Triệu Chứng Vừa Nhiễm Hiv / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Nhiễm Hiv Giai Đoạn Đầu

HIV là viết tắt của virus làm suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus). Đây là một dạng virus nguy hiểm vì khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được chữa trị hiệu quả nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn đầu là hết sức quan trọng.

Virus HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ phát triển qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu tiên là nhiễm trùng cấp tính, thường từ 2-6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm. Lúc này, người bệnh có một vài triệu chứng sớm để nhận biết.

– Giai đoạn thứ 2, người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Giai đoạn này kéo dài, thậm chí nhiều năm.

– Ở giai đoạn cuối, người bệnh chuyển sang AIDS với nền tảng suy giảm miễn dịch nặng, với rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Hiện nay, xét nghiệm máu là cách duy nhất để chúng ta biết được bản thân có bị nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên, việc xét nghiệm này phải được tiến hành 3 lần, bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau. Nếu cả 3 lần xét nghiệm đều cho kết quả dương tính thì mới có thể khẳng định được việc nhiễm virus HIV.

Triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn đầu

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể bằng những con đường khác nhau trong khoảng 3 – 6 tuần đầu mặc dù số lượng được nhân lên nhưng hầu như không có dấu hiệu nào nhận biết cụ thể.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi bị nhiễm HIV ở giai đoạn đầu (giai đoạn cửa sổ) xuất hiện một số triệu chứng không đặc hiệu như sốt, mệt mỏi, đau nhức…

Sốt nhẹ

Ở giai đoạn cửa sổ, dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể nhận biết đó chính là tình trạng sốt nhẹ, khoảng 38,8 o C. Kèm theo hiện tượng sốt, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện nhẹ khác như mệt mỏi, sưng tuyến bạch huyết, đau họng. Ở thời điểm này, virus đi vào trong mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn, do đó, nó sẽ gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch.

Mệt mỏi

Khi virus HIV bắt đầu xâm nhập vào bên trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể của người bệnh. Phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này hoàn toàn khác với việc mệt mỏi do làm việc nhiều hay thiếu ngủ, người bị nhiễm HIV sẽ cảm thấy cơ thể bị kiệt sức ngay cả khi ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

Đau họng, đau đầu

Đây là hai dấu hiệu thường gặp khi bị nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ. Nếu người bệnh có các hành vi khiến việc lây nhiễm có thể xảy ra, nên xét nghiệm HIV ở thời điểm này bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất. Lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không phát hiện được bệnh. Do đó, các bạn nên chọn cách phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

Ra mồ hôi trộm

Có khoảng một nửa số bệnh nhân khi mới nhiễm HIV xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, khi đi ngủ. Bởi vậy, nếu bạn bị ra nhiều mồ hôi vào ban đêm mà không phải do nhiệt độ phòng cao hay làm việc gắng sức thì các bạn hãy chú ý và nên đi thăm khám ngay.

Sưng hạch bạch huyết

Nếu các bạn nhận thấy hiện tượng các hạch ở nách, bẹn và cổ sưng to thì hãy đi kiểm tra ngay vì đây cũng có thể là dấu hiệu của việc nhiễm virus HIV. Nguyên nhân là vì các hạch bạch huyết vốn là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, khi bị viêm, nhiễm trùng, chúng sẽ có xu hướng bị sưng lên.

Phát ban

Một trong những triệu chứng có thể xuất hiện khi bị nhiễm HIV là tình trạng phát ban trên da. Biểu hiện này thường xuất hiện trong khoảng từ 2-3 tuần sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể. Theo khuyến cáo, nếu cơ thể bỗng nhiên bị phát ban mà không rõ nguyên do hoặc không điều trị hết, tốt nhất các bạn nên đi xét nghiệm HIV.

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn

Khoảng 30% – 60% bị nhiễm HIV ở giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, các biểu hiện này còn có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng virus và là hậu của của đợt nhiễm trùng cơ hooik. Do đó, nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy không hồi phục, không thuyên giảm khi áp dụng liệu pháp điều trị thông thường thì các bạn cần đi thăm khám ngay vì nó có thể là một dấu hiệu nhiễm bệnh HIV.

Các chuyên gia bệnh xã hội khuyến cáo, các dấu hiệu nhiễm HIV giai đoạn đầu thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus khác, thậm chí là giang mai hoặc viêm gan… Điều này có thể khiến cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn và việc chữa trị bệnh trở nên chậm trễ.

