, khí phế thũng.

– Xquang phổi: có nhiều tổn thương xơ gây co k o mạnh các cơ quan lân cận và có các hang xơ (hang có bờ rõ, méo mó). Đồng thời thấy tổn thương mới ở vùng phổi lân cận (thâm nhiễm, hang, các nốt), lan tràn lao theo đường phế quản. Thường có dầy dính màng phổi.

– Tỷ lệ soi, nuôi cấy đờm ương tính cao, tỷ lệ kháng thuốc nhiều.

3.2.3. Lao tản mạn

3.2.3.1. Định nghĩa:

Lao tản mạn là một thể lao hậu tiên phát với sự lan tràn vi trùng lao theo đường máu hoặc đường bạch huyết từ một tổn thương lao có trước. Lan tràn theo đường máu tạo nên tổn thương ở nhiều cơ quan (phổi, màng não, màng phổi, màng bụng, hạch, gan, lách, tuỷ xương…).

3.2.3.2. Lâm sàng:

– Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thường rõ rệt trong lao tản mạn.

Triệu chứng hô hấp: Khó thở là biểu hiện thường gặp, có thể khó thở nhẹ xuất hiện khi gắng sức hoặc khó thở nặng tím tái. Ít gặp ho máu.

– Triệu chứng thực thể nghèo nàn, nghe phổi bình thường hoặc rì rào phế nang thô ráp. Có thể nghe được ran nổ đối xứng hai bên phổi vùng đỉnh hoặc gian sống bả, hội chứng tràn dịch màng phổi. Trong lao kê cấp tính, gõ vang do biến chứng khí thũng phổi.

– Triệu chứng ở những cơ quan khác: gan, lách to, tổn thương ở họng, thanh quản, màng não và thần kinh trung ương, màng bụng, phần phụ. Soi đáy mắt có thể thấy củ hắc mạc.

3.2.3.3. Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu: Có thể gặp phản ứng tăng bạch cầu ( số lượng bạch cầu có thể tăng tới 40.000, 60.000/mm3), có bạch cầu non trong máu ngoại vi, nhưng có thể bạch cầu giảm (2000 – 4000/mm3 ).

Bạch cầu Lympho và Mono tăng. Tốc độ máu lắng tăng cao, Hematocrite giảm, Kali máu giảm, Phôtphataza kiềm tăng nhẹ.

– Xquang phổi: trong lao tản mạn cấp tính (lao kê), hai phổi có nhiều nốt mờ đường kính < 2mm, đối xứng hai bên. Có thể thấy hạch sơ nhiễm vôi hoá ở rốn phổi.

– Trong lao tản mạn đường máu bán cấp hoặc mạn tính, các nốt mờ kích thước không đều, đường kính 3 – 6mm, đối xứng hai bên, mật độ cao hơn ở nửa trên của phổi, có thể phá huỷ tạo nên hang riềm mỏng ở ngoại vi phổi (hình ảnh “đóng ấu”). Tổn thương xoá hết sau 3 – 4 tháng điều trị lao ở phần lớn các trường hợp.

– Phản ứng Mantoux lao tản mạn cấp tính ( lao kê ) thường phản ứng Mantuox ( – ) tính. ương tính ở khoảng 50% trường hợp. Lao tản mạn bán cấp và mạn tính phản ứng Mantuox ( + ) tính mạnh.

– Nuôi cấy đờm, dịch rửa dạ dày: tỷ lệ ương tính khoảng 30%.

– Xét nghiệm khác: PCR hoặc ELISA ương tính.

3.2.3.4. Chẩn đoán.

Lao tản mạn cấp tính khi bệnh cảnh lâm sàng và xquang gợi ý, đồng thời có bằng chứng vi trùng hoặc mô bệnh học lao ở ít nhất hai cơ quan trở lên, ví dụ: soi, cấy đờm dương tính và sinh thiết màng bụng dương tính.

