Trieu Chung Xay Thai Tu Nhien / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Trieu Chung Dau Bao Tu Ở Trẻ Em Bạn Biết Chưa ?

Đau bao tử ở trẻ em có phổ biến không ?

Trieu chung dau bao tu ngày càng được quan tâm hơn cả bởi tỷ lệ xảy ra ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày. Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Triệu chứng đau bao tử ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày của trẻ em sơ sinh

Trẻ sơ sinh được coi như là những bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày cao nhất. Đay là nguyên nhân chính gây đột tử ở trẻ sinh non. Tuy nhiên nếu các mẹ biết cách theo dõi, phát hiện sớm. Thì triệu chứng này của bé sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng điển hình của bé khi bị trào ngược dạ dày có thể nhắc đến như sau:

Ợ hơi, nôn nhiều sau khi bú.

Lười ăn, hay quấy khóc, xuất hiện tình trạng ọc sữa đột ngột.

Chậm phát triển, cơ thể suy nhược, kèm theo tiêu chảy, khó thở.

Đặc biệt,sau khi bé ăn xong, tránh tình trạng bế xóc, ép vào bụng bé. Điều này làm cho axit dạ dày trào lên dẫn đến hiện tượng trớ sữa.

Dấu hiện nhận biết đau bao tử ở trẻ em

Bạn đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn, các trieu chung dau bao tu cũng cần để ý hơn cả. Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bé bị đau bao tử là biểu hiện chán ăn. Càng ở độ tuổi lớn, triệu chứng đau bao tử ở trẻ em ngày càng rõ rệt.

Tình trạng ợ hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thượng vị. Các mẹ cần chú ý mỗi khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc buồn nôn. Bởi đây chính là triệu chứng điển hình nhất của các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, nếu thấy có hiện tượng xuất huyết máu đường tiêu hóa, đi ngoài ra phân. Nên cho con đi khám ngay tại các trung tâm y tế bởi tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn cả.

Cách chữa đau bao tử ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của con một cách hợp lý và khoa học nhất. Chú ý nên chia các phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Ăn xong tránh cho bé vận động rung lắc nhiều hoặc nằm ngay. Hạn chế tối đa cho bé mặc quần áo quá chặt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

Khỏi Bệnh Trầm Cảm Nhờ Tu Luyện Pháp Luân Đại Pháp

Tôi bắt đầu cảm thấy buồn chán vào mùa xuân năm 2006. Tình trạng nhanh chóng leo thang và tôi bắt đầu bị trầm cảm kinh niên, rồi cảm thấy cuộc sống của mình thật vô nghĩa. Tôi không còn muốn làm gì nữa.

Tôi thường cảm thấy bị kích động, khó thở, lo lắng và cáu kỉnh. Tôi không thể ngủ được và thường thức dậy vào lúc nửa đêm. Sau đó, tôi sẽ đi ra ngoài tản bộ và nghĩ về việc mình không còn muốn sống như thế nào.

Tình trạng này của tôi gây khó khăn cho vợ và bố mẹ tôi. Họ không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề.

Vào một sáng sớm nọ tôi đã bị ngất khi đang đi bộ trong sân trường. Một lần khác trong lúc đang lái xe, tôi đã gục xuống và được đưa vào phòng cấp cứu.

Tôi đã điều trị bệnh tim nhưng vẫn không cải thiện. Sau đó tôi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nặng và được cho biết rằng không có phương pháp nào có thể điều trị được căn bệnh này một cách hiệu quả.

Tôi không thể ngủ được hết đêm này đến đêm khác và chỉ muốn chết. Tôi thường nghĩ đến việc nhảy xuống từ một toà nhà cao nhất thành phố. Tôi không thể kiểm soát được tâm trạng hành vi của mình và còn thường tìm những thú vui kích thích, ngoại trừ việc sử dụng ma tuý và tham gia các hoạt động tội phạm.

