Triệu Chứng Whitmore / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Của Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Nó do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong bùn đất gây nên. Nếu nói đây là một căn bệnh mới thì cũng không phải. Bởi thực chất bệnh Whitmore đã xuất hiện từ lâu, vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhưng nó khá hiếm gặp và chủ yếu được bắt gặp ở phía nam Việt Nam.

Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh đáng sợ này? Như đã nói ở trên, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn đất. Vì vậy chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta hít phải bụi bẩn nhiễm vi khuẩn hoặc vùng da bị trầy xước vô tình tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn nhiễm khuẩn. Một số trường hợp khác còn có thể là do uống phải nguồn nước bị nhiễm bệnh.

Bệnh Whitmore sống rất dai trong các môi trường đất và nước bị nhiễm khuẩn. Thời gian ủ bệnh của chúng trong cơ thể người hoặc động vật cũng tương đối dài. Tuy nhiên, một khi bệnh đã phát thì diễn biến vô cùng nhanh và phức tạp. Thậm chí có thể lấy đi mạng sống chỉ trong vòng 48 giờ. Chính vì vậy, nó từng được lính Pháp và Mỹ đặt tên là “bom hẹn giờ.”

Một điểm đặc biệt của Whitmore đó là không phải ai cũng dễ bị mắc phải. Và thật may mắn, nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Các triệu chứng của bệnh Whitmore

Thực sự hiện nay các triệu chứng của bệnh Whitmore còn khá mơ hồ và không rõ ràng. Chính vì vậy, nó gây nên tâm lý chủ quan và có khả năng chẩn đoán nhầm sang các căn bệnh khác như quai bị, viêm tấy… Nguyên nhân là do bệnh có nhiều loại melioidosis khác nhau, nên mỗi loại lại gây ra một triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng sau đây, bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, chán ăn, ho nhiều, đau ngực khi thở, suy hô hấp và đau các cơ. Đó cũng chính là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể đang bị nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, nếu có thêm các triệu chứng tiêu chảy, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da… thì đang có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xảy ra các hiện tượng như đau hoặc sưng ở một nhất định. Chẳng hạn như tuyến mang tai, khiến nhiều người lầm tưởng là bị quai bị hoặc có những nốt u cục cứng màu xám/trắng. Dần dần nó gây nên vết thương hở trông giống vi khuẩn ăn thịt người gây nên.

Và thật đáng buồn, bệnh Whitmore hiện nay chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh. Nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ phải dùng một lượng kháng sinh vô cùng lớn và nhiều loại. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa nhờ những biện pháp sau đây:

Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ.

Rửa tay và chân ngay sau khi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với bùn đất.

Mang ủng khi đến những vùng đọng nước để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Nếu có các dấu hiệu trên, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh Whitmore Là Gì? Bệnh Whitmore Có Lây Không?

Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không?

Hiện nay có nhiều ca tử vọng do bệnh Whitmore gây ra, khiến nhiều người dân hoang mang đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiều người vẫn chưa nắm rõ được Bệnh Whitmore là gì? Bệnh whitmore có lây không? Chính vì thế chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết về loại bệnh này để giúp bạn có thể phòng tránh tốt nhất về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

Ngày 19/11/2019 tại Việt Nam đã có 2 ca tử vong là 2 em nhỏ. Thời gian phát bệnh và điều trị trong vòng 7 tháng

” Bạn đã biết: Những cách lấy mã giảm giá Lazada cho mọi đơn hàng

Cách nhận biết bệnh Whitmore

Do có một số loại Melioidosis khác nhau và mỗi loại gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết. Dấu hiệu như sau:

Nhiễm trùng máu:

Bệnh Whitmore có lây không?

Bệnh whitmore có thể lây qua nhiều con đường, cụ thể:

Con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.

Bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có mang vi khuẩn trong những trận gió, lốc xoáy trước cơn mưa.

Nhiễm bệnh khi ăn phải các thức ăn có vi khuẩn.

Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp-xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.

Lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê…

Cách phòng bệnh Whitmore

Hiện, Vẫn chưa có loại Vacxin nào phòng bệnh Whitmore, do đó bạn nên chủ động phòng bệnh để bảo vệ các thành viên trong gia đình.

Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.

Khi làm việc hay sinh hoạt trong những môi trường bùn đất, ẩm, ướt, môi trường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Whitmore cao: Cần chú ý tránh để bị xây xước hoặc có vết thương hở. Trong trường hợp có vết xước da, dù là nhỏ cũng cần được che chắn, bảo vệ kỹ để tránh nhiễm bệnh.