Đối với lao tản mạn bán cấp, mạn tính: căn cứ vào đặc điểm gợi ý của lâm sàng, xquang phổi; kết quả xét nghiệm vi trùng, mô bệnh dương tính.

PCR, ELISA ương tính là những bằng chứng rất có giá trị chẩn đoán để chẩn đoán lao tản mạn.

3.2.4. Lao phổi ở người nhiễm HIV/AIDS:

Khoảng 50% người nhiễm HIV/AIDS tử vong vì bệnh lao. Nhiễm HIV làm cho lao nhiễm dễ chuyển thành lao bệnh, tăng tỷ lệ lao tái phát và khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với nguồn lây. Ngược lại bệnh lao làm cho nhiễm HIV/AIDS tiến triển nặng hơn và nhanh hơn. Đặc điểm lâm sàng của lao trên người nhiễm HIV/AIDS như sau:

– Khi Lympho T CD 4 (+) < 200/mm3 thì lao ngoài phổi gặp nhiều hơn lao phổi, đặc điểm của lao phổi có nhiều điểm khác so với bệnh lao ở người không nhiễm HIV: hay gặp các thể lao nặng (lao tản mạn), tổn thương lao thường có vị trí ở vùng thấp, tổn thương rộng thay đổi nhanh, ít có phá huỷ nhưng hay có hạch rốn phổi trung thất, tỷ lệ soi đờm ương tính thấp, Mantoux thường âm tính (đường kính cục sẩn từ 5mm trở lên là ương tính). Mô bệnh thấy ít hoại tử bã đậu, ít tế bào khổng lồ.

ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG CỦA LAO PHỔI

I. Đặc điểm Xquang theo giai đoạn lao phổi.

1. Lao tiên phát.

– Sưng hạch rốn phổi và trung thất

– Nốt sơ nhiễm ở phân thùy trước và 2/3 dưới phổi

– ít có hang, hay có xẹp thùy giữa

– Lan tràn đường máu và bạch huyết

– Khi ổn định để lại nốt vôi (huyệt simon, Gohn)

+ Những trường hợp đặc biệt:

– Có thể khu trú ở thùy trên (50%), hoặc bất kỳ thùy nào, 5% lao tiên phát là thâm nhiễm thùy, phân thùy phối hợp sưng hạch rốn phổi.

– 67% có lao hạch tiên phát ở rốn phổi (có thể dò PQ-thực quản)

– Có thể gặp lao tiên phát lan tràn đường máu, với hình ảnh hạt kê hoặc nốt 1-6mm, hoặc sưng hạch rốn phổi hoặc TDMP, xẹp phổi.

2. Lao hậu tiên phát.

– Thường có hang (65%-80%)

– Thường lan tràn từ đỉnh xuống đáy

– Khu trú thường ở đỉnh phổi

– Dạng tổn thương: nốt mới, nốt xơ, thâm nhiễm đám, TDMP. Có khoảng 5% xơ và vôi hoá lại là lao hậu tiên phát hoạt động

– Hiện nay Xquang lao hậu tiên phát không điển hình, đang gia tăng: TN thùy dưới, sưng hạch rốn phổi HIV, hình giả u.

– Đánh giá tổn thương lao ổn định là trong 6 tháng BK (-) tính và các phim chụp chuỗi 3-6 tháng đều ổn định

– HRCT phát hiện tổn thương lao hoạt động khi thấy các nốt nhỏ ở trung tâm tiểu thùy phổi giống hình nụ cành cây. Hoặc tổn thương chưa ổn định cũng như tái hoạt động là: hang và nốt…

II. Các tổn thương cơ bản của lao phổi.

– Nốt: Hạt kê : d=1-3mm, nốt vừa:3-6mm, nốt lớn: 7<10mm.

– Thâm nhiễm : đám mờ 10mm

– Đường mờ, rải mờ: Giải nhỏ toả ra từ cực trên rốn phổi về phía tổn thương.

– Hang: nhỏ < 2cm, vừa: 2-4cm, lớn ³4cm, hang khổng lồ 6cm. Có thể có hang đầy chất bã đậu không được tống ra ngoài hang đầy.