Tôi nổi giận với đồng nghiệp và bố mẹ mình bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi đối xử với vợ mình thậm chí còn tệ hơn. Tôi đã cãi nhau với cô ấy, mắng cô ấy và thậm chí còn chửi cô ấy như tát nước vào mặt. Vợ tôi đã rất đau lòng và đòi ly dị tôi. Sau đó tôi càng trở nên chán nản và muốn tự huỷ hoại bản thân.

Học Pháp Luân Đại Pháp

Bố mẹ tôi và mẹ của một người bạn thân của tôi đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã tiếp cận tôi và khuyên tôi nên tìm hiểu môn tu luyện này. Tôi đã 30 tuổi và không còn muốn sống như vậy nữa. Nên tôi đã quyết định thử; đó là hy vọng duy nhất của tôi.

Mấy ngày đầu, tôi không thể ngồi yên hay đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Đại Pháp), vì vậy một số người trong gia đình đã đọc cho tôi nghe và luyện các bài công pháp cho tôi xem. Tất cả họ đều phát chính niệm để loại bỏ bất cứ thứ gì đang khống chế và làm tổn thương tôi.

Một ngày kia trong khi mọi người đang phát chính niệm, có một cơn lốc cuốn vào phòng và làm bật tung chiếc khoá cửa sổ rồi rời đi. Thật tuyệt vời! Sau đó, chứng trầm cảm của tôi biến mất! Tôi cảm thấy mình giống như một người mới, không còn bị trầm cảm, và cũng không còn phải uống thuốc nữa kể từ đó.

Sau khi học môn tu luyện này, tôi hiểu được ý nghĩa nhân sinh và làm theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày của mình. Tôi cũng bỏ hút thuốc, uống rượu và các thói quen xấu khác.

Vợ tôi và tôi đã quay lại với nhau và kết hôn lại. Không lâu sau, cô ấy có thai.

Tôi vô cùng cảm ân Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) và Đại Pháp. Tôi sẽ nghe lời Sư phụ và làm tốt ba việc mà các học viên cần làm.

Được bảo hộ khỏi nguy hiểm

Vào một đêm năm 2017, tôi cùng mẹ đi phát lịch Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người. Tôi để ý thấy có một người đàn ông đi theo mẹ tôi. Tôi đã dừng lại, đứng trước mặt anh ta rồi bảo mẹ rời đi.

Mẹ tôi đã chạy. Tôi cũng mặc kệ người đàn ông đó và chạy theo mẹ tôi vào một cái sân nhỏ, nhưng người đàn ông này tiếp tục đuổi theo chúng tôi.

Chúng tôi nấp đằng sau một chiếc xe cút kít, tôi đã cầu xin Sư phụ che cho chúng tôi. Người đàn ông này chỉ đứng cách chỗ chúng tôi chừng một mét, nhưng anh ta không nhìn thấy chúng tôi. Chúng tôi đã thoát khỏi nguy hiểm dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

Sư phụ hẳn đã thấy rằng tôi muốn giúp mọi người minh bạch chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại nên đã tiếp tục khích lệ tôi. Vào mùa xuân năm 2018, hoa Ưu Đàm đã nở rộ trong và ngoài chiếc xe ô tô của tôi.

Rất nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra quanh tôi, khiến tôi quyết tâm tin vào Sư phụ và Đại Pháp. Tôi muốn tinh tấn và giúp nhiều người hơn nữa biết đến môn tu luyện này.

Tôi viết bài viết này để chia sẻ quá trình thoát khỏi bệnh trầm cảm, chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp cho các bạn bè của mình. Tôi vô cùng biết ơn và trân quý cơ hội được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hợp thập!

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/27/387858.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2019/6/12/178036.html

Đăng ngày 28-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Bí Quyết Chung Sống Với Bệnh Parkinson

Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, sợ hãi, không chấp nhận sự thật, bất lực, phẫn nộ, trốn tránh,… là những phản ứng thường gặp ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, dù không tin, bạn vẫn phải đối mặt với sự thật rằng mình mắc bệnh và cần sống chung với nó, vậy làm cách nào để cải thiện chất lượng sống?