Khi bị xây xước da, cần được sát khuẩn kịp thời, nếu xuất hiện mụn mủ, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, ăn chín, uống chín.

Khi có dấu hiệu, cần đến các cơ sở y tế ngay để kịp thời điều trị.

Với những thông tin trên, ho vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về và có những biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Bệnh Whitmore: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Theo thông tin từ tin tức Y Dược Pasteur cho biết, từ đầu năm đến nay có hơn 20 trường hợp mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis). Riêng tháng 8 có 12 ca nặng, trong đó 4 ca tử vong.

Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Bác sĩ đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur CS TP.HCM), bệnh Whitmore do vi khuẩn cùng tên Whitmore gây nên, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Đây là loại vi khuẩn âm, thường sống trong những môi trường ẩm ướt, có sức đề kháng rất tốt.

Đặc biệt, vi khuẩn Whitmore có khả năng kháng lại đa số các loại thuốc kháng sinh hiện nay. Vì vậy, nếu mắc bệnh Whitmore việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thường phải mất nhiều thời gian và dùng kháng sinh liều cao mới có hiệu quả.

Bệnh Whitmore lây lan qua con đường nào?

Đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore bao gồm: Trẻ nhỏ, người già, người có sức đề kháng yếu, bệnh nhân tiểu đường, viêm phổi, nghiện ma túy, nghiện rượu.

Vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể qua vết xước ngoài da, vết thương hở do tai nạn.

Vi khuẩn Whitmore lây lan qua đường hô hấp: Từ khí bụi,hơi nước có nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Theo y học lâm sàng, ngày nay bệnh Whitmore đang quay trở lại và bùng phát nhiều nơi trên toàn quốc, trong đó chủ yếu tập trung khu vực giáp với miền Bắc của Thái Lan. Vậy bệnh Whitmore lây lan theo con đường nào?

Bệnh Whitmore lây chủ yếu qua các con đường sau:

Bệnh Whitmore có thể lây lan qua nhiều con đường, trong đó chủ yếu là: vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua con đường hô hấp, từ khí bụi, hơi nước có vi khuẩn Whitmore.

Bệnh Whitmore là bệnh nội khoa truyền nhiễm, xuất hiện chủ yếu tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, phổ biến nhất là Thái Lan, Malaysia, Singapore và bắc Australia.

Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng

Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn…

Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng

Nhiễm trùng lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.

Bác sĩ Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Sài Gòn) cho biết, Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm. Thời gian ủ bệnh Whitmore trong khoảng 21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bệnh nhân thường không có triệu chứng.

Theo các chuyên gia y tế tại Trường CĐ Y Dược Pasteur HCM, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần các triệu chứng bệnh Whitmore bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, một vài biểu hiện bệnh Whitmore của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết…

Phương pháp, phác đồ điều trị bệnh Whitmore

Phụ thuộc vào các loại nhiễm trùng khác nhau, các y sĩ/bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc thích hợp để điều trị bệnh Whitmore phù hợp nhất.

Thông thường, điều trị bệnh Whitmore chia làm 2 đợt:

Đợt 1: tấn công bằng kháng sinh liều cao (thường truyền tĩnh mạch) trong 10-14 ngày.

Đợt 2: dùng kháng sinh đường uống duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.

Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm các công việc tiếp xúc với đất và nước

Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là bàn tay và chân, nếu dính đất bẩn phải rửa sạch bằng xà phòng.

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh tự điều trị bệnh Whitmore.

Nguồn: chúng tôi – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Hiện trong y khoa đang sử dụng 2 loại kháng sinh truyền tĩnh mạch điều trị Whitmore là Ceftazidime, dùng 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng 8 giờ.

Tuy nhiên theo BS Anh, bệnh Whitmore là một căn bệnh rất nguy hiểm hiện chưa có vacxin phòng bệnh vì vậy điều cần thiết nhất mà chúng ta nên làm chính là phòng bệnh Whitmore.

Phòng ngừa bệnh Whitmore như thế nào?

Bệnh Whitmore Là Gì? Bệnh Whitmore Vi Khuẩn Ăn Thịt Người Biểu Hiện Như Thế Nào?

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, từ tháng 8/2020 các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận các ca mắc bệnh Whitmore. Điều đáng nói là đã có 4 trường hợp tử vong do nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Người bệnh Whitmore thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh nhiễm trùng huyết do tụ cầu. Vậy bệnh vi khuẩn Whitmore là gì?

