Triệu Chứng Vô Sinh Khi Bị Quai Bị / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Dấu Hiệu Vô Sinh Khi Bị Quai Bị Kẻo Phải Hối Hận Cả Đời

Quai bị là chứng bệnh thường mắc phải vào mùa thu – đông hoặc đông – xuân, đối tượng mắc bệnh có thể là nam và nữ và đều gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả.

cảnh giác với những dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị

Trong đó, biến chứng nghiêm trọng nhất đó chính là gây vô sinh cho cả nam và nữ, bởi bệnh có thể bị “chạy hậu” gây viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, viêm buồng trứng… từ đó gây vô sinh cho cả nam và nữ. Đặc biệt theo thống kê thì trường hợp nam giới mắc quai bị sẽ có nguy cơ bị vô sinh cao hơn nữ giới, cụ thể là cứ 10 trường hợp mắc quai bị thì sẽ có 2-3 người bị viêm tinh hoàn và vô sinh.

Chính vì vậy các đấng mày râu của chúng ta khi mắc phải chứng bệnh này chớ có chủ quan, đừng để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng và khiến bạn mất đi khả năng có “con đàn cháu đống”. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị để có thể chữa trị kịp thời.

Bệnh quai bị đang “tràn lan”

Theo thống kê của cục Y tế dự phòng – Bộ y tế cho biết, trong khoảng từ đầu năm 2016 đến 2017 có khoảng hơn 2 ngàn người mắc phải chứng bệnh quai bị trên khắp cả nước, đây là chứng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và có khả năng lây lan nhanh nếu không có biên pháp phòng tránh.

Theo nhận định thì chứng bệnh này là lành tính nhưng cũng có khả năng biến chứng cao nếu không điều trị và kiêng khem hợp lý, nhất là khi có dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị thì người mắc bệnh cần hết sức thận trọng và đề phòng.

Dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị, bị vô sinh thường do chủ quan

Bị vô sinh khi mắc quai bị thường do chủ quan

Bạn có biết, trong tổng số người mắc quai bị sẽ có khoảng 20-30% sẽ gặp biến chứng, nghiêm trọng nhất là biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, nhất là với nam giới tuổi dậy thì và sau dậy thì. Và những trường hợp này hầu hết đều do chủ quan mà ra. Bởi bệnh quai bị tính cả thời gian ủ bệnh và phát bệnh sẽ khéo dài từ 10-21 ngày, trong khoảng thời gian này người bệnh nên điều trị triệt để và kết hợp kiêng khem tốt, nếu khi đã hết triệu chứng đau nhưng bệnh có thể vẫn chữa dứt hẳn nên cần thận trọng.

Nhưng có những người bệnh lại không nghĩ vậy, chỉ vì một lần chủ quan này mà hối hận cả đời, để bệnh biến chứng nặng hơn, xuất hiện các dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị mà không chữa trị kịp thời.

Các biến chứng nghiêm trọng khi bị quai bị

Quai bị là một chứng bệnh lành tính, tuy nhiên nó có thể biến chứng thành nhiều bệnh nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả.

Viêm tinh hoàn – dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị ở nam giới

Cụ thể các biến chứng của bệnh như:

+ Viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn… Chiếm tỷ lệ khả cao và nguy cơ dẫn đến vô sinh nam giới

+ Nhồi máu phổi: Tình trạng này thường là biến chứng sau viêm tinh hoàn do quai bị gây ra.

+ Viêm buồng trứng ở nữ, chiếm khoảng 7% nữ giới tuổi dậy thì, nhưng ít dẫn đến vô sinh

+ Viêm tuỵ, chiếm từ 3-7%

+ Ngoài ra, còn có mọt số biến chứng khác như viêm não, tổn thương thần kinh và các bệnh lý thần kinh…

Như vậy, có thể thấy biến chứng nghiêm trọng nhất của quai bị có thể là gây vô sinh. Người bệnh nên chú ý với những dấu hiệu vô sinh khi bị quai bị có thể cảnh báo như: Với nam giới: Sốt cao, đau đầu, sưng đau tinh hoàn…Còn với nữ giới: Sốt cao, đau bụng dữ dội…

Triệu Chứng Viêm Buồng Trứng Khi Bị Quai Bị

Quai bị là do một loại Paramyxo virus gây ra, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng sang viêm buồng trứng ở nữ giới. Mặc dù, tỉ lệ này không nhiều nhưng chị em cũng cần phải hết sức lưu ý. Vì vậy, bài viết sau đây xin chia sẻ những triệu chứng viêm buồng trứng khi bị quai bị để chị em có thể nhận biết và phát hiện ra bệnh. Từ đó, có cách xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Quai bị là bệnh do một loại virus có tên là Paramyxo gây ra, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 5- 15. Bệnh lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên.