Hang phồng: là hang riềm mỏng, lúc to, lúc nhỏ, do PQ dẫn lưu tổn thương tạo cơ chế van.

– Xơ: mờ đậm thành nốt, cục, dải hoặc đám co kéo.

– Vối hoá: mờ đậm hơn màng xương, nằm ở nhu mô phổi, rốn phổi hoặc màng phổi.

– Đặc điểm: tổn thương ở đỉnh P và phía sau, lan tràn đường máu, đường bạch huyết, đường PQ và tiếp cận, màng P. TT xen kẽ cũ và mới.

Phức hệ nguyên thuỷ và lao hạch:

Bạch huyết trong lồng ngực

– Lao kê cấp.

– Lao tản mạn bán cấp và mạn

Tính chất: nốt đối xứng, đồng đều, từ đỉnh xuống.

Lao huyệt (nốt): các nốt rải rác (mới hoặc xơ) hoặc tập trung không quá 1cm.

Lao thâm nhiễm:

U lao

Lao hang

Lao xơ hang

Lao xơ phổi

Các thể lao đặc biệt:

– Lao đa kháng thuốc: thường lao TN có hang, tiến triển và lan tràn, ít đáp ứng với thuốc, hay có dò PQ

– Nhẹ: không có hang, diện tích tổn thương 1 phân thùy.

– Vừa: Tổng diện tích TT 1 phân thùy P và tổng đường kính hang 4cm.

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Bệnh Thủy Đậu

Trung bình 14 ngày có thể từ 10 đến 23 ngày.

Người khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu, viêm long đường hô hấp, đau người

Sau dấu hiệu tiền triệu từ 24 đến 36 giờ sẽ xuất hiện sốt ở mức độ vừa phải và phát ban, bắt đầu là dát đỏ nề rồi nhanh chóng thành mụn nước. Mụn nước như giọt nước, nông, thành mỏng, lõm ở giữa, có quầng viêm đỏ xung quanh. Dịch mụn nước màu vàng nhạt, và nhanh chóng chuyển thành mụn mủ do bội nhiễm. Mụn mủ vỡ đóng vả tiết màu vàng sẫm trong 8 đến 12 giờ. Khi vẩy tiết khô để lại vết hồng hơi lõm, có thể hình thành sẹo trong một thời gian dài hoặc vĩnh viễn.

Mụn nước phát những đợt liên tiếp nên cùng một lúc thấy tất cả các giai đoạn của tổn thương: dát đỏ, mụn nước, mụn mủ và vảy tiết. Đó là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu.

Ví trí phân bố tổn thương: ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra toàn thân mình và các chi. Bàn tay và bần chân rất ít khi bị.

Thương tổn ở niêm mạc như vòm khẩu cái, hầu họng, niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, thanh khí quản, đường tiêu hóa đường tiết niệu nhưng thường không thấy mụn nước mà chỉ thấy trợt nông và mất đi sau 6 đến 8 ngày.

Triệu chứng cơ năng và toàn thân có sốt, mệt mỏi và có ngứa tại tổn thương, ở người lớn triệu chứng nặng hơn.

thủy đậu xuất huyết: thương tổn là mụn nước màu hồng do tổn thương sâu và xuất huyết

Thủy đậu hoại tử: xuất hiện ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, những người sức đề kháng suy giảm, những người suy giảm miễn dịch thì thương tổn có loét và hoại tử.

Bệnh thường khỏi nhanh sau một đến hai tuần, khi khỏi có miễn dịch.

Bệnh sẽ nặng nếu ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, những người dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, những người thiểu năng miễn dịch hay ở những người bị nhiễm HIV/AIDS.

Bội nhiễm vi khuẩn: ngoài mụn nước bệnh nhân còn có mụn mủ hoặc trợt, loét tiết dịch tai thương tổn mụn nước từ trước, những thương tổn này có thể để lại sọe sau khi khỏi bệnh. Nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm mô tế bào hoại tử.

ở người lớn có thể thấy viêm phổi nặng do virus nhưng ít gặp.

chẩn đoán tế bào Tzanck: lấy dịch hoặc nào nền mụn nước xét nghiệm tế bào thấy tế bào không rloof và tế bào đa nhân.

Kháng thể huỳnh quang đặc hiệu với kháng nguyên VZV, phát hiện và nhận dạng VZV trên phiến đồ mụn nước hay nền mụn nước.

Xứt nghiệm công thức máu thướng thấy có giảm bạch cầu nhưng có tăng tỉ lệ bạch cầu ái toan.

Nuôi cấy virus trên môi trường có nguyên bào sợi đơn lớp của người

Làm phản ứng huyết thanh phát hiện kháng thể.

Viêm Đại Tràng Mạn Tính: Triệu Chứng Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng

2. Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn.

Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.

Nguyên nhân dị ứng.

Nguyên nhân bệnh tự miễn (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu).

Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét…)

Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao…

3. Cơ chế bệnh sinh:

Thuyết nhiễm khuẩn: bệnh bắt đầu do nhiễm khuẩn (thương hàn, tạp trùng, trực khuẩn) gây tổn thương, để lại di chứng “sẹo” ở niêm mạc đại tràng.

Thuyết miễn dịch: vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng của bản thân. Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra ở một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng gây tổn thương, đó là hiện tượng “miễn dịch tự miễn”.

Thuyết thần kinh: sau tổn thương thần kinh trung ương và nhất là hệ thần kinh thực vật gây rối loạn vận động, bài tiết lâu ngày, gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng.

Vì lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức “chống đỡ bệnh” của niêm mạc giảm, nên viêm loét xảy ra.

Viêm đại tràng mạn thường là sự phối hợp của nhiều cơ chế (các cơ chế mới chỉ là những giả thuyết) do vậy viêm đại tràng mạn người ta mới chỉ điều trị ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.

4. Giải phẫu bệnh lý: a. Đại thể: (2 loại tổn thương)

– Tổn thương viêm:

Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng.

– Tổn thương loét:

Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu…

b. Vi thể:

– Có hình ảnh viêm mạn tính: lympho bào, tổ chức bào, tương bào tập trung hoặc rải rác ở lớp đệm của niêm mạc.

– Các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt.

– Tùy theo hình thái bệnh lý có thể thấy.

Tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét.

Liên bào phủ: tăng sinh hoặc tái tạo không hoàn toàn.

– Có thể thấy tăng tế bào ở lớp đệm.

5. Phân loại:

Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại:

Viêm đại tràng mạn sau lỵ amip (hay gặp nhất ở Việt nam)

Viêm đại tràng mạn sau lỵ trực khuẩn.

Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.

Triệu chứng

1. Triệu chứng lâm sàng:

a. Triệu chứng toàn thân:

Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

b. Triệu chứng cơ năng: Đau bụng:

Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.

Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót “đi ngoài”, “đi ngoài” được thì giảm đau.

Cơn đau dễ tái phát

Rối loạn đại tiện:

Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.

Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu.

Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).

Mót rặn, ỉa già, sau “đi ngoài” đau trong hậu môn.

c. Triệu chứng thực thể:

Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.

Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.

2. Triệu chứng xét nghiệm:

a. Xét nghiệm phân:

– Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ.

– Anbumin hoà tan (+).

– Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia.

– Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+).

b. Soi đại trực tràng: thấy tổn thương trợt loét nông lan tỏa toàn bộ đại tràng hoặc khu trú tại từng đoạn của đại, trực tràng.

c. Chụp khung đại tràng có chuẩn bị

Cần phải chụp 2 lần.

Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn.

Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng.

d. Xét nghiệm máu:

Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi.

chúng tôi

Triệu Chứng Lâm Sàng Gãy Xương Chính Mũi

Khi bị chấn thương vùng mũi, chúng ta nghĩ ngay đến gãy XCM và đánh giá ngay tình trạng của XCM. Khi có chảy máu mũi, gãy hở XCM chiếm tỉ lệ khá cao. Khi bệnh nhân cho biết dạng sống mũi có thay đổi và có nghẹt mũi, tì lệ gãy XCM kèm theo khá cao. Trong bệnh sử, chúng ta phải để ý đến lực, hướng và bản chất của va chạm.

Khám lâm sàng giúp chúng ta xác định đúng tổn thương. Nhiều nạn nhân không nói đúng sự thật của lực để chỉ được điều trị nội khoa. Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết phân nửa nạn nhân được khám ở các bệnh viện đa khoa hay ở phòng cấp cứu và được đánh giá tại phòng cấp cứu. Phù nề có thể che lấp triệu chứng gãy xương. Mui phải được khám từ ngoài vào và từ trong ra để tìm các biến dạng, các nơi bị vẹo, bị hẹp hay các cấu trúc lân cận bị ảnh hưởng. Với vết thương xây xát nặng, nạn nhân dễ bị chảy máu mũi, bầm hoặc tụ máu. Đây là các triệu chứng gợi ý có gãy XCM kèm theo. Ngoài ra còn một sô” triệu chứng khác như phù nề, bầm da, thâm tím vùng quanh hô” mắt, hoặc đọng máu giấc mạc. Bầm tím quanh mắt (dâu đeo mắt kính) là có gãy xương vùng sàn sọ trước. Khám bên trong mũi có thể thây niêm mạc bị phù nề và có đọng máu trong hốc mũi. Phải cẩn thận khi lây vảy máu khô trong mũi, nếu không bệnh nhân sẽ bị chảy máu mũi tái phát, có khi máu chảy nhiều và khó cầm.

Nắn XCM để tìm dâu lạo xạo, nơi xương bị gãy. Biết được nơi vùng xương bị lõm vào, bị đổi vị trí, chúng ta có thể xử trí đúng mức. Nếu ta khám mũi bằng cách cho một dụng cụ vào hốc mũi phối hợp với ngón tay nắn bên ngoài, ta có thể biết được nơi xương bị gãy. Phải cẩn thận tô”i đa, nhất là khi hô”c mũi bị phù nề. Kiểm tra cẩn thận vùng XCM, nhiều khi có thể phát hiện được trật khớp XCM, sụn cánh mũi, sụn tứ giác của vách ngăn mũi bị lệch. Để ý đến sụn bên, van mũi và sụn tứ giấc, các phần này dễ bị tổn thương. Chóp mũi phải được nắn tìm xem có còn di động hay không và để ý chân thương gãy các phần ở dưới mà không hay biết. Nắn với hai ngón tay, ép gai mũi trước để biết tình trạng của xương cày. Mọi di lệch khác hoặc xương bị gập góc là dâu hiệu của gãy xương. Kiểm tra hô”c mũi với ống nội soi mềm, nếu có.

Chụp ảnh để làm tài liệu và để so sánh hình dạng thấp mũi trước và sau phẫu thuật. Nên tìm hình ảnh mũi trước chân thương của nạn nhân để so sánh với tình trạng mũi hiện nay. Khoảng 30% mũi bị dị dạng bẩm sinh chấp nhận được trước khi bị chân thương. Phải để ý đến chân thương nơi khác như gãy răng, vỡ nhãn cầu, chân thương hệ thống lệ và chảy dịch não tủy. Chảy dịch não tủy có thể xuất hiện trong vài ngày sau chân thương, nhưng chúng ta vẫn nghi ngờ khi bệnh nhân bị mâ”t mùi, và đặc biệt là nạn nhân bị vỡ mảnh sàng kèm theo. Nói tóm lại, tìm dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng và dâu hiệu X quang là những điểm chủ yếu để định tổn thương chính xác để điều trị sớm và tránh được di chứng sau này.

viêm mũi dị ứng thời tiết

triệu chứng viêm mũi dị ứng

thông xoang tán có tốt không