1.1. Bệnh Whitmore là gì?

Tìm hiểu bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore hay còn được biết tới với tên gọi khác là bệnh Melioidosis. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore ăn thịt người là vi khuẩn gram âm, tên gọi khoa học là Burkholderia pseudomallei. Bệnh nguy hiểm Whitmore được bác sĩ Alfred Whitmore tìm thấy tại Miến Điện vào năm 1912. Vi khuẩn Whitmore đã tồn tại dưới lòng đất từ hàng ngàn năm về trước. Chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn có tính khủng bố sinh học.

1.2. Nguyên nhân bệnh Whitmore là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore thường là do bệnh nhân có sẵn vết thương, trầy xước trên da, sau đó tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nguồn nước nhiễm khuẩn. Vi khuẩn theo vết thương đó mà xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các trường hợp hít phải bụi bẩn, giọt nước chứa vi khuẩn Burkholderia pseudomallei cũng có thể bị bệnh Whitmore.

Tỉ lệ tử vong ở người bệnh nhiễm khuẩn Whitmore khoảng 40-60%. Có trường hợp bệnh nhân tử vong chỉ sau 1 tuần phát bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác và kịp thời bệnh Whitmore không hề đơn giản, khiến cho diễn biến bệnh trở nên khó lường.

Hình ảnh bệnh Whitmore

1.3. Thời gian ủ bệnh Whitmore

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày. Vi khuẩn bệnh Whitmore tiến triển rất nhanh, có thể gây tử vong chỉ trong 48 giờ kể từ khi phát tác. Điều quan trọng là vi khuẩn Whitmore ăn thịt người kháng được rất nhiều loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, việc điều trị bệnh Whitmore ở các bệnh viện tuyến cơ sở sẽ gặp không ít khó khăn.

2. Bệnh Whitmore triệu chứng như thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh Whitmore biểu hiện rõ rệt nhất là sốt, sưng đau, áp xe và loét da. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau ngực, đau đầu, suy hô hấp, đau cơ, khớp, đau dạ dày. Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore ở trẻ em là sốt kéo dài, áp xe tuyến mang tai (thường bị nhầm với bệnh quai bị). Tuy nhiên, ở người lớn thì bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người biểu hiện khá phức tạp, do đó mà dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như nhiễm trùng huyết tụ cầu, áp xe cơ, lao phổi,…

3. Bệnh Whitmore có lây từ người sang người không?

Cho tới nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng bệnh Whitmore có thể lây từ người sang người. Bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người không phát tán thành dịch và không lây lan trực tiếp từ người qua người dù tỉ lệ tử vong là rất cao.

Bệnh Whitmore có lây không? Các nguồn lây bệnh Whitmore

4. Bệnh Whitmore có chữa được không?

Hiện tại đã có thuốc kháng sinh đặc trị bệnh Whitmore nên người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Vì thế, người dân không nên quá lo lắng. Nếu phát hiện các triệu chứng bệnh Whitmore kể trên, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, kiểm tra.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị bệnh Whitmore bằng thuốc kháng sinh như sau:

Giai đoạn 1: Truyền thuốc kháng sinh Ceftazidime hoặc Meropenem theo đường tĩnh mạch trong 10-14 ngày.

Giai đoạn 2:Truyền thuốc kháng sinh kết hợp với uống thuốc kháng sinh Trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin/clavulanic acid.

5. Bệnh Whitmore và cách phòng tránh

Dù đã có thuốc đặc trị nhưng bệnh Whitmore lại chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn thì người dân nên có biện pháp dự phòng và vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng. Cụ thể:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước ô nhiễm mà không có đồ bảo hộ;

Làm sạch vết thương ngoài da với thuốc sát khuẩn và băng bó cẩn thận;

Sử dụng giày cao su, dép và găng tay khi làm đồng, làm vườn hoặc môi trường đất, nước bẩn;

Tránh để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước hoặc không khí ô nhiễm;

Khi các vết thương ngoài da có biểu hiện nhiễm trùng thì cần phải tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra.

Cách phòng ngừa bệnh Whitmore

6. Khám bệnh Whitmore ở đâu?

Tốt nhất để được chẩn đoán chính xác thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế lớn (tuyến huyện trở lên), nơi có đầy đủ thiết bị xét nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Việc kiểm tra và chẩn đoán kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng khỏi bệnh cao hơn, giảm nguy cơ tử vong.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.