Nếu quai bị không chữa kịp thời sẽ gây ra viêm buồng trứng ở nữ giới. Theo thống kê của Phòng khám phụ khoa Thiện Hòa cho biết, bệnh quai bị gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới là 20 – 30 %. Ở nữ giới quai bị biến chứng sang viêm buồng trứng chiếm khoảng 10%.

Triệu chứng viêm buồng trứng khi bị quai bị

Triệu chứng viêm buồng trứng khi bị quai bị ở chị em thường có những biểu hiện sau:

– Sau khi bệnh quai bị đã được điều trị, chị em đã hết sốt các triệu chứng của quai bị đã giảm thì triệu chứng của viêm buồng trứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Dấu hiệu đầu tiên là đau bụng âm ỉ hoặc có thể đau từng cơn ở một bên hố chậu. Đồng thời, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như sốt, ra huyết trắng và nhiều một cách bất thường.

Điều trị viêm buồng trứng do quai bị

Theo các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Thiện Hòa cho biết, điều trị triệu chứng viêm buồng trứng khi bị quai bị sẽ có ba cách:

– Điều trị bằng tiểu phẫu: Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả.

Quai Bị Lây Qua Đường Nào? 3 Điều Nên Biết Để Tránh Vô Sinh

Quai bị có thể dẫn đến viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng… Do đó, biết được quai bị lây qua đường nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng bệnh.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh quai bị là tình trạng sưng to, đau ở các tuyến nước bọt mang tai (nằm phía sau và bên dưới tai.) Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác như nhức đầu, đau khớp, ăn mất ngon và sốt cao đến 39 độ C… có thể xảy vài ngày trước khi sưng tuyến mang tai. Dù vậy, một số ít trường hợp bệnh không có hoặc có rất ít triệu chứng.

Sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân có thể làm lây truyền bệnh quai bị.

1. Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra (đặc biệt thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em 5 – 9 tuổi chưa được chủng ngừa MMR), do đó, bệnh có thể lây lan tương tự đường lây của cảm lạnh và cúm: qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi, hoặc cổ họng người bệnh. Thời gian dễ lây nhiễm nhất là vài ngày trước khi các triệu chứng phát triển và trong vài ngày sau đó.

Ngoài đường lây “đặc trưng” trên, quai bị lây qua đường nào nữa? Một số đường lây khác của bệnh quai bị bao gồm:

Người lành dùng chung vật dụng như chén đũa, khăn mặt… với người nhiễm bệnh

Người lành sờ/chạm vào các vật, dụng cụ có chứa vi rút quai bị

Quai bị có thể gây vô sinh.

2. Quai bị có gây ra biến chứng hay không?

Thông thường, quai bị không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời bệnh có thể để lại di chứng:

Viêm não – màng não

Viêm buồng trứng ở bé gái, viêm tinh hoàn ở bé trai có thể dẩn đến vô sinh ở tuổi trưởng thành

Thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu có nguy cơ sinh con dị dạng, tăng nguy cơ sẩy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu

Do đó, điều cần làm là hiểu rõ quai bị lây qua đường nào để có cách phòng tránh cũng như chăm sóc sức khỏe tốt khi mắc bệnh.

Khi mắc bệnh, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước.

3. Cách chăm sóc trẻ mắc quai bị đúng cách

Để trẻ nhanh hồi phục, tránh tối đa các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ba mẹ cần:

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách

Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà/ tránh tiếp xúc nơi đông người ít nhất 5-7 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh

Tuyệt đối không bôi đắp các loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai để chữa bệnh

Có thể dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau cho trẻ khi sốt cao, đau nhức nhiều

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị bệnh, đồng thời thực hiện cách ly trẻ cho đến khi hết bệnh

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và vứt bỏ khăn giấy dùng để che miêng/ mũi khi ho hoặc hắt hơi

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống các món mềm, dễ nuốt không phải nhai nhiều như cháo, súp, sữa… Tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit vì chúng có thể gây đau vùng sưng hơn

Cần biết, bệnh quai bị do vi rút gây ra và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó ngoài việc tìm hiểu quai bị lây qua đường nào để có cách phòng tránh, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị có thai.

Theo NHS.UK – CDC – Healthline

Bệnh Quai Bị Khi Mang Thai

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hướng lớn đến thai nhi.

Virut quai bị là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Những điều nên làm khi bị quai bị trong thai kỳ

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệch quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyện hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.

Theo Benh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook