1. Sốt xuất huyết do virus Hantan là gì?
Bệnh sốt xuất huyết do virus Hantan là bệnh sốt virus cấp tính gây ra bởi virus Hantan (genus Hantavirus) thuộc họ Bunyaviridea, được truyền qua vết cắn của chuột. Bệnh thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Virus Hantan có ở chuột và các loại gặm nhấm, mỗi loại tương ứng với một ổ chứa tuýp virus khác nhau. Hai thể bệnh có tỉ lệ tử vong cao do virus Hantan là Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS – Haemorrhagic Fever with Renal Syndrone) và Hội chứng phổi do virus Hantan (HPS – Hantanvirus Pulmonary Syndrome).
2. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết do virus Hantan
Tác nhân gây bệnh:
Do virus Hantan còn được viết là virus Hantan có thể gây bệnh ở người nhưng không gây bệnh ở các loài gặm nhấm. Có hình cầu và hình thoi đường kính 95 – 110nm, có 3 đoạn ARN. Virus có khả năng tồn tại lâu trong nước tiểu, phân, nước dãi và trong bụi không khí,…
Thể bệnh HFRS: virus Hantan phổ biến ở Châu Á, virus Seoul ở khắp nơi trên thế giới.
Thể bệnh HPS: có hai hoặc nhiều virus Hantan, virus Sin Nomber gây dịch ở Tây Nam Mỹ, Bắc Mỹ, virus Black Creek Canal gây bệnh ở Florida,….
Nguồn bệnh:
Ổ chứa virus Hantan là nước tiểu, phân, nước bọt của các loại gặm nhấm như chuột nuôi, chuột phòng thí nghiệm, chuột đồng, chuột cống.
Phương thức truyền nhiễm:
Người nhiễm phải virus chủ yếu là do lây từ chuột sang thông qua đường hô hấp. Khi chuột thải nước tiểu ra môi trường bên ngoài gặp không khí hơi nước tiểu bốc lên rồi chuyển thành những giọt khí dung rồi tạo thành hơi nước bay lên người hít phải sẽ mang mầm bệnh.
Người bị chuột cắn có tỉ lệ mắc bệnh cao do virus Hantan có trong nước bọt của chuột.
Lây qua niêm mạc mắt và miệng do sử dụng thức ăn, nước uống đã bị nhiễm virus.
Khi chết xác chuột vẫn còn khả năng phóng thích ra virus Hantan.
Nguy cơ cao nhiễm virus Hantan:
– Nơi sinh sống và làm việc có nhiều chuột như kho hàng, kho chứa lương thực, nghề sửa điện, sửa cống,…
– Người thích khám phá hay đi dạo trong rừng, đồng hoang hoặc thích cắm trại.
– Những chuyên viên phòng thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc và sử dụng các loài gặm nhấm hoang dã.
3. Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm virus Hantan
Sốt xuất huyết Hantan gây ra 2 thể bệnh, mỗi thể bệnh có những triệu chứng khác nhau:
Thể bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận HFRS:
Thời gian ủ bệnh 2 – 3 tuần, có 5 giai đoạn bệnh.
Pha sốt: diễn ra trong 3 – 6 ngày. Ban đầu sốt đột ngột kèm theo ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, mỏi cơ, đau lưng, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy trong vài ngày đầu. Mắt quáng gà, đau mắt, sợ ánh sáng mạnh. Nổi ban khác nhau trên mặt, cổ, phía trước ngực.
Ngày thứ 5 huyết áp có dấu hiệu giảm, có thể tụt xuống nhỏ hơn 90mm Hg, có một số bị Shock nhìn thấy được.
Ngoài các triệu chứng trên còn kèm vết tụ máu, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng.
Bí tiểu: từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 huyết áp tăng trở lại. Bí tiểu, urê tăng. Bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược nặng.
Sau đó xuất hiện chứng phù phổi đây là thời kỳ nguy hiểm, huyết áp cao hơn bình thường.
Đa niệu: xuất hiện kéo dài từ ngày thứ 9 đến thứ 14, kèm theo chứng giảm huyết áp.
Phục hồi sức khỏe: trong vòng 3 – 6 tuần, bệnh nhân dần hồi phục tăng cân chậm trở lại, vẫn còn yếu cơ, xuất hiện đi tiểu nhiều.
Thể bệnh sốt xuất huyết hội chứng phổi HPS:
Sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, đường ruột bị rối loạn sau đó là suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp.
Thể bệnh tiến triển nhanh dẫn đến suy hô hấp nặng và choáng do tim.
Tăng Hematocrit và giảm bạch cầu ở hầu hết các trường hợp bệnh.
Ca điều trị tốt bệnh nhân hồi sức nhanh, chức năng phổi hồi phục bình thường.
Tỷ lệ tử vong khoảng 40 – 50%.
Chuẩn đoán bệnh:
Tìm kháng thể IgM bằng phản ứng miễn dịch gắn enzym ELISA, miễn dịch huỳnh quang, Western Blot hay RT-PCR.Phân lập bằng cách cấy virus Hantan trên tế bào VERO-E6.
4. Điều trị sốt xuất huyết do virus Hantan
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng thận HFRS:
– Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần chẩn đoán sớm phát hiện bệnh, cách ly.– Kiểm tra những người hay tiếp xúc với bệnh nhân.– Mặc đồ bảo hộ, cẩn thận tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng phổi HPS:
– Phòng cấp cứu cần có máy đo huyết áp và máy thở oxy để xử lí kịp thời nếu bệnh nhân lên cơn Shock, tim ngừng đập.– Cho uống 1 – 2 lít nước để bổ sung lượng nước đã mất đi do sốt, tiêu chảy, nôn ói.
Điều trị tích cực
Hiện nay vẫn không có thuốc để điều trị HPS và HFRS, trước đây 1993-1994 cho tới giờ người ta vẫn dùng Ribavirin.
Theo dõi và điều trị các biến chứng như:
– Hội chứng tiểu cầu thẩm tách màng bụng (1-3% ca bệnh).– Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh.– Truyền dịch cho bệnh nhân bị mất nước trầm trọng.– Dựa vào triệu chứng sốt, đau đầu, đau lưng, buồn nôn bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc làm mất cảm giác đau, thuốc trị co thắt, thuốc an thần, thuốc ngủ.
5. Phòng ngừa sốt xuất huyết do virus Hantan
Biện pháp dự phòng:
Phổ biến tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.Giữ vệ sinh môi trường sống: ngủ màn, tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm.Tiêu diệt loại gặm nhấm không để trong nhà.Giữ thức ăn người và gia súc không bị xâm phạm bởi loài gặm nhấm.Khử trùng các vùng có loài gặm nhấm nhiễm bệnh.Không nên dùng bẫy sống mà có biện pháp đánh bẫy hợp lí.Trong vùng có bệnh đang lưu hành ở động vật cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại gặm nhấm hoang dại và các chất thải của chúng.
Biện pháp chống dịch:
Kiểm soát người lành mang virus, người tiếp xúc nguồn bệnh.Dự phòng bằng vắc-xin, thuốc cho các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh.Phun hóa chất, tổng vệ sinh, diệt chuột bằng các biện pháp phù hợp.Kiểm dịch y tế biên giới:Giám sát chặt chẽ vận chuyển các loài gặm nhấm là ổ chứa virus ngoại lai.Diệt chuột trên máy bay, tàu thủy, tàu hỏa trước khi vào Việt Nam.Cần thu dung và cách ly bệnh nhân để điều trị sốt xuất huyết do virus Hantan.