Do đó, khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm HIV nêu trên hoặc cho rằng mình có nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh thì các bạn nên đi thăm khám, làm các xét nghiệm, kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Nên đi xét nghiệm hiv ở đâu

Xét nghiệm hiv ở đâu? Khi có biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm hiv mọi người cũng không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh và đến các trung tâm tư vấn và xét nghiệm tự nguyện để xét nghiệm và kiểm tra. Tại các tỉnh lẻ mọi người có thể đến trung tâm y tế huyện hay bệnh viên đa khoa tỉnh để kiểm tra.

Triệu Chứng Của Người Bị Nhiễm Bệnh Hiv

Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giai đoạn:

1. Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là thời kỳ cửa sổ)

Trong 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn. Còn lại, hầu hết những người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khi mới nhiễm.

Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do bệnh nhân không biết mình nhiễm bệnh.

2. Nhiễm trùng không triệu chứng

Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV. Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV. Sở dĩ, chúng ta phải làm xét nghiệm tìm kháng thể là vì việc xét nghiệm tìm kháng nguyên (phát hiện virus HIV) đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cao cấp. Trong khi đó, tình trạng ngân sách của chúng ta thì chưa thể đáp ứng được.

3. Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài

Sau khi huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau:

– Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn). – Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm. – Hiện diện kéo dài trên 1 tháng – Không giải thích được lý do nổi hạch.

Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ bụng.

Người bị nhiễm bệnh HIV thường nổi hạch to toàn thân

Triệu Chứng Nhiễm Hiv Qua Từng Giai Đoạn

Bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua các triệu chứng giống cúm. Sau đó, cơ thể họ trở về bình thường nhưng đây là lúc virus âm thầm phát triển, hạ gục hệ thống miễn dịch.

Việc nghiên cứu và đẩy lùi HIV/AIDS trong vài thập kỷ trở lại đây đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, đây vẫn là gánh nặng của các quốc gia, số người khỏi hẳn bệnh không phụ thuộc thuốc cũng không nhiều.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HIV khi tiếp xúc một số loại dịch cơ thể mang trùng như máu, tinh dịch, dịch tiền tinh hoàn, dịch âm đạo, dịch trực tràng và sữa mẹ. Rủi ro lớn nhất gây nhiễm HIV là quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh.

Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm. Bởi nhiều người sau khi nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng hoặc dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác. Kết quả, khi phát hiện bệnh đã muộn, lây nhiễm cho nhiều F1, F2.

Theo WebMd, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua 3 giai đoạn. Triệu chứng của từng giai đoạn cũng không giống nhau. Chúng ta phát hiện càng sớm, khả năng kiểm soát bệnh càng cao. Bởi nếu rơi vào giai đoạn cuối (AIDS), hệ miễn dịch của bệnh nhân bị phá hủy, không thể chống chọi virus, vi khuẩn.

Giai đoạn đầu – nhiễm HIV cấp tính

Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV không biết mình bị virus tấn công. Các triệu chứng cấp tính ở giai đoạn đầu có thể xuất hiện trong vòng 2-6 tuần sau khi tiếp xúc nguồn lây. Đây là lúc hệ miễn dịch đang tích cực chiến đấu với loại virus cứng đầu và nguy hiểm. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính hoặc nhiễm HIV nguyên phát.

Trong 2-6 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết người bệnh (80-90%) có các triệu chứng tương tự cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân. Chúng kéo dài trung bình 28 ngày, ngắn nhất thường là một tuần. Sau đó, nó biến mất nên nhiều người thường bỏ qua hoặc cho rằng đó là cảm cúm thông thường.

Theo tài liệu của Bộ Y tế, triệu chứng của giai đoạn này gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu. Triệu chứng ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn và nôn, có phản ứng gan to, lá lách to. Tùy từng trường hợp, tình trạng trên có thể xuất hiện chỉ một hoặc nhiều hay cũng có trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu bạn có các triệu chứng trên và từng tiếp xúc người nhiễm HIV trong vòng 2-6 tuần, hãy đi khám và xét nghiệm HIV để kịp thời phát hiện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo ngay cả khi không tiếp xúc nguồn lây nhưng có nghi ngờ với các triệu chứng bất thường, người dân cũng nên làm xét nghiệm để chủ động phòng ngừa hoặc điều trị.