Cho đến nay, Parkinson vẫn là một căn bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi. Người bệnh Parkinson thường cố gắng che giấu các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu, chủ yếu vì sợ người khác sẽ nhìn họ với ánh mắt khác. Tuy nhiên, mắc bệnh Parkinson không phải là biểu hiện của sự yếu đuối. Ngược lại, đối mặt với nó và nhận sự giúp đỡ của mọi người khi cần thiết, mới là biểu hiện của lòng dũng cảm.

Cách để người bệnh Parkinson đối phó với cảm xúc tiêu cực

Nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng lo lắng, giận dữ và trầm cảm nghiêm trọng. Yếu tố nguy cơ gây trầm cảm bao gồm rối loạn tâm thần, run và chậm vận động nửa người bên phải và giai đoạn của bệnh . Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh Parkinson và những người đã điều trị bằng Levodopa có mức độ trầm cảm cao hơn. Trong trường hợp này, người thân nên dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, chỉ sẻ và giúp đỡ người bệnh Parkinson để họ có thêm động lực vượt qua bệnh tật, nếu có sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Người bệnh Parkinson thường có những cảm xúc tiêu cực

Căng thẳng làm giảm khả năng đối phó với bệnh tật của cơ thể. Triệu chứng của bệnh Parkinson thường năng lên nếu người bệnh gặp căng thẳng. Một số người do quá căng thẳng về bệnh tật nên tự ý tăng liều thuốc, dẫn đến quá liều và gặp phải nhiều tác dụng phụ. Điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên nhân gây căng thẳng và loại bỏ hoặc làm giảm bớt tác động của nó.

Điều chỉnh lối sống để sống chung với bệnh Parkinson

Để tránh căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác, đôi khi bạn phải thay đổi một số thói quen trong công việc và cuộc sống.

Khối lượng công việc quá lớn, áp lực, thức đêm là những lý do khiến người bệnh Parkinson càng bị quá tải và căng thẳng. Hãy thử đổi công việc làm tại nhà hoặc làm bán thời gian nếu bạn không bị áp lực về tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu giảm khối lượng công việc.

Đây là cách để hiểu rõ về tình trạng bệnh của bạn và điều chỉnh loại thuốc/phương pháp điều trị cho phù hợp. Đi khám bệnh mỗi tháng 1 lần giúp bạn quản lý bệnh Parkinson tốt hơn từng ngày.

Ngay cả khi sống chung với bệnh Parkinson, bạn vẫn có thể duy trì đời sống chăn gối. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với một số rắc rối sau:

– Mệt mỏi (cả bạn và đối tác): Các triệu chứng của bệnh Parkinson làm cho việc ái ân trở nên khó khăn hơn. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, đây là nơi điều khiển chức năng cương dương của nam giới. Dùng thuốc có thể giúp giải quyết tình trạng này.

– Bối rối, mất tự tin do run và tình trạng chảy nước dãi.

Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ những nỗi sợ hãi và lo lắng của mình cho vợ/chồng. Như vậy, họ sẽ hiểu và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có thể bạn không muốn con cái thấy mình yếu đuối hay không còn mạnh mẽ như trước để bảo vệ chúng. Đây là một nỗi lo sợ mà người bệnh Parkinson thường phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn không thể che giấu được mãi, bạn cần trung thực với con cái mình, tâm sự và nói với chúng rằng bạn cần được giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày.