Thử nghiệm và phát hiện sớm HIV được xem là rất quan trọng vì hai lý do. Đầu tiên, ở giai đoạn này, tải lượng virus HIV trong máu và dịch cơ thể rất cao. Nó khiến virus đặc biệt dễ lây lan. Thứ hai, càng điều trị sớm, cơ hội giúp người mắc tăng cường hệ miễn dịch, giảm bớt các triệu chứng, khả năng ức chế bệnh càng cao,

Giai đoạn 2 – nhiễm trùng không triệu chứng

Giai đoạn một trôi qua, hầu hết người nhiễm HIV sẽ trở lại bình thường, cảm thấy khỏe hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa virus biến mất. Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch trên mỗi cá thể sẽ làm giảm số lượng các hạt virus trong máu và chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng. Các bác sĩ còn gọi đây là giai đoạn nhiễm HIV mạn tính hay tiềm ẩn.

Có thể mất 10-15 năm, các triệu chứng khác mới xuất hiện. Trong thời gian này, nếu virus không được điều trị, nó vẫn hoạt động và lây nhiễm sang các tế bào mới trong cơ thể.

Trong cơ thể, các tế bào T-CD4 có nhiệm vụ điều phối phản ứng của hệ miễn dịch. Suốt giai đoạn này, HIV hoạt động trong hạch bạch huyết, làm cho chúng sưng to, do phản ứng với một lượng lớn vius kẹt trong mạng lưới tế bào hình sao. Các mô giàu tế bào T-CD4 cũng có thể bị nhiễm bệnh. Các hạt virus tồn tại trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng tự do trong dịch cơ thể.

Ở giai đoạn nhiễm HIV mãn tính, virus giết chết các tế bào CD4 và phá hủy hệ thống miễn dịch – lớp khiên bảo vệ duy nhất. Số lượng tế bào CD4 có thể kiểm tra bằng xét nghiệm máu. Nếu không được điều trị, lượng tế bào CD4 sẽ giảm xuống. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Bước vào giai đoạn không triệu chứng, bệnh nhân tiếp tục có nguy cơ lây lan bệnh. Các tế bào CD4 mang tải lượng virus nhiều nhất. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV có thể cải thiện đáng kể thời gian sống của bệnh nhân.

Giai đoạn 3 – nhiễm trùng có triệu chứng và AIDS

Khi số lượng tế bào T CD4 giảm xuống mức dưới 200 tế bào/1 mm3 máu, quá trình miễn dịch bị vô hiệu hóa và xuất hiện các nhiễm trùng do vi sinh vật cơ hội gây ra. Giai đoạn này còn được gọi là AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

Các triệu chứng đầu tiên là giảm cân không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm họng, viêm tuyến tiền liệt, phát ban trên da và loét miệng.

Đặc trưng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân AIDS đó là luôn cảm thấy mệt mỏi; sưng hạch bạch huyết ở cổ, bẹn; sốt kéo dài trên 10 ngày; đổ mồ hôi đêm; hụt hơi; tiêu chảy kéo dài; vết bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân; loét âm đạo, cổ họng…

Bệnh nhân có thể gặp một số bệnh nhiễm trùng cơ hội như sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da); nhiễm nấm Cadida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Sau đó, các virus Herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng những tổn thương do Herpes simplex, bệnh zona thần kinh, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr hoặc ung thư Kaposis sarcoma.

Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Những người bị AIDS không dùng thuốc thường chỉ sống khoảng 3 năm hoặc ít hơn nếu họ bị nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có thể điều trị. Do đó, yếu tố quan trọng nhất đó là sử dụng thuốc như phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Đến nay, bệnh nhân nhiễm HIV vẫn phải sống chung với thuốc và virus cả đời. Để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này, chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và không tiêm chích ma túy.

Tâm Sự Bạn Trẻ .:. Triệu Chứng Nhiễm Hiv/Aids

Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu được gọi là nhiễm cấp tính hay là chuyển đổi huyết thanh, thường xảy ra trong vòng từ hai đến sáu tuần sau khi bị phơi nhiễm. Đây là lúc hệ miễn dịch của cơ thể chống lại HIV. Các triệu chứng của nhiễm cấp tính tương tự như các triệu chứng của các bệnh do vi rút khác và thường giống với những triệu chứng của bệnh cúm. Các triệu chứng có thể kéo dài một hay hai tuần rồi khỏi hẳn vì vi rút chuyển sang giai đoạn không triệu chứng. Những triệu chứng ban đầu khi nhiễm HIV cấp tính gồm có:

– Buồn nôn và nôn

– Nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, thường là trên thân.

Hãy gặp bác sĩ chuyên về nhiễm HIV nếu:

Bạn nghĩ là bạn đã tiếp xúc với virus HIV. Bác sĩ có thể ngăn ngừa HIV lưu trú trong cơ thể nếu hành động nhanh chóng ngay sau khi mới nhiễm. Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, cảnh sát, và lính cứu hỏa bị phơi nhiễm HIV thường dùng thuốc chống HIV để tự bảo vệ. Các thuốc này phải được dùng trong vòng vài giờ hay vài ngày sau khi bị phơi nhiễm ban đầu.

Bạn có thể được kiểm tra HIV với các xét nghiệm độ nhạy cao để tìm kháng nguyên HIV, là một protein sản sinh bởi virus ngay sau khi nhiễm, cùng với kháng thể HIV. Xét nghiệm độ nhạy cao này chứng thực cho đợt chẩn đoán trong vài ngày nhiễm. (Các xét nghiệm HIV thông thường không xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV được sau khi nhiễm, chỉ có thể phát hiện kháng thể). Bạn có thể được cho các thuốc chống HIV để dùng trong một thời gian do bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc này có thể có những tác dụng phụ, nhưng có thể ngăn ngừa việc bạn bị nhiễm HIV.

Hầu hết người ta không biết mình bị nhiễm HIV, nhưng nhiều tuần sau họ có thể nghiệm thấy những triệu chứng chuyển hóa huyết thanh. Những triệu chứng này cho biết cơ thể đang chống lại HIV.

Giai đoạn không có những triệu chứng của HIV – Giai đoạn hai

Sau giai đoạn chuyển hóa huyết thanh đầu tiên, hệ miễn dịch chịu thua HIV và các triệu chứng biến mất. Sự nhiễm HIV tiếp tục sang giai đoạn hai, có thể là một thời gian dài mà không có triệu chứng, được gọi là giai đoạn không có triệu chứng. Do vậy mà nhiều người không biết mình đã bị nhiễm và có thể lây HIV sang người khác. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm hay hơn nữa.

Trong giai đoạn không có triệu chứng này, HIV chầm chậm giết chết các tế bào T- CD4 (bạch cầu chỉ huy) và hủy diệt hệ miễn dịch. Các xét nghiệm máu trong giai đoạn này có thể cho biết số lượng các tế bào T-CD4 này. Bình thường thì mỗi người có số tế bào T-CD4 từ 450 đến 1400 tế bào mỗi microlite. Số lượng này thay đổi liên tục, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người đó. Đối với một người bị nhiễm HIV, số tế bào T-CD4 đều đặn giảm, làm họ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác -và có nguy cơ phát triển thành AIDS (tiếng Anh) hay còn gọi là bệnh SIDA (tiếng Pháp).

Nhiễm HIV và AIDS – giai đoạn ba

AIDS (acquired immune deficiency syndrome – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn sau của chứng nhiễm HIV. Khi số tế bào T-CD4 giảm xuống mức 200, là khi người ta mắc bệnh AIDS.

Một số người bị nhiễm HIV cũng có thể bị AIDS nếu họ có một bệnh xác định rõ tính chất bệnh AIDS như là bệnh bứu thịt Kaposi (một hình thức ung thư da) hay viêm phổi do hệ miễn dịch kém.

May thay, nhiều loại thuốc kết hợp với nhau được dùng để điều trị HIV có thể giúp tái tạo lại hệ miễn dịch. Những thuốc này rất đắt tiền và có những tác dụng phụ, ngoài ra điều quan trọng là không dừng dùng thuốc mà không báo với bác sĩ. Người có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể nhận các thuốc ngăn ngừa các chứng nhiễm cơ hội. Những thuốc có tính ngăn ngừa này nên uống cho tới khi số lượng tế bào T-CD4 được cải thiện.

– Lúc nào cũng mệt

– Nổi hạch bạch huyết nơi cổ hay háng

– Sốt hơn 10 ngày

– Đổ mồ hôi đêm

– Sút cân không giải thích được

– Nổi đốm đỏ trên da không biến mất

– Tiêu chảy kéo dài nghiêm trọng

– Sưng tấy do nấm lan trong miệng, họng, âm đạo

– Dễ bị bầm hay chảy máu không giải thích được

Theo Nông Nghiệp