Người bệnh Parkinson nên tham gia các hội nhóm để giải tỏa tinh thần

Bạn có thể nhận được sự trợ giúp và cảm hứng từ những người đã và đang cố gắng vượt qua bệnh Parkinson thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm. Đây cũng là cơ hội để cập nhật các thông tin, kiến thức mới về bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Đồng thời, tham gia hoạt động của các câu lạc bộ là một cách tuyệt vời để giải tỏa tinh thần. Điều này sẽ giúp bạn quản lý bệnh tật một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu đánh giá tác dụng của thảo dược Câu đằng trên người bệnh Parkinson do Giáo sư Tiến sĩ Li Min phụ trách đã được tiến hành tại Trường Y học Trung Quốc. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân được điều trị cùng với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã cải thiện rõ rệt triệu chứng run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các biểu hiện như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón. Bước đầu người ta phát hiện rằng thảo dược này giúp điều chỉnh rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Một thảo dược khác là Thiên ma được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, thoái hóa, lão hóa tế bào thần kinh ở người bệnh Parkinson, do đó giúp làm chậm tiến triển của bệnh.

Sống chung với bệnh Parkinson chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, thực hiện một vài thay đổi trong lối sống có thể thao ra sự khác biệt lớn. Những thay đổi này giúp bạn có cuộc sống tốt hơn dù có bệnh Parkinson.

Các bài viết khác

Cách Chung Sống Với Dị Ứng Cá Biển

Cùng Clearcorss tìm hiểu ngay bài viết Cách chung sống với dị ứng cá biển !

Dị ứng cá biển là một hiện tượng rất phổ biến. Các triệu chứng của dị ứng diễn ra nhanh chóng chỉ từ vài phút đến vài giờ đồng hồ sau khi ăn. Một số trường hợp bị dị ứng cá biển có thể bị đe dọa đến tính mạng. Do đó việc ngăn ngừa hoặc tìm ra cách sống chung với dị ứng cá biển rất quan trọng.

1. Dị ứng cá biển phải làm sao?

Nếu bị dị ứng với một loại cá, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tránh những loại cá và sản phẩm từ cá như:

Sốt Worcestershire

Nước sốt thịt nướng làm bằng Worcestershire

Salad Caesar và sốt Caesar

Trứng cá muối và trứng cá

Thanh cua

Nước mắm, dầu và chất gelatin

Dị ứng cá là một loại dị ứng thực phẩm nhiều người mắc phải. Vì thế ngoài những lời khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng một số cách để “sống chung” với tình trạng này. Vì có thể trong một số trường hợp bạn vô tình ăn phải các món ăn, thực phẩm có cá biển mà không hề hay biết.

XEM THÊM: Cách trị dị ứng cá biển

2. 4 cách chung sống với dị ứng cá biển

Một số cách để sống chung với tình trạng dị ứng cá biển như sau:

2.1. Tránh xa các nhà hàng hải sản

Ngay cả khi bạn đặt món thịt bò tại nhà hàng hải sản cũng có thể xảy ra dị ứng đối với người nhạy cảm. Bởi những mẩu cá từ thìa chung, dầu ăn hoặc đồ nướng có thể lọt vào thức ăn của bạn. Kiểu tiếp xúc chéo cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào sử dụng nhiều cá hoặc nguyên liệu từ cá.

2.2. Không mua hoặc chế biến cá

Nhiều trường hợp bị dị ứng với cá khi chạm vào vảy cá, do đó bạn không nên đi mua hoặc chế biến cá.

2.3. Tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng

Nếu là một người có sở thích ăn cá và các loại hải sản, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thực phẩm thay thế tương tự. Bạn tuyệt đối không nên tự ý thử bất cứ loại hải sản nào gây dị ứng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng hải sản nghiêm trọng.

2.4. Đọc nhãn dán

Trong nhiều loại thực phẩm hoặc mỹ/ dược phẩm như: kem dưỡng da, thuốc có thể chứa thành phần từ cá. Do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn dán trước khi sử dụng. Nếu thấy xuất hiện thành phần cá, bạn nên bỏ qua hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng chúng.

Dị ứng cá là một tình trạng phổ biến, nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngoài các khuyến cáo của bác sĩ thì người bệnh nên thực hiện các biện pháp sống chung với tình trạng này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.